24/06/2018, 00:47

Bài 28. Sự phát triển của văn hoá dân tộc cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX – Lịch sử 7

Dưới thời nhà Nguyễn, tuy có những chính sách mang tính chất tiêu cực, nhưng mặt khác, dưới sự trị vì của nhà Nguyễn thì nền kinh tế, văn hóa, kĩ thuật về cơ bản cũng có những thành tựu đáng kể. Bài học ngày hôm nay chúng tôi sẽ đi sâu, lãm rõ sự phát triển này. A. Lý thuyết I. VĂN HỌC , ...

Dưới thời nhà Nguyễn, tuy có những chính sách mang tính chất tiêu cực, nhưng mặt khác, dưới sự trị vì của nhà Nguyễn thì nền kinh tế, văn hóa, kĩ thuật về cơ bản cũng có những thành tựu đáng kể. Bài học ngày hôm nay chúng tôi sẽ đi sâu, lãm rõ sự phát triển này.

A. Lý thuyết

I. VĂN HỌC , NGHỆ THUẬT 

1. Văn học 

Văn học dân gian phát triển phong phú, nhiều thể lọai, phản ảnh  cuộc sống tâm tư, nguyện vọng , đặc biệt văn học Nôm phát triển đến  đỉnh cao:

+ Truyện Kiều của Nguyễn Du –  phản ảnh bất công và tội ác của xã hội phong kiến .

+Tác phẩm  Chinh Phụ Ngâm của bà  Đòan thị Điểm : bênh vực phụ nữ, đề cao nhân phẩm và vẻ đẹp của người phụ nữ.

+ Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều .

+ Thơ của  Bà Huyện Thanh Quan  : ca ngợi phong cảnh thiên nhiên, thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà .
+Thơ Hồ Xuân Hương  châm biếm , đả kích sâu cay, chĩa mũi nhọn vào thói hư tật xấu của xã hội đương thời , bênh vực quyền sống của người phụ nữ,

+ Thơ của Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, truyện Nôm khuyết danh .

2. Nghệ thuật

-Văn nghệ dân gian phát triển phong phú :

* Sân khấu, tuồng, chèo, hát quan họ, trống quân.

* Tranh dân gian:  tranh  Đông Hồ  thể hiện tinh thần thượng võ , cuộc sống lao động giản dị , ấm  no, truyền thống hào hùng .

-Kiến trúc : chùa Tây Phương , chùa Hương Tích , cung điện ,lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế , Khuê văn Các ở Văn Miếu – Hà Nội.

-Nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng như  18 tượng vị tổ ở chùa Tây Phương , 9 đỉnh đồng lớn ở Huế . Năm 1993 UNESCO công nhận cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới .

Su phat trien cua van hoa dan toc cuoi the ki XVIII Toàn cảnh Đại Nội trong kinh thành Huế

Su phat trien cua van hoa dan toc cuoi the ki XVIII

Tranh Đông Hồ

 Su phat trien cua van hoa dan toc cuoi the ki XVIII

Tây Phương   

II.  GIÁO DỤC , KHOA HỌC, KỸ THUẬT

1. Giáo dục , thi cử 

-Thời Tây Sơn : vua Quang Trung ra Chiếu lập học. chấn chỉnh lại việc học tập, thi cử , mở trường công, đưa chữ Nôm vào thi cử .

-Nhà Nguyễn : Quốc Tử Giám đặt ở Huế  lấy con em quan lại , những người học giỏi  vào học ; lập “Tứ dịch quán” để dạy tiếng Pháp, Thái Lan

2.  Sử học, địa lý, y học 

* Lịch sử , địa lý :

+ Đại Việt sử ký  tiền biên.

+ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương mục .

+ Đại Nam thực lục, Đại Nam Liệt truyện .

+ Nhà bác học Lê Quý Đôn : Đại Việt Thông Sử , Phủ Biên Tạp Lục ;Kiến văn tiểu lục , Vân Đài lọai ngữ .

+ Phan Huy Chú : Lịch triều hiến chương lọai chí .

+ Nhất Thống Địa Dư Chí của Lê Quang Định .

+ Gia Định thành thông chí của Trịnh Hòai Đức .

+ Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tỉnh : “Gia Định Tam Gia” là học trò của Võ Trường Toản.

+ Y học  dân tộc  có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác  với bộ  Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh .

3. Những thành tựu về kỹ thuật

_Được mở rộng  như làm đồng hồ , kính thiên lý , chế tạo máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước , tàu thủy chạy bằng hơi nước , chứng tỏ khả năng sáng tạo của nhân dân ta , nhưng không được nhà nước khuyến khích .

Tham khảo :

Su phat trien cua van hoa dan toc cuoi the ki XVIII
Huế – Ngọ Môn

Su phat trien cua van hoa dan toc cuoi the ki XVIII
Huế – Cửa Hiển Nhơn vào thành Nội

Su phat trien cua van hoa dan toc cuoi the ki XVIII
Huế – Ngai vàng trong cung điện Thái Hòa

Su phat trien cua van hoa dan toc cuoi the ki XVIII
Huế – cột đá chạm rồng hành lang cung điện

Su phat trien cua van hoa dan toc cuoi the ki XVIII
Huế – Cửu Đỉnh và Thế Miếu 1835 – 1837

Su phat trien cua van hoa dan toc cuoi the ki XVIII
Huế – Lăng Minh Mạng 1840 – 1843

Su phat trien cua van hoa dan toc cuoi the ki XVIII
Huế – Lăng Tự Đức 1864 – 1867

Su phat trien cua van hoa dan toc cuoi the ki XVIII
Huế – Lăng Khải Định 1920 -1931

Su phat trien cua van hoa dan toc cuoi the ki XVIII
Huế – Tháp Phước Duyên ở chùa Thiên Mụ

Su phat trien cua van hoa dan toc cuoi the ki XVIII
Huế – cầu Tràng Tiền 1897 – 1899

B. Bài tập

Câu 1: Về một số thành tựu văn học, nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật ở nước ta cuối thế kỉ XVIII — nửa đầu thế kỉ XIX

Trả lời:

Về một số thành tựu văn học, nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật ở nước ta cuối thế kỉ XVIII — nửa đầu thế kỉ XIX, lập bảng thống kê theo thứ tự các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật và những thành tựu của mỗi lĩnh vực đó.

Câu 2: Sự phát triển rực rỡ của văn hoá Nôm cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX nói lên điều gì về ngôn ngữ văn hoá của dân tộc ta?

Trả lời:

– Sự phát triển rực rỡ của văn hoá Nôm cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX đã nói lên sự phát triển ngày càng phong phú và hoàn thiện của chữ Nôm  –  chữ Quốc âm. Khẳng định sự tự chủ trong văn học dân tộc.

– Văn hóa dân tộc phát triển đến đỉnh cao với nhiều tác phẩm, tác giả nổi tiếng, chứng tỏ cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX văn học chữ Nôm hơn hẳn văn học chữ Hán về số lượng và chất lượng.

Câu 3: Nghệ thuật nước ta ở cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX có những nét gì đặc sắc so với các thế kỉ trước

Trả lời:

Các loại hình nghệ thuật ở thời kì này có sự phát triển phong phú, mang nhiều nét mới so với các thế kỉ trước.

–          Nghệ thuật ca hát dân gian phát triển với nhiều làn điệu dân ca khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Từ miền xuôi đến miền ngược, đặc biệt là hát tuồng và hát chèo.

–          Nghệ thuật tranh dân gian mang đậm bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước, toát lên nét đẹp trong đời sống lao động sản xuất ở nông thôn, thể hiện niềm lạc quan yêu đời.

–          Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đạt trình độ cao, đặc biệt, nghệ thuật tạc tượng ở thế kỉ XVIII đạt đến trình độ điêu luyện, chứng tỏ tài năng sáng tạo tuyệt vời của người nghệ sĩ dân gian.

Ví dụ: Chùa Tây phương là nơi tập trung nhiều pho tượng có giá trị. Các pho tượng dựa theo đề tài trong sự tích Đạo Phạt nhưng vẫn thể hiện những con người Việt Nam rất hiện thực và gợi cảm, xứng đáng là những kiệt tác bậc thầy.

Câu 4: Những thành tựu khoa học – kĩ thuật của nước ta cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh điều gì ?

Trả lời:

Dựa vào SGK, so sánh với các thời kì trước để thấy được những thành tựu mới nổi bật về khoa học, kĩ thuật thời kỉ cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX để rút ra nhận xét những thành tựu đó chứng tỏ trí tuệ thông minh, tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta bấy giờ.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 7:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 7
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 7
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 7
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 7

Bài học trên đây chúng tôi đã trình bày khái quát sự phát triển của Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX trên phương diện văn hóa nghệ thuật, giáo dục thi cử. Chúc các bạn học tập có hiệu quả!

0