09/06/2018, 23:08

Tại sao Trái Đất lại chuyển động có quỹ đạo? - Câu hỏi hay

Tôi không hiểu chuyển động Trái Đất, các hành tinh, các hạt vật chất... do đâu mà có?. Năng lượng không tự sinh ra và không tự mất đi, vậy chúng lấy năng lượng từ đâu để chuyển động? Cơ chế cân bằng năng lượng để duy trì trật tự, trạng thái của chúng là gì? (Truong ...

Tôi không hiểu chuyển động Trái Đất, các hành tinh, các hạt vật chất... do đâu mà có?. Năng lượng không tự sinh ra và không tự mất đi, vậy chúng lấy năng lượng từ đâu để chuyển động? Cơ chế cân bằng năng lượng để duy trì trật tự, trạng thái của chúng là gì? (Truong Binh)

PLATO-ExoPlanets-4312-1425013214.jpg

Ảnh minh họa: ESA

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

Năm 1543 công nguyên, nhà thiên văn học người Ba Lan Nicola Kopernik trong tác phẩm vĩ đại của mình: “Thuyết thiên thể vận hành” đã chứng minh rằng không phải Mặt trời chuyển động quanh Trái đất mà là Trái đất chuyển động xung quanh Mặt trời. Đây là sự xoay quanh của Trái đất, thời gian Trái đất quay xung quanh Mặt trời một vòng chính là một năm.

Tính theo công thức định luật vạn vật hấp dẫn của Issac Niutơn, lực hấp dẫn giữa Trái đất và Mặt trời khoảng 3,5 tỷ Niutơn. Tốc độ chuyển động theo chu vi hình tròn của Trái đất quanh Mặt trời đạt 30 km/s. Do có lực li tâm quán tính sản sinh ra và lực hấp dẫn của Mặt trời với Trái đất là ngang nhau, làm cho Trái đất không bị lệch mà trái lại, luôn quay xung quanh Mặt trời.

Sự thực là, quỹ đạo của Trái đất không phải là hình tròn mà là hình bầu dục. Đầu tháng một hàng năm, Trái đất đi qua một điểm gần nhất với Mặt trời ở trên quỹ đạo, trên phương diện thiên văn học gọi đó là điểm cận nhật, lúc này, Trái đất cách Mặt trời 147,100 triệu km. Còn vào đầu tháng 7, Trái đất đi qua một điểm xa với Mặt trời nhất, đó được gọi là điểm viễn nhật; lúc này, Trái đất cách Mặt trời 152,1triệu km. Căn cứ vào số liệu này, Mặt trời mà chúng ta nhìn thấy vào tháng 1 to hơn một chút so với Mặt trời mà chúng ta nhìn thấy vào tháng 7 hàng năm. Nhưng quỹ đạo của t là một hình bầu dục gần bằng hình tròn, vì thế sự khác biệt này trên thực tế không rõ ràng, mắt thường không thể nào nhìn thấy được, chỉ có thông qua việc đo đạc tỷ mỉ mới có thể phát hiện ra được.

Quan trắc chính xác hơn nữa sẽ cho chúng ta biết rằng quỹ đạo của Trái đất và hình bầu dục vẫn có sự khác biệt nho nhỏ, đó là vì Mặt trăng và sao Hoả, sao Kim và các hành tinh khác đều dùng lực hấp dẫn của chúng tác động đến sự chuyển động của Trái đất. Nhưng chúng rất nhỏ so với Mặt trời, tác dụng của lực hấp dẫn đối với Trái đất là rất nhỏ, khó mà so được với Mặt trời, cho nên quỹ đạo của Trái đất vẫn rất giống với hình bầu dục.

Nói một cách nghiêm túc, quỹ đạo quay của Trái đất là một đường cong phức tạp, đường cong này gần như một hình bầu dục với độ chênh lệch rất nhỏ. Các nhà thiên văn học đã hoàn toàn nắm bắt được quy luật chuyển động phức tạp này của Trái đất.
Sưu tầm internet./. - (Nguyễn Ngọc Lân)

Đọc câu hỏi của bạn là đủ hiểu bạn chẳng biết gì . tôi cũng vậy! - (vl)

Hay doc sach ve Lược Sử Thời Gian - Tác Giả: Steven Hawking - (nhiandnam)

theo như tui biết là lực hấp dẫn và ly tâm giúp các hành tinh chuyển động theo quỹ đạo. Còn lực hấp dẫn thì tỉ lệ thuận với độ lớn của vật. - (Minh Hiếu)

Theo đa số khoa học gia, sự hình thành của hệ mặt trời (cũng như các hệ thống tương tự) được bắt nguồn từ 1 vụ nổ của 1 vì sao tận số (sự kiện này gọi là supernova). Sau vụ nổ, thì các thành phần của ngôi sao và shock wave được phóng đi tứ tung trong không gian, và một số lượng của chúng tông vào những "đám mây" gas dày đặc ở lân cận. Trong quá trình va chạm, trộn lộn hỗn loạn và dữ dội đó, thì có các thành phần/nguyên tố trộn lộn từ từ trở thành các "cục" lớn nhỏ mạnh yếu và chúng cùng toàn thể bụi, gas "vũ trụ" khác sinh ra trọng lực, tác động lên nhau và cuối cùng, cũng vì lực hấp dẫn ấy, mà xoay theo hình dĩa. Trong đó có 1 anh ở giữa, vì thế này thế kia, anh ta không những nóng và lớn hơn ai hết, mà còn có trọng lực và độ dầy đặc (density) khủng nhất trong đám. Dưới trọng lực và nhiệt độ kinh hồn, anh này âm ỉ tạo ra năng lượng bên trong và cuối cùng phát hỏa (nuclear fusion) và voila --> anh ta trở thành mặt trời. Các thứ còn lại tiếp tục xoay quanh ông lớn này, và trong quá trình đó, chúng từ từ vừa xoay, vừa hấp dẫn lẫn nhau, vừa nguội bớt lại, vừa sửa đổi, và cuối cùng trở thành Thái Dương hệ của "ngày hôm nay". Tới đây thì chắc bạn đã hiểu năng lượng gây ra những chuyển động trong hệ thống mặt trời bắt nguồn từ đâu. Mình nghĩ đầu dây mối nhợ là từ cái anh supernova mà ra. Tương tự như anh BB đối với vũ trụ. Người ta nói trong Ngân Hà chúng ta, trung bình mỗi 1 thế kỷ có 3 supernovas. Còn 1 supernova có thể sinh ra bao nhiêu hệ thống như mặt trời thì mình không biết. Cơ chế cân bằng? mình chẳng nghĩ ra cái gì khác hơn là trọng lực/lực hấp dẫn của các cái tương tác với nhau. Chẳng hạn trong tương quan của mặt trời và trái đất. Tại sao trái đất mãi duy trì quỷ đạo xung quanh mặt trời? Rõ ràng là tại vì trong Thái Dương Hệ không còn có bất cứ 1 lực nào mạnh hơn sức hút mặt trời đễ tách trái đất ra khỏi quỷ đạo này. Nhưng bạn vẫn có thể hỏi ngược lại - tại sao lực hấp dẫn của mặt trời không hút luôn trái đất sát vào và đốt cháy nó luôn? Là vì trái đất, tuy bị lôi kéo bởi lực hấp dẫn của mặt trời, nhưng nó vẫn tự quay theo trục riêng và duy trì trọng lực riêng của nó (cái này tạo ra lực ly tâm - ở tốc độ 3km/giây) để cân bằng với sức hút của mặt trời. Nếu lực này mạnh hơn, trái đất sẽ đi ra khỏi quỹ đạo hiện tại cho đến khi nó cân bằng lại với sức hút của mặt trời ở 1 quỹ đạo khác. Đồng thời, nếu lực này yếu hơn hiện tại, thì trái đất đương nhiên sẽ bị sức hút của mặt trời kéo dần vào, và tùy theo yếu hơn bao nhiêu, để quyết quỹ đạo mới và nhỏ hơn của nó. Cho vui 1 chút (vì nhớ ông thầy cũ), thế nếu tự dưng không còn mặt trời nữa thì sao? Khả năng là quán tính riêng của trái đất sẽ đẩy nó đi thẵng vào không gian luôn. Và cuối cùng, nếu trái đất đột nhiên ù lì không chịu tự xoay quanh trục nghiên của nó nữa thì sao? Bị thui chứ sao! - (lantran)

Năng lượng còn thừa lại sau bigbang và đang nguội dần . - (Duy Nguyễn)

Trên thế giới vật chất này chia ra 2 loại chuyển động hoặc đứng im. Vật chuyển động ngoài vụ trụ gọi là 'asteroid', 1 đám cùng chuyển động thì gọi là 'comet'. Chuyển động bạn biết đó là do kết quả của lực gây ra, lực gây ra gia tốc, vật cứ bay lung tung như vậy mãi cho tới khi ko còn lực tác dụng hoặc các lực cân bằng. TRÁI ĐẤT được các hệ lực tác dụng cân bằng nên nó chuyển động đều, trong đó 2 lực quan trọng nhất là lực hấp dẫn của mặt trời và lực ly tâm do trái đất chuyển động quay xung quanh mặt trời. Hãy tưởng trong quá khứ và cả hiện tại có vô số vật thể bị mặt trời hút vào, hoặc ko bị hút thì đã bay đi tới những vùng không gian khác. Trong số đó có 8 vật thể cân bằng lực và ở lại với Mặt trời, đó là sao Kim, Trái đất, Sao môc, Thổ... - (Guillermo Coria)

Do lực hấp dẫn lẫn nhau. Mặt trời chúng ta thấy đang mất dần năng lượng do sự tự đốt và năng lượng này lan toả khắp vũ trụ, trong đó trái đất có nhận một phần. Nhưng so với sự cân bằng trong hệ mặt trời vẫn còn quá nhỏ nên vẫn giữ được sự cân bằng. 5-10 tỉ năm nữa thì năng lượng của nó không còn duy trì được nữa sẽ có những biến đổi dần trong hệ mặt trời cho đến khi nó bị diệt vong. Quá trình bị diệt vong bạn không hỏi nên hẹn bạn khi khác. - (Philip Viet)

Vì khởi đầu hiện tại và tương lai của vũ trụ là không (hình dung số 0, ko có điểm bắt đầu hay kết thúc). Bởi vậy mọi vận động trong vũ trụ, từ nhỏ nhất như electron cũng là hình elip (biến thể của hình tròn). - (galaxy)

Định luật 3 Newton.1 vật sẽ đứng yên hoặc chuyển động mãi mãi nếu không chịu lực tác động nào hoặc các lực tác động lên nó cân bằng nhau.các hành tinh đang chuyển động trong không-thời gian 4 bị bẻ cong do lực hấp dẫn tạo ra...... - (Nguyễn Tùng)

Ngày xưa hệ mặt trời là một đám mây bụi (chủ yếu là khí h2) bị co lại dưới lực hấp dẫn của chính đám mây bụi đó, khi bị co lại do nguyên lý bảo toàn mô men động lượng nên sẽ quay, đồng thời do sự quay những vật chất nặng li tâm ra phía ngoài và lại dưới lực hấp dẫn dần dần tích tụ thành các hành tinh, còn ở giữa chính là mặt trời, cả thái dương hệ cứ quay như vậy nên các hành tinh có quỹ đạo như vậy quanh mặt trời và mô men động lượng này vẫn cứ được bảo toàn như vậy (con cù sẽ quay mãi nếu nó không bị ma sát với nền và không khí), còn quỹ đạo như thế nào thì các Commeners đã trình bày. - (Thái dương hệ)

theo như tôi chưa biết .....????!!!!!! - (sinhhoi)

Phần lớn các thiên thể trong vũ trụ chuyển động theo quán tính nên các chuyển động này không cần (không tiêu thụ) năng lượng. Còn năng lượng để gia tốc lúc đầu là do các vụ nổ (như vụ nổ big bang, vụ nổ các sao) hoặc do va chạm giữa các thiên thể. - (Minh Hùng)

Trái đất quay quanh mặt trời .Mặt trăng quay quanh trái đất .vậy khi mặt trăng nằm giữa trái đất vs mặt trời .sao k bị mặt trời hút vào hay làm lệch quy đạo mặt trăng ( vi mặt mũi trời to va lực hút lớn hơn trái đất rất nhiều) - (Gia Cat Vu Hau)

Ly tâm + hấp dẫn = chuyển động có quỷ đạo. ( Tốc độ vủ trục cấp 2) - (Gon Master)

theo tôi ban đầu các vật thể chuyển động lôn xộn,chuyển động được là lực hấp dẩn,trong quá trình đó nó tạo nên nhửng vật thể to hơn,và chuyển theo quỉ đạo ổn định theo cơ chế cân bằng lực hấp dẩn giửa các vật thể.nhưng tôi thắc mắc 1 điều có vật thể ngoài cùng không(vong ngoài)nếu có như vậy thì điều tôi nói là phá sản.còn nếu nó rộng thì rông tới mức nào hay nó là vô tận - (phamthuan09)

http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C6%B0%C6%A1ng_t%C3%A1c_h%E1%BA%A5p_d%E1%BA%ABn
Link cho các thím nè, ngồi đó mà chém gió - (Drow Elves)

Bạn tìm đọc thêm về luật hấp dẫn nhé - (Bé Loăng Quăng)

Câu hỏi khá hay, hóng các khoa học gia comment. - (Lê Thị Ly Ly)

Cái này liên can đến Lực Vĩ Đại của vũ trụ là Trọng Lực, bạn lên mạng tìm hiểu sẽ có câu trả lời!
Thứ nhất, các vật thể có khối lượng khổng lồ sẽ bẻ cong không gian và thời gian, giống như bạn đặt một cục sắt trên mảnh vải sẽ tạo ra cái lõm. Các vật thể nhẹ hơn sẽ rơi vào lõm theo một đường cong.

Trái Đất và Mặt Trời cũng y như vậy; tuy nhiên no - (Johnny Sins)

Năng lượng của vật chất có được từ vụ nổ Bingbang - (Hungcd61)

Sau vụ nổ BB vũ trụ từ đó đến nay vẫn tiếp tục giãn nở không ngừng, theo tôi nghĩ đó là động lực khiến các hành tinh...chuyển động. Đến một lúc nào đó vũ trụ giãn tới hữu hạn lúc đó sẽ dừng lại và các hành tinh, thiên hà, sao ...sẽ không quay nữa, sự sống trong vũ trụ sẽ diệt vong, rồi một hố đen sẽ lại tóm vũ trụ lại thành một khối siêu đặc, siêu trọng như ban đầu. Bùm....một vụ nổ BB mới lần 2 ra đời rồi lặp lại chu kỳ ban đầu. Dự là khoảng 7 tỷ năm nữa, nào bắt đầu đếm ngược nhé ! - (sytd)

Lực hấp dẫn và lực quán tính ly tâm cân bằng nhau làm trái đất quay đều với vận tốc cố định không rơi vào mặt trời, gia tốc trái đất bằng 0 nên lực = 0 - (Truong Minh)

chắc là do từ trường và lực hấp dẫn của trái đất và mặt trời tương tác với nhau nên giữ cho trái đất quay xung quanh mặt trời mà không bị văng ra ngoài. Còn tại sao quay thì chắc là do dải thiên hà (Milkyway) cũng đang quay và bay trong không gian, milkyway có 5 cánh tay, thì hệ mặt trời của chúng ta đang nằm trong một trong những cánh tay đó. - (tule3698)

Neu co mot co con gai xinh xan di ngang qua mat Ban , ban se ngoai nhin Theo co gai do . Trai Dat cung vay thoi ma - (Toi yeu viet nam)

Từ vụ nổ bigben đó - (nguyenduykhuynh)

Trả lời câu hỏi của bạn không hề đơn giản và khá dài dòng. Thôi thì tóm lược thế này: thuyết bigbang, phương trình e=mc2, nguyên lý bất định, nguyên lý loại trừ pauli, định luật 2 nhiệt động lực học. - (TRẦN PHƯƠNG ĐĂNG)

Bạn có thể hiểu vệ tinh quay xung quanh trái đất mà các nước phóng lên, cần 1 năng lượng ban đầu để đạt vận tốc hợp lý ( nằm trong khoảng vận tốc vũ trụ 1 và vận tốc vũ trụ 2- đọc thêm phần này trong vật lý đại cương :D) sau đó nó quay tự động ngoài vũ trụ quanh trái đất mà không mất năng lượng vì không có lực ma sát, trong vũ trụ có vật chất tối mà các nhà khoa học chưa giải thích được và không gây ma sát. Nên trái đất quay xung mặt trời cũng tương tự như thế. Hy vọng bạn hiểu - (Thang Doan)

Đơn giản là giờ bạn lấy ly nước, bạn khoáy nó lên theo chiều nào cũng được, rồi bỏ miếng giấy vào, sẽ thấy nó quay vòng. Vũ trụ hình thành cũng như vậy sao vụ nổ bigbang, có điều nó xảy ra rất rất rất chậm, vì nếu nhanh thì giờ trái đất đã bị hút xoáy vào mặt trời rồi. - (nguyễn trí dũng)

Trái đất chuyển động không bị ma sát thì năng lượng mất đi đâu được. Còn chuyển động có quỷ đạo là do lực hấp dẫn giữa các hành tinh - (Dung)

Vì trái đất đang rơi vào không gian lõm xung quanh mặt trời. Nên trái đất quay xung quanh mặt trời. Thực sự thì nó vẫn đang càng ngày càng tiến gần đến mặt trời đấy thôi vì là rất nhỏ lên chúng ta ko nhận bik được. - (nth11x2)

Tôi không tin có một vụ nổ big bang bởi vì nếu giả thuyết đó đúng thì cứ mỗi giây trái đất cũng như các vì sao di chuyển cách xa tâm vụ nổ hàng ngàn km, vậy thì vũ trụ cũng ngày càng rộng ra và khoảng cách giữa trái đất với các vì sao càng lúc càng xa ra. Nếu như vậy thì bầu trời với những vì sao sẽ thay đổi từng giây nhưng tôi thấy đêm nào bầu trời cũng như thế. - (MinhNhut)

Theo thuyết BigBang thì vật chất và năng lương đầu tiên xuất phát từ vụ nổ BigBang và mọi vật chất trong vũ trụ đều ở trong trạng thái vận động.
Những giả thuyết về vũ trụ và các hạt luôn được sửa chữa, bổ sung và phát triển. :3 - (-F-)

Trái Đất quay xung quanh mặt trời để tạo ra lực ly tâm, cân bằng với lực hút trọng trường cửa mặt trời. Đa phần quỹ đạo của các hành tinh quay xung quanh 1 mặt trời hay hố đen nào đó, có hình elip với mặt trời. hố đen nằm ở 1 trong 2 tâm của elip. cái này có thể nói là ngẫu nhiên. hoặc qui luật đào thải, những tinh cầu không đảm bảo được điều này, tức là tốc độ quá nhỏ, thì sẽ bị hút vào mặt trời/ lỗ đen và bị dung hòa vào đó, còn những tinh cầu đảm bảo được tốc độ thì sẽ may mắn thoát chết và tồn tại , tùy vào vector vận tốc ban đầu và điểm xuất phát, sẽ tính ra được quỹ đạo. Đây là bài toán vật lý cấp 3. Còn điểm xuất phát ban đầu cửa trái đất như thế nào thì chẳng ai biết. Giống như câu hỏi vũ trụ từ đâu sinh ra, Chẳng ai biết - (Linh Mỵ Duy)

Lấy chủ thể là mặt trời, trong hệ mặt trời của chúng ta cung như các hệ khác trong thiên hà đều có qui luật riêng và có quỹ đạo riêng của nó. Năng lượng để chúng ta hay các hành tinh khác chuyển động được là lực hấp dẫn của mặt troi đối với moi hanh tinh co khoi luong và kich thuoc khác nhau thì có quỹ đạo khác nhau cũng tương tự như quỹ đạo của các tiểu hành tinh mà nó phụ thuộc và chịu chi phối bởi lực hấp dẫn của chủ thể chi phối nó, ví dụ mặt trang quay quanh trai đất. Ngoài việc các hành tinh chịu sự chi phối bởi lực hấp dẫn của mặt trời nên có quỹ đạo quay khac nhau, tốc độ quay khac nhau, và cũng sinh ra lực quán tính.... - (nguyen xuan thiep)

trái đất chuyển động đến bao giơ mới ngừng lại - (xuan1990)

Vậy theo các bạn thì các vật chất do đâu mà có trước vụ nổ bigbang - (Trần Đức)

Cái gì tạo nên bigbang nhỉ - (nguyen van nghiem)

0