Lịch sử Những kẻ sát thủ
lầu đài Alamut Bernard Lewis Người dịch: Võ văn Lượng Bernard Lewis (31/05/1916 tại London, Anh) là một sử gia người Mỹ-Anh, nhà đông phương học và nhà bình luận chính trị, là Giáo sư danh dự của Học viện Near Eastern tại Đại học Princeton. Ông chuyên về lịch sử của Hồi giáo ...
Bernard Lewis
Người dịch: Võ văn Lượng
Bernard Lewis (31/05/1916 tại London, Anh) là một sử gia người Mỹ-Anh, nhà đông phương học và nhà bình luận chính trị, là Giáo sư danh dự của Học viện Near Eastern tại Đại học Princeton. Ông chuyên về lịch sử của Hồi giáo và sự tương tác giữa Hồi giáo và phương Tây, đặc biệt nổi tiếng trong giới học thuật với các tác phẩm về lịch sử của Đế quốc Ottoman.
Chương 1
Phát hiện sát thủ
Vào năm 1332 khi vua Philip VI nước Pháp dự tính thực hiện một cuộc thập tự chinh mới để chiếm lại các vùng đất thánh Cơ đốc bị mất, một giáo sĩ người Đức tên là Brocadus có soạn ra một chuyên luận hướng dẫn và cố vấn cho nhà vua triển khai sứ mạng này. Do đã từng sống tại Armenia, nên Brocardus dành phần quan trọng trong tác phẩm của mình bàn đến những nguy hại có thể xảy ra khi tiến hành một cuộc viễn chinh như thế sang phương Đông, và ông ta cũng đưa những dặn dò cần thiết để ứng phó với những nguy hiểm ở đó. Trong số các nguy hiểm, Brocardus cho biết,’ Tôi muốn nói đến đám sát thủ, đám người đáng nguyền rủa và đừng bao giờ gặp họ. Họ là bọn vong mạng, khát máu, giết người vô tội vì tiền, và coi thường mạng sống cũng như sự cứu rỗi. Giống như lũ quỉ, họ cải trang thành các thiên thần thánh thiện, bắt chước y hệt cử chỉ, trang phục, cách ăn nói, xử sự và hành động của nhiều nhóm dân khác nhau ; cho nên, dù khéo che dấu tung tích nhưng nếu bị phát hiện, thì chắc chắn họ sẽ bị chết. Quả thật là tôi chưa hề gặp họ, nhưng biết được điều này là do nghe qua người nói ta viết hoặc nói họ, cho nên tôi cũng không có thông tin gì để nói rõ thêm. Tôi không thể nói làm cách nào mà nhận ra họ như căn cứ theo tập tục hoặc bất cứ dấu hiệu nào khác bởi vì đối với những điều trên tôi và nhiều người khác đều mù tịt, cũng như tôi không thể nào dựa theo tên mà hiểu đựơc họ, bởi vì nghề nghiệp của họ quá kinh tởm, làm cho ai cũng căm ghét, cho nên họ hết sức dấu kín tên họ của mình.Vì thế, tôi chỉ còn một phương sách duy nhất để bảo vệ cho đức vua, là trong tất cả đám gia nhân hoàng gia, phụ trách bất cứ công việc gì, dù nhỏ, ti tiện hoặc ngắn ngày đến mấy, cũng chỉ nên thu nhận những người mà quê hương, bản quán, dòng dõi, hoàn cảnh đã đựơc nắm vững, chắc chắn, và rõ ràng.
Theo Brocardus, thì Sát thủ là những tên giết người thuê, có hành tung bí mật, có tài năng đặc biệt và đầy nguy hiểm. Mặc dù chỉ ra họ là một trong những mối nguy cơ ở phương Đông, ông này vẫn không chứng minh đựơc mối liên hệ rõ ràng của họ với bất cứ địa điểm, chi phái, hoặc quốc gia nào cụ thể, hoặc gán cho họ bất cứ niềm tin tôn giáo hoặc mục đích chính trị nào. Họ chỉ là những tên giết người thành thạo, tàn bạo, và phải hết sức đề phòng khi gặp họ. Quả đúng như vậy, từ thế kỷ 13, từ Sát thủ ( Assassin ), dưới nhiều hình thức đã đi vào ngôn ngữ châu Âu với ý nghĩa kẻ giết mướn chuyên nghiệp. Sử gia biên niên xứ Florence tên là Giovanni Villani, chết năm 1348, cho biết lãnh chúa xứ Luca đã gởi những sát thủ của ông ta ( i suoi assassini ) đến Pisa để giết một kẻ thù gây lắm phiền phức tại đây. Ngay cả trước đó, Dante, trong một đoạn trích ngắn của khổ thơ 19 trong chương Hoả ngục ( Inferno ) có nói tới”tên sát thủ xảo quyệt”( lo perfido assaain ) ; còn nhà chú giải Francessco da Butti, vào thế kỷ 14, giải thích một thuật ngữ mà đối một số độc giả thời đó đều cho là tối nghĩa và xa lạ :”assassino è colui che uccide altrui per danari”- sát thủ là kẻ giết người vì tiền. Kể từ đó”assassin”đã trở thành một từ thông dụng trong phần lớn các ngôn ngữ châu Âu. Từ này có nghĩa là một kẻ giết người, rõ hơn nữa là một kẻ giết người một cách lén lút hoặc phản trắc, còn nạn nhân là người có tiếng tăm trong xã hội và động cơ giết người là sự cuồng tín hoặc tính tham lam.
Cũng không hẳn là như thế. Từ này xuất hiện đầu tiên trong các sử biên niên thời Thập tự chinh, là tên của một giáo phái Hồi giáo xa lạ ở miền Cận đông ( Levant ), chịu sự lãnh đạo của một nhân vật kỳ bí là Sơn trung Lão nhân, là nhóm có những hành vi và lòng tin tôn giáo đáng kinh tởm đối với các tín hữu tốt của đạo Cơ đốc và ngay cả đối với tín đồ Hồi giáo. Một trong những lời mô tả sớm nhất về giáo phái này xuất hiện trong một báo cáo của sứ giả được Hoàng đế Frederick Barbarossa gởi đến Syria và Ai cập vào năm 1175. Sứ giả này cho biết”: Chú ý rằng ở vùng biên địa Damascus, Antioch và Alleppo có một bọn người Saracens sống trong rừng núi, gọi theo thổ âm là Heyssessini, tức là các lục lâm hảo hán ( segnors de montana ) theo tiếng Roman. Bọn người này sống không theo luật lệ, ăn thịt lợn trái với lề luật của người Saracens, và luông tuồng chung chạ với tất cả mọi phụ nữ kể cả mẹ và chị em gái của mình. Họ sống trên các vùng núi cao khó thâm nhập, cố thủ trong các lâu đài đựơc xây dựng kiên cố. Họ theo lệnh của vị Đạo sư, người gieo rắc mối kinh sợ lớn nhất cho tất cả mọi người. Đạo sư này có thói quen giết người rất khác thường như sau : ông ta có rất nhiều lâu đài đẹp đẽ nằm trong núi, có tường cao bao bọc chung quanh, chỉ có thể xâm nhập qua một lối nhỏ đựơc bảo vệ rất chặt chẽ.
Trong lâu đài, phần lớn là con cái các nông dân đựơc đem vào nuôi dưỡng từ lúc còn rất bé. Sư phụ dạy cho họ nhiều ngôn ngữ như Latinh, Hylạp, Roman, Saracen và nhiều thứ tiếng khác. Những thanh niên này đựơc dạy dỗ từ lúc còn bé cho đến khi trưởng thành, nhất nhất đều phải vâng lời Đạo sư của họ, nếu họ tuân thủ, thì Đạo sư, người có quyền lực trên tất cả các vị thần còn sống, sẽ cho họ hưởng tất cả các lạc thú trên thiên đàng. Họ cũng đựơc dạy bảo là nếu họ tỏ vẻ cưỡng lại ý muốn của Đạo sư thì họ sẽ không được cứu vớt. Lưu ý rằng họ đựơc mang vào lâu đài khi còn rất bé, cho nên trong mắt họ chỉ có các sư phụ và Đạo sư và sẳn sàng nhận mệnh lệnh đi giết kẻ nào đó khi đựơc gọi đến. Trước mặt đấng Quân vương, họ đựơc hỏi xem có sẵn sàng tuân lệnh của ngài, để ngài ban thưởng thiên đàng cho họ. Lúc đó, theo cách họ đựơc dạy dỗ, và không chút do dự, họ sẵn sàng phủ phục dưới chân vị Đạo sư, hồ hởi trả lời rằng họ sẵn sàng theo lệnh ngài. Lúc này, đấng quân vương sẽ trao cho mỗi người một con dao găm bằng vàng và cử ra ngoài để đi giết bất cứ người nào mà ông chủ của họ yêu cầu.”
Vài năm sau, William, Tổng giám mục thành Tyre, đưa một đoạn ngắn nói về giáo phái này vào quyển sách lịch sử về các quốc gia hình thành trong giai đoạn Thập tự chinh :” Ở tỉnh Tyre, còn gọi là Phoenecia, và trong các giáo khu ở Tortosa, có một nhóm người sở hữu 10 lâu đài kiên cố, cùng với các làng mạc liên thuộc ; với tổng số người khoảng 60.000 hay nhiều hơn, đó là theo những gì chúng tôi thường nghe được. Tập tục của họ là dựng lên người đứng đầu và chọn thủ lãnh không theo cách truyền tử mà dựa vào tài năng. Thủ lãnh chỉ đựơc gọi đơn giản là Trưởng lão. Giữa họ và thủ lãnh có một mối liên kết tuân phục rất chặt chẽ mà không có công việc gì nguy hiểm, khó khăn, gian khổ đến mấy mà họ không làm khi được Thủ lãnh giao phó. Chẳng hạn như có một quốc vương nào đó không được nhóm này tin tưởng hoặc thù ghét, thì thủ lãnh trao dao găm cho một hoặc nhiều đồ đệ của mình. Người nào nhận đựơc mệnh lệnh sẽ thực hiện sứ mạng ngay, không cần biết đến hậu qủa của hành động sẽ làm cũng như khả năng có thoát thân đựơc hay không. Hết lòng hoàn thành niệm vụ, hắn ta dồn hết tâm lực cho đến khi tìm đựơc cơ hội thực hiện mệnh lệnh của thủ lãnh. Giáo dân của chúng ta và bọn Saracens đều gọi họ là các Assassini ; nhưng không ai biết từ này có từ đâu.
Năm 1192, con dao sát thủ, sau khi đã hạ gục một số các vương hầu và tướng lĩnh Hồi giáo, đã đâm nạn nhân Thập tự quân đầu tiên – Conrad xứ Montferrat, vua của Vương quốc Latin tại Jerusalem. Vụ hành thích này gây nên một ấn tượng sâu sắc đối với Thập tự quân, và đa số các nhà chép sử biên niên của đợt Thập tự chinh thứ 3 đếu có đề cập đến giáo phái đáng sợ này, với những tính ngưỡng xa lạ, các phương pháp khủng khiếp và Thủ lãnh đáng gờm của họ.” Arnold, nhà chép sử biên niên người Đức vùng Lubeck cho biết :”Những việc mà tôi đề cập đến vị trưởng lão này dường như khôi hài nhưng đã đựơc tôi kiểm chứng là đáng tin cậy. Lão nhân này có thuật lạ mê hoặc dân chúng, làm cho họ không tôn thờ hoặc tin tưởng vị thần nào khác ngoài ông ta ra. Ông ta còn mê hoặc làm cho họ chỉ tin vào những lời hứa hẹn có đựơc những lạc thú như đựơc hoan lạc miên viễn, làm cho họ thà chịu chết hơn là sống. Thậm chí nhiều người trong bọn họ, chỉ cần ông ta ra lệnh hoặc gật đầu là sẵn sàng nhảy xuống đất từ trên tường thành cao ngất, chịu một cái chết thảm khốc, nát bét đầu óc. Ông ta khẳng định rằng những kẻ được hưởng nhiều ơn phước nhất là khi giết được người và chịu chết vì hành động của mình.Vì thế, khi có kẻ nào trong bọn chọn cái chết theo cách này, tức là sẽ rình giết một ai đó, và rồi đổi lại sẽ chết một cách đấy ân sủng, thì chính tay thủ lãnh sẽ trao cho con dao dành riêng cho việc này, sẽ chuốc cho họ uống say bằng một liều thuốc để cho họ rơi vào trạng thái mơ màng và quên hết mọi việc, cho họ trải qua những giấc mơ kỳ dị, đầy khóai lạc và lạc thú, hoặc cũng gần như thế, và hứa hẹn cho họ đựơc hưởng đời đời những tưởng thưởng khi đã hòan thành những chiến công như thế.
Lúc đầu chính sự phục tùng cuồng nhiệt, chứ chưa phải là các phương pháp giết người, của các Sát thủ đã gợi lên sự tưởng tượng của châu Âu.”Nàng giữ chặt tôi còn hơn Lão nhân sai các tay sát thủ đi giết kẻ tử thù của lão ta”như lời của một tay hát rong xứ Provence nói với người yêu của mình”Người khác thì nói”như các sát thủ hết lòng phụng sự ông chủ của mình, cho nên anh cũng một lòng một dạ với tình yêu của chúng ta”. Trong một bức thư tình không rõ nguồn gốc, người viết trấn an bạn tình”Anh là tên sát thủ, muốn làm theo ý em để đựơc lên thiên đàng”. Tuy nhiên, vào thời đó, chính hành động giết người mới tạo ra một ấn tượng mạnh, và làm cho chữ Sát thủ mang cái ý nghĩa mãi đến ngày nay, chứ không phải sự trung thành.
Khi Thập tự quân trú lại các xứ phương Đông dài ngày hơn, thông tin về các Sát thủ trở nên dồi dào hơn, và chính tại ở đây, một số người Âu còn gặp và trò chuyện với họ. Các hiệp sĩ dòng đền Thánh ( Templar ) và dòng Nhà thương ( Hospitaliers ) đã thành công trong việc khống chế các lâu đài của nhóm sát thủ và buộc họ cống nạp. William xứ Tyre ghi nhận mưu toan bất thành của Sơn trung Lão nhân tìm kiếm cách liên minh với vua xứ Jerusalem; còn người kế vị lại đưa ra một câu chuyện mơ hồ là Bá tước Henry vùng Champagne, khi từ Armenia trở về vào năm 1198, đã được Lão nhân chiêu đãi trong lâu đài của ông ta, và để làm cho khách vui chính Lão nhân này đã ra lệnh cho một số đệ tử nhảy từ trên thành cao xuống đất chết tươi,và sau đó để lấy lòng khách, Sơn trung lão nhân đề nghị một số tên khác theo lệnh của khách : “nếu có kẻ nào đụng chạm đến ngài William, thì cứ bảo cho ông ta biết, ông ta sẽ sai người giết kẻ đó ngay”. Sử gia người Anh là Mathew of Paris lại đưa ra một tài liệu có phần hợp lý hơn cho biết vào năm 1238 có một sứ đòan của một vị vua Hồi giáo nào đó,” và chủ yếu là từ Sơn trung Lão nhân”cử đến châu Âu để nhờ người Anh và người Pháp giúp để chống lại mối đe dọa mới là quân Mông cổ sắp đến từ phương đông.
Vào năm 1250, khi Saint Louis dẫn đầu một cuộc thập tự chinh đến Thánh địa, có khả năng đã trao đổi quà cáp và công việc với Sơn trung lão nhân vào thời đó. Một thầy dòng nói đựơc tiếng Ả-rập là Yves người Bretagne, đi theo sứ đoàn của nhà vua đi đến lãnh địa của các sát thủ, có dịp bàn luận về tôn giáo với thủ lãnh của bọn này. Nhờ tài liệu của ông ta, dù còn chứa nhiều thành kiến và rối rắm, người ta mới lần ra đựơc chút ít đầu mối của một số học thuyết đã biết về chi phái đạo Hồi mà nhóm sát thủ này có liên quan.
Các Thập tự binh biết rằng các sát thủ chỉ là một chi phái ở Syria,và cũng không rõ về vị trí của họ trong Hồi giáo, hoặc các mối quan hệ của họ với các nhóm khác trong xứ sở đạo Hồi. Một trong những người thông thạo nhất về các vấn đề Hồi giáo là James xứ Viry, giám mục thành Acre, ghi nhận rằng vào đầu thế kỷ 13 chi phái này khởi nghiệp tại Ba-tư – ngoài điều này ra dường như ông này cũng chẳng biết gì hơn. Tuy nhiên, vào hậu bán thế kỷ 13, có nhiều thông tin mới và cụ thể cho biết chi phái này vốn có nguồn gốc từ Ba tư. Người đầu tiên đưa tin là William xứ Rubuck, là thầy tu người xứ Flammand được vua Pháp cử đi công cán đến vương triều Đại hãn Mông cổ tại Karakorum vào những năm 1253-1255. William cho biết chuyến lữ hành của mình đã xuyên qua Ba tư, nơi vùng núi non của các tay Sát thủ nối liền với vùng núi Caspia nằm ở phía nam Lý hải ( biển Caspian ). Tại Karakorum, William rất kinh ngạc về các biện pháp an ninh hết sức chi ly, lý do là Đại hãn nghe đâu có 40 tay sát thủ, nguỵ trang dưới nhiều dạng, đã được phái tới để hành thích mình. Đáp lại, Đại hãn sai một trong các anh em của mình đem một đạo quân tấn công xứ sở các sát thủ, và ra lệnh tàn sát tất cả”.
Từ mà William dùng cho các sát thủ tại Batư là Muliech hoặc Muhiet – vốn đi từ gốc Ả-rập là mukhid, số nhiều là. Từ này, có nghĩa là kẻ lệch lạc, thường đựơc dùng cho những chi phái lệch lạc về tôn giáo, và nhất là nhóm Ismaili, là nhóm mà các sát thủ có liên quan. Chi tiết này cũng đựơc nhà du hành Marco Polo lừng danh, khi đi ngang qua Ba tư vào năm 1273 mô tả khi đến pháo đài và thung lũng nơi chi phái đặt tổng hành dinh
“Theo ngôn ngữ của họ thì Lão nhân được gọi là ALOADIN, ông ta cho vây kín một vùng thung lũng giữa 2 quả núi, rồi biến nó thành một khu vườn, to nhất và đẹp nhất từ trước đến nay, trồng đầy các loại cây ăn qủa. Trong vườn, cơ man nào lầu các thanh lịch nhất mà ta có thể tưởng tựơng được, tất cả đều đựơc dát vàng và sơn phết cực kỳ đẹp. Trong vườn có những con suối nhỏ, đầy rượu, sữa và nước chảy tự do ; và rất nhiều phụ nữ và gái đẹp tuyệt trần có thể chơi tất cả các nhạc cụ và hát ( sic) những bài ca du dương và nhảy múa làm say lòng người. Bởi vì Lão nhân muốn làm cho các đệ tử tin rằng đó là cõi Thiên đàng thực sự cho nên ngài đã làm theo đúng như lời Mahomet miêu tả cảnh Thiên đàng, tức là, một khu vườn đẹp có những đường ống dẫn rượu, sữa, nước và mật, cùng các phụ nữ yêu kiều sẵn sàng chìu chuộng khách đựơc mời. Và chắc hẵn là người Saracens ở các vùng này đều tin rằng nơi đó là Thiên đàng đích thực.
“Không ai đựơc phép bước vào khu vườn trừ kẻ nào đựơc Lão nhân có ý định sử dụng làm ASHISHIN. Ngay lối vào của khu vườn chỉ có một lối duy nhất án ngữ một pháo đài rất kiên cố đủ sức chống trả mọi cuộc tấn công. Lão nhân cho nuôi dưỡng trong cung điện của mình một nhóm thanh niên địa phương tuổi từ 12 đến 20, huấn luyện cho họ cách chiến đấu, và Lão nhân kể cho họ nghe các câu chuyện về Thiên đàng như đấng Mahomet đã từng kể, và họ tin vào ông ta cũng như người Saracens tin vào Mahomet. Sau đó, cứ mỗi lượt ông ta dẫn vào khu vườn từ 4 đến 6 hoặc 10 người, cho họ uống một loại thuốc làm cho họ ngủ sâu rồi cho khiêng họ vào bên trong. Khi thức dậy, họ thấy mình nằm trong khu vườn..
“Do khi thức dậy, họ thấy mình đang ở một nơi rất quyến rũ, họ tin ngay rằng đây chính là Thiên đàng. Và rồi các thiếu nữ đến vúôt ve chìu lòng họ, cho họ làm những gì mà đám thanh niên này múôn, và chính bản thân họ không bao giờ nghĩ đến việc rời bỏ nơi khoái lạc này.
Giờ thì vị Quân vương mà chúng ta gọi là Lão nhân dựng nên một triều đình quí phái và hoành tráng, đã làm cho đám thanh niên rừng rú, ngây thơ kia tin một cách chắc chắn rằng chính ông ta là một đấng tiên tri vĩ đại. Và khi ông ta muốn đưa một trong đám Ashashin kia đi làm bất cứ nhiệm vụ gì, ông ta chỉ cần chế một liều thúôc uống mà tôi vừa nói tới, cho một trong những thanh niên đựơc đem vào trong vườn uống, và rồi cho mang anh ta vào Cung điện của mình. Khi thanh niên này tỉnh dậy, anh ta thấy mình đã nằm trong lâu đài và không còn đựơc ở trên Thiên đàng nữa ; việc này khiến cho anh ta thắc mắc.
Sau đó anh ta đựơc đưa vào diện kiến Lão nhân, đầy thành kính cúi lạy trước mặt ông ta, tin rằng bản thân mình đã đựơc gặp vị tiên tri đích thực. Đấng Quân vương lúc đó sẽ hỏi chàng thanh niên từ đâu mà tới, và chàng trai sẽ trả lời là mình đến từ Thiên đàng ! và điều đó hoàn toàn đúng với những gì mà Mahomet đã mô tả trong sách Luật. Điều này dĩ nhiên sẽ làm cho những người đứng gần và những ai chưa được cho vào, hết sức ước ao được đi vào chốn đó.
“Vì thế khi Lão nhân muốn giết bất cứ một Quân vương nào, ông ta sẽ bảo với thanh niên đó”Ngươi hãy đi giết người này ; khi nào ngươi trở về các thiên thần của ta sẽ đưa ngươi đến cõi Thiên đàng. Còn nếu như ngươi chết, thì ta nhất quyết cũng sai các thiên thần mang ngươi về Thiên đàng”. Bằng cách đó ông ta làm cho họ tin ; và không có mệnh lệnh nào của ông ta mà họ chần chừ không thực hiện, bởi vì họ hết sức mong ước đựơc quay trở lại Thiên đàng của ông ta. Qua đó, Lão nhân sai người đi hành thích những kẻ nào mà ông ta muốn thanh toán. Cũng bằng cách này mà ông ta làm cho tất cả các Lãnh chúa khác đều hết sức lo sợ, buộc phải cống nộp để giữ tình hoà hiếu.
“Tôi nói thêm là Lão nhân cũng còn một số tay chân, hành sử rập khuôn ông ta. Một trong những kẻ này đã đựơc phái tới vùng Damascus, một tên khác thì sang vùng Curdistan”
Khi đề cập tới những người Ismaili tại Ba tư là các sát thủ, và người cầm đầu của họ là Lão nhân, Marco Polo – hoặc người chép lời của ông ta – sử dụng các từ chuyên môn quen thuộc tại châu Âu. Tuy nhiên, những từ này có nguồn gốc từ Syria, chứ không phải từ Ba -tư. Các nguồn tài liệu tiếng Ả-rập và Ba- tư chứng minh rõ ràng rằng Sát thủ”Assassin”là một tên gọi địa phương, chỉ dùng cho nhóm Ismaili tại Syria, và chưa bao giờ dùng cho các nhóm tại Ba- tư hoặc tại bất cứ nước nào khác. Tước hiệu”Sơn trung lão nhân ‘ cũng là tiếng Syria. Thường thì người thuộc nhóm Ismaili gọi thủ lãnh của họ là Lão nhân hoặc trưởng lão, theo tiếng Ả-rập là Shakh hoặc tiếng Ba tư là Pir, một từ thông dụng để chứng tỏ sự kính trọng của người đạo Hồi. Tuy nhiên, cách gọi riêng”Sơn trung Lão nhân”dường như chỉ đựơc sử dụng tại Syria, và có lẽ chỉ có các Thập tự binh dùng mà thôi, bởi vì chưa hề thấy trong bất cứ văn bản tiếng Ả-rập nào vào thời đó.
Dần dà các chi nhánh Ismaili ở Syria và Ba- tư đều đựơc gọi chung bằng những từ này. Lời mô tả của Marco Polo, khoảng nửa thế kỷ sau lại đựơc Odoric xứ Pordenone bổ sung bằng những chi tiết tương tự, đã làm cho sự tưởng tượng của châu Âu về các Sát thủ xứ Syria càng sâu đậm hơn. Các câu chuyện về thiên đàng, việc các đệ tử liều thân nhảy từ trên cao xuống đất, tài khéo léo vựơt bực của các sát thủ trong việc nguỵ trang và giết người, và hành tung đầy bí ẩn của thủ lãnh, Sơn trung Lão nhân, đã đi vào các lãnh vực văn chương châu Âu, từ lịch sử, du ký đến thi ca, tiểu thuyết và huyền thoại nữa.
Họ cũng đi vào chính trị nữa. Từ rất sớm người ta đã phát hiện ra bàn tay của Sơn trung Lão nhân trong các vụ mưu sát chính trị hoặc thậm chí các âm mưu ám sát tại châu Âu. Vào năm 1158, khi Frederick Barbarossa đang vây hãm thành Milan, một”sát thủ”bị tóm trong doanh trại của ông ta ; vào năm 1195, khi vua Richard Tim sư tử đang ở tại Chinon, không ít hơn 15 tên đựơc gọi là sát thủ bị bắt, và khai rằng họ vốn do vua nước Pháp gởi tới để giết vua Richard. Chẳng bao lâu, những lời tố cáo như thế xảy ra luôn, và có vô số các vua chúa hoặc người đứng đầu bị tố cáo là bắt tay với Lão nhân, và hoặc nhờ đến bàn tay của ông này để thanh toán kẻ thù của mình. Không mấy ai nghi ngờ những lời tố cáo này vô căn cứ. Thủ lãnh của các tay sát thủ, tại Ba tư hoặc tại Syria, không hề quan tâm đến các âm mưu của Tây Âu ; người Âu không cần đến người ngoài giúp sức trong các phi vụ ám toán của họ. Đến thế kỷ thứ 14, từ sát thủ ( assassin ) có nghĩa là thích khách, kẻ giết người ( murder ), và không còn nói lên bất cứ mối liên hệ gì với chi phái mà từ này phát sinh.
Tuy nhiên chi phái này vẫn tiếp tục gây sự chú ý. Một cuộc điều tra mang tính học thuật về nguồn gốc của chi phái này do Denis Lebey de Batilly công bố tại Lyons năm 1603 là cố gắng đầu tiên của châu Âu về mặt này. Lưu ý đến năm công bố. Nền đạo đức lệch lạc vào thời Phực hưng đã phục hồi phương cách ám sát như là một công cụ chính trị ; còn các cuộc chiến tranh vì tôn giáo thì lại đưa ám sát lên tầm cao của lòng mộ đạo. Sự xuất hiện của các vương triều mới trong đó một người có thể quyết định thể chế chính trị và tôn giáo của một quốc gia, đã chấp nhận ám sát là một vũ khí hữu hiệu. Các bậc vua chúa và hàng trửơng giáo đều rất múôn thuê các sát thủ để lọai bỏ các đối thủ chính trị hoặc tôn giáo của mình – và các nhà lý thuyết sẵn sàng đưa ra các lý lẽ để biện hộ cho cái logic bạo lực trần trụi kia được mang vỏ bọc của một hệ tư tưởng đứng đắn.
Mục đích của Lebey de Bailly khá khiêm tốn ; nhằm giải thích ý nghĩa lịch sử thực sự của từ này vốn đã trở thành thông dụng tại nước Pháp. Nghiên cứu của ông ta chỉ dựa vào các tài liệu Cơ đốc giáo, và như thế cũng không đi quá xa với những gì đã đựơc biết tại châu Âu vào thế kỷ 13. Nhưng dù không có bằng chứng mới thì vẫn có những kiến giải mới. Điều này dễ dàng thấy qua việc William xứ Nassau bị bắn do sát thủ đựơc vua Tây ban nha mướn, vua Henri III của nước Pháp bị một thầy tu dòng Dominicain đâm chết và nữ hoàng Elisabeth của nước Anh phải chật vật lắm mới thoát khỏi bàn tay các sát thủ cuồng tín.
Bước tiến quan trọng đầu tiên thực sự nhằm làm rõ tính kỳ bí của các nguồn gốc và lý lịch của Sát thủ đựơc thực hiện vào đầu thời Khai sáng. Việc này xảy ra vào năm 1697, năm xuất bản bộ sách đồ sộ Thư viện phương đông ( Bibliothèque orientale ) của Bartholomé d ’Herbelot, là một công trình tiên phong chứa đựng phần lớn những gì mà giới học thuật đông phương học ở châu Âu vào thời đó có thể trình bày được về lịch sử, tôn giáo và văn chương Hồi giáo. Đây là lần đầu mà một học giả phương tây có đầu óc tìm tòi và không bị giáo điều ràng buộc, đã sử dụng đến các nguồn tài liệu Hồi giáo – mà hồi đó rất ít đựơc biết đến ở châu Âu – và thử đặt vị trí của các sát thủ gốc Ba- tư và Syrian vào bối cảnh lớn của lịch sử tôn giáo Hồi giáo.
Ông này chứng minh rằng, các sát thủ thuộc nhóm Ismaili, là một nhóm li khai lớn, và nhóm này là một nhánh của phái Shi’a tranh chấp với phái Sunni gây một sự chia rẽ tôn giáo lớn trong Hồi giáo. Những người đứng đầu nhóm Ismaili xưng danh là imam, tức là hậu duệ của Isma’il ibn Ja’far, thuộc dòng dõi Fatima con gái và Ali con rể của đấng tiên tri Muhammad. Trong thế kỷ 18, những nhà đông phương học và sử gia khác căn cứ vào chủ đề này, sau đó bổ sung một số chi tiết mới về lịch sử, tín niệm và các mối liên hệ giữa các sát thủ và chi phái gốc, phái Ismaili. Một số tác giả thử giải thích nguồn gốc của từ Sát thủ ( Assassin ) – một từ thường đựơc cho là có nguồn gốc Ả-rập, nhưng lại chưa đựơc chứng minh trong bất cứ một văn bản tiếng Ả-rập nào. Người ta cũng đưa ra nhiều từ nguyên, nhưng không có từ nào mang tính thuyết phục.
Đến đầu thế kỷ 19, một lần nữa người ta nhắc lại các sát thủ. Cách mạng Pháp và giai đoạn tiếp theo đã làm công chúng quan tâm về âm mưu và ám sát ; công cuộc viễn chinh của Bonaparte sang Ai cập và Syria đã đem lại những mối tiếp xúc mới, gần gụi hơn với phương đông Hồi giáo, và nhiều cơ hội mới để nghiên cứu Hồi giáo. Sau một vài cố gắng của một số tác giả ít tiếng tăm nhằm thoả mãn mối quan tâm của công chúng, thì Silvestre de Sacy, học giả chuyên về Ả-rập lớn nhất thời đó, mới chú ý đến chủ đề này, và vào ngày 19 tháng 5 năm 1809, ông ta đã đọc trước Học Viện nước Pháp ( Institut de France ) một ký sự về triều đại của các Sát thủ và về từ nguyên học của tên này.
Thiên ký sự của Silvestre de Sacy đánh dấu một bước ngoặt trong việc nghiên cứu về các sát thủ. Ngoài loạt tài liệu có nguồn gốc từ phương đông đựơc các học giả trước đó sử dụng, ông này còn có khả năng khai thác một vựng tập phong phú các bản chép tay tiếng Ả-rập tại Thư viện Quốc gia ( Bibliotheque nationale ) ở Paris, gồm nhiều tài liệu sử biên niên Ả-rập quan trọng về các đợt Thập tự chinh mà các học giả phương Tây chưa hề biết đến ; phần phân tích các nguồn tài liệu của ông này hoàn toàn vựơt hẳn những nỗ lực của các tác giả châu Âu trước đó. Phần quan trọng nhất của thiên ký sự là phần kết luận như đinh đóng cột của ông ta về vấn đề gây nhiều thắc mắc đó là nguồn gốc của từ”Assassin – Sát thủ”. Sau khi xem xét và bỏ đi những thuyết trước, ông ta đi đến kết luận là từ này đi từ gốc Ả-rập,
Ngoài phần từ nguyên, phần duyệt lại còn bàn đến ý nghĩa của từ này. Nguyên thuỷ của trong tiếng Ả-rập hashshi có nghĩa là cỏ, hoặc nói rõ hơn là cỏ khô. Về sau, từ này chỉ dùng để gọi cây gai dầu Ấn độ (hemp) với tên khoa học là cannabis sativa mà các tác dụng gây nghiện đã đựơc người Hồi giáo biết đến từ thời Trung cổ. ,
và cho rằng những biến thể Assassini, Assissini, Heyssisini và v.v… trong các nguồn tài liệu lấy từ các đợt Thập tự chinh đều phát xuất từ 2 hình thức Ả-rập là hashishi và hashsash ( với số nhiều thông dụng ashiashiyin là và hashsashin ). Để khẳng định điều này, ông ta còn viện dẫn nhiều văn bản tiếng Ả-rập trong đó các đồng đảng của họ đựơc gọi là hashashi , nhưng không có nguồn nào gọi họ là hassash . Kể từ đó, các tài liệu bổ sung mới phát hiện đều khẳng định hình thức hasshishi– nhưng cho tới nay, chưa có tài liệu nào gọi nhóm Ismaili là cả. Như thế dường như ta phải bỏ đi phần giải thích của Silvestre de Sacy, và tất cả các biến thể châu Âu đi từ gốc Ả-rập là hashshishi và dạng số nhiều là hashshiyyin một từ mới hơn, thường đựơc dùng với nghĩa là người sử dụng hashish. Tuy không thừa nhận ý kiến do nhiều tác giả muộn hơn đưa ra là sở dĩ Assassin đựơc gọi như thế vì họ là người nghiện, nhưng Silvestre de Sacy lại giải thích rằng sở dĩ có tên này vì các thủ lãnh của giáo phải sử dụng hashish một cách kín đáo, nhằm tạo cho các môn đồ cái cảm giác đựơc dự vào cõi thiên đàng đang chờ họ sau khi thực hiện thành công nhiệm vụ đựơc giao phó. Cách giải thích của de Sacy dựa theo câu chuyện của Marco Polo, và một số nguồn tin từ phương đông và phương tây khác về những khu vườn địa đàng bí mật nơi mà các tín đồ được đưa vào sau khi đã bị phục thuốc cho mê muội.
Dù rằng câu chuyện này đã có từ lâu và đựơc lưu hành rộng rãi, nhưng hầu như không hề có thật. Vào thời đó, người ta đã biết sử dụng và biết các tác dụng của hashish, và cũng chẳng có gì là bí mật ; còn việc các giáo phái có sử dụng thúôc hay không thì nhóm Ismaili hoặc các tác giả nghiêm túc phái Sunni cũng đều cho rằng không có. Ngay cả đến cái tên hashishi cũng chỉ là từ gọi địa phương ở Syria, và có lẽ đây là một từ để chỉ sự lạm dụng phổ thông. Nóí trắng ra là từ cái tên này mới đẻ ra câu chuyện chứ không phải ngược lại. Trong nhiều lời giải thích hiện có, nhất là đối với các nhà quan sát phương tây, người ta đem những câu chuyện như thế để giải thích hợp lý cho một hành vi mà cách giải thích khác không làm đựơc.
Tập ký sự của Silvestre de Sacy mở đường cho một loạt những nghiên cưú sâu hơn về chủ đề trên. Chắc chắn trong thể thể loại này được đọc nhiều nhất là bộ Lịch sử các sát thủ cuả Joseph von Hammer, nhà Đông phương học ngưòi Áo, được xuất bản bằng tiếng Đức tại Stuggart vào năm 1818 và các bản dịch tiếng Pháp và tiếng Anh vào những năm 1833 và 1835. Bộ sử của Hammer, mặc dù dựa trên các nguồn tài liệu phương đông, chỉ mang tính hướng dẫn vào thời đó – là một lời cảnh báo chống lại cái ảnh hưởng nguy hại cuả các hội kín … và… chống lại sự bán rẻ tôn giáo một cách tệ hại cho những tham vọng vô hạn đáng kinh sợ ‘. Đối với ông này, các sát thủ chỉ là tập hợp”cuả một lũ lừa bịp và tiếm danh, núp dưới bộ mặt tín ngưỡng khổ hạnh và những lời răn dạy nghiêm khắc, đã làm ô danh mọi tôn giáo và đạo đức ; đám sát thủ này, mà các lưỡi dao găm cuả họ đã sát hại vua chúa cuả nhiều nước, họ đều rất hùng mạnh, bởi vì chỉ trong vòng 3 thế kỷ, mọi người đều khiếp sợ họ, cho đến khi đám vô lại này suy tàn cùng với chế độ Caliphi, chế độ nắm giữ quyền lực thế tục và tinh thần, mà ngay từ đầu họ đã thề sẽ xoá sổ, và khi chế độ này sụp đổ thì họ cũng tiêu ma luôn. Sợ rằng người đọc có thể bỏ qua điểm này, Hammer đem so sánh các Sát thủ với các Tu sĩ dòng đền Thánh ( Templars), dòng Tên ( Jesuits), nhóm Illuminati, nhóm Tam điểm, và nhóm chủ trương giết vua của Quốc ước hội nước Pháp ( French National Convention ).
Cũng như tại phương tây, các tổ mộthức cách mạng thoát thai từ Hội Tam điểm, còn tại phương đông, các sát thủ cũng bắt nguồn từ phái Ismaili. Chính sự điên rồ cuả các nhà khai sáng – những ngưòi cho rằng chỉ bằng lời thuyết giảng, họ có thể giải phóng các quốc gia ra khỏi bàn tay chăm sóc cuả các bậc quân vương, và ra khỏi sự chăn dắt của một tôn giáo thực tiễn –, đã có những biểu hiện khủng khiếp nhất trong Cách mạng Pháp, cũng như tại châu Á, dưới thời Hassan II.
Quyển sách của Hammer đã tạo nên một ảnh hưởng đáng kể, và trong vòng một thế kỷ rưỡi là nguồn tài liệu chính xây dựng hình ảnh các sát thủ đối với người Âu. Trong khi đó, có nhiều công trình nghiên cứu bác học hơn đựơc tiến hành, nhất là tại Pháp, nhằm khám phá, biên dịch và sử dụng các văn bản có liên quan đến lịch sử của giáo phái Ismaili tại Syria và Ba tư. Trong số những công trình quan trọng nhất có tài liệu của 2 sử gia người Ba-tư – Juvayni và Rasid al-Din – sống vào thời kỳ Mongol ; là 2 người tiếp cận được các tài liệu về nhóm Ismaili tại pháo đài Alamut, và nhờ họ ta biết được những thông tin đầu tiên về lãnh địa Ismaili tại miền bắc Ba- tư.
Một bước tiến quan trọng đạt đựơc là sự xuất hiện một dạng tài liệu mới. Việc sử dụng các công trình của người Hồi giáo- chủ yếu là từ phái Sunni – đã bổ sung rất nhiều kiến thức đã có từ các nguồn tài liệu Châu Âu thời Trung cổ ; dù rằng có chứa nhiều thông tin hơn so với các sử gia biên niên và du khách châu Âu, tất cả đều tỏ ra thù nghịch với giáo lý và mục tiêu của nhóm Ismaili. Đây là lần đầu tiên người ta có được những thông tin phản ánh trực tiếp quan điểm của chính người trong nhóm Ismaili. Vào thế kỷ 18, các nhà du hành ghi nhận là vẫn còn nhóm Ismaili sống tại một vài làng ở miền trung Syria.
Vào năm 1810, viên tổng lãnh sự Pháp tại Aleppo là Rousseau, được Silvestre de Sacy khuyến khích, đã xuất bản một công trình mô tả nhóm Ismaili tại Syria vào thời đó có kèm theo các cứ liệu địa lý, lịch sử và tôn giáo. Nguồn tài liệu này không có xuất xứ nhưng dường như được lấy tại địa phương qua lời truyền miệng. Chính Silvestre de Sacy cũng bổ sung một số chú giải. Rousseau là người châu Âu đầu tiên tiếp cận với những người cung cấp tin tại chỗ như thế, lần đầu tiên đã đem về châu Âu những mẫu thông tin nhỏ do chính nhóm Ismaili cung cấp.
Năm 1818, ông này cho xuất bản các đoạn trích từ một quyển sách về nhóm Ismaili lấy đựơc tại Maysaf, một trong những trung tâm Ismaili chính tại Syria. Mặc dù quyển sách này không chứa nhiều sử liệu, nhưng nó cũng cho ta biết một phần về các học thuyết tôn giáo của giáo phái này. Những văn bản khác cũng đựơc đưa về Paris, một số về sau đựơc xuất bản. Trong suốt thế kỷ 19, một vài du khách người Âu, Mỹ có đến thăm các làng mạc của nhóm Ismaili tại Syria, và thông báo vắn tắt về cảnh điêu tàn cùng với dân cư tại những nơi này.
Không có mấy thông tin từ Ba tư là nơi vẫn còn giữ đựơc các phế tích của lâu đài Alamut. Vào năm 1833, trên tờ Tạp chí của Hội Địa lý Hoàng gia ( Journal of the Royal Geographical Society ), một sĩ quan người Anh, Đại tá W. Monteih cho biết ông ta đã đến tận nơi, đi vào thung lũng Alamut nhưng không tìm đựơc lâu đài. Một sĩ quan khác, trung tá Justin Sheil, đi đến nơi và gởi báo cáo cho tạp chí trên vào năm 1838. Vài năm sau, một sĩ quan người Anh thứ 3 là Stewart, đến thăm lâu đài, rồi gần một thế kỷ sau nữa người ta mới tổ chức thám hiểm lại lâu đài Alamut.
Nhưng ở đây, ngòai sự suy tàn ra vẫn còn nhiều cái khác gợi nhớ đến cái vĩ đại đã từng có của giáo phái Ismaili tại Ba tư. Vào năm 1811, Lãnh sự Rousseau tại Aleppo, trong chuyến du hành tới Ba tư, đã tìm hiểu về nhóm Ismaili và lấy làm ngạc nhiên khi biết rằng vẫn còn nhiều người tại nước này tỏ lòng trung thành với một imam thuộc dòng dõi của Ismail. imam này tên là Shah Khalilullah, và ông ta sống tại làng Kehk, gần Qumm, nửa đường giữaTehran và Isfahan.
Rousseau nói thêm rằng”Shah Khalilullah được các tín đồ sùng kính như một vị thần, những người này cho rằng ông ta có thể làm đựơc các phép lạ, ông ta rất giàu nhờ phần tài sản cúng tặng của tín đồ và luôn được tâng bốc bằng tước hiệu đầy hoa mỹ là Caliphi. Mãi về phía Ấn độ cũng có nhóm Ismaili, từ những nơi rất xa phía sông Ấn và sông Hằng họ thường xuyên đến Kehk để được vị imam ban phước lành sau khi đã thu nhận những món lễ vật hào phóng, đầy lòng mộ đạo do họ mang tới.
Năm 1825, một nhà du hành người Anh tên là J.B.Fraser, khẳng định là nhóm Ismaili vẫn còn tồn tại tại Ba tư, và vẫn tiếp tục trung thành đối với thủ lãnh mặc dù họ không còn thực hiện việc ám sát theo mệnh lệnh của ông ta nữa :”ngay đến bây giờ, người này vẫn còn nhận đựơc tôn kính một cách mù quáng của những người còn sống sót dù rằng nhiệt tình của họ không còn mang tính cách sâu đậm và tuyệt đối như lúc trước”Tại Ấn độ cũng có những tín đồ của giáo phái này, đó là những người trung thành hết mức đối với ông thánh của họ.”Thủ lãnh cũ của họ, Shah Khalilullah đã bị ám sát tại Yazd vài năm trước đó ( đúng ra vào năm 1817 ) khi quân phiến loạn nổi dậy chống lại quan chủ thành.”về thẩm quyền tôn giáo, ông ta đựơc một trong những người con hội đủ những điều kiện tương tự theo qui định của giáo phái đứng lên kế tục”.
Phần bổ sung thông tin tiếp theo có nguồn gốc hòan tòan khác. Vào tháng chạp năm 1850, một trường hợp giết người khá bất thường được đưa ra tòa hình sự tại Bombay. 4 người đàn ông bị tấn công, rồi bị giết ngay giữa thanh thiên bạch nhật do xung đột ý kiến trong một cọng đồng tôn giáo mà họ là thành viên. 19 người được đưa ra tòa, trong đó 4 người lãnh án tử hình và bị treo cổ. Nạn nhân và người tấn công đều là thành viên của một chi phái Hồi giáo địa phương gọi là phái Khojas – một cộng đồng gồm hàng chục nghìn người, chủ yếu là dân buôn bán, sinh sống tại quận Bombay và nhiều nơi khác tại Ấn độ.
Vụ xô xát bắt nguồn từ một mối bất hòa kéo dài hơn 20 năm. Nguyên từ năm 1827, một nhóm Khojas không chịu nộp món tiền theo thông lệ cho thủ lãnh của chi phái cư trú mãi ở tận bên Ba-tư. Thủ lãnh này chính là con của Shah Khalilullah, kế vị người cha bị ám sát vào năm 1817. Vào năm 1818, vua Shah của Ba tư đã bổ nhiệm ông ta làm Thống đốc vùng Mahallat và Qumm, và ban cho tước hiệu Aga Khan. Ông ta và các con cháu được biết qua tước hiệu này.
Khi biết nhóm tín đồ tại Ấn độ đột nhiên từ chối không chịu đóng món lệ phí tôn giáo này, Aga Khan bèn cử một đặc sứ từ Ba- tư sang Bombay để chấn chỉnh tình hình. Đi cùng với sứ giả là bà nội của Aga Khan, bà này”ra sức kêu gọi lòng trung thành của nhóm Khojas tại Bombay. Đa số nhóm Khojas vẫn chung thủy với thủ lãnh, nhưng có một nhóm nhỏ tiếp tục chống đối, cho rằng chẳng có lý do gì để phục tùng Aga Khan, và cho rằng người Khojas chẳng chút liên quan đến ông ta. Những cuộc tranh chấp nẩy sinh từ đó đã làm cho cộng đồng phẩn nộ và cuối cùng dẫn đến vụ giết người năm 1850.
Trong thời gian đó, Aga Khan đã rời khỏi Ba tư, do ông ta đã cầm đầu một cuộc nổi dậy chống vua Shah nhưng không thành công, và sau một thời gian ngắn trú tại Afghanistan, ông ta xin lánh nạn tại Ấn độ. Do có công trạng đối với người Anh tại Afghanistan và Sind cho nên ông ta được chính phủ Anh trả ơn. Ban đầu dừng chân tại Sind, rồi cuối cùng định cư tại Bombay, tại đây ông ta tự xưng là thủ lãnh của cọng đồng Khojas.
Tuy nhiên, vẫn còn có một số người không đồng ý, đứng ra chống đối và muốn sử dụng guồng máy luật pháp để gạt bỏ yêu sách của Aga Khan. Sau một vài họat động sơ bộ, vào tháng 4 năm 1866, nhóm li khai nộp đơn kiện lên Tòa Thượng thẩm Bombay, đòi tòa phải ngăn cấm không cho Aga Khan can thiệp vào việc quản lý tài sản ủy thác và các công việc của cộng đồng Khojas.
Vụ án này do Chánh án Sir Joseph Arnould xử. Phiên tòa kéo dài 25 ngày và hầu như tòan thể tòa án ở Bombay đều tham gia. Đôi bên đều đưa ra những án lệ chi tiết, lý lẽ công phu, và các phiên thẩm vấn tại tòa đi vào những lãnh vực chi tiết về lịch sử, gia phả học, thần học và luật pháp. Là một trong rất nhiều nhân chứng, Aga Khan tự khai trước tòa và viện dẫn các chứng cứ về dòng dõi của mình.
Vào ngày 12 tháng 11 năm 1866, Sir Arnould ra phán quyết. Ông này phát hiện rằng, nhóm Khojas tại Bombay là một phần của một cộng đồng lớn Khojas tại Ấn độ, là một nhánh Ismaili của chi phái Shi’a ; tổ tiên của phái này vốn theo đạo Hindu, về sau cải đạo và tuân thủ hòan tòan tín ngưỡng của dòng Shi a nhận Ismail làm imam ; phái này từ trước đến giờ luôn có những ràng buộc phải trung thành về tinh thần đối với dòng dõi các imam của phái Ismaili. Họ đã được một giáo sĩ Ismaili từ Ba tư đến cải đạo khỏang 400 năm trước đó, và tiếp tục chịu sự lãnh đạo tinh thần của con cháu các imam Ismaili, mà người trực tiếp nhất là Aga Khan. Các imam này là hậu duệ của các thủ lãnh tại Alamut, những người này cho rằng mình vốn thuộc dòng dõi các Caliphi dòng Fatimid tại Ai cập và xa hơn nữa là tiên tri Muhammad. Các đồ đệ của họ, vào thời Trung cổ, đã từng nổi danh với cái tên là các Sát thủ.
Phán quyết của quan tòa Arnould, dựa trên nhiều bằng chứng lịch sử và lý lẽ vững chắc, đã xác lập về mặt pháp lý về thân phận của nhóm Khojas thuộc cộng đồng Ismaili, công nhận nhóm Ismaili là thừa kế của nhóm Sát thủ, và công nhận Aga Khan là lãnh đạo tinh thần của nhóm Ismaili và là kẻ thừa kế của các imam tại Alamut. Các thông tin chi tiết về cộng đồng này được công bố lần đầu tiên trên tờ Công báo quận Bombay ( Gazeteer of the Bombay Presidency ) vào năm 1899.
Phán quyết Arnould cũng làm ta chú ý đến sự tồn tại của các cộng đồng Ismaili tại các nơi khác trên thế giới, trong số đó có một số cọng đồng trên thực tế không thừa nhận Aga Khan là thủ lãnh. Những cộng đồng này thường là các nhóm thiểu số nhỏ tại những địa phương xa xôi và hẻo lánh, khó tiếp cận và kín kẻ đến mức có thể liều chết đối với tín ngưỡng và kinh sách của họ. Một số trong các tài liệu này, dưới dạng bản viết tay, lại rơi vào tay các học giả. Lúc đầu tất cả các bản viết tay đều qua ngã Syria – là nơi đầu tiên đựơc phương tây quan tâm về nhóm Ismaili, thời cận đại cũng như thời trung cổ. Sau đó là các nguồn tài liệu xuất phát từ các vùng cách nhau rất xa. Vào năm 1903, một nhà buôn người Ý tên là Caprotti mang về một bộ sưu tập khỏang 60 bản thảo tiếng Ả-rập từ San’a, Yemen – đây là phần đầu trong số nhiều đợt tài liệu được cất giữ tại thư viện Ambrosiana tại Milan.
Khi xem xét, mới phát hiện ra là trong bộ sưu tập này có nhiều công trình về giáo lý Ismaili, phát xuất từ nhóm dân Ismaili hiện đang sinh sống tại miền nam bán đảo Ả-rập. Một số bản thảo có chứa những đọan viết dưới dạng mật mã. Ở đầu kia của châu Âu, các học giả người Nga, nhờ nhận đựơc một số thủ bản của nhóm Ismaili từ Syria, mới phát hiện rằng trong biên giới của Đế quốc Nga cũng có nhóm Ismaili, và năm 1902, Bá tước Alexis Bobrinskoy công bố thông tin về tổ chức và sự phân bố của nhóm Ismaili tại vùng Trung Á thuộc Nga.
Cũng vào cùng thời gian đó, một viên chức thuộc địa tên là A. Polovtsev tìm được một bản sách tôn giáo của nhóm Ismaili viết bằng tiếng Ba- tư ; quyển này được lưu trữ tại Bảo tàng châu Á thuộc Học viện Đế chế Nga. Sau đó, còn một bản khác và giữa những năm 1914 và 1918, bảo tàng lại tậu được một bộ sưu tập các thủ bản Ismaili do các nhà đông phương học I.I. Zarubin và A.A. Semyonov mang về từ vùng Shughnan, nằm trên thượng nguồn sông Oxus. Qua những tài liệu này, và cùng với các bản chép tay có đựơc về sau, các học giả người Nga mới nghiên cứu đến nội dung tôn giáo và tín ngưỡng của nhóm Ismaili tại vùng Pamir và vùng giáp ranh các quận Afgan của Badakhshan.
Kể từ đó, việc nghiên cứu về nhóm Ismaili mới tiến triển nhanh và đáng kể. Càng ngày càng có thêm nhiều tài liệu về Ismaili, nhất là từ các thư viện đồ sộ của giáo phái tại tiểu lục địa Ấn độ, và việc nghiên cứu đi sâu vào chi tiết hơn đã được các học giả từ nhiều nơi thực hiện, kể cả một số người chính bản thân họ thuộc nhóm Ismaili. Một khía cạnh khác là việc phục hồi nền văn học bị thất lạc của giáo phái có phần đáng thất vọng – về mặt lịch sử. Những quyển sách được phát hiện hầu như chỉ đề cập về tôn giáo và các vấn đề có liên quan ; các tác phẩm có tính lịch sử thì đều ít về số lượng và nghèo nàn về nội dung – có lẽ đây là điều không thể tránh được đối với một cộng đồng thiểu số không có trọng tâm về lãnh thổ và định chế để các sử gia thời trung cổ có thể căn cứ vào đó viết thành sử.
Chỉ có lãnh địa Alamut dường như mới có phần ghi chép biên niên – ngay cả phần này cũng chỉ do các sử gia phái Sunni, chứ không phải phái Ismaili, gìn giữ. Nhưng kinh sách của phái Ismaili, dù nghèo nàn về nội dung lịch sử, nhưng lại không hề thiếu các giá trị lịch sử. Tài liệu này chỉ góp một phần nhỏ vào lịch sử truyền miệng các biến cố đã xảy ra – một vài việc về các sát thủ tại Ba- tư, phần ít hơn về các huynh đệ của họ tại Syria.Tuy nhiên, tài liệu cũng có phần đóng góp cực kỳ giá trị giúp cho ta hiểu thêm về bối cảnh tôn giáo của phong trào, và tạo điều kiện có cái nhìn mới về tín ngưỡng, mục đích, ý nghĩa tôn giáo và lịch sử của phái Ismaili trong Hồi giáo, và của nhóm Sát thủ với tính cách là một nhánh của phái Ismaili.
Bức tranh có được về các Sát thủ sẽ khác đi rất nhiều so với những tin đồn và những chuyện kỳ quái khủng khiếp do các nhà du hành thời Trung cổ mang về từ phương Đông, và từ hình ảnh không thân thiện và bị bóp méo mà các nhà đông phương học rút ra từ các tài liệu chép tay của các nhà thần học và sử gia Hồi giáo chính thống, là những người chỉ muốn bác bỏ và tố cáo, thay vì cố tìm hiểu hoặc giải bày. Các sát thủ không còn mang hình dáng một nhóm các thằng khờ ngu ngơ vì bị phục thúôc, bị những kẻ lừa đảo tinh quái giật dây như hình thức âm mưu của những tay khủng bố theo chủ nghĩa hư vô, hoặc là băng nhóm những tay giết mướn chuyên nghiệp.Về mặt này, họ quan tâm cũng không kém.
Chương 2
Giáo phái Ismaili
Cuộc khủng hoảng trong Hồi giáo xảy ra vào năm 632 khi đấng Tiên tri tạ thế. Chính Muhammad cũng chưa bao giờ cho mình khác hơn là 1 người trần thế – tách biệt với những người khác chỉ vì Người là sứ giả của Thượng đế và là người truyền đạt lời của Thượng đế, nhưng chính bản thân của Người không mang tính thần thánh hoặc bất tử. Tuy nhiên, đấng Tiên tri lại không di ngôn rõ ràng là ai sẽ kế vị mình để lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo và cai trị cái nhà nước Hồi giáo mới tạo dựng, và người Hồi giáo cũng mới chỉ có vỏn vẹn một ít kinh nghiệm chính trị của đất nước Ả-rập trước thời kỳ Hồi giáo để theo mà thôi.
Sau một hồi tranh luận căng thẳng gay cấn, họ đồng ý cử Abu Bahr, vốn là 1 trong những người đầu tiên cải sang đạo Hồi và được nhiều người kính trọng, làm Khalifa, người đại diện cho đấng tiên tri – tức là do tình cờ mà 1 định chế lịch sử trọng đại chế độ Caliph (Caliphate) đã được thiết lập.
Ngay từ khi mới bắt đầu có định chế Caliphate, đã có 1 nhóm tín đồ cho rằng chính Ali, là cháu gọi đấng tiên tri bằng chú và cũng là con rể của người mới xứng đáng kế vị hơn là Abu Bakr hoặc các Caliph sau này. Sự ủng hộ của họ một phần rõ ràng là do họ tin tưởng Ali có những phẩm chất phù hợp với công việc – một phần có lẽ là do niềm tin về quyền thừa kế chính đáng thuộc về dòng họ của đấng tiên tri. Nhóm này được gọi là Shi’atu ‘Ali, đảng của Ali, về sau được gọi đơn giản là Shi’a. Qua thời gian, đây là nguyên nhân xung đột tôn giáo quan trọng nhất trong đạo Hồi.
Ban đầu, Shi’a chỉ là 1 phe nhóm chính trị – những người ủng hộ 1 ứng viên để dành quyền lực, không hề có sự khác biệt về học thuyết tôn giáo và cũng không liên quan đến nội dung tôn giáo nào khác hơn là những gì nằm trong bản chất của thẩm quyền Hồi giáo về mặt chính trị. Nhưng chẳng bao lâu sau, xuất hiện những thay đổi quan trọng trong thành phần của tín đồ cùng với bản chất của kinh sách. Đối với nhiều tín đồ dường như cộng đồng và nhà nước Hồi giáo đã có 1 bước ngoặt sai lầm ; thay vì là 1 xã hội lý tưởng như đấng Tiên tri và những giáo đồ mộ đạo đầu tiên vạch ra, thì lại cho ra đời 1 đế quốc được cai trị bởi 1 thiểu số quí tộc tham lam, vô sĩ ; thay vì bình đẳng và công lý, thì lại được cai trị bằng bất công, đặc quyền và thống trị.
Theo quan điểm này, nhiều tín đồ cho rằng khi nào quyền lực được giao cho ruột thịt của đấng tiên tri thì mới có thể phục hồi được sứ điệp chân chính, chính gốc của đạo Hồi.
Vào năm 656, sau khi vị Caliph thứ ba -Uthman – bị các tín đồ Hồi giáo nổi lọan ám sát, cuối cùng chức vụ Caliph cũng được trao cho Ali – nhưng thời gian trị vì của ông này quá ngắn, bị bất hoà và nội chiến xâu xé. Đến lượt Ali bị ám sát vào năm 661, chức Caliph lại lọt vào tay Mu’awiya phe đối nghịch, nhà Umayya ; họ này giữ quyền đến gần 1 thế kỷ.
Phái Shi’a không tàn lụi sau khi Ali chết. Nhiều nhóm Hồi giáo tiếp tục bày tỏ sự trung thành với con cháu của Đấng Tiên tri, mà họ coi là các nhà lãnh đạo hợp pháp của cộng đồng Hồi giáo. Càng ngày những đòi hỏi này, và sự hậu thuẫn do họ xướng lên lại càng mang đậm tính tôn giáo, thậm chí cả tính cứu chuộc nữa. Nhà nước Hồi giáo, ở dạng lý tưởng, là 1 thể chế chính trị, được hình thành và gìn giữ theo luật thánh. Quyền lực tối cao của nhà nước là do Thượng đế trao ; còn Caliph, người giữ quyền lực, được giao nhiệm vụ gìn giữ đạo Hồi và tạo điều kiện cho tín đồ Hồi giáo có được một cuộc sống tốt đẹp theo nghĩa Hồi giáo.
Trong xã hội này, không hề có sự phân biệt giữa thế tục và tôn giáo – về mặt luật pháp, pháp quyền, hoặc về thẩm quyền. Nhà thờ và nhà nước chỉ là một, với Caliph là người đứng đầu. Ở nơi mà cơ sở của bản sắc và sự gắn kết trong xã hội, các giềng mối trung thành và nghĩa vụ đối với nhà nước, tất cả đều được thai nghén và diễn đạt bằng các thuật ngữ tôn giáo, thì sự phân biệt quen thuộc của phương tây giữa tôn giáo và chính trị – giữa các thái độ và các họat động tôn giáo và chính trị – đều trở nên không thực tế và vô nghĩa. Khi sự thất vọng về chính trị – có lẽ cũng do xã hội quyết định – tìm được cách biểu lộ dưới hình thức t