24/05/2018, 09:40

Tại sao thể tích của bỏng ngô lại lớn hơn ngô ban đầu?

Bỏng ngô Bỏng ngô vừa thơm vừa ngọt, lại giòn tan, giá rẻ, là thứ quà vặt mà cả người lớn và trẻ em đều thích ăn. Chúng ta có thể nhìn thấy hạt ngô nở to ra nhưng không phải là do cho bột nở vào đó, vậy tại sao nó lại nở to ra được ? Điều này chúng ta cần tìm nguyên nhân trong ...

Bỏng ngô

Bỏng ngô vừa thơm  vừa ngọt, lại giòn tan, giá rẻ, là thứ quà vặt mà cả người lớn và trẻ em đều thích ăn.  Chúng ta có thể nhìn thấy hạt ngô nở to ra nhưng không phải là do cho bột nở vào đó, vậy tại sao nó lại nở to ra được ? Điều này chúng ta cần tìm nguyên nhân trong vật lý học. 

Hạt ngô nhỏ bé trong phút chốc bỗng biến thành hạt bỏng ngô to nhờ vào không khí nóng và áp lực lớn.  Chúng ta có thể thấy nồi sắt để nổ bỏng được đậy kín, sau khi đổ ngô vào, thêm nhiệt vào lò, loại nồi có hình dạng đặc biệt này còn không  ngừng chuyển động.  Sau một khoảng thời gian, nhiệt độ trong nồi sắt có thể lên tới vài trăm oC.  Nếu bạn cho rằng như vậy đã làm cho ngô nở to ra thì bạn đã nhầm.  Thực ra lúc đó hạt ngô trong nồi không to thêm được bao nhiêu ; trên thực tế, hạt ngô sẽ nở to ra vào khoảnh khắc khi mở nắp nồi sau hơn 10 phút thêm nhiệt. 

Sao lại như vậy ? Trong hạt ngô có rất nhiều khe hở chứa đầy không khí.  Sao khi hạt ngô trong nồi kín nhận được nhiệt, không khí trong các khe hở này và áp lực của không khí trong máy chứa đều từ từ tăng lên.  Do áp lực của không khí và hơi nước trong các khe hở trong hạt ngô bằng với áp lực của không khí và hơi nước trong nồi nên hạt ngô về cơ bản không to lên.  Khi áo lực đạt tới mức lớn hơn nhiều so với áp lực bên ngoài nồi, mở nhanh nắp nồi sắt ra, áp lực trong nồi nhanh chóng hạ xuống tới mức bằng áp lực bên ngoài nồi, còn áp lực trong hạt ngô vẫn tương đối lớn, chúng lập tức trào ra ngoài, phá vỡ tế bào bên ngoài hạt ngô rồi “ bình” một tiếng, hạt ngô nở to ra và trở thành “ hạt béo trắng”.   

0