25/04/2018, 17:41

Bài 12 trang 198 Sách bài tập Toán Hình học 10: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho elip (E)...

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho elip (E). Bài 12 trang 198 Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10 – I-Đề toán tổng hợp Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho elip (E): ({{{x^2}} over {{a^2}}} + {{{y^2}} over {{b^2}}} = 1left( {a > b > 1} ight).) Một góc vuông uOv (vuông tại O) quay quanh gốc ...

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho elip (E). Bài 12 trang 198 Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10 – I-Đề toán tổng hợp

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho elip (E): ({{{x^2}} over {{a^2}}} + {{{y^2}} over {{b^2}}} = 1left( {a > b > 1} ight).) Một góc vuông uOv (vuông tại O) quay quanh gốc O, cắt elip (E) tại M và N. Chứng minh rằng ({1 over {O{M^2}}} + {1 over {O{N^2}}}) không đổi, từ đó suy ra MN luôn tiếp xúc với một đường tròn cố định.

Gợi ý làm bài

(Xem hình 3.35)

Gọi y = kx và (y =  – {1 over k}x) là phương trình của Ou và Ov. 

Phương trình hoành độ giao điểm của Ou và elip (E):

({{{x^2}} over {{a^2}}} + {{{k^2}{x^2}} over {{b^2}}} = 1 Leftrightarrow x_M^2 = {{{a^2}{b^2}} over {{b^2} + {k^2}{a^2}}}.)

Ta có : 

(eqalign{
& O{M^2} = x_M^2 + y_M^2 cr
& = x_M^2 + {k^2}x_M^2 = x_M^2({k^2} + 1) cr
& = {{{a^2}{b^2}(1 + {k^2})} over {{b^2} + {k^2}{a^2}}} cr} )

………….

Suy ra : ({1 over {O{M^2}}} = {{{b^2} + {k^2}{a^2}} over {{a^2}{b^2}(1 + {k^2})}}.)

Tương tự:

(eqalign{
& {1 over {O{N^2}}} = {{{b^2} + {1 over {{k^2}}}{a^2}} over {{a^2}{b^2}left( {1 + {1 over {{k^2}}}} ight)}} cr
& = {{{a^2} + {k^2}{b^2}} over {{a^2}{b^2}(1 + {k^2})}}. cr} )

Suy ra: 

(eqalign{
& {1 over {O{M^2}}} + {1 over {O{N^2}}} cr
& = {{{a^2} + {b^2} + {k^2}left( {{a^2} + {b^2}} ight)} over {{a^2}{b^2}left( {1 + {k^2}} ight)}} cr
& = {{{a^2} + {b^2}} over {{a^2}{b^2}}}. cr} )

Vậy ({1 over {O{M^2}}} + {1 over {O{N^2}}}) không đổi.

Vẽ đường cao OH của tam giác vuông OMN.

Ta có : ({1 over {O{H^2}}} = {1 over {O{M^2}}} + {1 over {O{N^2}}} = {{{a^2} + {b^2}} over {{a^2}{b^2}}}.)

Suy ra: (OH = {{ab} over {sqrt {{a^2} + {b^2}} }} = R) không đổi

Vậy MN luôn tiếp xúc với đường tròn cố định tâ O bán kính (R = {{ab} over {sqrt {{a^2} + {b^2}} }}.)

0