24/06/2018, 00:59

Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 – 1925) – Lịch sử 9

Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 – 1925) nổ ra mạnh mẽ và có nhiều điểm khác trong tư tưởng so với giai đoạn trước. Phong trào của trí thức, công nhân, nông dân phát triển liên tiếp cho thấy tinh thần yêu nước của nhân dân ta. A. Tìm hiểu lý thuyết I. Ảnh ...

Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 – 1925) nổ ra mạnh mẽ và có nhiều điểm khác trong tư tưởng so với giai đoạn trước. Phong trào của trí thức, công nhân, nông dân phát triển liên tiếp cho thấy tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

A. Tìm hiểu lý thuyết

I. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới :

-Do ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga , phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở phương Tây có sự gắn bó mật thiết chống lại chủ nghĩa đế quốc.

-Tháng 3-1919 Quốc tế Cộng Sản thành lập .

-Các Đảng Cộng sản thành lập : Pháp ( 1920), Trung Quốc ( 1921).

-Tạo điều kiện Chủ nghĩa Mác – Lê nin truyền bá vào Việt Nam.

II.Phong trào dân tộc, dân chủ công khai ( 1919-1925) .

* Giai cấp tư sản dân tộc :

– Giai cấp tư sản dân tộc phát động phong trào chấn hưng nội hóa , bài trừ ngoại hóa,đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất cảng gạo ở Nam Kỳ của Pháp

– Dùng báo chí để bênh vực quyền lợi ;lập Đảng Lập hiến để đòi tự do dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng , và làm áp lực với Pháp .

Mục tiêu :

+Giành vị trí khá hơn về kinh tế .

+Đòi các quyền tự do dân chủ

* Các tầng lớp tiểu tư sản trí thức :

-Tập hợp trong tổ chức chính trị như Việt Nam Nghĩa Đoàn , Hội Phục Việt, Đảng Thanh Niên .

– Xuất bản báo tiến bộ : Chuông rè, An Nam trẻ , Người Nhà quê .

– Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền Méc lanh tại Quảng Châu( 6-1924 ) ,của tổ chức Tâm tâm xã , không thành công nhưng đã gây tiếng vang lớn trong và ngoài nước .

– Đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu ( 1925 ) .

– Để tang cụ Phan Châu Trinh (3-1926 ).

Mục tiêu :chống cường quyền , áp bức , đòi tự do dân chủ .

Tính chất : yêu nước , dân chủ .

phong trao dau tranhĐám tang cụ Phan Châu Trinh

III. Phong trào công nhân ( 1919-1925).

Đấu tranh của công nhân còn lẻ tẻ , tự phát , nhưng ý thức giai cấp đang phát triển làm cơ sở cho các tổ chức chính trị cao hơn về sau .

Thí dụ :

-Công nhân Sài gòn – Chợ Lớn bí mật lập Công hội do Tôn Đức Thắng đứng đầu .

-Công nhân viên chức của Pháp ở Bắc Kỳ –1922- đòi nghỉ làm ngày chủ nhật có trả lương.

-1924 bãi công ở Nam Định , Hà Nội , Hải Dương .

-Cuộc bãi công của công nhân xưởng Ba Son (cảng Sài Gòn ) ngăn tàu chiến tham gia đàn áp cách mạng Trung Quốc ( 8-1925) -đánh dấu bước tiến mới trong phong trào công nhân là bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị.

B. Bài tập

Câu 1: Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như thế nào ?

– Sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã có tác động gắn phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông với phong trào công nhân ở các nước phương Tây cùng đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Sự thành lập Quốc tế Cộng sản (3-1919) đánh dấu một giai đoạn mới trong sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Những sự kiện này đã tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.

– Sự ra đời của hàng loạt các đảng cộng sản như : Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921)… tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam.

Câu 2: Hãy cho biết mục tiêu và tính chất của các cuộc đấu tranh trong phong trào dân tộc, dân chủ công khai ?

– Chống cường quyền, áp bức, đòi các quyền tự do, dân chủ, mang tính chất yêu nước, dân chủ rõ nét.

– Nhìn chung, phong trào phát triển mạnh mẽ, lôi cuốn mọi tầng lớp tham gia với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, sôi nổi.

Câu 3: Trình bày những điểm tích cực và hạn chế của phong trào trên ?

– Mục tiêu phong trào dân tộc của tư sản dân tộc chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế, cố gắng đấu tranh chống lại sự chèn ép của tư bản nước ngoài nhưng hoạt động còn mang tính chất cải lương, phục vụ quyền lợi của tầng lớp trên, giới hạn trong khuôn khổ của chủ nghĩa thực dân.

– Phong trào của tiểu tư sản có tác dụng thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng tự do dân chủ trong nhân dân, truyền bá những tư tưởng cách mạng mới. Mặc dù vậy, phong trào có hạn chế là đấu tranh còn bồng bột, xốc nổi, chưa có chính đảng lãnh đạo.

Câu 4: Phong trào công nhân nước ta trong mấy năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phát triển trong bối cảnh nào ?

– Hoạt động của tổ chức Công hội do Tôn Đức Thắng thành lập năm 1920 ở Sài Gòn.

– Các cuộc đấu tranh của công nhân, thủy thủ Pháp và công nhân thủy thủ Trung Quốc ở các bến cảng lớn như Hương Cảng, Thượng Hải…

– Những sự kiện này có tác dụng cổ vũ, động viên công nhân Việt Nam đấu tranh và là nguyên nhân làm cho phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bước cao hơn sau chiến tranh.

Câu 5: Cuộc bãi công Ba Son (8 – 1925) có điểm gì mới trong phong trào công nhân nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ?

Cuộc bãi công này gắn liền với sự tổ chức và lãnh đạo của Công hội do Tôn Đức Thắng thành lập. Mục đích cuộc bãi công này của công nhân Ba Son là làm chậm việc sửa chữa chiếc tàu Misơlê (Michelet) mà thực dân Pháp dùng chở lính sang đàn áp phong trào cách mạng Trung Quốc. Ngày 4-8-1925, cuộc bãi công nổ ra với yêu sách “tăng 20% lương, đưa số thợ bị đuổi trở lại làm việc và giữ lệ nghỉ 30 phút vào ngày lãnh lương”. Để đảm bảo thắng lợi, ban lãnh đạo Công hội đã vận động công nhân, viên chức trong thành phố ủng hộ vật chất và tinh thần cho công nhân Ba Son. Sau 8 ngày đấu tranh, cuộc bãi công đã giành được thắng lợi. Ngày 12-8 công nhân trở lại làm việc, nhưng tiếp lục lãn công làm chậm việc sửa chữa tàu Misơlê đến tháng 1- 1-1925 mới xong.

Như vậy, cuộc bãi công Ba Son tháng 8-1925 là cuộc đấu tranh đầu tiên có tổ chức và lãnh đạo. Hơn thế nữa, cuộc đấu tranh không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế mà còn nhằm vào mục đích chính trị thể hiện tình đoàn kết vô sản quốc tế của công nhân Việt Nam. Với tính chất đó, cuộc bãi công Ba Son vạch một mốc lớn trong phong trào công nhân Việt Nam – giai cấp công nhân Việt Nam bắt đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng.

Một số chuyên mục của Lịch sử 9:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 9
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 9
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 9
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 

Bài viết trên tổng hợp những kiến thức khái quát về tình hình Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ I. Các cuộc đấu tranh liên tiếp nổ ra đòi quyền lợi cho các giai cấp khi bị chèn ép, bóc lột thậm tệ. Nhân dân chịu nhiều khổ cực, tiêu biểu là cuộc nổi dậy của công nhân Ba Son tháng 8/ 1925. Chúc các bạn học tập hiệu quả !

0