18/06/2018, 16:11

Những trận hải chiến nổi tiếng trong lịch sử- Phần 2

PHẦN 2: NHỮNG TRẬN HẢI CHIẾN NỔI TIẾNG THỜI TRUNG ĐẠI Biên dịch: hongsonvh Trận Sluys Ngày của trận đánh: 24 tháng 6 năm 1340 Vị trí xảy ra trận đánh: ngoài khơi Sluys, thái ấp của Pháp ở Flanders ( Bây giờ là “Sluis” thuộc Zeelandic Flanders Hà Lan) ...

PHẦN 2: NHỮNG TRẬN HẢI CHIẾN NỔI TIẾNG THỜI  TRUNG ĐẠI

Biên dịch: hongsonvh

Trận Sluys

battle-sluys

Ngày của trận đánh: 24 tháng 6 năm 1340
Vị trí xảy ra trận đánh: ngoài khơi Sluys, thái ấp của Pháp ở Flanders ( Bây giờ là “Sluis” thuộc Zeelandic Flanders Hà Lan)
Kết quả: Thắng lợi quyết định của Anh, nó đảm bảo rằng Chiến tranh Trăm năm sẽ chỉ diễn ra tại Pháp.
Các bên tham chiến
Vương quốc Anh
Chỉ huy
Edward III của Anh
Sức mạnh
250 tàu
Thương vong và thiệt hại
9 000 người
Vương quốc của Pháp,
Cộng hòa Genova
Chỉ huy
Hugues Quiéret,
Nicolas Béhuchet
Sức mạnh
Hơn 200 tàu
Thương vong và thiệt hại
20 000 người (Theo Châu Âu: Một biên niên sử – Norman Davi)
Hầu hết các tàu bị bắt giữ

Trận haỉ chiến Sluys là trận đánh diễn ra trong ngày 24 tháng 6 năm 1340, một trong những cuộc xung đột mở đầu của Chiến tranh Trăm năm. Ý nghĩa quan trọng của trận này là hạm đội của Pháp bị hủy diệt gần như toàn bộ, và âm mưu tiến hành một cuộc xâm lược của người Pháp sang nước Anh là không thể thực hiện được, và đảm bảo rằng phần còn lại của cuộc chiến trăm năm chỉ diễn ra chủ yếu là tại Pháp. Kết quả của trận chiến đã cho phép vua Anh Edward III thoải mái chuyển quân lính của mình từ nước Anh sang tấn công các thành trì của Pháp mở đầu cho cuộc chiến trăm năm.

Chiến tranh Trăm năm là một cuộc xung đột kéo dài từ 1337-1453 giữa hai hoàng gia để chiếm ngôi vua Pháp, bị bỏ trống bởi dòng trưởng Capetian của vua Pháp không có người nối dõi. Hai đối thủ chính là Nhà Valois và Nhà Plantagenet, còn được gọi là Nhà Anjou. Nhà Valois tuyên bố danh hiệu Vua của Pháp, trong khi Nhà Plantagenets từ Anh cũng tuyên bố là vua của Pháp và Anh. Vị vua dòng Plantagenet người cai trị Vương quốc Anh từ thế kỷ 12 có gốc rễ của Pháp từ các vùng Anjou và Normandy. Lính Pháp chiến đấu trên cả hai phe, đặc biệt là người Bourgogne và Aquitaine ủng hộ kịch liệt cho phía nhà Plantagenet.

Cuộc xung đột kéo dài 116 năm nhưng đã bị ngắt quãng bởi một số các thời kỳ hòa bình, trước khi nó cuối cùng kết thúc bằng việc nhà Plantagenets bị trục xuất khỏi Pháp (ngoại trừ hạt Calais). Cuộc chiến tranh là một chiến thắng cho nhà Valois, người đã thành công trong việc phục hồi lại từ những chiến thắng ban đầu của Nhà Plantagenet và đuổi họ ra khỏi phần lớn đất đai của Pháp vào năm 1450.

Cuộc chiến tranh được trong thực tế, là một loạt các cuộc xung đột và thường được chia thành ba hay bốn giai đoạn: cuộc chiến của các Edward (1337-1360), cuộc chiến của các Caroline (1369-1389), cuộc chiến của các Lancastor (1415-1429), và giai đoạn vận may của người Anh đã biến mất sau sự xuất hiện của Jeanne d’Arc (1412-1431). Một số xung đột đương đại châu Âu khác trực tiếp liên quan tới cuộc xung đột giữa Anh và Pháp: chiến tranh giành quyền thừa kế Breton , nội chiến Castilian, và Chiến tranh của hai Peter. Thuật ngữ “Chiến tranh Trăm năm” là một thuật ngữ được sáng tạo sau đó bởi các nhà sử học để mô tả loạt các sự kiện.

Cuộc chiến có ý nghĩa lịch sử của nó đến một số yếu tố. Mặc dù chủ yếu đây là một cuộc xung đột của giai cấp phong kiến, chiến tranh đã tạo ra những ý tưởng về tinh thần dân tộc của cả Pháp và Anh. Về mặt quân sự, nó thấy việc giới thiệu các loại vũ khí mới và chiến thuật mới, và sự xói mòn của hệ thống cũ của quân đội phong kiến luôn bị chi phối bởi kỵ binh nặng. Các quân đội thường trực đầu tiên ở Tây Âu kể từ thời Đế quốc Tây La Mã được sử dụng trong chiến tranh, do đó thay đổi vai trò của những nông dân. Đối với tất cả điều này, cũng như khoảng thời gian quá dài của cuộc xung đột, nó thường được xem như là một trong những cuộc xung đột lớn nhất trong lịch sử chiến tranh thời Trung cổ. Tại Pháp, quân xâm lược người Anh, nội chiến, dịch bệnh, nạn đói và sự cướp giựt của lính đánh thuê (đã chuyển sang băng đảng) làm giảm dân số xuống còn hai phần ba. Bất chấp sự mất mát về lãnh thổ trên lục địa, nước Anh vẫn tồn tại như một quốc đảo, như là một thực tế và nó tiếp tục phát triển trong hơn 500 năm tiếp theo.

Bối cảnh lịch sử trước trận đánh

Câu chuyện có lẽ bắt đầu kể từ năm 1066, khi William, Công tước của Normandy, Dẫn đầu một Cuộc xâm lược vào nước Anh. Ông ta đánh bại vua nước Anh Vua Harold II tại Trận Hastings, và tự mình lên ngôi vua của Anh, nhưng ông vẫn là Công tước xứ Normandy và vẫn là một chư hầu của vua Pháp.

Sau đó vài chục năm nước Anh xảy ra nội chiến giữa vua Stephen và chị gái mình nứ hoàng Matilda ( thời Anarchy 1135-1154), đều là cháu của William kẻ chinh phục, chiến thắng thuộc về nữ hoàng Matilda và chồng của bà chính là Geoffrey của xứ Anjou giòng Angevin nước Pháp, hay còn gọi là Geoffrey V Plantagenet (1129?”1151), và con trai của họ chính là Henry I vua của nước Anh, nhà vua Anh đầu tiên dòng Plantagenet hay còn gọi là Anju.

Chưa hết, lại còn tỉnh Aquitaine được sát nhập vào để quốc Pháp năm 1137 sau khi nữ Bá tước Eleanor của Aquitaine kết hôn Louis VII của Pháp, Nhưng cuộc hôn nhân của họ đã bị hủy bỏ năm 1152 ( có chuyện là bà này chê ông chồng người Pháp hôi mồm) và sau đó chồng mới của Eleanor lại là Henry II của Anh vào năm 1154, vùng này đã trở thành một sở hữu của người Anh.

Tiếp nữa Vua Phillip IV (1285 – > 1314) nhánh trưởng của dòng Capetian – Pháp có bốn người con, nhưng ba người con trai đều chết trẻ, người con gái duy nhất kết hôn với vua Edward II của Anh và con của họ chính là vua Edward III (1327 – >1377)

Sau cái chết của Vua Phillip IV nhánh trưởng của dòng Capetian không còn người nối dõi, vua Edward III của Anh đòi hỏi quyền thừa kế vương vị nước Pháp nhưng các quý tộc và người thị dân Pháp không bao giờ chấp nhận một ông vua ngoại quốc và họ đã vin vào luật cổ Salic để tước bỏ quyền thừa kế của Edward III và xuy tôn Phillip Valoi, nhánh thứ của dòng Capentian lên làm vua Pháp ?” Phillip VI (1293 – >1350) ( như vậy Phillip Valoi là con của Charle Valoi, cháu gọi Phillip IV là bác ruột và là chú cháu với Edward III của nước Anh)

Tuy là tình họ hàng nhưng có lẽ vì quyền lợi quốc gia nên Phillip VI và Edward III luôn xung đột với nhau, nhũng mũi vào chuyện của nhau, ví dụ: trong cuộc đấu tranh giành quyền thừa kế tỉnh Brittany thì Edward III ủng hộ bá tước De Montford nhưng Phillip VI lại ủng hộ cho Nhà Bloi, sau khi Monfort bị đánh bại thì Phillip VI luôn nhận được mối thù khôn nguôi từ Edward III, hoặc sau khi Edward III xâm lược và đánh bại người Scotland thì Phillip VI đã chứa chấp David II vua của Scotland làm điên đầu Edward, không chỉ có vậy hai vị vua thi nhau dung nạp những kẻ mà người kia hết sức căm ghét và tìm cách truy đuổi như trường hợp Edward III cung cấp nơi ẩn náu Robert III của Artois người mà Phillip VI vô cùng căm ghét.

Tóm lại vì những lý do về lãnh thổ như Edward III muốn đòi hỏi quyền cai trị của mình lên các tỉnh mà mình có quyền thừa kế như Normandi, Anju, Aquitaine ?thậm chí còn đòi cả ngôi báu của Pháp quốc. Còn Phillip VI thì không muốn có sự hiện diện của người Anh tại lãnh thổ của mình nên vào năm 1336 họ đã trở thành kẻ thù mặc dù chưa tuyên chiến. Phillip VI thì làm ngơ cho bọn cướp biển người Pháp cướp bóc các làng mạc ven biển của nước Anh và thậm chí còn tập trung một hạm đội lớn tới hơn 200 tầu chiến và hàng chục nghìn lính vũ trang ở Sluys, một thái ấp của ông ta ở Flanders với mục đích là xâm lược nước Anh, Trong khi đó Edward III cũng chẳng vừa, ông ta tập hợp một hạm đội đông không kém để tập kích vào Sluys tiêu diệt hạm đội Pháp ( tiên hạ thủ vi cường) thể là trận Sluys bắt đầu. Nhưng trước hết ta nên quay lại xem sức mạnh hải quân của cả hai bên.

Sức mạnh của người Pháp

Các giai đoạn đầu tiên của cuộc Chiến tranh Trăm năm được đánh dấu bởi trận chiến diễn ra trên biển giữa các cướp biển người Pháp và Anh, mỗi bên đều hy vọng thu được các món hời và tiêu diệt hệ thống cung cấp của kẻ thù. Nhưng đã có trong 1338 Philip VI đã sử dụng một hạm đội Hòang gia lớn, chủ yếu là các tầu Galley thuê từ Genoa ( đây là một hành động hoàn toàn đúng đắn vì người Pháp cho tới lúc đó chỉ hoàn toàn quen đánh trên bộ, họ có thể có nhiều hiệp sỹ tài giỏi, rất mạnh về đấu kiếm múa thương, nhưng cho tới lúc đó người Pháp chưa bao giờ nổi tiếng về mặt đánh thủy – Trong khi đó người Genoa là người thạo thủy chiến nhất lúc bấy giờ ở Địa Trung Hải, hạm đội của người Genoa đã từng chiến thắng trước người Pisa, Venezia, Arập … những người cũng rất giỏi về thủy chiến ). Ông tung ra một số cuộc tấn công tàn phá các cảng phía Nam nước Anh, phá hủy một phần các thị trấn trong đó có Portsmouth, Southampton và Hastings. Những cuộc tấn công có hiệu quả cắt đứt con đường cung cấp vua Edward III về của cải, hàng hóa giữa lục địa nước Anh, và đã phá hủy, thu giữ một số tàu, trong đó hai tầu lớn của riêng vua Edward III chiếc Cog Edward và Christopher, Philip và các cố vấn của ôngtừ đó tổ chức một cuộc xâm lược vào chính nước Anh năm 1339, chỉ có một cơn bão mới đánh tan hạm đội của Philip VI là làm hỏng các kế hoạch của họ.

Từ lúc này, vị trí của hải quân Pháp đã nhanh chóng xuống dốc. Lính đánh thuê Genoese chiến đấu rất chuyên nghiệp và tạo ra hàng loạt những thành công rất ấn tượng, nhưng họ lại bắt đầu quay ra đánh lẫn nhau sau khi biết đô đốc của riêng họ, Ayton Doria, đã cố gắng để lừa gạt không trả tiền lương cho. Các tay chèo nổi loạn, chiếm thu giữ một số các tầu Galley và căng buồm chạy về nhà, sự kiện này làm Philip VI mất hai phần ba hạm đội của mình. Đến cuối năm 1339 phần còn lại của các đội chèo Ý đã bỏ về nhà. Việc này làm cho Pháp chỉ còn 22 tầu Galley trong hạm đội hoàng gia của mình, nhưng chưa hết một cuộc tấn công của người Anh vào Boulogne đầu năm 1340 đã đốt cháy 18 chiếc ở chính nơi họ trú đông.

Không có lực lượng chiến đấu thiện chiến này, người Pháp có vẻ đã mất đi sự tự tin và vào đầu năm 1340 đã quyết định một chính sách phòng thủ, ngăn chặn sự xâm nhập của các hạm đội xâm lược của Anh đến bờ Flemish nơi người Anh dự định tiếp đất một cách an toàn, kể từ Flanders là đồng minh của Anh. Việc mà người Pháp lúc này có thể thực hiện được là thu thập các tầu buôn vũ trang, và thành lập một hạm đội được đặt tên một cách hoành tráng ?đại quân của Đại Dương?. Hạm đội này bao gồm đến 200 tàu, chi phí để trang bị cho chúng và thuê thủy thủ đoàn được tính vào các khoản tiền thuế nặng nề đánh vào xứ Normandy.

Sức mạnh của người Anh

Trong khi đó, một hạm đội xâm lược của Anh đã được tập hợp. Ban đầu có khoảng 190 tàu, hầu hết trong số họ đều là tầu tư nhân và bị ép vào phục vụ cho hoàng gia () . Hạm đội này được chỉ huy bới cá nhân của Edward III, khởi hành đến Flanders vào ngày 22 tháng 6 năm 1340. Một ngày sau hạm đội của Edward III hợp nhất với một phân đội tầu của mình do Sir Robert Morley chỉ huy, độ 50 chiếc, ở bờ biển Flanders bởi đô đốc của mình. Họ dường như đã không muốn chạm trán với hạm đội Pháp tại cửa sông Zwyn hai ngày sau đó, Người Pháp thì xác định là giữ không cho người Anh đổ bộ lên đất liền. Ở thời điểm này, Edward không còn sự lựa chọn nào khác, phải tiến về phía trước. Rút lui vào lúc này có thể sẽ dễ dàng biến thành một thảm họa đối với người Anh, tàu Pháp có thể tiêu diệt từng chiếc, từng chiếc tầu Anh một khi họ dàn trải ra trên cửa biển, và cũng vì danh dự mà nhà vua Edward III không bao giờ muốn đề cập đến việc rút lui.

Những lợi thế của Hạm đội Anh so với người Pháp

– Cho đến lúc đó người Anh cũng không có một hạm đội tầu chiến chuyên nghiệp mà họ phải vơ vét các tầu buôn để thành lập hạm đội, nhưng rất may là người Pháp cũng không hơn gì khi các đội tầu người Genoa bỏ đi.
– Những đồng minh của người Anh ( người Flamish) hoạt động rất có hiệu quả, họ cắt đường rút và tiêu diệt một phần đáng kể binh lính Pháp, nhưng đồng minh của người Pháp, người Genoa ( thành phần chính của hạm đội) đã bỏ đi trước trận đánh.
– Người Anh có chiến thuật tốt hơn, khi tiến sát tới Sluys họ không tung quân vào chiến đấu ngay mà neo ở phía ngoài một thời gian để nghỉ nghơi, trinh sát và đợi đến chiều tối, khi thủy triều lên — > họ được lợi nước và gió, mới tung ra tấn công.
– Thái độ của người Anh là có ý đồ rõ ràng, họ kiên quyết chấp nhận rủi ro, thậm chí có cả tư tưởng phục thù vì những quấy rối do người Pháp gây cho họ ở các cảng miền Nam nước Anh trước đó. Trong khi đó các đô đốc Pháp vừa mắc sai lầm về đội hình chiến thuật lại không quả quyết tiến ra biển giao chiến với người Anh, mục tiêu tối thượng của họ chỉ là ngăn không cho quân Anh đổ bộ lên bờ mà thôi.

Trận đánh

270ae763abc3c96bbe15caf5790373f9

Bản đồ minh họa trận Sluys

Trận Sluys bắt đầu vào ngày 24 Tháng Sáu 1340. Người Pháp đã quyết định chọn một chiến thuật chiến đấu, mà chính nó cho thấy rằng các đô đốc Pháp, Hugh Quieret và Nicholas Behuchat, không tin tưởng khả năng chiến đấu của tầu của họ và trên tất cả là lo ngại rằng người Anh có thể luồn đi và đổ bộ quân đội của lên đất liền. Vì vậy, các đô đốc Pháp quyết định chặn hoàn toàn cửa sông bằng cách chằng các tầu với nhau thành ba hàng dài dọc trên cửa sông cạn, rộng khoảng 5km (3 dặm).

Rõ ràng là hầu hết các chỉ huy có kinh nghiệm của hải quân Pháp đã chống lại cách bầy trận trong một không gian hạn chế như vậy, không có khoảng không để vận động một cách linh hoạt và gió ngoài biển thổi mạnh vào cửa sông, nhưng các đô đốc Pháp đã không lắng nghe. Các sử gia người Flander nói rằng các tàu của Pháp được gia cố bằng các công sự bằng gỗ nên trông như một hàng dài của các lâu đài. Chiến lược này được người Pháp sử dụng có thể là do thiếu tầu chiến hoặc, thiếu thông tin về hạm đội Anh đang tiến tới để tiêu diệt họ hoặc thiếu thận trọng và tự tin. Một số nhà sử học đã đặt câu hỏi liệu người Pháp thực sự có buộc chuỗi tàu của họ với nhau, chiến thuật này có thể được mô tả bởi các sử gia Livy và có thể các sử gia thời Trung cổ đã vay mượn chúng từ quá khứ thay vì quan sát được là như vậy. Đối với tàu buồm trong một khoảng không gian hạn chế và bị ảnh hưởng của thủy triều thì quả thật chỉ có điên rồ mới sử dụng chiến thuật này . Thật vậy, các tàu Pháp đã sớm tìm thấy khó khăn của chính mình, trôi về phía đông và va chạm mạnh vào nhau. Các tàu dường như đã bị mất đội hình vào thời điểm này, nhưng người Pháp chỉ nhìn thấy những rối loạn nghiêm trọng của mình khi người Anh bắt đầu tấn công, người Anh tìm cách lợi dụng gió và thủy triều bằng cách không xông lên tấn công ngay mà chờ cho đến khi buổi chiều sớm khi mặt trời sẽ không còn có trong mắt họ. Người Pháp đã cố gắng để lách về phía tây khi trận đánh bắt đầu, điều này chỉ càng khiến sự lầm lẫn thêm tai hại.

Các tầu của Anh tiến vào theo ba hàng, với các con tàu lớn nhất phía trước, bao gồm cả chiếc kỳ hạm Thomas của Edward III. Khoảng cách lại một lần nữa là lợi thế, và người Anh có một vũ khí để khai thác nó tối đa – một đội quân lớn sử dung trường cung, thường chỉ chiến đấu trên mặt đất. Mặc dù họ thường bị lãng quên bởi mọi người chỉ đam mê tinh thần hiệp sỹ, nhưng những cung thủ trường cung đã được sử dụng trong trận này tại Sluys, và thậm chí sau này cả ở những trận nổi tiếng hơn nữa như là Crécy,

Poitiers, và cả Agincourt người ta luôn thấy được hiệu quả tàn phá của loại vũ khí này của người Anh. Các lính thủy Pháp phần lớn trang bị nỏ, và nỏ sẽ chậm và yếu hơn so với trường cung của Anh rất nhiều trong những thời khắc quan trọng như khi các tàu cập sát mạn vào nhau, và bên cạnh đó có lẽ lực lượng của Pháp đã yếu đi nhiều kể từ khi họ mất phần lớn lính cung thủ người Ý đánh thuê của họ. Người Pháp đã làm tất cả những gì họ có thể để chống trả như, bao gồm buộc những thuyền đầy đá vào cột buồm của họ và bố trí người trên cột buồm để quăng đá vào đầu đối phương… Tuy nhiên vào thời gian đó, nhiều đội thủy thủ của Pháp quá mỏng không đủ lực lượng để chiến đấu một cách có hiệu quả.

Trận chiến diễn ra gay gắt, Edward III bị bắn vào đùi với một mũi nỏ, nhưng ông vẫn tiếp tục chiến đấu một cách hung tợn từ khoảng 3:00 PM cho đến gần 10:00 PM (có hai tàu tiếp tục chiến đấu cho đến khi bình minh kế tiếp). Người Anh đã tiêu diệt hết hàng tầu đầu tiên của Pháp một cách chậm rãi, và từng bước làm cho hàng thứ hai, bị dúm lại với nhau vì vậy mà các tàu của Pháp không thể cơ động uyển chuyển được. Một lực lượng lớn người Fleming, tập hợp trên bờ phía tây, sau đó đổ xuống hàng tầu thứ ba từ phía sau, bên cạnh việc giết hại nhiều lính Pháp, những người đang cố gắng để bơi vào bờ biển. Kết quả đó là một chiến thắng lớn của người Anh. Không có bắt tù binh, người Anh giết sạch những thủy thủ Pháp bị bắt.

Khoẳng 16.000 và 20.000 lính Pháp chết trận ngày hôm đó. Trong số người chết có cả hai đô đốc. Behuchat thiệt mạng trong cuộc giao tranh; Quieret bị bắt để đòi tiền chuộc, nhưng khi người Anh phát hiện ra rằng ông đã chỉ huy các cuộc tấn công của Pháp chống lại các cảng phía Nam Anh, Edward III đã ra lệnh treo cổ ông ta từ cột buồm của tàu riêng của mình. Sau khi đánh kết thúc hạm đội của vua Edward vẫn ở neo lại ở đó vài ngày, và do đó có thể cho ra rằng hạm đội của ông đã phải chịu rất nhiều tổn thất.

Theo một nguồn tin, không có một vị bá tước của Pháp dám thông báo với vua Phillippe VI về thảm họa này, cho đến cuối cùng một thằng hề của ông tiết lộ tin này bằng cách nói: “Hiệp sĩ của chúng ta dũng cảm hơn của bọn Anh”, Phillippe trả lời; “Làm thế nào vậy?” thằng hề của của ông ta trả lời ” bọn Anh không dám nhảy xuống biển mà vẫn mặc giáp trụ đầy đủ”.

Hậu quả của trận đánh

Đây là một trận hải chiến lớn nhất trong lịch sử châu Âu thời Trung Đại mà số người thiệt mạng của cả hai bên lên tới gần 30.000 người, ngoài việc hạm đội Pháp bị tận diệt thì hậu quả nghiêm trọng hơn của trận đánh này là quân Anh thoải mái vận chuyển quân đội sang Pháp để tiếp tục cuộc chiến mà không bị cản trở.

Cuộc chiến tranh trăm năm kéo dài tới 116 năm thì có lẽ phải đến 80 -> 90 năm người Anh chiếm ưu thế trước người Pháp. Chỉ có mấy năm dưới sự chỉ huy của nguyên soái Bertrand du Guesclin (1320?”1380) thì người Pháp mới gắng gượng được đôi chút, và nhất là khi có sự xuất hiện của Joan of Arc )1412?”1431) thì quân Pháp mới lật được thế cờ và lần lần đuổi quân Anh ra khỏi bờ cõi được.

Trận Lepanto – trận đánh lớn nhất và cuối cùng của các tầu Galley

Trận Lepanto - Bức tranh đang được lưu giữ tại Bảo tàng của Vatican

Trận Lepanto – Bức tranh đang được lưu giữ tại Bảo tàng của Vatican

Ngày: Ngày 07 tháng 10 năm 1571
Vị trí: Vịnh Patras, Biển Ionia
Kết quả: Liên minh thần thánh chiến thắng
Các bên tham chiến

Liên minh Thần thánh gồm có:

Tây Ban Nha
Cộng hòa Venice
Giáo hoàng La Mã
Cộng hòa Genova
Công quốc Savoy
Hiệp sĩ của Malta
Chỉ huy
Don John của Tây Ban Nha ( Hình như bác này chính là tay Đông Joăng đó các bác ạ)
Sebastiano Venier – Tư lệnh hải quân Venezia
Marcantonio Colonna – Chỉ huy Hải quân Ý
Sức mạnh
202 tầu Galley
6 galleasses
76 khác thuyền buồm
Súng đại bác 1.815 khẩu (ước tính)
Thương vong và thiệt hại
7.500 người chết
17 tàu bị mất.

Đế quốc Ottoman
Chỉ huy
Ali Pasha ?
Sức mạnh
208 tầu Galley
46 galliots
23 fuste
750 súng đại bác (ước tính)
Thương vong và thiệt hại
20.000 người chết, bị thương hoặc bị bắt
137 tàu bị bắt giữ
50 tàu chìm
10.000 Nô lệ Kitô giáo chèo thuyền galley được giải phóng

Trận Lepanto diễn ra vào ngày 7 tháng 10 năm 1571 khi một hạm đội tầu galley của Liên minh Thần thánh, một liên minh của Tây Ban Nha (bao gồm cả vùng lãnh thổ của Napoli, Sicily và Sardinia), Cộng hòa Venice, Giáo hoàng (dưới Thánh Giáo hoàng Piô V), Cộng hòa Genova, Công quốc Savoy, Hiệp sĩ Cứu tế và những và những thành phố Kitô giáo khác, quyết tâm đánh bại đội tàu Galley chính của Hải quân Đế quốc Ottoman.

Trận hải chiến đấu diễn ra trong 5 giờ đồng hồ ở rìa phía bắc của Vịnh Patras, ngoài khơi phía tây Hy Lạp, nơi mà các lực lượng của Hải quân Đế quốc Ottoman tiến về phía tây từ căn cứ hải quân của họ ở thành phố Lepanto để giao chiến với lực lượng liên minh thần thánh, vốn đã đến từ Messina. Chiến thắng này làm cho liên minh thần thánh tạm thời kiểm soát biển Địa Trung Hải, bảo vệ Rome khỏi bị xâm lược, và ngăn chặn Đế Quốc Ottoman tiến sâu vào châu Âu. Trận đánh này là trận hải chiến lớn cuối cùng giữa các tàu chiến dùng mái chèo ( tầu Galley), và sau trận này hàng hải Châu Âu bắt đầu chuyển sang một kỷ nguyên mới ?” kỷ tầu buồm.

Lực lượng hai bên

Hạm đội của Liên minh Thần thánh gồm 206 tầu galley và 6 galleasses (một loại tầu galley mới rất to, phát minh của Venezia, được trang bị đáng kể pháo binh) và đã được chỉ huy bởi Don Juan de Austria tài năng, người con trai ngoài giá thú của Hoàng đế Charles V và là em trai cùng cha khác mẹ của vua Philip II của Tây Ban Nha. Tàu chiến được đóng góp từ các thành bang Kitô giáo khác nhau: 109 galley và 6 galleasses từ Cộng hòa Venice, 80 galley từ Tây Ban Nha, 12 galley từ Tuscan dưới sự chỉ huy của Saint Stephen, 3 galley đến từ Genoa, Malta, Và Savoy, và một số galley tư nhân. Tất cả thành viên của liên minh đều xem các lực lượng hải quân Thổ Nhĩ Kỳ là một mối đe dọa lớn, đến an ninh của thương mại hàng hải trong biển Địa Trung Hải và an ninh của chính lục địa Châu Âu. Các đội quân Kitô giáo khác nhau đã tập hợp với các lực lượng chính của Venice (dưới sự chỉ huy của Venier), trong tháng Bảy và tháng 8 năm 1571 tại Messina, Sicily. Don Juan de Austria đến đó vào ngày 23 tháng 8.

Hạm đội tàu của liên minh Kitô giáo được điều khiển bởi 12.920 thủy thủ. Ngoài ra, nó mang gần 28.000 quân chiến đấu: 10.000 lính bộ binh chính quy thiện chiến người Tây Ban Nha , 7.000 lính Đức và 6.000 lính đánh thuê Ý, và Venezia có 5.000 lính có chất lượng cao đặc biệt. Ngoài ra, các tay chèo Venetian chủ yếu là người tự do và có thể mang vũ khí để tăng thêm sức mạnh chiến đấu của các tàu của họ, trong khi các nô lệ và tù nhân được sử dụng trong nhiều hải đội khác của Liên minh Thần thánh. Nhiều galley trong hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng được chèo bởi nô lệ, thường là những người Kitô giáo bị bắt giữ trong cuộc chinh phục và trận đánh trước đó. Các tay chèo tự do nói chung được công nhận là tốt hơn, nhưng đã dần dần bị thay thế trong tất cả các đội tàu galley (kể cả của Venice từ 1549) trong suốt thế kỷ 16 bởi những nô lệ , tù nhân hình sự và tù nhân chiến tranh rẻ hơn do áp lực tăng nhanh của chi phí cho các hạm đội galley.

Những chiếc Galley của Hải quân Đế Quốc Ottoman được điều khiển bởi 13.000 thủy thủ và 34.000 binh lính. Ali Pasha ( tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: “Kaptan-ı Derya Ali Pasa “), được hỗ trợ bởi lực lượng cướp biển Chulouk Bey của Alexandria và Uluj Ali (Ulich Ali), chỉ huy một lực lượng Hải quân của Đế quốc Ottoman gồm 222 tầu chiến galley, 56 galliots, và một số tàu thuyền nhỏ. Người Thổ có các đội thủy thủ có tay nghề và kinh nghiệm, nhưng không đủ lính trong đạo quân tinh nhuệ Janissary của họ.

Một lợi thế được cho là cực kỳ quan trọng và quyết định để cho phe Kitô giáo chiếm ưu thế là sự vượt trội về số súng và pháo trên những chiếc tàu của họ. Theo ước tính phe Kitô giáo có 1.815 khẩu súng lớn, trong khi đó người Thổ chỉ có 750 với đạn dược không đầy đủ. Phái Kitô giáo cũng có súng hoả mai và pháo thủ với chất lượng tốt hơn, Trong khi người Ottoman lại khá tin cậy vào tay nghề cao nhưng lại là các tay cung bắn cung sừng trâu (composite bowmen )

Triển khai trận đánh

Hạm đội của người Kitô giáo được chia thành bốn hải đội trong một đội hình hàng dọc theo hướng Bắc-Nam. Ở cuối phía Bắc, rất gần bờ biển, là Hải đội cánh trái với 53 tầu galley, chủ yếu là tầu của Venezia, do Agostino Barbarigo chỉ huy, với sự hỗ trợ của Marco Querini và Antonio da Canale. Hải đội Trung tâm gồm 62 tầu galley nhỏ do Don Juan de Austria đích thân chỉ huy trên chiến hạm Real, cùng với Sebastiano Venier, phía sau là Đô thống của Venice, Mathurin Romegas và Marcantonio Colonna. Hải đội ở cánh phải ở phía nam bao gồm 53 galley dưới sự chỉ huy của viên chỉ huy người Genoa, Giovanni Andrea Doria, người cháu lừng danh của đô đốc hải quân vĩ đại người Genoa, Andrea Doria. Hai galleasses, loại có gắn pháo ở mũi tầu, đã được điều lên phía trước của mỗi hải đội chính, mục đích này là để, theo Miguel de Cervantes – bác nhà văn viết truyện Đôngkisốt (người đã chiến đấu trên tầu galley Marquesa trong trận đánh), ngăn cản người Thổ dùng những chiếc thuyền nhỏ dùng nhựa cháy ngầm phá hỏng hoặc nhảy lên tầu của người Kitô giáo. Một hải đội dự bị đóng ở phía sau (có nghĩa là, về phía tây ở ngoài khơi ) hạm đội chính, để tung ra sự hỗ trợ bất cứ nơi nào họ thấy là cần thiết. Bộ phận này bao gồm 38 galley dự trữ – 30 chiếc phía sau Hải đội Trung tâm dưới sự chỉ huy của Álvaro de Bazán, và bốn chiếc phía sau mỗi cánh. Một nhóm tầu trinh sát được thành lập, từ hai chiếc galley ở cánh phải và sáu chiếc galley từ bộ phận dự trữ. Khi hạm đội của Kitô giáo đã từ từ xoay quanh Point Scropha, hải đội cánh phải của Doria, tại ngoài khơi bờ biển, đã bị trì hoãn tại đầu của trận đánh và chiếc galleasses của cánh phải đã không được tung vào đúng vị trí.

Hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ gồm 57 galley và 2 galliots ở phía cánh phải của nó dưới quyền chỉ huy của Chulouk Bey, 61 galley và 32 galliots ở phía Trung tâm dưới sự chỉ huy của Ali Pasha trên chiếc kỳ hạm Sultana, và khoảng 63 galley với 30 galliots ở ngoài khơi phía Nam dưới sự chỉ huy của Uluj Ali. Một lực lượng dự bị nhỏ gồm 8 galley, 22 galliots và 64 fustas ở phía sau hải đội Trung tâm. Ali Pasha đã được cho là đã nói với các nô lệ Kitô chèo thuyền galley của ông rằng: “Nếu tôi giành chiến thắng trong trận chiến này, tôi hứa trả tự do cho các bạn. Nếu ngày hôm nay là của các bạn, thì Chúa sẽ mang tự do đến cho các bạn.”

Trận đánh

Các tầu galleasses ở hải đội cánh Trái và Trung tâm đã tiến lên nửa dặm phía trước dòng tầu của Thiên chúa giáo. Khi trận chiến bắt đầu, người Thổ nhầm các tầu Galeasses là tàu buôn và không ra lệnh tấn công chúng. Điều này được chứng minh là một thảm họa, chỉ mình các tầu galeasses với rất nhiều súng của họ, đã được cho là đánh chìm đến 70 galley của Thổ Nhĩ Kỳ, trước khi hạm đội của Thổ Nhĩ Kỳ bỏ họ lại phía sau. Cuộc tấn công của họ cũng làm gián đoạn đội hình của Hải quân Ottoman. Khi trận đánh bắt đầu, Doria thấy rằng các galley của Uluj Ali mở rộng hơn nữa về phía nam, và do đó ông ta ra lệnh tiến về phía nam để tránh bị đánh thọc sườn, thay vì giữ vị trí dòng tầu của người Thiên chúa giáo. Sau trận đánh Doria bị cáo buộc có lái đội tầu của mình ra khỏi hàng loạt các trận đánh để tránh việc thương vong và thiệt hại. Bất kể là như thế nào, ông đã bị chèn ra ngoài bởi Uluj Ali, người đã quay lại và tấn công vào cuối phía nam của hải đội Trung tâm, lợi dụng khoảng không lớn mà Doria đã để lại.

Ở phía Bắc, Chulouk Bey đã cố gắng để đến được giữa bờ biển và Hải đội phía Bắc của người Kitô giáo, với sáu Galley trong một động thái nhằm đánh thọc sườn, và bước đầu gây ra thiệt hại cho hạm đội Thiên chúa giáo. Barbarigo đã bị giết bởi một mũi tên, nhưng các tầu của người Venezia, quay lại để chiến đấu đối mặt với mối đe dọa này, siết chặt đội ngũ của mình. Sự trở lại của một galleass đã cứu cho hải đội phái Bắc của người Kitô. Hải đội phía Trung tâm của người Kitô giáo cũng đã tổ chức phù hợp với sự chi viện của Dự bị, sau khi phải chịu rất nhiều thiệt hại, đã gây ra thiệt hại lớn cho cánh Trung tâm của quân Hồi giáo. Ở phía nam, phía xa bờ, Doria đã tham gia vào một cuộc hỗn chiến với tàu của Uluj Ali, và đang bị thiệt hại nặng hơn. Trong khi đó mình Uluj Ali chỉ huy 16 galley tạo một cuộc tấn công nhanh trên hải đội của Trung tâm người Kitô giáo, chiếm lấy sáu galley – trong số những người đến từ Malta Capitana, người Hồi Giáo giết chết tất cả, nhưng ba người trên tàu may mắn vẫn còn sống sót. Chỉ huy của đội tầu Pietro Giustiniani, Hiệp sỹ dòng Cứu tế, bị thương nặng nề bởi năm mũi tên, nhưng được tìm thấy còn sống trong cabin của mình. Sự can thiệp của người Tây Ban Nha Álvaro de BaZan và Juan de Cardona với lực lượng dự trữ đã đổi chiều của trận chiến, cả hai cánh Trung tâm và Doria ở cánh phía Nam.

Uluj Ali đã buộc phải bỏ chạy với 16 tầu galley và 24 galliots, từ bỏ tất cả, nhưng trong tất cả những tầu của ông thì chỉ một tầu bị bắt. Trong quá trình trận đánh, Tầu của Tư lệnh Hải quân Ottoman đã bị áp mạn và các phân đội lính thuỷ vũ trang Tây Ban Nha từ 3 chiêc Galley và lính Janissary Thổ Nhĩ Kỳ từ bảy chiếc Galley đã chiến đấu với nhau trên sàn của chiếc Sultana. Hai lần lính Tây Ban Nha đã bị đẩy lùi với tổn thất lớn, nhưng ở lần cố gắng thứ ba, với quân tiếp viện từ chiếc galley của Álvaro de BaZan, họ thắng thế. Müezzinzade Ali Pasha bị giết chết và bị chặt đầu, trái với mong muốn của Don Juan ( chắc bác này muốn bắt sống cơ). Tuy nhiên, khi đầu của ông ta bị treo thị trên một cột buồm của một chiến hạm Tây Ban Nha, nó đã góp phần rất lớn đến tiêu hủy tinh thần của người Thổ Nhĩ Kỳ. Ngay cả sau khi kết quả của trận chiến đã rõ ràng quay lưng lại với người Thổ, các nhóm lính Janissary vẫn tiếp tục chiến đấu với tất cả những gì họ có. Người ta nói rằng tại một số nơi lính Janissary hết đạn và họ bắt đầu ném cả cam và chanh vào kẻ thù Kitô giáo của mình ( thì còn cái lai quần cũng đánh còn gì nữa – nhưng đúng là họ thật dũng cảm phải không các bác), dẫn đến những cảnh đáng cười một cách vụng về trong nỗi đau khổ chung của trận đấu.

Trận đánh kết thúc khoảng lúc 16:00. Hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ bị mất khoảng 210 tàu, trong đó có 117 galley, 10 galliots và ba fustas bị bắt vẫn ở trong điều kiện đủ tốt cho các lực lượng Kitô sử dụng. Bên lực lượng Kittô 20 galley đã bị phá hủy và 30 bị hư hại nghiêm trọng và chúng đã bị đánh đắm. Một tầu galley của người Venetian bị người Thổ chiếm như là phần thưởng cho họ, tất cả những tầu bị chiếm khác đã bị bỏ lại bởi người Thổ và tái chiếm lại bởi người Kitô giáo.

Uluj Ali, người đã bắt kỳ được chiếc kỳ hạm của các Hiệp sĩ Malta, đã thành công trong việc giải cứu nhiều nhất các tàu chiến của mình từ khi thắng bại được xác định rõ ràng. Mặc dù ông ta đã phải cắt toa bỏ lại chiếc kỳ hạm Malta để bỏ chạy, ông chạy về phía Constantinople, thu thập tổng số 87 chiếc tầu các loại còn sống sót sau trận đánh và chạy về phía thủ đô của Đế quốc Ottoman, ông ta dâng lá cờ khổng lồ của Mantơ lên Sultan Selim II, người sau đó ban cho ông ta chức danh danh dự “kιlιç” (Sword); Uluj do đó đã được biết đến như là Kılıç Ali Pasha.

Sau trận đánh

Trận đánh là một thất bại nặng nề cho người Ottoman, người đã không thua một trận đánh lớn hải quân nào kể từ thế kỷ 15. Trận thua này được chia buồn bởi Divine Will, biên niên sử gia ghi rằng “hạm đội của Đế quốc gặp phải hạm đội của những kẻ ngoại đạo và ý của Chúa đã chuyển sang một hướng khác.” Đến một nửa số những người dân Kitô, sung sướng trước sự kiện này hy vọng cho sự sụp đổ của người Turk, người được coi là ” Kẻ thù vĩnh cửu của Kitô giáo”. Thật vậy, đế quốc đã mất tất cả gần 300 tàu của nó và khoảng là 30.000 lính, và một số sử gia phương Tây đã nói rằng đây là trận hải chiến quyết định nhất thế giới kể từ sau trận Actium của 31 TCN. Tuy nhiên, ngay sau khi bị đánh bại, Tổng bộ trưởng Vizier Mehmed Sokullu của Selim II, nói với Barbaro, sứ giả của Venetian rằng chiến thắng Christian tại Lepanto là vô nghĩa, nói rằng:

” Ngài đến để xem chúng tôi chịu bất hạnh của chúng tôi như thế nào. Nhưng tôi sẽ cho ngài biết sự khác biệt giữa sự mất mát của các ngài và của chúng tôi. Trong khi đoạt lấy đảo Síp từ các ngài , chúng tôi tước của các ngài một cánh tay; trong đánh bại hạm đội của chúng tôi, các ngài chỉ cạo mất bộ râu của chúng tôi. Một cánh tay khi bị cắt thì không thể mọc lại một lần nữa, nhưng một chòm râu sẽ phát triển tốt hơn sau khi đã bị cạo sạch đi.”

Thật vậy, mặc dù có được một chiến thắng quan trọng, sự chia rẽ trong Liên minh Thánh Thần ngăn cản những người thắng trận tận dụng chiến thắng của họ. Kế hoạch để chiếm lấy eo biển Dardanelles, như là một bước tiến trong việc phục hồi thành phố Constantinople cho những người Kitô giáo, đã bị phá hoại bởi những tranh cãi giữa các đồng minh. Với một nỗ lực lớn, Đế quốc Ottoman xây dựng lại hải quân của nó và bắt chước thành công các galeasses của người Venetian. Vào năm 1572, hơn 150 galley và 8 galleasses đã dượcđóng mới, thêm tám trong các chiến thuyền lớn nhất từng được thấy tại Địa Trung Hải. Trong vòng sáu tháng một hạm đội mới gồm 250 tàu (bao gồm 8 galleasses) đã có thể lấy lại uy quyền của hải quân Đế quốc Ottoman ở phía đông Địa Trung Hải. Ngày 07 Tháng 3 năm 1573 Venezia đã công nhận bằng hiệp ước quyền sở hữu đảo Sípcủa Đế quốc Ottoman, vốn đã rơi vào người Thổ dưới thời Piyale Pasha vào ngày 3 Tháng Tám 1571, chỉ hai tháng trước khi Lepanto, và ở trong tay người hổ Nhĩ Kỳ trong ba thế kỷ kế tiếp, và trong mùa hè đó hải quân Ottoman tiếp tục tàn phá các bờ biển dễ bị tổn thương của Sicilia và miền nam Italia. Tuy nhiên, trong khi tàu bè tương đối dễ dàng để thay thế, rất khó khăn cho việc thay thế con người, kể khi từ rất nhiều thủy thủ giàu kinh nghiệm, tay chèo và binh sĩ đã bị mất. Việc mất mát quá nhiều các thủy thủ đoàn dày dạn kinh nghiệm của mình tại Lepanto giảm hiệu quả chiến đấu của hải quân

Các tầu Galeasses của liên quân Thiên chúa giáo

Việc mất quá nhiều các thủy thủ thuỷ thủ giàu kinh nghiệm của mình tại Lepanto đã làm giảm hiệu quả chiến đấu của hải quân Ottoman, một thực tế cho thấy các cuộc đối đầu của hải quân của họ với hải quân các nước Kitô giáo đã giảm xuống tối thiểu trong những năm ngay sau trận đánh. Đặc biệt quan trọng là sự mất mát của lực lượng cung thủ vốn là vũ khí chính trang bị trên chiến hạm của Đế quốc, vượt hơn hẳn số tầu được trang bị súng thời đó . Nhà Sử học John Keegan viết lại rằng các lỗ hổng trong trình độ chuyên môn của các chiến binh là không thể thay thế trong một thế hệ, và trong thực tế, chúng đại diện cho “cái chết của một truyền thống sống” của người Ottoman. Sử học Paul K. Davis đã lập luận rằng:

“Thất bại của Thổ Nhĩ Kỳ đã chặn đứng tham vọng của người Thổ mở rộng ảnh hưởng của họ ở vùng biển Địa Trung Hải, và duy trì sự thống trị của phương Tây, và sự tự tin đã tăng lên ở các nước nhỏ ở phía tây rằng người Thổ, trước đây là không thể chặn nổi, bây giờ có thể bị đánh bại.”

Trong 1574 trong chiến dịch Tunis, Đế quốc Ottoman chiếm lại thành phố chiến lược Tunis từ tay người Tây Ban Nha, lúc đó đang hỗ trợ cho triều đại Hafsid, khi binh lính của Don Juan chiếm thành phố trong tay Đế quốc Ottoman từ năm trước. Với liên minh lâu dài Pháp-Ottoman sắp tới họ đã có thể tiếp tục hoạt động hải quân tại phía Tây biển Địa Trung Hải. Năm 1579 việc chiếm hoàn thành cứ điểm Fez đã kết thúc cuộc chinh phục Ma-rốc của Đế quốc Ottoman, chiến dịch bày được bắt đầu bởi Süleyman the Magnificent. Việc thành lập quyền bá chủ của Đế quốc Ottoman trên khu vực này đã đặt toàn bộ bờ biển Địa Trung Hải từ eo biển Gibraltar tới Hy Lạp (với ngoại lệ của thành phố, kinh doanh kiểm soát của Tây Ban Nha Oran và các khu định cư của chiến lược như Melilla và Ceuta) – dưới quyền kiểm soát của Đế quốc Ottoman.

Các loại tầu bè thường được sử dụng trong hải chiến thời trung Trung Cổ
Tầu Galley

Một tầu Galley của người Venezia

Một tầu Galley của người Venezia

Một tầu galley là một con tàu cổ có thể cơ động được là do toàn bộ hệ thống tay chèo, dược sử dụng cho mục đích chiến tranh và buôn bán. Hệ thống tay chèo được biết đến ít nhất là từ thời Ai Cập Cổ đại. Nhiều tầu Galley đã có cột buồm và buồm được sử dụng khi gió ở trong các điều kiện thuận lợi. Như vậy đối với tầu Galley thì cơ động bằng sức chèo là chính, buồm là phụ.

Có nhiều loại Galley làn trụ cột cho các lực lượng hải quân Địa Trung Hải từ khoảng thế kỷ thứ 8 TCN đến

khi có sự phát triển của pháo hải quân trên toàn thế kỷ 15 và 16. Tầu chiến Galley được tìm thấy trong cuộc chiến tranh cổ đại Ba Tư, Hy Lạp, Carthage và Rome cho đến thế kỷ thứ 4. Sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã, tầu Galley lại là lực lượng nòng cốt trong Hải quân Byzantine và các triều đại kế tục của Đế quốc La Mã, và hải quân Hồi giáo. Thời Trung cổ ở các thành bang Địa Trung Hải, đáng chú ý nhất là các nước cộng hòa hàng hải Ý như Venice, Pisa, và Genoa, tầu Galley được sử dụng cho đến sự ra đời của lớp tầu buồm man-of-war có khả năng hành trình lâu dài trên Đại dương làm cho tầu Galley trở thành quá lạc hậu. Trận Lepanto (1571) là một trong những trận hải chiến lớn nhất mà tầu Galley đóng vai trò chính. Tầu Galley tiếp tục được sử dụng làm chủ đạo cho đến sự ra đời sử dụng loại tầu buồm sử dụng hệ thống pháo mạn ở Địa Trung Hải trong thế kỷ 17, và tiếp tục được sử dụng trong vai trò kém dần cho đến khi có sự ra đời của máy hơi nước.

Chi tiết kỹ thuật tiêu biểu của tầu Galley thời Trung Cổ

Các đặc điểm kỹ thuật của tầu galley tìm đượcđến từ một đặt hàng của Charles I của Sicilia, Năm 1275 AD (trong cả hai Bass & Pryor). Nhìn chung chiều dài của tầu galley là 39,30 m, keel ( đáy) dài 28,03 m, độ sâu 2,08 m. chiều rộng thân 3,67 m. Chiều rộng của các phần bao quanh 4,45 m. 108 mái chèo, phần lớn dài 6,81 m, thỉnh thoảng có mái dài 7,86 m, 2 mái chèo lái dài 6,03 m. Cột buồm mui và cột buồm giữa cao 16,08 m, 11,00 m, chu vi cột buồm 0,79 m, chiều dài sàn tầu 26,72 m, 17,29 m. Toàn bộ trọng tải khoảng 80 tấn. Loại tàu có hai, sau đó là ba người trên một ghế chèo. Điều này cho thấy mái chèo của tàu galley dài hơn so với các trireme của Athens, loại dài 4,41 m và 4,66 m (Morrison p269).

Tầu Galley Trung cổ này đi tiên phong trong việc sử dụng súng hải quân, những điểm này như là một bổ sung được thiết kế để phá huỷ các phần bao trên tầu của đối phương. Chỉ trong thế kỷ 16 tầu Galley được dùng để gọi cho loại tầu phát triển bằng rất nhiều tay chèo(Pryor p67).

Tại Trận Lepanto năm 1571, các tầu chiến Galley tiêu chuâne của Venetian dài 42 m và rộng 5,1 m (6,7 m với khung chèo), đã có phần rẽ nước dài 1,7 m và chiều cao của boong tàu ở trên mức nước là 1,0 m và nặng khoảng 140 tấn. Các kỳ hạm galley (lanter) lớn hơn có kích cỡ là dài 46 m và rộng 5,5 m (7,3 m với khung chèo), phần rẽ nước dài 1,8 m và chiều cao của boong tàu ở trên mức nước là 1.1. và nặng 180 tấn. Những Galley tiêu chuẩn có 24 ghế chèo mỗi bên, với ba tay chèo một băng ghế. Các thuỷ thủ đoàn thường bao gồm 10 sỹ quan, khoảng 65 thủy thủ, pháo thủ và nhân viên khác cộng với 168 tay chèo. Chiếc Lanter có 27 ghế trên mỗi bên, với 156 tay chèo, và thuỷ thủ đoàn là một trong 15 nhân viên và khoảng 105 thủy thủ, pháo thủ và binh lính khác. Các tầu Galley thường mang một pháo nặng 50-pound hoặc 32-pound tại mũi tầu cùng với bốn súng nhẹ hơn và bốn pháo xoay. Các Lanter lớn mang một khẩu súng hạng nặng cộng với sáu súng 12 và 6 pound và tám súng xoay.

Tầu Galêy được sử dụng ở miền Bắc Âu

Có bằng chứng khảo cổ học của tầu Galley kỷ Dark Age phía biển Bắc từ các di tích tầu bị chôn, không giống như tầu Galley cổ ở Địa Trung Hải. Ấn tượng nhất là tầu Gokstad. Một sự phát triển của các tầu Viking longships và knarrs, các tầu Galley thời Trung cổ Bắc Âu được chế tạo theo phương pháp – clinker, sử dụng một cánh buồm hình vuông và các hàng mái chèo, và trông rất giống như người tiền nhiệm của họ Bắc Âu.

Trong vùng biển ngoài khơi phía tây của Scotland giữa năm 1263 và 1500, các chúa đảo được sử dụng Galley cho mục đích chiến tranh và vận tải hàng hải xung quanh lãnh thổ của họ, trong đó bao gồm các bờ biển phía tây của Cao nguyên Scotland, và các vùng Hebrides, Antrim của Ai-len. Họ sử dụng tàu Galley cho các trận tấn công các lâu đài hoặc pháo đài được xây dựng gần bờ biển. Là một lãnh chúa phong kiến cao cấp, chúa đảo yêu cầu sự cung cấp về tầu Galley theo một số quy định và kích thước tiêu chuẩn từ mỗi vùng đất. Ví dụ đảo Man đã phải cung cấp sáu Galley 26 mái chèo, và Sleat thuộc Skye đã phải cung cấp một Galley 18 mái chèo.

Chạm trổ trong tầu Galley trên mộ đá từ năm 1350 trở đi cho thấy việc đóng các tàu thuyền. Từ thế kỷ 14 họ bỏ một mái chèo bánh lái và sử dụng một bánh lái phía đuôi, với một đuôi tầu thẳng cho phù hợp. Từ một tài liệu của năm 1624, một galley đúng nghĩa sẽ có 18-24 mái chèo, một birlinn có 12-18 mái chèo và một lymphad còn có ít hơn.

Tầu Galley được sử dụng như là tàu buôn

Từ nửa đầu thế kỷ 14 các galere da mercato của Venezia “tầu galley thương mại” đã đang được đóng tại các xưởng đóng tàu của Quân giới do chính phủ điều hành như là “một sự kết hợp của các hiệp hội doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, hoặc là một loại côngxoocxiom của thương nhân xuất khẩu”, như Fernand Braudel miêu tả. Các tàu khởi hành theo đoàn convoy, được bảo vệ bằng cung thủ và pháo thủ bắn ballestieri trên tàu, và sau đó có mang pháo.

Trong tầu Galley thế kỷ 14 và 15 chuyên trở hàng hoá có giá trị cao và hành khách. Các tuyến đường chính trong thời gian của các cuộc Thập tự chinh đầu là con đường hành hương đến Đất Thánh. Sau đó các tuyến đường liên kết với các cảng trong Địa Trung Hải, giữa Địa Trung Hải với Biển Đen (một trung tâm thương mại lớn bị xoá sổ do Thổ Nhĩ Kỳ chiếm giữ thành phố Constantinople, 1453) và giữa Địa Trung Hải với Bruges- Nơi galley đầu tiên của Genoese đến là Sluys trong năm 1277, là Galley đầu tiên của Venetian đến năm 1314 – và Southampton. Mặc dù chủ yếu là tàu buồm, họ đã sử dụng mái chèo để vào các trung tâm buôn bán, cách hiệu quả nhất để vào vả ra khỏi Lagoon of Venice. Tầu Galley của Venetian, bắt đầu từ 100 tấn và được đóng to lên thành 300, cũng không phải là những tầu buôn lớn nhất ngày đó, khi tầu Carrack của Genoese ở thế kỷ 15 có thể vượt quá 1.000 tấn. Năm 1447 ví dụ, Galley của Florentine lên kế hoạch để đến 14 cảng trên đường đi từ Alexandria (Pryor p57). Đặc tính của mái chèo cho phép các tàu di chuyển gần với bờ biển, nơi họ không thể tận dụng gió từ đất liền và gió biển cùng dòng chảy ven biển, mái chèo cho pháp họ vận động một cách đáng tin cậy và tương đối nhanh so với gió biển ven bờ. Các thuỷ thủ đoàn lớn cũng cung cấp bảo vệ chống cướp biển. Những tàu này rất có khả năng chịu dựng giông tố từ biển; một tầu Galley Florence lớn rời Southampton ngày 23 tháng 2 1430 và trở về cảng của mình tại Pisa trong 32 ngày. Họ an toàn đến mức mà hàng hóa thường không cần phải mua bảo hiểm (Mallet). Những tàu có kích thước lớn trong thời gian này đã được làm tiêu bản mà từ đó phát triển các tầu galleass.

Suy thoái của tầu Galley

Sự suy giảm của galley đã bị kéo dài vô cùng, bắt đầu từtrước khi có sự phát triển của pháo và tiếp tục một cách từ từ trong nhiều thế kỷ. Đầu năm 1304, kiểu tàu theo yêu cầu của Uỷ ban quốc phòng Đan Mạch đã thay đổi t

0