7 món nhất định phải có trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 7
Dân gian có câu: "Tết quanh năm không bằng Rằm tháng 7". Dù gia đình còn nhiều thiếu thốn đến đâu, người Việt cũng cố gắng vun vén để trở về với gia đình dâng cúng tổ tiên 7 món truyền thống trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 . Xôi đỗ xanh thường được chọn để trên mâm cỗ cúng Rằm tháng 7. ...
Dân gian có câu: "Tết quanh năm không bằng Rằm tháng 7". Dù gia đình còn nhiều thiếu thốn đến đâu, người Việt cũng cố gắng vun vén để trở về với gia đình dâng cúng tổ tiên 7 món truyền thống trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 7.
Xôi đỗ xanh thường được chọn để trên mâm cỗ cúng Rằm tháng 7.
Ngoài ra, có một số bà nội trợ khéo tay hơn, thường nấu xôi vò hạt sen thơm nức để cúng.
>>> Tham khảo thêm: Cách làm xôi vò hạt sen tơi mềm ngon không cưỡng nổi
Để nấu xôi đỗ xanh, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
- 1,5 bát gạo
- 0,5 bát đỗ xanh đã bỏ vỏ (có thể cho ít, nhiều tùy theo sở thích)
- ½ thìa muối
- 2 thìa đường / 1 thìa mật ong
- 1/3 bát con nước cốt dừa (nếu có)
Cách nấu xôi đỗ xanh:
1. Gạo và đỗ cho ra thau, đổ nước ấm ngập mặt gạo và đỗ. Ngâm trong vòng 4-5 tiếng (hoặc trước khi đi ngủ ngâm gạo đỗ, sáng hôm sau nấu), tùy theo nếu có thời gian, còn nếu không thì 3 tiếng cũng được. Gạo ngâm trước sẽ giúp xôi dền, dẻo, mềm hơn rất nhiều đó bạn.
2. Gạo đỗ sau khi ngâm nở to hơn, đem vo nhẹ, xóc, để ráo nước. Cho muối, đường/mật ong vào xóc đều để gạo ngấm rồi đổ gạo vào chõ đồ chín. Khi xôi đã chín tới lần 1, bạn mở chõ ra để đảo đều nước cốt dừa vào xôi rồi hấp tiếp khoảng 15 phút nữa là chín.
3. Xới xôi ra khuôn rồi ép thành khuôn có hoa văn đẹp mắt để cúng tổ tiên.
Ngoài ra, xôi đỗ xanh rất dễ nấu nên các chị em thành thị không có chõ, có thể tận dụng lò vi sóng hoặc nồi cơm điện để nấu xôi. Bạn hãy tham khảo chi tiết cách nấu xôi đỗ xanh bằng nồi cơm điện hoặc lò vi sóng trên lamsao.com nhé!
Gà luộc cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 7.
Để luộc gà, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu như sau:
- 1 con gà (có thể chọn gà ta hoặc gà Tam Hoàng).
- 1 củ gừng
- 3 củ hành tím
- 5-7 lá chanh
- 5g muối
- 1 củ nghệ
- Mỡ gà
- Nồi to
Cách luộc gà ngon
1. Đầu tiên, mình đặt gà vào nồi rồi đổ nước lạnh xâm xấp ngập con gà.
2. Sau đó, cho 1 thìa muối vào hòa với nước. Đập dập gừng và cắt đôi hành tím ra rồi cho vào nước rồi đun thịt gà lửa to trong vòng 5 - 10 phút, đến khi nước sôi thì vặn lửa nhỏ để nước luộc sôi liu riu cho chín ở bên trong mình gà. Không nên để sôi sùng sục để tránh làm rách da gà. Đến khi gà sôi vừa, mình vặn nhỏ lửa lại nhé!
3. Trong lúc đợi thịt gà sôi, chúng mình làm sốt nghệ để phết lên da gà nhé! Đập dập 1 củ nghệ. Cho mỡ gà vào chảo nhỏ rồi rán lên cho đến khi mỡ bắt đầu chảy ra. Cho nghệ vào mỡ gà rồi tiếp tục rán cho đến khi được hỗn hợp màu vàng đẹp mắt.
4. Tiếp tục đun khoảng 15 phút rồi tắt bếp và ngâm gà trong nồi thêm 30' nữa.
>>> Mách nhỏ: Để thử xem gà đã chín chưa, mình dùng tăm đâm vào phần thịt dày nhất, nếu tăm không có màu hồng thì thịt đã chín đều rồi đấy!
5. Sau khi luộc chín, mình nhấc gà ra rồi nhúng ngay vào chậu nước sạch để nguội có đá lạnh. Bước này sẽ giúp da gà được căng giòn đấy!
6. Dùng hỗn hợp mỡ gà và nghệ bôi đều lên da gà để có màu vàng ươm đẹp mắt. Nhiều gia đình để nguyên con gà đã luộc, nhồi lòng mề luộc vào trong bụng gà để cúng Rằm.
Còn nếu bạn muốn chặt gà ra để cúng, bạn nhớ để gà nguội hẳn rồi hẵng chặt ra các bạn nhé! Chặt gà cũng là một nghệ thuật làm sao để đĩa thịt gà được chặt thật đẹp, miếng nào ra miếng nấy thì phải có bí quyết.
Vậy là món thịt gà luộc đã hoàn thành rồi! Với người Việt Nam, những ngày rằm, mùng 1 hay lễ tết không thể thiếu món gà luộc. Những con gà chắc khỏe, được luộc chín căng mình béo ngậy, thêm bông hoa hồng bằng ớt cắm phía mỏ bày lên mâm cỗ cúng tổ tiên thể hiện lòng thành của con cháu. Chính vì vậy, luộc gà ngon phải biết cách và được nhiều chị em đảm đang chia sẻ với nhau.
Miến nấu lòng gà dai dai, sần sật, lòng gà thơm lừng, nước dùng ngọt tự nhiên cũng được nhiều bà nội trợ làm cho mâm cỗ cúng Rằm tháng 7.
Chuẩn bị như sau:
- Lòng mề gà (có thể thêm buồng trứng non nếu có)
- Nước dùng xương ninh từ xương gà hoặc xương lợn (lượng nước đủ dùng)
- Miến dong
- Mộc nhĩ, nấm hương
- Hành khô, hành tươi, rau mùi, rau răm…
- Gia vị muối, mỳ chính.
Cách nấu miến lòng gà:
1. Miến dong đem ngâm với nước cho nở, rồi cắt ngắn. Mộc nhĩ, nấm hương bạn cũng ngâm cho nở rồi rửa sạch, cắt chân nấm và mộc nhĩ rồi thái nhỏ. Các loại hành lá, mùi, rau ram bạn nhặt sạch, loại bỏ lá úa, héo rồi rửa sạch, thái nhỏ.
2. Lòng mề gà rửa sạch, thái miếng vừa ăn, ướp với 1 chút gia vị cho ngấm.
3. Bắc nồi lên bếp, bạn đổ chút dầu ăn vào nồi rồi cho lòng mề gà đã ướp vào xào cùng với mộc nhĩ nấm hương cho chín.
4. Nước dùng gà đun sôi, nêm nếm gia vị vừa miệng ăn, thả miến vào trần và vớt ra bát. Bạn không nên để miến trần lâu quá, miến sẽ bị nở quá trở nên nhão và bủn sợi nhé! Sau đó bạn bày lòng gà xào lên trên cùng với hành dăm, đổ nước dùng vào bát miến và đặt lên mâm cỗ để cúng tổ tiên. Khi cúng xong, bạn có thể hâm nóng lại miến và thưởng thức nhé!
Xem ngay cách nấu miến lòng gà chi tiết bằng hình ảnh: Cách nấu món miến nấu lòng gà cho mâm cỗ
-
4
Món nem rán nóng giòn
Nem rán là món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp rằm, lễ Tết. Nem rán từ lâu đã trở thành món ăn truyền thống của người Việt Nam, đặc biệt là người dân miền Bắc. Không chỉ trong dịp lễ Tết, ngay cả cuộc sống đời thường nhiều gia đình vẫn thường rán nem để đổi bữa.
Cách làm nem rán khá đơn giản, vì vậy, đừng quên làm món nem rán để cho mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 thêm đầy đặn, phong phú với 7 món truyền thống nhé!
Nem rán ngon phải pha được bát chấm nem ngon.
Ngày nay, mặc dù có nhiều cách làm nem rán như nem rán hải sản, nem rán chay... nhưng món nem rán truyền thống vẫn là món ăn ngon được người miền Bắc yêu thích và làm trong dịp ngày rằm, lễ Tết cổ truyền.
Xem ngay chi tiết tại: Cách làm nem rán ngon tròn vị đúng điệu miền Bắc
-
5
Đĩa giò lụa mềm thơm
Trong mâm cỗ truyền thống, ai ai cũng không thể quên đặt 1 đĩa giò lụa được tỉa khéo léo hoặc xếp thật ngay ngắn, giản đơn bên các món gà luộc, đĩa xôi. Đĩa giò, đĩa chả luôn giữ vị trí mỹ vị và đã trở thành món ăn không thể thiếu nhất là trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 7.
Miếng giò lụa dai giòn đậm đà vị mắm ngon với mùi tiêu thơm, dùng kèm xôi gấc hay xôi đỗ xanh thì chao ôi, ngon không thể tả. Nhất định trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 7, bạn nhớ chuẩn bị một đĩa giò lụa nhé!
Ngày nay, giò lụa được bán rất nhiều ở chợ hoặc siêu thị. Nếu mua được khúc giò lụa ngon, còn nóng hôi hổi, bạn hãy mua về để xắt khoanh dâng cúng tổ tiên. Còn nếu có thời gian, hãy học cách làm giò lụa. Giò lụa làm tại nhà vừa ngon, đơn giản lại an toàn. Công thức làm giò lụa cũng khá dễ dàng, các bạn thử nhé!
Đĩa giò, đĩa chả luôn giữ vị trí mỹ vị và đã trở thành món ăn không thể thiếu.
-
6
Nộm gà xé phay giòn mát
Bên cạnh những món nem, giò chả dễ gây ngán trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 7, người Việt không thể thiếu món rau nộm. Nộm có nhiều khúc biến tấu khác nhau: nộm rau muống, hoa chuối, xu hào…. nhưng tựu chung đều rất đơn giản, dễ làm và rất được ưa chuộng trong mâm cỗ cúng tổ tiên.
Với cách làm nộm gà xé phay ngon, bạn sẽ có ngay món ngon đặt trên mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 cho gia đình. Cách làm gà xé phay không khó chút nào cả, bạn hãy làm món gà xé phay này để mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 của gia đình thêm tươm tất nha.
Mâm cỗ cúng rằm, bạn nhớ nấu bát chè sen long nhãn để dâng cúng tổ tiên nhé!
Nguyên liệu:
- 0.5kg nhãn tươi
- 2 lạng hạt sen
- Nước, đường: vừa miệng ăn
Cách nấu chè hạt sen long nhãn:
1. Nhãn bóc vỏ, bỏ hạt. Bạn bóc cẩn thận tránh làm rách thịt quả nhãn nhé!
2. Hạt sen rửa sạch, bỏ tâm sen và lớp vỏ lụa rồi cho vào nồi cùng nước sạch, ninh cho chín.
3. Khi hạt sen chín, bạn cho từng hạt sen vào giữa thịt quả nhãn đã bóc.
4. Làm cho đến khi hết hạt sen hoặc nhãn, phần còn lại bạn để lại trong nồi. Nêm nếm lượng đường cho vừa miệng.
5. Thả toàn bộ hạt sen long nhãn vào nồi, đun sôi lại rồi tắt bếp. Để chè nguội.
6. Múc chè ra bát, thêm đá hoặc ăn khi chè nguội đều được. Chè hạt sen long nhãn là món ẩm thực tinh tế và thanh tao của người Việt. Chè hạt sen long nhãn rất bổ dưỡng, giúp con người giải nhiệt, giải độc và thanh lọc cho cơ thể. Món chè này không nên nấu quá ngọt, bởi chè chỉ cần ngọt mát nên sẽ thưởng thức được vị ngọt tự nhiên của nhãn và độ bùi của hạt sen. Mâm cỗ cúng rằm, bạn nhớ nấu bát chè sen long nhãn để dâng cúng tổ tiên nhé!
Xem ngay bài hướng dẫn chi tiết: Cách nấu chè sen long nhãn thanh mát, giải nhiệt
Ngày nay, cuộc sống bận rộn, các nét truyền thống dù không bị mất đi nhiều nhưng cũng dần thay đổi hợp với xu hướng hiện đại. Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 truyền thống ngày nay không chỉ có những món thuần Việt mà còn du nhập thêm các món ăn từ nền văn hóa khác.
Tuy nhiên, những món ăn chính như đĩa xôi, giò lụa, gà luộc, nem, nộm, miến nấu và thêm một đĩa xào…vẫn luôn đủ đầy, để tiếp nối giá trị ngàn năm. Vì vậy, dù bận rộn đến đâu, những đứa con đi xa làm ăn vẫn luôn hướng về và trở về ngày đoàn viên trong ngày Rằm tháng 7, để tụ họp đông đủ gia đình, thành kính dâng hương với tổ tiên.
Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn đảm đang chuẩn bị một mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 món ăn ngon cho gia đình nhé!
Bạn tham khảo thêm:
>>> Cách làm món chay ngon cho ngày Rằm tháng 7
>>> Miến xào thập cẩm - món ngon cho ngày Rằm tháng 7