Cây lô hội chữa bệnh gì? – Bạn đã biết gì về cây lô hội
Lô hội có nguồn gốc từ các nước phương tây mới du nhập vào Việt Nam trong thời gian gần đây nhưng được rất nhiều người biết đến và ưa chuộng bởi công dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Lô hội không chỉ được chị em tin tưởng sử dụng để làm đẹp mà còn có tác dụng điều trị bệnh rất tốt. Hãy cùng chúng ...
Lô hội có nguồn gốc từ các nước phương tây mới du nhập vào Việt Nam trong thời gian gần đây nhưng được rất nhiều người biết đến và ưa chuộng bởi công dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Lô hội không chỉ được chị em tin tưởng sử dụng để làm đẹp mà còn có tác dụng điều trị bệnh rất tốt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiể công dụng tuyệt vời từ loại cây này nhé.
- Mô tả cây lô hội
- Công dụng của lô hội
- Lô hội chứa chất độc
- Cách sử dụng lô hội an toàn
- Những đối tượng không nên sử dụng lô hội
Mô tả cây lô hội
Lô hội có tên khoa học là aloe vera hay người ta còn gọi là cây nha đam.Lô hội có tên khoa học là aloe vera hay người ta còn gọi là cây nha đam. Cây lô hội thuộc họ xương rồng nên có thể sống và phát triển ở điều kiện nhiệt độ nóng và khí hậu khô, đất đai cằn cỗi.
Như đã nói lô hội được chị em phụ nữ tin tưởng sử dụng để làm đẹp, điều trị mụn. Không chỉ vậy cây lô hội còn được xem như một loại thảo dược, cây thuốc nam để giải nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, ngoài những công dụng mà cây lô hội mang lại thì chúng có những mặt hại không thể ngờ đến. Nếu các bạn không biết cách sử dụng loại cây này thì không những không mang lại hiệu quả mà gây hại cho bản thân.
Vây lô hội có một số thành phần hóa học giúp cung cấp gel và nhựa cho y học. Lá của cây lô hội dài, có gai bên ngoài. Bên trong lá lô hội là gel trông giống như thạch. Ngoài ra còn có lớp nhữa màu vàng nằm ở phía dưới của lớp vỏ cây. Lớp nhựa này rất độc có thể gây nên một số tác dụng phụ nếu không biết cách sơ chế lô hội.
Bộ phận dùng
Người ta chỉ thường sử dụng lớp nhựa bên trong để điều trị bệnh hay còn gọi là nhựa alion.
Tính vị và tác dụng của cây lô hội
Trong đông y lô hội có vị đắng, tính hàn nên được sử dụng để điều kinh, có lợi cho hệ tiêu hóa như diệt lý sinh trùng, nhuận tràng, hay các bệnh ngoài da như mụn nhọt, viêm da,…
Thành phần hóa học của lô hội
Thành phần hóa học của cây lô hội chủ yếu là aloin. Alion trong lô hội có tác dụng như chất tẩy, kháng khuẩn vì vậy thường được sử dụng để điều trị mụn nhọt và các bệnh ngoài da.
Ngoài alion thì lô còn còn có chứa các thành phần hóa học khác như isoaloin, B-aloin, aloe-emodin, aloinoside A, B.
Công dụng của lô hội
Sử dụng lô hội thường xuyên sẽ mang lại nhiều hiệu quảTheo nhiều nghiên cứu khoa học việc sử dụng lô hội thường xuyên sẽ mang lại nhiều hiệu quả như:
Cây lô hội chữa bệnh ung thư: Lô hội không những được sử dụng để phòng tránh bệnh ung thư mà còn có tác dụng điều trị một số bệnh ung thư như ung thư đại tràng, u não, bạch huyết.
- Chữa u não: 15g lô hội, 15g thanh đại, 15g đại hoàng, 12g long nha thảo, 20g đương quy, 6g hoàng liên, 10g chi tử, 6g hoàng cầm, 4g hoàng bá, 6g mộc hương và 2g xạ hương. Tán bột tất cả các vị thuốc trên, uống 2 lần trong ngày, mỗi lần từ 8 – 12g.
- Chữa bạch huyết: Lô hội 20g, đương quy 20g. Viên tròn uống 2 lần trong ngày, mỗi lần từ 8 – 12g.
- Chữa ung thư đại tràng: lô hội 20g, chu sa 15g. Dùng rượu làm viên, uống 4g mỗi ngày cùng với rượu.
Cây lô hội chữa bỏng: Thành phần gel bên trong lô hội có tác dụng làm lành vùng da bị bỏng, làm dịu mát tạo cảm giác dễ chịu ít bỏng rát. Bạn nên bôi gel lô hội một ngày khoảng 2 lần để vết bỏng nhanh chóng lành và cải thiện vùng da bị bỏng.
Cây lô hội trị nám da: Dùng lô hội tươi bỏ phần vỏ bên ngoài, giữ lại phần gel bên nhau sau đó thoa trực tiếp lên vùng da bị nám.
Cây lô hội trị mụn: Tuổi càng cao da mặt càng có nhiều vết nhăn, mụn nổi lên rất nhiều. Nếu chăm chỉ và thường xuyên bôi lớp gel lô hội lên vùng da mặt vào mỗi buổi sáng và tối sẽ giúp cải thiện được tình trạng da mặt ở người cao tuổi.
Cây lô hội trị táo bón: Bạn có thấy lớp nhựa màu vàng phía dưới lớp vỏ cây lô hội không. Chỉ cần sử dụng lớp nhựa màu vàng này thì chứng táo bón sẽ được cải thiện. Tuy nhiên bạn cần lưu y lớp nhựa này rất độc nên nếu sử dụng nhiều sẽ gây nên hiện tượn tiêu chảy. Vì vậy, khi sử dụng phải hết sức cẩn thận nhé.
Cây lô hội chữa mẩn ngứa ở da và miệng: Với trường hợp bị ngứa vùng da và miệng bạn chỉ cần bôi gel lô hội hoặc sử dụng nước súc miệng lô hội để giảm đau và các vùng da bị ngứa nhanh lanh hơn.
Cây lô hội giúp cải thiện mụn rộp cùng sinh dục: Ngoài sử dụng lô hội tự nhiên bạn có thể sử dụng lô hội đã được chế biến thành các loại kem chứa lô hội cũng giúp điều trị và cải thiện triệu chứng mụn rộp sinh dục ở nam giới.
Cây lô hội chữa đau nhức: Lá lô hội tươi đem giã nát đắp vào chỗ sưng đau. Đồng thời xay nhỏ hoặc giã nát 20g lá lô hội để uống 2 – 3 lần trong ngày.
Cây lô hội trị xơ hóa dưới niêm mạc miệng: Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng gel lô hội có khả năng giảm nóng rát, giúp co miệng và cằm hoạt động nhanh nhẹn hơn, đồng thời giúp cải thiện tình trạng xơ hóa niêm mạc.
Cây lô hội chữa đau bụng kinh: Lô hội 20g, rễ củ gai 20g, nghệ đen 12g, tô mộc 12g, cam thảo 4g. Sắc nước uống 2-3 lần trong ngày.
Cây lô hội chữa bệnh vảy nến: Nói đến tác dụng của gel lô hội trong việc điều trị bệnh vảy nên thì không còn ai có thể phủ nhận. Gel lô hội giúp vùng da bị vảy nến đóng vảy nhanh chóng.
Cây lô hội giúp giảm cân: Bạn đang thừa cân, bạn muốn giảm cân. Cách giảm cân hiệu quả mà thời gian qua được chị em mách nhau đó chính là sử dụng gel lô hội để giảm mỡ ở những người bị bệnh tiểu đường.
Cây lô hội giúp chị em làm đẹp: Một công dụng của cây lô hội không thể không bỏ qua đó chính là công dụng làm đẹp từ cây lô hội mang lại. Lô hội được sử dụng để giảm rụng tóc. Các loại kem được điều chế từ lô hội có tác dụng dưỡng ẩm da rất tốt, tẩy trang kháng khuẩn. Nước súc miệng bằng lô hội giúp làm giảm tình trạng hôi miệng nhanh chóng.
Lô hội chứa chất độc
Cây lô hội nếu không được sơ chế cẩn thận sẽ rất độcNgoài những tác dụng ngoài sức mong đợi từ cây lô hội mà chúng tôi vừa giới thiệu tới bạn đọc phía trên thì cây lô hội nếu không được sơ chế cẩn thận sẽ rất độc.
Nhiều người thắc mắc tại sao lô hội có nhiều công dụng như vậy mà lại có độc. Lớp nhựa màu vàng ngay phía dưới lớp vỏ của cây lô hội đấy chính là chất độc. Chất nhựa màu vàng có chứa aloin, thành phần hóa học này nếu sử dụng nhiều hoặc không phù hợp sẽ gây nên hiện tượng kích ứng da và gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn khiến người sử dụng không thể lường trước được.
Phần nhựa trong suốt phía bên trong cũng vậy. Nếu sử dụng không đúng cách sẽ làm cho suy giảm manhj chất điện giải gây nên hiện tượng tiêu chảy. Nếu sử dụng với một liều lượng không an toàn cũng gây hại cho cơ thể, gây nên những tác dụng phụ như co thắt và đau dạ dày.
Nếu bạn thường xuyên sử dụng lô hội hoặc ngày nào cũng sử dụng sẽ gây nên tình trạng mất nước làm cho suy nhược cơ thể, mạch đập chậm, rối loạn tiêu hóa, sút cân, rối loạn nhịp tim, các vấn đề về gan. Chính vì vậy mà lô hội bị cấm sử dụng sản xuất dược phẩm.
Cách sử dụng lô hội an toàn
Cách sơ chế lô hội đảm bảo an toàn và đúng cách nhất.Khi sử dụng lô hội cào bất cứ mục đích nào cũng cần phải chú ý đến liều lượng vừa đủ và cách sơ chế sao cho đảm bảo an toàn và đúng cách nhất.
Cách lấy gel lô hội an toàn:
Bước 1: Lá lô hội đem rửa thật sạch dưới vòi nước đang chảy.
Bước 2: Sau khi rửa sạch để lá lô hội khô hoàn toàn hoặc dùng một chiếc khăn sạch thấm cho hết nước.
Bước 3: Dùng dao hoặc kéo cắt phần gai hai bên lá lô hội.
Bước 4: Lấy dao cạo đi một lớp vỏ bên ngoài và giữ lại một lớp. Bạn nên nhớ phần gel phải tỏng suốt không có lẫn phần nhựa màu vàng.
Bước 5: Dùng thìa hoặc sống dao nào lấy phần geo ra khỏi lớp vỏ còn lại.
Những đối tượng không nên sử dụng lô hội
Không nên sử dụng lô hội phụ nữ mang thai và cho con búPhụ nữ mang thai và cho con bú: trong lô hội chứa aloin khiến tử cung bị cô bóp dễ gây sinh non hoặc xảy thai.
Người có vấn đề về thận: Nếu sử dụng lô hội không hợp lý và quá liều lượng sẽ làm giảm chức năng thận và các triệu chứng nguy hiểm khác.
Trẻ em: Tuyệt đối không sử dụng lô hội cho trẻ em dưới 12 thán tuổi.
Người bị bênh tiểu đường: Lô hội làm giảm lượng đường trong máu nên người bị bệnh tiểu đường tuyệt đối không được sử dụng.
Bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật: Lô hội làm giảm đường huyết ở bệnh nhân mới thực hiện phẫu thuật. Bạn chỉ nên sử dụng lô hội trước khi phẫu thuật ít nhát 2 tuần.