05/02/2018, 12:29

Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 29: Oxi – Ozon

Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 29: Oxi – Ozon Câu 1: Nguyên tố oxi có số hiệu nguyên tử là 8. Vị trí của oxi trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là A. chu kì 3, nhóm VIA. B. chu kì 2, nhóm VIA. C. chu kì 3, nhóm IVA. D. chu kì 2, nhóm IVA. Câu 2: Tính chất hóa ...

Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 29: Oxi – Ozon Câu 1: Nguyên tố oxi có số hiệu nguyên tử là 8. Vị trí của oxi trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là A. chu kì 3, nhóm VIA. B. chu kì 2, nhóm VIA. C. chu kì 3, nhóm IVA. D. chu kì 2, nhóm IVA. Câu 2: Tính chất hóa học đặc trưng của nguyên tố oxi là A. tính oxi hóa mạnh. B. tính khử mạnh. C. tính oxi hóa yếu. D. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách A. điện phân nước. B. nhiệt phân Cu(NO3)2 C. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2. D. chưng cất phân đoạn không khí lỏng. Câu 4: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với oxi là A. Mg, Al, C, C2H5OH B. Al, P, Cl2, CO C. Au, C, S, CO D. Fe, Pt, C, C2H5OH Câu 5: Ở nhiệt độ thường A. O2 không oxi hóa được Ag, O3 oxi hóa được Ag. B. O2 oxi hóa được Ag, O3 không oxi hóa được Ag. C. Cả O2 và O3 đều không oxi hóa được Ag. D. Cả O2 và O3 đều oxi hóa được Ag. Câu 6: Phương trình hóa học nào sau đây sai? A. KMnO4 to → K + Mn + 2O2 B. 2KClO3 to → 2KCl + 3O2 C. 2Ag + O3 → Ag2O + O2 D. C2H5OH + 3O2 to → 2CO2 + 3H2O Câu 7: Cặp chất nào sau đây không tác dụng được với nhau? A. Ag và O3 B. CO và O2 C. Mg và O2 D. CO2 và O2 Câu 8: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon? A. Khử trùng nước sinh hoạt. B. Chữa sâu răng. C. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn. D. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. Đáp án 1. B 2. A 3. C 4. A 5. A 6. A 7. D 8. D Bài viết liên quanBài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 11 Đoạn mạch chứa nguồn điện – Ghép các nguồn điện thành bộ (Phần 1)Thuyết minh về chiếc áo dài – Bài tập làm văn số 3 lớp 8Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 10 Sự rơi tự do (phần 2)Bài tập trắc nghiệm GDCD lớp 10 Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (phần 3)Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học lớp 12 số 1 học kì 2 (Phần 1)Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 26: Luyện tập nhóm halogenBài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 14: Vật liệu polime (Tiếp theo)Bài tập trắc nghiệm GDCD lớp 10 Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (phần 2)

Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 29: Oxi – Ozon

Câu 1: Nguyên tố oxi có số hiệu nguyên tử là 8. Vị trí của oxi trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

A. chu kì 3, nhóm VIA.

B. chu kì 2, nhóm VIA.

C. chu kì 3, nhóm IVA.

D. chu kì 2, nhóm IVA.

Câu 2: Tính chất hóa học đặc trưng của nguyên tố oxi là

A. tính oxi hóa mạnh.

B. tính khử mạnh.

C. tính oxi hóa yếu.

D. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách

A. điện phân nước.

B. nhiệt phân Cu(NO3)2

C. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2.

D. chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

Câu 4: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với oxi là

A. Mg, Al, C, C2H5OH

B. Al, P, Cl2, CO

C. Au, C, S, CO

D. Fe, Pt, C, C2H5OH

Câu 5: Ở nhiệt độ thường

A. O2 không oxi hóa được Ag, O3 oxi hóa được Ag.

B. O2 oxi hóa được Ag, O3 không oxi hóa được Ag.

C. Cả O2 và O3 đều không oxi hóa được Ag.

D. Cả O2 và O3 đều oxi hóa được Ag.

Câu 6: Phương trình hóa học nào sau đây sai?

A. KMnO4to → K + Mn + 2O2

B. 2KClO3to → 2KCl + 3O2

C. 2Ag + O3 → Ag2O + O2

D. C2H5OH + 3O2to → 2CO2 + 3H2O

Câu 7: Cặp chất nào sau đây không tác dụng được với nhau?

A. Ag và O3

B. CO và O2

C. Mg và O2

D. CO2 và O2

Câu 8: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?

A. Khử trùng nước sinh hoạt.

B. Chữa sâu răng.

C. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.

D. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

Đáp án

1. B 2. A 3. C 4. A 5. A 6. A 7. D 8. D
0