Nước ở 0 độ khác ở -100 độ thế nào? - Câu hỏi hay
Nước đóng băng ở 0 độ C và ở -100 độ C thì có gì khác nhau? Có phải nước sẽ cứng hơn nếu nhiệt độ càng thấp không? Nước hai tỷ năm 'có mùi vị kinh khủng' / Tạo nước uống từ mồ hôi ...
Nước đóng băng ở 0 độ C và ở -100 độ C thì có gì khác nhau? Có phải nước sẽ cứng hơn nếu nhiệt độ càng thấp không?
Câu hỏi của bạn khiến nhiều người tò mò tìm đáp án để trả lời. Tuy nhiên tôi xin chia sẻ với bạn điều này nhé: Dù nhiệt độ môi trường có xuống thấp hơn -100 C đi chăng nữa thì nước của bạn vẫn ở dạng tin thể băng từ 0 độ C bạn ạ. Tính chất vật lý của nước không thể xuống nhiệt độ thấp hơn 0 độ được. Đó là lý do khi cần làm mát dưới O độ C chúng ta thường sử dụng Nitơ hóa lỏng chứ không phải là nước bạn ạ. - (Mạc Hoàng Phương)
Nước ở 0 độ lạnh hơn nước ở 100 độ đó bạn(ngoại trừ nước trà xanh 0 độ khi nấu sôi lên 100 độ thì nó vẫn là nước trà xanh 0 độ) và nước ở 0 độ cũng cứng hơn nước 100 độ đó bạn, nước 0 độ người ta gọi là nước đá còn nước 100 độ người ta gọi là nước sôi :D - (Công Danh)
Khi ta đặt 2 cốc nước có chứa một lượng nước bằng nhau , trong đó một cốc nước nóng , một cốc nước lạnh ( cốc đựng nước bằng nhựa để khỏi vỡ ) vào trong ngăn làm đá của tủ lạnh . sau một thời gian kiểm tra thấy nước trong cốc nước nóng bị đông đá trước . Tại sao ? - (Tuấn Anh)
trả lời thì nhớ độc kỹ câu hỏi nha mấy bạn> - (gia phu)
Giới hạn âm của nhật độ là âm 273oC . Bạn nào ở trên bảo âm -1000oC khiếp quá. Khi đạt -273oC các phân tử không còn hoạt động. Nhưng cho đến nay chưa có biện pháp gì để đưa nhiệt độ xuống được -273oC cả. - (Tuấn Đạt)
Đúng là chín người mười ý!. Giả sử không phải là nước mà là sắt, sắt có nhiệt độ nóng chảy 1538 độ C, tương đương với 0 độ C ở nước. Như vậy, khi hạ nhiệt độ sắt xuống 1438 độ C, có thể thấy sắt cứng hơn sắt ở nhiệt độ 1538 độ C. Có thể suy ra, nước ở âm 100 độ C cứng hơn nước 0 độ C. Tuy nhiên, khi giảm nhiệt độ của sắt đến nhiệt độ phòng thì sắt có mật độ 7,874 g·cm−3, khi đó nó ổn định, dù hạ tiếp nhiệt độ nữa thì sắt vẫn giữ nguyên độ cứng. Vậy suy ra, nước ở âm 100 độ C cứng hơn nước ở 0 độ C, và khi hạ nước ở một nhiệt độ âm nhất định nước sẽ không thể cứng hơn được nữa. - (Họ nhà Ếch)
quá dể .co 2 trường hợp xảy ra:
TH1: nước ở 0 độ ta có thủy chạm dc , còn nước 100 độ thì ta k thể chạm dc vì sẽ bị bỏng
TH2: nước ở 0 độ ta có thể uống dc, còn nước 100 độ thì k uống dc
- (cuong)
1. Nước nguyên chất đông dặc ở 0C và bổc hơi ở 100C. Chấm dứt.
2. Hảy đọc kỷ câu hỏi. Câu hỏi đề cập đến -100C chớ không phăi 100C như một số bạn hiểu. - (quangb3)
Nước ở -100°C lạnh hơn nước ở 0°C - (Thành Vũ)
Nước ở -100 độ chắc chắn là lạnh hơn ở 0 độ rồi - (thangndt)
Khác nhau là nếu cả 2 cùng ở áp suất khí quyển thì 1 anh ở trạng thái chuyển tiếp giữa thể lỏng và thể rắn còn anh kia là giữa thể lỏng và thể khí. - (Quoc Thinh)
0 độ C là nhiệt độ bắt đầu tan chảy của nước đóng băng nhé..còn mình nghĩ là nước có âm 1000 độ thì cũng không cứng hơn đâu, mà tay bạn sẽ là cái cứng lên khi chạm vào nó - (:))))
tôi không nhớ ró lắm, nhưng hình như nếu ở nhiệt độ -100 hay thấp hơn chút nữa thì nước có dạng gel longe giống như dầu luyn. - (Nguyễn Thái Anh)
chua co nhiet ke nao do duoc -100 do C va cung chua co noi nao lanh toi -100 do C cho nen i don't know - (frank Tran)
0 độ C là nhiệt độ chuyển pha cua nước từ lỏng sang rắn, khi đã chuyển sang pha rắn thì sẽ không còn xảy ra sự chuyển pha nào nữa nếu tiếp tục hạ nhiệt độ. Vì vậy nước ở 0 độ và âm 100 độ là như nhau nhé bạn. Nhân tiện sẽ không có chuyện nước nóng đóng băng nhanh hơn nước lạnh nhé vì cùng thể tích và bề mặt truyền nhiệt thì quá trình truyền nhiệt là như nhau, trừ khi ly nước nóng có bề mặt truyền nhiệt lớn hơn ly nước lạnh mới đóng băng nhạn hơn thôi! - (Hung Vo)
Nước cất nếu để trạng thái tĩnh, có thể để ở nhiệt dưới 0 độ C mà không bị đóng băng, khi bạn lắc nhẹ ở nhiệt độ đóng băng, nước sẽ chuyển trạng thái rắn ngay lập tức (màn ảo thuật của vật lý).
--> Nếu nước cất - trạng thái tĩnh được tác động cho đóng băng ở nhiệt độ 0 độ C và -100 độ C thì, khác nhau ở tốc độ đóng băng, -100 độ C đóng băng nhanh hơn 0 độ C.
* Độ cứng tuỳ thuộc vào liên kết tinh thể, yếu tố tác động đóng băng nên chưa chắc độ cứng ở âm vài chục độ C nhỏ hơn -100, tuy nhiên độ cứng tại 0 độ C sẽ nhỏ hơn độ cứng tại -100 độ C.
* Muốn kiểm chứng điều này thì bạn nên gửi thư cho chương trình MythBusters của Discovery Channel để họ thí nghiệm thực tế. - (KS Nhân)
nó sẽ khác đấy bạn ah. ngoài khác nhau ở nhiệt độ thì nó sẽ khác nhau ở khối lượng riêng , tỉ trọng , thể tích........ - (bìnhđiên)
Nước ở 0 độ nếu được cung cấp nhiệt lượng sẽ hóa lỏng, còn nếu làm mất nhiệt lượng sẽ bị đóng băng. Nước ở -100 độ nếu được cung cấp nhiệt lượng thì nhiệt độ tăng thôi, chưa hóa lỏng. Còn độ cứng thì không trả lời được, vì nước 0 độ đang hóa lỏng hay đóng băng? - (Nguyễn Công Định)
nước 0độ sẽ nóng hơn nước ở âm 100độ - (Kurt Cobain)
nước ở -100 khác 0 độ là, -100 nhỏ hơn 0 độ
giống nhau là cùng đun lên ở 100 độ, cùng một áp suất khí quyển thì trở thành nước sôi :D - (jupiter)
các bạn nghe đến trường hợp bỏng lạnh chưa? nước ở -100 độ có thể gây ra bỏng lạnh đó - (Vũ Thị Hà)
Từ 0°C trở xuống, nước càng lạnh càng "cứng" (khó phá vỡ) hơn, vì thể tích co lại, liên kết lực giữa các phân tử tăng lên do gần nhau hơn. - (Du-rak)
Nước o 0 do khác o 100 do nhu the nao? - (Hieu)
Nó là như nhau, vì khi ở nhiệt độ đó nước đều hóa từ thể lỏng sang thể rắn. - (Lê Vũ)
khi đã đạt giới hạn đóng băng 0 độ rồi thì nước sẽ không giảm được nhiệt độ nữa, vì vậy không có nước âm 100 độ. - (hữu)
Không biết đây là câu hỏi đùa hay thật, nếu là câu hỏi thật thì câu trả lời rất đơn giản:
1. Khác nhau đầu tiên là nhiệt độ, đã có ngay trong câu hỏi của bạn.
2. Khác nhau thứ hai đó là trạng thái : Trong điều kiện áp suất 01 át mốt phe 0 độ C là giới hạn nước chuyển sang thể rắn, 100 độ C là giới hạn nước chuyển sang thể hơi.
Tôi thấy trong mục này nhiều bạn hỏi những câu quá đơn giản, nếu là thật sự không biết những vấn đề này thì có lẽ không nên vào mục này vì có những vấn đề cao siêu hơn làm sao mà hiểu. - (Nguyễn Văn Dư)
Theo những gì mình biết thì duy nhất nước là lạnh nở ra và nóng co lại. - (hiển)
về tính chất hóa học thì mình nghĩ không có gì khác nhau
còn về tính chất vật lý:
+đầu tiên là lạnh hơn.hì
+ nước ở 0 độ có hiện tượng đông đặc, tức là chuyển từ thể lỏng sang thể rắn
+ khối lượng riêng của nước ở 0 độ nhỏ hơn khối lượng riêng của nước ở 100 độ - (Tạ Luân)
Nếu các bạn đã từng ở xứ lạnh và băng giá, từng trải qua cái lạnh -30 độ C thì se biết được tảng băng ở nhiệt độ âm cứng như thế nào. Nhiệt độ càng lạnh thì nước đá sẽ càng cô đặc lại nhiều hơn - (Saldon Huynh)
1 dm3 nước đóng băng ở 0 độ sẽ nặng hơn 1 dm3 nước đóng băng ở -100 độ C. Như vậy có thể nước đá 100 độ C sẽ mềm hơn nước đá ở 0 độ C - (Hà Nam)
về mặt nhiệt động thì phân tử nước ở -100 độ sẽ liên kết dưới dạng tinh thể bền chặt hơn so với 0 độ , bằng chứng là muốn tách nó ra ta cần phải gia nhiệt cho nó tói 100 độ nữa để nó rời ra ... còn theo sinh lí thì nước 0 độ chạm vào chỉ gây tê buốt còn âm 100 độ sẽ gây bỏng lạnh , các tế bào chạm vào nó sẽ bị chết ngay tức khắc . - (ham)
hay! Vậy nước ở dưới lớp băng bắc cực thì bao nhiêu độ? Vẫn có gấu bơi đấy thôi. - (Do Huu Nghi)
Tính chất vật lý của nước đóng băng thì nhiệt độ 0- -1ºC sẽ đóng băng=> cho dù có là -1000ºC thì vẫn không đổi hình dạng rắn.
Còn nếu khác thì nhiệt độ càng thấp thì bạn bị bỏng càng nặng(có lần tôi xem 1 chương trình khoa học, thì người ta bảo là nếu có bị khát nước ở bắc cực thì đừng có ăn tuyết sống nếu không bạn sẽ bị bỏng lưỡi và rộp đó) - (nguyen thanh tung)
quá dễ lên mạng tra là được, theo mình biết thì nước ở 100 độ vẫn ở dạng lỏng nhưng nếu bị rung động mạnh thì nó sẽ lập tức đóng đá - (Hoàng Long)
Theo mình biết thì ở âm 4 độ C nước hoá lỏng và không còn ở thể rắn nữa, đó là vật chất duy nhất có đặc tính này, vì vậy âm 100 độ cũng như âm 4 độ thôi, không biết có đúng không!!! - (Red)
ko ro nhưng ở nam cực có nơi ghi nhận nhiệt độ hạ xuống dưới - 100độ C vẫn có băng tuyết thôi - (huynhphuong)
Theo mình biết thì ở âm 4 độ C nước hoá lỏng và không còn ở thể rắn nữa, đó là vật chất duy nhất có đặc tính này, vì vậy âm 100 độ cũng như âm 4 độ thôi, không biết có đúng không!!! Đó có thể là lí do vì sao nhiều khi nước trong chai khi quá lạnh(chắc dưới âm 4 độ) nhìn vẫn là nước nhưng khi đem ra khỏi tủ lạnh lập tức sảy ra tình trạng nước hoá băng (có ai gặp trường hợp này chưa?) - (Red)
-100c the tich cua nuoc se lon hon 0c. - (Mai hung)
tôi không hiểu câu hỏi của bạn cho lắm, tôi nghĩ để nước vẫn đạt trạng thái lỏng ở -100 độ C thì áp suất nước lúc đó phải cực cực cao, nếu như thỏa mãn được áp suất này thì khi đó -100 0C thì phải thấp hơn 0 độ C rồi - (manhnguyen)
Không khác về độ cứng nhưng
Chỉ là bỏ ra ngoài thì một cái nhanh tan hơn
Bạn sờ vào cái -100 độ C thì sẽ bị bỏng đá (bỏng lạnh) - (MINH ĐỨC)
đá khô âm đến 270 độ đấy. cho vào nước vẫn chỉ là đá - (Phan Dung)
ở âm 100 độ khi bạn sờ vào sẽ bị bỏng lạnh.nó sẽ đau hơn bỏng nóng đấy các bạn - (Hoàng Trọng)
đề nghị bạn quangb3 xem lại khái niệm "bốc hơi" và "hóa hơi" nhé. - (Đỗ Văn Sĩ)
Nước 0 độ C không gây bỏng còn âm 100 độ C thì gây bỏng - (Luu Manh Dai Su)
Theo em dc học tại thời phổ thông: có 3 điều các bác nên biết biết về tính chất của nước:
+Sôi ở 100C và đông ở 0C
+tỷ trọng cao nhất ở 4C
+ Nóng nở ra lạnh co vào: do các phân tử nc và các e sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ. nhiệt càng thấp thì chúng càng ít dao động-> cấu trúc sẽ cứng hơn. Vậy túm lại nước tại -100C cứng hơn tại 0C. Thanks - (thanhlube)
khi đông đặc mạng tinh thể của nước chuyển về trạng thái trật tự hơn. nếu tiếp tục làm lạnh thì sự dao động của các phân tử giảm dần và khoảng cách giảm đi nhưng vị trí riêng của chúng trong mạng tinh thể là không đổi - (gvkhang)
Tôi muôn hoi la foam đuoc tao thanh tu nhung chat gi - (Thang Ta)
theo lý thuyết của hoạt tính phân tử. phân tử nước sẽ giao động mạnh hơn ở nhiệt độ cao hơn và cùng với đố tính liên kết giữa các phân tử sẽ yếu hơn. với nước từ thấp hơn 0 độ c sẽ tạo thành thể rắn. phân tử nước ở o độ c sẽ hoạt động mạnh hơn ở -100 độ c do đó sự liên kết sẽ yếu hơn tạo nên đặc tính là mềm hơn và do các phân tử nước ở -100 độ c sẽ giao động ít hơn và khoảng cách giữa các phân tử ngắn hơn nên thể tích cũng nhỏ hơn chút - (mai hương)
Khi nhiệt độ càng thấp những bọt khí trong nước sẽ bị đẩy ra ngoài , nó loại cho tới những bọt khí nhỏ nhất mà mắt thường không nhìn thấy được , lúc đó băng sẽ cứng như đá . Ví dụ : nước đá trong tủ lạnh nếu để càng lâu sẽ càng cứng , thấy rỏ nhất là những lúc nhiệt độ ngoài trời xuống thấp nước đá trong tủ lạnh cứng rất nhanh và cứng hơn bình thường đó là do nhiệt độ môi trường thuận lợi giúp cho tủ đá hoạt động đạt công suất tối đa . - (Mekonghoalan)