Vô cùng tiếc nếu như bỏ qua cách nấu vịt tiềm ngũ quả ngon bổ dưỡng thật say mê
Vịt tiềm thông thường được các bà nội trợ dùng để tẩm bổ cho gia đình khi nhận thấy bất cứ thành viên nào có dấu hiệu về sự mệt mỏi, vì thực tế vịt tiềm giúp cho cơ thể rất mau lấy lại sức khi có thêm những sự kết hợp với thuốc bắc, hoặc với những rau củ quả thông thường cũng có thể tạo nên năng ...
Cách nấu vịt tiềm ngũ quả sẽ mang đến cho bạn nhiều hơn những gì bạn mong đợi, từ vị ngon của món ăn đến sự bổ dưỡng món ăn mang lại. Hãy cùng monngon.tv nhìn qua cách làm món ăn này nhé!
Bát vịt tiềm ngũ quả vô cùng bắt mắt và bỗ dưỡng
Nguyên liệu cần cho cách nấu vịt tiềm ngũ quả
- Vịt tơ: 1 con
- Nấm đông cô, nấm mèo: 50 gr
- Táo tàu khô: 20 gr
- Hạt sen khô: 50 gr
- Bo bo: 50 gr
- Nấm kim châm: 20 gr
- Củ năng: 100 gr
- Cà rốt: 100 gr
- Nạc dăm: 250 gr
- Nước dừa tươi, hành tím, dầu ăn, các gia vị khác.
Một con vịt tơ làm sạch sẵn sàng cho bước chế biến
Cách nấu vịt tiềm ngũ quả với hương vị đậm đà nhất
Bước 1: Sơ chế vịt
Vịt thì bạn không nên mổ dọc mà mổ khoét ngang bụng, để nguyên con vịt cả đầu, cánh, cổ, còn chân cẳng thì chặt bỏ. Làm sạch lòng mề, ruột, gan… cắt nhỏ.
Moi bụng bỏ đi phần mỡ nếu có. Trộn đều hỗn hợp: 2 muỗng cà phê muối, nữa muỗng cà phê tiêu, cho khoảng 2 muỗng súp hành tím băm, cho thêm 1 muỗng súp gừng non băm nhuyễn. Chà xát hỗn hợp trong ngoài thân vịt cho đều, để hơn khoảng 30 phút.
Táo đỏ khô cho vào nước dùng có tác dụng ngọt nước
Bước 2: Chiên qua vịt, bạn cho chảo lên bếp, chảo phải thật lớn, đáy phải trủng, cho một lượng dầu phải ngập hơn nửa thân vịt khi bỏ vào.
Kế tiếp chúng ta chuẩn bị hỗn hợp cho vào trong bụng vịt: Băm nhuyễn nạc dăm với ruột, mề vịt, về phần gan thì cắt nhỏ. Hỗn hợp: hột sen, nấm, bo bo, củ năng, tất cả phần cà rốt, nữa muỗng cà phê muối, nữa muỗng nhỏ tiêu, nữa muỗng súp hành tím băm. Trộn đều một nữa hỗn hợp vừa pha chung với phần gan, nạc dăm, ruột, mề.
Dồn hết tất cả hỗn hợp vào đầy bụng vịt, lưu ý bụng vịt phải được nhét đầy hỗn hợp, tùy bụng vịt lớn hay nhỏ, nếu thiếu hỗn hợp, chỉ cần thêm mỗi thứ 1 ít hoặc chỉ thêm nạc dăm băm nhuyễn, bạn có thể lấy kim chỉ may kín vết mổ.
Cho chảo dầu nóng rồi bỏ vịt vào chiên vàng đều, chỉ cần cho da vịt trở vàng đều, không cần chiên kĩ, vớt ra để vịt thật ráo dầu.
Cà rốt vừa tạo hương vị lại tạo thêm màu sắc cho món ăn
Bước 3: Cách nấu vịt tiềm ngũ quả
Bạn cho vịt vào nồi, đổ thêm nước dừa tươi ngọt, ngập qua khỏi vịt khoảng 3 – 4 phân, vặn lửa nhỏ sau khi nước sôi, hầm vịt khoảng 25 phút sau khi nước sôi., chỉ để sôi riu riu.
Khi vịt bắt đầu mềm bạn cho thêm tất cả phụ gia, trái củ còn lại vào nồi, tiếp tục hầm , lưu ý để lửa nhỏ, đợi khi nước xuống ngang sắp mặt thân vịt là vừa, thịt vừa mềm tới chứ đừng để mềm rục. Có thể châm thêm nước dừa nếu như vịt chưa mềm mà chuẩn bị cạn nước. Thêm chút muối cho đậm đà chứ không mặn quá.
Vịt tiềm ngũ quả có thể dùng chung với mì vô cùng hấp dẫn
Bước này là hoàn thành cách nấu vịt tiềm ngũ quả, bạn cho ra tô dùng nóng là ngon tuyệt. Chúc bạn thành công với cách nấu ngon mê ly này nha!