Bài 28: Ôn tập chương IV – Lịch sử 6
Hôm nay, chúng tôi xin tổng hợp bài Ôn tập chương IV của Lịch sử lớp 6 để các bạn có thêm sự tham khảo cho bài học của mình. Ôn lại lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X, những sự kiện chính và trận đánh lớn. A. Tìm hiểu lý thuyết on tap 1. Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X trải ...
Hôm nay, chúng tôi xin tổng hợp bài Ôn tập chương IV của Lịch sử lớp 6 để các bạn có thêm sự tham khảo cho bài học của mình. Ôn lại lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X, những sự kiện chính và trận đánh lớn.
A. Tìm hiểu lý thuyết
on tap1. Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X trải qua :
– Giai đoạn nguyên thủy .
– Thời dựng nước và giữ nước .
-Giai đoạn đấu tranh chống phong kiến phương Bắc .
2. Thời kỳ dựng nước đầu tiên diễn ra từ thế kỷ VII TCN
Vua đầu tiên là Vua Hùng , đặt tên nước là Văn Lang .
3. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời kỳ Bắc thuộc :
STT | Thời gian | Tên cuộc khởi nghĩa | Người lãnh đạo | Tóm tắt diễn biến chính | Ý nghĩa |
1 | Năm 40 | Hai Bà Trưng | Hai Bà Trưng | Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Mê Linh, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Giao Châu. | Ý chí quyết tâm giành độc lập, chủ quyền cho đất nước. |
2 | Năm248 | Bà Triệu | Bà Triệu | Năm 248, khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Hậu Lộc – Thanh hóa). Rồi lan ra khắp Giao Châu. | |
3 | Năm
542 – 602 |
Lý Bí | Lý Bí | – Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa.
– Chưa đầy 3 tháng nghiã quân làm chủ các quân huyện, chiếm được thành Long Biên. – Năm 544, Lý Bí lên ngối hòang đế. Đặt tên nước là Vạn Xuân. – Triệu Quang phục 548-602. |
|
4 | 722 | Mai Thúc Loan | Mai Thúc Loan | Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân khởi nghĩa, nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Hoan Châu. Ông kết hợp nhân dân khắp Giao Châu và Chăm-pa chiếm được thành Tống Bình. | |
5 | 776 – 791 | Phùng Hưng | Phùng Hưng Phùng Hải | Khỏang 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải phất cờ khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Tống Bình. | |
6 | 905 | Khúc Thừa Dụ | Khúc Thừa Dụ | Xây dựng chính quyền độc lập dân tộc, chứng tỏ đất nước đã giành được quyền tự chủ | |
7 | 931 | Đánh tan quân Nam Hán lần thứ nhất | Dương Đình Nghệ | Dương Đình Nghệ đánh tan quân Nam Hán lần thứ nhất | Tiếp tục xây dựng nền tự chủ. |
8 | 938 | Chiến thắng Bạch Đằng | Ngô Quyền | Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng ,mở đầu thời kỳ độc lập lâu dài của dân tộc | Mở đầu thời kỳ độc lập lâu dài của dân tộc |
4. Công trình nghệ thuật nổi tiếng thời cổ đại :
* Trống đồng Đông Sơn, nhìn vào hoa văn, có thể hiểu rõ sinh hoạt vật chất và tinh thần của người Việt cổ.
* Thành Cổ Loa là kinh đô của nước Âu Lạc, là một công trình quân sự nổi tiếng.
Sơ đồ khu di tích thành Cổ Loa5. Những sự kiện chính :
-Thế kỷ VII TCN : nước Văn Lang thành lập
– 214-208 TCN : kháng chiến chống xâm lược Tần .
– 207 TCN: nước Âu Lạc của An Dương Vương ra đời .
-179 TCN : nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm chiếm
-40: khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ .
-42-43: kháng chiến chống quân Nam Hán .
– 192-193: nước Lâm Ấp thành lập.
– 248: khởi nghĩa Bà Triệu.
– 542: khởi nghĩa Lý Bí .
-544 : nước Vạn Xuân thành lập.
– 550 :Triệu Quang Phục giành lại độc lập.
– 722 : khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
– 776-791: khởi nghĩa Phùng Hưng.
-905: Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ .
-930-931: kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất của Dương Đình Nghệ .
– 938: kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng lịch sử khẳng định nền độc lập hoàn toàn của đất nước ta.
B. Bài tập
Câu 1: Thời dựng nước đầu tiên diễn ra vào lúc nào ? Tên nước là gì ? Vị vua đầu tiên là ai ?
Thời kì Văn Lang -Âu Lạc (thời dựng nước ).
• Khoảng thế kỉ VTI TCN, nước Văn Lang thành lập, kinh đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ), đứng đầu nhà nước là vua (Hùng Vương), giúp việc cho vua là các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia thành 15 bộ, dưới bộ là các làng, chiềng, chạ. Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội.
• Sau khi giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược, năm 207 TCN Thục Phán đã sáp nhập Lạc Việt và Tây Âu hợp thành nhà nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương, đóng đỏ ở Phong Khê (Cổ Loa – Hà Nội). Bộ máy nhà nước như thời Hùng Vương nhưng quyền hành nhà nước cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước.
Câu 2: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc ?
Nhân dân ta kiên trì đấu tranh giành lại độc lập cho Tổ quốc, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa : cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 ; cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248, cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542 – 602, cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đầu thế kỉ XIII, cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng trong khoảng những năm 776 – 791, cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, kết thúc thời Bắc thuộc, mở ra thời kì mới, thời kì độc lập dân tộc.
Câu 3: Hãy kể tên những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh chống Bắc thuộc, giành độc lập cho Tổ quốc.
– Những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh giành lại độc lập : Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí (Lý Nam Đế), Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế), Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền.
Câu 4: Lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X trải qua những thời kì nào?
+ Thời nguyên thủy:
Giai đoạn tối cổ (đá cũ): Dấu tích tìm thấy ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn); Núi Đọ (Thanh Hóa) ; Xuân Lộc (Đồng Nai)… có niên đại cách đây khoảng 40 – 30 vạn năm.
• Giai đoạn đá mới : Dấu tích tìm thấy ở Thẩm Ồm (Nghệ An), Hang Hùm (Yên Bái)… có niên đại cách đây khoảng 3-2 vạn năm.
• Giai đoạn sơ kì kim khí: Dấu tích tìm thấy ở Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn); Quỳnh Vãn (Nghệ An); Hạ Long (Quảng Ninh)… có niên đại cách đây từ 12 000 đến 4000 năm.
+ Thời kì Văn Lang -Âu Lạc (thời dựng nước )
• Khoảng thế kỉ VII TCN, nước Văn Lang thành lập, kinh đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ), đứng đầu nhà nước là vua (Hùng Vương), giúp việc cho vua là các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia thành 15 bộ, dưới bộ là các làng, chiềng, chạ. Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội.
• Sau khi giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược, năm 207 TCN Thục Phán đã sáp nhập Lạc Việt và Tây Âu hợp thành nhà nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương, đóng đỏ ở Phong Khê (Cổ Loa – Hà Nội). Bộ máy nhà nước như thời Hùng Vương nhưng quyền hành nhà nước cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước.
+ Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc :
• Các triều đại phong kiến Trung Quốc : Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tùy và Đường thống trị nước ta từ năm 179 TCN đến năm 905. sử cũ gọi thời kì này là thời Bắc thuộc.
• Nhân dân ta kiên trì đấu tranh giành lại độc lập cho Tổ quốc, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa : cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 ; cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248, cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542 – 602, cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đầu thế kỉ XIII, cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng trong khoảng những năm 776 – 791, cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, kết thúc thời Bắc thuộc, mở ra thời kì mới, thời kì độc lập dân tộc.
Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 6:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 6
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 6
- Đáp án môn Lịch sử lớp 6
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 6
Chúng tôi đã khái quát lại kiến thức trong chương IV của Lịch sử lớp 6 để giúp các bạn tiện theo dõi những sự kiện chính trong giai đoạn từ đầu nguồn gốc đến thế kỉ X với những biến chuyển và các trận đánh lớn bảo vệ nền độc lập dân tộc. Chúc các bạn học tập hiệu quả !