18/06/2018, 16:12

Việt gian bán nước trong lịch sử (bài 7)

Anh hùng Nguy ễ n Hu ệ và Vi ệ t gian Nguy ễ n Án h Nguyễn Ngọc Lanh Phải bầu cho anh hùng Nguyễn Huệ Trịnh-Nguyễn phân tranh là nguyên nhân chia cắt giang sơn, mà Nguyễn Huệ đã diệt cả hai: cả Trịnh lẫn Nguyễn – như vài nhà sử học đã nói. Nếu đúng thế, ...

Anh hùng Nguyn Hu và Vit gian Nguyn Ánh

QuangTrung

Nguyễn Ngọc Lanh

Phải bầu cho anh hùng Nguyễn Huệ

Trịnh-Nguyễn phân tranh là nguyên nhân chia cắt giang sơn, mà Nguyễn Huệ đã diệt cả hai: cả Trịnh lẫn Nguyễn – như vài nhà sử học đã nói. Nếu đúng thế, phải bầu cho ông cái công thống nhất đất nước, chứ còn ai vào đấy? Can gì cứ bàn đi, cãi lại như vừa qua. Tổ mất thì giờ. Ông lại diệt quân Xiêm và Thanh, chả lẽ không xứng đáng anh hùng dân tộc? Thời nay, còn phát hiện Tây Sơn thực chất là một phong trào cách mạng – từ cổ chí kim chưa ai dám nói thế. Nguyễn Huệ mất sớm, nếu không thì cái triều đình cách mạng của ông đã làm cho nước ta rất khác xưa và rất khác xung quanh. Và cổ-kim duy nhất, chỉ có vua Quang Trung dám đòi lại Quảng Đông, Quảng Tây. Đây chính là vùng Lĩnh Nam của ta từ trên ngàn năm trước đã mất cay, mất đắng vào tay người tàu. Bàn đến đây, nhiều người vừa phấn chấn hừng hực, vừa xuýt xoa tiếc rẻ. Tiếc cho hùng tâm, hào khí của đấng anh kiệt không kịp thực hiện. Biết đâu, nhờ ông mà nhà Thanh bỏ rơi Lưỡng Quảng cái “rụp”, để hai tỉnh này vui mừng thành lãnh thổ Việt Nam.

Chú thích. Chỉ bằng lời và sự oai phong của đức vua Quang Trung, mà “suýt nữa” đất nước ta bỗng dưng rộng gấp 2,3 lần hiện nay, dân số tăng gấp 2,5 lần hiện nay. Tiếc lắm chứ. Làm sao công “mở cõi” của các chúa Nguyễn sánh nổi?!

Tội đào mồ cuốc mả sẽ thành quá nhỏ so với công bành trướng đất đai. Điều lo duy nhất là tiếng Việt sẽ lép vế, chữ Việt sẽ không thể là quốc ngữ, quan lại Việt sẽ thiểu số… vân vân. Bất cần những chuyện vặt đó. Cái “được” lớn hơn nhiều.

Hôm nay, vẫn còn bao người đang “lấy làm tiếc” chuyện ông mất sớm khiến giấc mộng bành trướng của ông bị xếp xó. Nhưng… hy vọng sẽ xuất hiện những đấng anh tài mới toe. Còn khối dịp.

Cũng do Quang Trung mất sớm, khiến việt gian Nguyễn Ánh có cơ hội chiếm đoạt non sông. Nhưng, để còn xem. 

  1. Tnh tích nào để được coi là anh hùng dân tộc?

– Nguyễn Huệ là lãnh tụ bách thắng của phong trào Tây Sơn, nhưng chỉ riêng tài thao lược thì chưa đủ để bất cứ ai được coi là anh hùng dân tộc. Lão tướng Hoàng Ngũ Phúc – từng buộc Tây Sơn phải qui hàng – đâu có kém ai về tài năng quân sự? Cũng không phải vì ông đã “diệt Trịnh” và (suýt) “diệt cả Nguyễn”. Trịnh-Nguyễn phân tranh là cuộc nội chiến. Tây Sơn nhảy bổ vào đánh cả hai, dù thắng thì vẫn chỉ là nội chiến. Trong nội chiến, đào đâu ra anh hùng dân tộc, vậy cứ cố đào làm gì cho mệt? Đâu là chính nghĩa – phi nghĩa, đâu là “chân” – “ngụy”, đâu là vua – giặc… còn tùy thuộc phe nào thắng để có quyền viết sử. Và tùy hậu thế – tức là tùy những người đang sống hôm nay.

– Cũng chưa bao giờ Nguyễn Huệ là người thống nhất đất nước. Xóa bỏ tình trạng Trịnh-Nguyễn phân tranh và thống nhất đất nước là hai bước, hai việc khác nhau. Mặt khác, cứ định nghĩa thế nào là “thống nhất đất nước”; sẽ thấy ngay: Nguyễn Huệ bị người thời nay vu oan cái việc ông muốn làm mà chưa làm nổi. Còn Nguyễn Ánh – sau nhiều lần chết hụt – từ năm 1788 trở đi đã đứng vững ở Nam Bộ (trong khi đó ở phía Bắc vẫn còn Trịnh). Nói khác, năm 1788 đất nước còn chia cắt nặng nề. Tới năm sau (1789) Nguyễn Huệ mới đại phá quân Thanh, xóa Lê-Trịnh, nhưng cũng từ năm đó cho tới khi mất, ông chỉ quản lý một phần đất nước, phần thứ hai là của vua anh, phần còn lại của Nguyễn Ánh – chưa kể nội bộ Tây Sơn còn hục hặc với nhau, suýt thanh toán nhau. Thử hỏi, thế nào là “thống nhất đất nước”?.

– Nhưng Nguyễn Huệ vẫn xứng đáng là anh hùng dân tộc: Vì công tích thắng Xiêm và Thanh. Đây mới thật là công tích muôn đời trong sử sách nước nhà.

     Trước hết, đó là chiến công “đại phá” ngót 30 vạn quân Thanh (số liệu của ta). Đạo quân khổng lồ này đến từ một nước lớn, có truyền thống cướp nước ta và chưa bao giờ từ bỏ ý đồ. Chúng sang ta lần này chính là với ý đồ đó. 

     Sau nữa, là chiến công “trung phá” (hoặc “tiểu phá”) ngót 3 vạn quân Xiêm. Đạo quân – èng èng về cả lượng và chất này – xuất phát từ một nước chưa tuy lớn hơn nước ta, nhưng dân số thời xưa chỉ bằng một nửa (nay bằng 70%) và trong lịch sử “hễ đụng độ, toàn thua thiệt” và chưa bao giờ dám mơ chiếm đất của ta. Xem lại lịch sử Xiêm, ta thấy vua Xiêm dám đưa quân sang chỉ vì kiêu ngạo (chủ quan với thành tích cũ) và ngông cuồng; do vậy, sau thất bại ở Rạch Gầm, ông vua này bị 2 vị tướng thân cận giết phăng. Nói rằng đó là chống Xiêm xâm lược cũng “được”; nhưng nói là phe Tây Sơn đã phá tan viện binh Xiêm của phe Nguyễn Ánh cũng “được”, vì hai phe đang tiến hành nội chiến.

Chú thích. Chúng ta dễ dãi, sẵn sàng dùng lẫn lộn từ ngữ, hoặc quá giản đơn cứ gọi tuốt là “quân xâm lược”. Thực ra người ta phân biệt: quân xâm lược, quân can thiệp, quân chiếm đóng, quân đồn trú, quân đánh thuê… Ví dụ, nói Mỹ được phép đóng quân (đồn trú) ở Nam Hàn, chứ không nói Mỹ chiếm đóng Nam Hàn… Vậy rất nên gọi đúng tên và mục tiêu thật sự cái đám 3 vạn quân Xiêm sang giúp Nguyễn Ánh. Chúng ta nhớ rằng, chỉ cần đánh chiếm Quy Nhơn (của Nguyễn Nhạc) mà Nguyễn Huệ điều động 6 vạn quân.

Thứ tự nói trên là xếp loại theo ý nghĩa, không theo thời gian. Chiến công thắng Thanh có ý nghĩa bảo vệ nền độc lập của cả dân tộc – bất kể trong nước đang có nhiều phe phái. Nếu quân 200 ngàn Thanh không bị đánh bại, mọi phe phái – cũng như vận mệnh chung đất nước – đều bị đe dọa. Còn chiến công thứ hai, cũng lừng lẫy, chỉ có ý nghĩa hỗ trợ một (trong ba) phe phái đang tranh giành quyền lực. Nhưng thôi, cứ chính thức coi phá Xiêm là chống ngoại xâm đi. Đỡ mất thì giờ.

Một ý nghĩa khác của chiến công thắng Thanh (1789) là nó tạm thời che dấu giai đoạn thoái trào của khởi nghĩa Tây Sơn. Sau 18 năm chinh chiến liên miên, phần lớn những người lính khởi nghĩa đầu tiên – với lý tưởng đẹp, kỷ luật cao – đã chết trận, giải ngũ, già yếu. Lính mới đông gấp bội lính cũ, nhưng cũng ít tự nguyện hơn – và do đó cũng dễ “ô hợp” hơn. Mặt khác, lực lượng Tây Sơn “ngày càng lớn mạnh” đồng nghĩa với đòi hỏi lương thực nhiều hơn – trong khi sản xuất bị đình trệ, dân bị cạn kiệt do chiến tranh, không còn nguồn lực nào để cung phụng. Cuối mùa, Tây Sơn phải cưỡng bức nộp lương thực (trong khi mất nguồn cướp được từ Nam Bộ) và phải cưỡng bức vào lính (đến nỗi có những vùng không còn lao động nam giới). Như mọi cuộc khởi nghĩa nông dân khác, khi Nguyễn Huệ lên ngôi, công thành danh toại, cũng là thời điểm chấm dứt ý nghĩa ban đầu của khởi nghĩa. Từ chỗ ngưỡng mộ Tây Sơn, dân miền Trung còn đặt ca dao mong mỏi chúa Nguyễn “dong buồm thẳng ra”… diệt giặc.

2Có mọi khiếm khuyết của khởi nghĩa nông dân

Phong trào Tây Sơn đúng là đã phát triển thành cuộc khởi nghĩa nông dân; nghĩa là có mọi khiếm khuyết cố hữu, cũng như những mặt tích cực. Dưới chế độ phong kiến phương Đông mọi cuộc khởi nghĩa không thể thoát khỏi quy luật cao trào và thoái trào. Nếu lúc cao trào mà vẫn không lật đổ được triều đình, sẽ chuyển sang thoái trào; đi đến thất bại. Tàn dư thật sự biến thành đám giặc. Cho dù lật đổ được triều đình, vẫn chỉ là sự thay đổi triều đại. Trong số hàng ngàn cuộc nổi dậy của nông dân, hầu hết chỉ thành “giặc”, số rất nhỏ phát triển thành phong trào (lan rộng, được gọi cái tên đẹp: Khởi Nghĩa; số “trên đầu ngón tay” lật đổ được triều đình.

 Xã hội chưa có mầm mống giai cấp tư sản, do vậy chế độ phong kiến hết sức trì trệ (vài ngàn năm). Số phận nông dân rất ít thay đổi. Thêm nữa, đầu óc nông dân xưa không thể quan niệm một nước không có vua. Lãnh tụ mà nông dân mơ ước ngàn đời là sau này trở thành “đức vua nhân từ”. Trong chuyện cổ tích, nông dân muốn vua “dân dã” như chàng Thạch Sanh, muốn hoàng hậu “ngoan” như cô Tấm… Vâng, chỉ “muốn” thì cứ tha hồ.

Nông dân cần được giải phóng, mà không thể tự giải phóng. Do vậy, xưa kia chưa ai dám nói khởi nghĩa nông dân mang tính cách mạng. Thế thì thời nay ta cứ nói chứ sao! Có cả một quyển sách nhan đề Cách Mạng Tây Sơn, nghe rất khoái. Nếu đọc một bài cô đọng về Tây Sơn, ta sẽ được thưởng thức thứ văn phong rặt những khí thế là khí thế. Có người nghiện đọc. Có người nghiện cả cách viết, chết không bỏ. Ví dụ (nguyên văn): Mùa xuân năm 1771, cơn bão táp cách mạng của nông dân và các tầng lớp nhân dân dưới sự tổ chức, lãnh đạo của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ nổ ra ở ấp Tây Sơn, phủ Quy Nhơn (Bình Định). Đây là cuộc chiến tranh giai cấp quyết liệt nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Ngay từ đầu, nghĩa quân đã lấy khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo” để hiệu triệu và tập hợp quần chúng bị áp bức. Các đoạn đoản ngữ rất công thức, cứ lắp ráp vào nhau sẽ thành con robot biết cử động, làm vài động tác theo chương trình.

Untitled

Sách giảm giá-Tên sách: Cách Mạng Tây Sơn-Tác giả: Văn Tân.Nhà xuất bản: Văn Sử Địa-Năm xuất bản: 1958

 Phong trào Tây Sơn có đầy đủ khiếm khuyết của khởi nghĩa nông dân

– Chế độ phong kiến phải sống hết “tuổi Trời” mà nó được ban. Điều này hợp quy luật. Đó là nguyên nhân khiến hầu hết khởi nghĩa nông dân thất bại. Dẫu sao, nông dân liên tiếp nổi dậy có tác dụng làm đổ triều đại nào đã áp bức họ quá đáng. Hy vọng triều đại mới khiến dân dễ thở hơn. Cứ thế, diễn ra từ hàng ngàn năm, nói lên sự tiến bộ xã hội rất chậm chạp. Nhưng đây là đề tài khác.

Dù so sánh khởi nghĩa Tây Sơn với cuộc khởi nghĩa sớm nhất của Trần Thắng (hai thế kỷ trước công nguyên) và muộn nhất là Thái Bình Thiên Quốc (1851-1864), rồi các cuộc ở quãng giữa: của Chu Nguyên Chương (thành công) và của Lý Tự Thành (suýt thành công)… đều có những khiếm khuyết giống nhau. Hàng ngàn lần khởi nghĩa, nhưng số cuộc đáng được lịch sử ghi lại không nhiều, trong đó số thành công (lập triều đại mới) chỉ đếm trên đầu ngón tay. 

– “Bần cùng sinh đạo, tặc“. Một khi nông dân lâm vào tình cảnh bần cùng sẽ sinh trộm cắp (đạo) và giặc cướp (tặc). Lịch sử phong kiến gọi các cuộc nổi dậy của nông dân là “giặc”, vừa đúng, vừa sai. Ví dụ, dân ta gọi “giặc Cờ Đen” là hoàn toàn đúng (dù đó là một bộ phận của khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc). Bởi, chỉ vì một nguyên cớ nhỏ, quân Cờ Đen đã giết một lần 800 dân làng Hương Canh.

– Một đám giặc nếu được hưởng ứng rộng rãi sẽ trở thành phong trào khởi nghĩa. Điều kiện là phải có lãnh tụ, có tổ chức tốt và có khẩu hiệu phù hợp.

Thường có hai loại khẩu hiệu:

     – Khẩu hiệu tập hợp quần chúng, phổ biến nhất là “lấy của nhà giàu chia cho người nghèo“. Từ cuộc khởi nghĩa Trần Thắng và sau đó 2000 năm (khởi nghĩa Tây Sơn, thế kỷ 18) vẫn chỉ khẩu hiệu cũ rích này, nhưng rất hiệu quả, vì hợp tâm lý nông dân. Tuy nhiên, do bản chất “tước đoạt” của khẩu hiệu, nên sớm hay muộn quân khởi nghĩa sẽ bị tha hóa, bị chính dân chúng (từ chỗ ngưỡng mộ) nay gọi đúng tên là… giặc. Hầu hết các cuộc khởi nghĩa kết thúc bằng cái từ không đẹp này.

     – Khẩu hiện lôi kéo sĩ phu. Nội dung tùy trình độ và nhãn quan của người cầm đầu. Khởi nghĩa Lương Sơn Bạc (Tống Giang đứng đầu) và Thái Bình Thiên Quốc (Hồng Tú Toàn đứng đầu) tự nhận là “thế thiên hành đạo” (thay trời thực hiện Đạo” hơi bị khoác lác. Tuy nhiên, vẫn có cả những khẩu hiệu bài tham nhũng hoặc chống ngoại bang, như khẩu hiệu khởi nghĩa Chu Minh Chương (chống nhà Nguyên).

Khởi nghĩa Tây Sơn có khẩu hiệu rất thích hợp: Phò tá hoàng tôn Dương. Khi đó, giới sĩ phu bất mãn với sự lộng hành và tàn bạo của Trương Phúc Loan. Ông này đã giết Nguyễn Phúc Luân (xứng đáng lên ngôi chúa), thay bằng người em mới có 12 tuổi (Nguyễn Phúc Thuần) nên dư luận không phục. Mọi người muốn giành ngôi chúa cho con của hoàng tử Phúc Hiệu (tức hoàng tôn, tên là Phúc Dương). Lúc này, Tây Sơn đã chiếm Quy Nhơn, Bình Định; triều đình chúa Nguyễn bị quân Trịnh chiếm mất kinh đô, chỉ còn đường ra biển chạy tuốt vô nam, nhưng chẳng may Phúc Dương lọt vào tay Tây Sơn. Ông trở thành con bài đem lại chính nghĩa cho Nguyễn Nhạc. Tuy nhiên, ông hiểu rõ số phận mình. nếu một khi Tây Sơn chiếm được giang sơn. Chúng ta có thể liên hệ với số phận “vua” Trần Cảo khi nằm trong tay Lê Lợi. Phúc Dương bỏ trốn. Cứ tưởng nếu Tây Sơn trung thành với khẩu hiệu sẽ tìm đến nơi ông trốn để quy thuận? Nhưng không, 2 năm sau Tây Sơn tóm được ông, giết tại chỗ, không cần đôi hồi. 

Lãnh tụ Tây Sơn cũng mâu thuẫn với nhau tới chỗ thanh toán nhau. Hầu như khởi nghĩa nông dân nào cũng vậy. Tuy Nguyễn Huệ còn nới tay với Nguyễn Nhạc (khi Nguyễn Nhạc khóc lóc), chứ con Nguyễn Huệ đã không tha con Nguyễn Nhạc. Lãnh tụ Tây Sơn cũng giết hại tướng tá dưới quyền. Nguyễn Huệ cử Vũ Văn Nhậm (phò mã của vua anh) ra Bắc giết Nguyễn Hữu Chỉnh (vì tội lộng quyền), đồng thời săn tìm vua Lê. Tất nhiên ông phò mã – quá hiểu tâm tính hiếu sát của ông chú vợ – phải biết tránh cái tội “lộng hành” này; nhưng rồi ông vẫn bị Nguyễn Huệ quy kết chính tội đó, giết đi. Chẳng cần tài giỏi, chỉ cần thái độ trung lập, cũng thấy mưu đồ lấn át anh ruột của Nguyễn Huệ sau khi xưng hoàng đế Quang Trung. Trong khởi nghĩa nông dân, lãnh tụ thiếu tàn bạo (như Nguyễn Nhạc) rất khó làm nên nghiệp lớn.  

Khởi nghĩa khi đạt mức cao trào, nếu không đủ sức lật đổ triều đình sẽ đi vào thoái tràoVà tha hóa, thành “giặc”. Tây Sơn cũng vậy. Nhưng yếu tố bất thường là vừa khởi nghĩa (nội chiến) vừa chống ngoại xâm. Do vậy, hai lần chiến thắng lừng lẫy của Nguyễn Huệ khiến giai đoạn thoái hóa chậm lại, hoặc bị che lấp. Chuyện này không lạ. Lịch sử cho thấy đe dọa ngoại xâm khiến mâu thuẫn trong nước bị dẹp xuống. Gây căng thẳng bên ngoài biên giới để dẹp bớt mâu thuẫn trong nước là bài bản rất quen thuộc của giới cầm quyền mất lòng dân. 

  1. Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh

– Đều là tổ tiên chúng ta, đều có hùng tâm, chí khí và năng lực hành động. Nếu họ sống ở thời kiến thiết và bảo vệ đất nước, họ sẽ hành động khác với khi họ đối đầu trong nội chiến. Nội chiến phung phí biết bao nguồn lực và xương máu, nhưng phung phí tài năng, phẩm chất, khí tiết cá nhân mới ghê.

– Thời thế chỉ cho phép một người trong hai kỳ phùng đối thủ được ca ngợi. Hai nhân tài chỉ được phép còn một. Nguyễn Huệ là thiên tài quân sự, nhất là năng lực hành quân thần tốc và tìm đánh bất ngờ trúng tử huyệt của đối phương; thì Nguyễn Ánh do tôi luyện trong hoàn cảnh ngặt nghèo mà tìm ra cách thắng chiến tranh thần tốc của địch. Đó là tản quân, tránh đương đầu mũi nhọn chủ công của địch, cho đến khi xây dựng được sức mạnh tương đương và thắng bằng lòng dân. Ngày xưa, đức thánh Trần cũng biết cách thắng đạo quân kỵ binh thần tốc của Thoát Hoan.

– Phải thần tốc, đánh xa, quân Nguyên hay quân Tây Sơn đều nan giải về lương thực. Một lính tải lương từ Quy Nhơn vào Gia Định đã “tự ăn” và nuôi một lính chiến khác hết 2/3 số mang theo. Nếu không cướp được lương thực tại chỗ, quân sẽ hoang mang, mất hết khí thế mà tan rã. Lúc hành quân trở về hậu phương, nếu không cướp được lương thực ở chiến trường sẽ, buộc phải ăn cướp dọc đường. Quá dễ hiểu lòng dân đối với Tây Sơn khi thoái trào.

– Hoàn cảnh Nguyễn Ánh khi mới là cậu bé 17 tuổi (không có tí lực lượng nào trong tay) bị danh tướng bách chiến Nguyễn Huệ truy sát. Thật éo le. Không thể mong Nguyễn Huệ mủi lòng mà nhẹ tay. Thế thì, cũng éo le không kém, khi Nguyễn Quang Toản còn quá trẻ (nhưng vẫn có đủ mặt danh tướng Tây Sơn) phải đối đầu với Nguyễn Ánh đã lão luyện. Thật éo le.

– Nhưng số phận đã giao cho Nguyễn Ánh nhiệm vụ thống nhất đất nước, khiến nhiều người – do áp dụng cực đoan lý thuyết đấu tranh giai cấp – cũng tự lâm vào hoàn cảnh éo le khi nhận định lịch sử. Muốn cho Lịch Sử diễn ra phù hợp với lý thuyết, có khi phải bóp méo sự kiện. Thật éo le.

Ví dụ, nói “quần chúng làm nên lịch sử”. Rất đúng, nếu quan sát bề ngoài và coi cơ bắp là quan trọng như cái thời mông muội. Nó “đúng” ngang với “ranh ngôn”: Cái đục tạo nên mọi thứ đồ gỗ”, bất cần ông thợ mộc.

Câu dưới đây đúng-sai thế nào?

Trí thức tìm ra lý thuyết và đường lối cách mạng.

Quần chúng thực hiện phong trào cách mạng.

Bọn cơ hội chiếm dụng thành quả cách mạng.

0