Áo giáp Đại Việt
Trịnh Quang Thắng Bình-Định SA-LONG-CƯƠNG Bộ-Viện Võ Trận Đại-Việt Lịch Trình Tiến Hóa của Khải Giáp Trải qua những thăng-trầm của lịch-sử, bao nhiêu chứng-vật và tài-liệu đều bị mất-mát. Vì Lịch-sử và Văn-hóa Đại-Việt có liên-quan mật-thiết với Lịch-sử và Văn-hóa ...
Trịnh Quang Thắng
Bình-Định SA-LONG-CƯƠNG
Bộ-Viện Võ Trận Đại-Việt
Lịch Trình Tiến Hóa của Khải Giáp
Trải qua những thăng-trầm của lịch-sử, bao nhiêu chứng-vật và tài-liệu đều bị mất-mát. Vì Lịch-sử và Văn-hóa Đại-Việt có liên-quan mật-thiết với Lịch-sử và Văn-hóa Trung-Hoa, nên sự nghiên-cứu về Khải-Giáp Đại-Việt có thể dựa vào những dữ-kiện của lịch-sử Trung-Hoa :
– Thời Nhà Tùy (581-618) dùng « Minh-Quang-Khải » làm áo-giáp chánh.
– Thời Nhà Đường (618-907) dùng 13 loại áo-giáp khác nhau trong đó có 6 loại áo-giáp bằng sắt và thép như « Minh-Quang-Khải » và « Sơn-Văn-Giáp » ; còn 7 loại Giáp kia thì bằng da. Ngoài ra, người ta cũng dùng cả « Giáp-Vải » và « Giáp-Lụa ».
– Thời Ngũ-Đại (907-960) thì Khôi-Mão và Khải-Giáp không khác thời Nhà Đường bao nhiêu, người ta chỉ thay đổi chút ít về cấu-trúc về Khôi-Mão và hình-thù những Vảy-Giáp.
– Thời Nhà Tống (960-1279) thì Khải-Giáp vẫn giữ theo cấu-trúc Giáp-Bào thời Ngũ-Đại nhưng Vảy Giáp được nghiên-cứu tường-tận hơn.
– Thời Nhà Liêu (916-1125) thì Khải-Giáp cũng tương-tợ như thời Ngũ-Đại.
– Thời Nhà Kim (1115-1234), sau khi xâm chiếm Bắc-Tống, thì Khải-Giáp được khai-triễn hơn.
– Thời Nhà Nguyên (1271-1368), thì Khải-Giáp được cải-tiến do ảnh-hưởng của Giáp-Bào Nhà Kim và Nhà Tống mà quân Mông-Cổ đã thôn-tính.
– Thời Nhà Minh (1368-1644), thì Khải-Giáp được toàn-hảo nhất. Các Tướng-sĩ được mặc « Đại-Hồng-Bào » và mặc « Sơn-Văn-Giáp ».
– Thời Nhà Thanh (1644-1912), thì những lúc đầu, Giáp-Bào noi theo kiểu Giáp-bào Nhà MINH, nhưng về sau thì Giáp-Bào bị suy-thoái do sự phát-triễn của súng đạn, duy chỉ còn « Giáp-Vải » và « Giáp-Lụa » là được sử-dụng
Nghiên Cứu So Sánh Khải Giáp
Chiếu theo lịch-trình tiến-hóa của Giáp-Bào dựa theo những dữ-kiện của lịch-sử Trung-Quốc, và trên những hình tượng tìm thấy trong các đình chùa tại Việt-Nam, thì chúng ta có thể suy-diễn ra rằng :
– Giáp-Bào Đại-Việt của danh-tướng Lý-Thường-Kiệt thời Nhà LÝ (1010-1225) tương-đương với Giáp-Bào thời Nhà TỐNG (960-1279) ;
– Giáp-Bào của danh-tướng Trân-Hưng-Đạo thời Nhà TRẦN (1226-1400) tương-đương với Giáp-Bào thời Nhà NAM-TỐNG (1127-1279) và Nhà NGUYÊN-Mông (1279-1368) ;
– Giáp-Bào của thời Nhà Hậu-LÊ (1428-1527 C.N.) tương-đương với Giáp-Bào thời Nhà MINH (1368-1644) ;
– Giáp-Bào của thời Nhà TÂY-SƠN (1778-1802) và thời Nhà NGUYỄN (1802-1945) tương-đương với Giáp-Bào thời Nhà THANH (1644-1912).
Giáp Lụa dưới Triều Nhà NGUYỄN |
Giáp Lụa dưới Triều Nhà THANH
|
Tượng Giáp-Sĩ Đại-Việt cầm Đại-Chùy (Điện Voi Ré – Việt-Nam)
|
Tượng Hộ-Pháp (Dharmapâla) mặc Khải-Giáp (Chùa Thiên-Phúc – Việt-Nam)
|
Khôi-Mạo gắn Nhĩ-Giáp 耳 甲 (Khôi-Mạo bị khiếm-khuyết Ngù nơi chóp) |
Khôi-Mạo gắn Nhĩ-Giáp 耳 甲 Tượng Tướng-Sĩ đặt tại Minh-Lăng-Tẩm
|
Khôi-Mạo gắn Nhĩ-Giáp 耳 甲 hình Hỏa-Châu (Tín-dụng ảnh : Nguyễn Ngọc Phương Đông) |
Khôi-Mạo gắn Nhĩ-Giáp 耳 甲 hình Hỏa-Châu (Tín-dụng ảnh : Nguyễn Ngọc Phương Đông)
|
Khôi-Mạo gắn Nhĩ-Giáp 耳 甲 hình Hỏa-Châu |
Khôi-Mạo gắn Nhĩ-Giáp 耳 甲 hình Hỏa-Châu
|
Tượng Danh-Tướng TRẦN Hưng Đạo |
Phù-điêu Đại-Tướng Nhà Nam-TỐNG
|
Phù-Điêu Giáp-Sĩ thời Nhà Lý |
Tượng Giáp-Sĩ thời Nhà Tống
|
Khôi-Mạo gắn Nhĩ-Giáp 耳 甲 hình Hỏa-Châu |
Khôi-Mạo gắn Nhĩ-Giáp 耳 甲 hình Hỏa-Châu |