10 loại trạng từ thường gặp khi học tiếng Anh (phần 2)

Tùy theo ý nghĩa mà trạng từ diễn tả hay vị trí của chúng câu mà trạng từ có thể được phân thành nhiều loại khác nhau. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu về những loại trạng từ thường gặp khi học tiếng Anh và không bị nhầm lẫn giữa các loại từ với nhau nhé. Bài viết dưới đây chính sẽ tiếp tục nội ...

Tùy theo ý nghĩa mà trạng từ diễn tả hay vị trí của chúng câu mà trạng từ có thể được phân thành nhiều loại khác nhau. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu về những loại trạng từ thường gặp khi học tiếng Anh và không bị nhầm lẫn giữa các loại từ với nhau nhé.

Bài viết dưới đây chính sẽ tiếp tục nội dụng của bài “10 loại trạng từ thường gặp khi học tiếng Anh (phần 1)”.

6. Quantity - Trạng từ chỉ số lượng


Loại trạng từ này thường được dùng để đề cập số lượng (ít, nhiều hoặc một, hai, ba,… lần). Nó thường đứng ở cuối câu và trước trạng từ chỉ thời gian.

Ví dụ:

How often do you come back home? It’s twice a month. – Bao lâu bạn thường về nhà? Một tháng hai lần.

Trong đó, “twice” là trạng từ chỉ số lượng và “a month” là trạng từ chỉ thời gian.

 

Một số loại trạng từ thường gặp trong tiếng Anh (Ảnh: partofspeech).

7. Questions – Trạng từ nghi vấn


Đây là các trạng từ đứng đầu câu hỏi như when, where, how, why, và các trạng từ khẳng định / phủ định / phỏng đoán như: perhaps / maybe (có lẽ), certainly / surely (chắc chắn), of course (dĩ nhiên), willingly (sẵn lòng),…Các trạng từ phủ định, khẳng định và phỏng đoán có thể đứng một mình, đầu câu hay là sau động từ đặc biệt và trước chính.

Ví dụ:

Why didn’t you go to school yesterday?

(Tại sao bạn không đi học ngày hôm qua?)

8. Relation – Trạng từ liên hệ


Đây là trạng từ để kết nối 2 mệnh đề với nhau, có thể diễn tả địa điểm (where), thời gian (when) hay lí do (why). Vị trí của trạng từ này thường đứng trước mệnh đề thứ hai.

Ví dụ:

I remember the day when I met her on the party. – Tôi nhớ ngày mà tôi đã gặp cô ấy ở buổi tiệc.

9. Trạng từ có cùng cách viết với tính từ


Có nhiều tính từ và trạng từ trong tiếng Anh có cách viết giống nhau. Vậy nên, phải đưa vào cấu trúc và vị trí của chúng để xác định đâu là tính từ và đâu là trạng từ. Lưu ý: có một số tính từ và trạng từ có cách viết và đọc tương tư nhau như là: only, late, fast, pretty, even,…

Ví dụ: A hard worker works very hard. (Một nhân viên chăm chỉ làm việc rất chăm chỉ).

10. Cách hình thành trạng từ


Hầu hết trạng từ có thể được thành lập bằng cách thêm “-ly” vào tính từ: tính từ + ly.

Quick – Quickly.

Kind – Kindly.

Bad – Badly.

Easy – Easily.

Các bạn hãy nhớ lưu lại kiến thức bổ ích này và vận dụng thường xuyên nhé!


 

Nguồn: native.edu 

 
0