Lịch sử phát triển của các loại tàu chiến chủ lực từ sau Thế chiến I đến hết Thế chiến II
Chiếc HMS Hood, ra mắt vào năm 1918, là chiếc tầu tuần dương chủ lực đầu tiên được hoàn thành vào cuối Chiến tranh thế giới I Biên dịch : hongsonvh I. Sự tiến hóa của các loại tầu chiến chủ lực ( Tuần dương hạm chủ lực và thiết giáp hạm) Trong những năm ngay sau khi Thế chiến I, ...
Biên dịch : hongsonvh
I. Sự tiến hóa của các loại tầu chiến chủ lực ( Tuần dương hạm chủ lực và thiết giáp hạm)
Trong những năm ngay sau khi Thế chiến I, tất cả các cường quốc như Anh, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã bắt đầu công việc thiết kế một thế hệ thiết giáp hạm và tuần dương hạm chủ lực mới mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các cụm mới đóng tàu mà hải quân mỗi quốc gia mong muốn đã gây ra những tranh cãi chính trị gay gắt và có khả năng làm tê liệt kinh tế. Sự kiện này là nguyên nhân của Hiệp ước Hải quân Washington năm 1922 nhằm ngăn chặn cuộc chạy đua vũ, theo Hiệp ước này các cường hải quân lớn đồng ý giới hạn về số lượng tàu chủ lực. Hải quân Đức đã không được phép có đại diện tại các cuộc đàm phán; theo các điều khoản của Hiệp ước Versailles, Đức không được phép có bất cứ một tàu chiến chủ lực hiện đại nào cả.
Xuyên suốt qua thập niên 1920 và đầu thập niên 1930 chỉ có Anh và Nhật Bản giữ lại tàu tuần dương chủ lực của họ, và họ thường sửa đổi và nâng cấp lại các con tầu đã được thiết kế từ chiến tranh thế giới I. Ranh giới giữa các tàu tuần dương chủ lực và tầu thiết giáp cao tốc hiện đại đã trở nên bị mờ dần; thực sự tầu tuần dương chủ lực lớp Kongō của người Nhật đã chính thức được đặt lại tên là thiết giáp hạm.
Từ khoảng năm 1918-1923
Lực lượng hải quân của các quốc gia Nhật Bản và Hoa Kỳ đã thấy được mối đe dọa từ chiếc Hood nên họ nhanh chóng chế tạo những chiếc tầu tuần dương hạm chủ lực để đối trọng với nó. Hải quân Đế quốc Nhật Bản bắt đầu đóng bốn chiếc tầu tuần dương chủ lực lớp Amagi. Những tàu này có trọng tải và hỏa lực ghê gớm chưa từng có và có tốc độ cũng như được bọc thép tốt tương tự như chiếc HMS Hood trong khi mang theo một khẩu đội súng chính gồm mười súng 16 in – những vũ khí mạnh nhất từng được đề xuất sử dụng cho một tàu tuần dương chủ lực. Hải quân Hoa Kỳ đã đáp trả bằng các tầu tuần dương chủ lực lớp Lexington, lớp này nếu được hoàn thành theo đúng kế hoạch sẽ có tốc độ đặc biệt lớn và vũ trang tốt, nhưng chất lượng giáp tốt hơn đôi chút so với các tàu tuần dương chủ lực đầu tiên. Giai đoạn cuối cùng trong cuộc chạy đua tàu tuần dương chủ lực sau chiến tranh I đã đến với những phản ứng của Anh về các lớp tầu Amagi và Lexington của Nhật Bản và Hoa Kỳ là bốn chiếc tầu tuần dương chủ lực lớp G3 có trọng tải 48.000 tấn, lớp tàu này có sức mạnh, trọng tải và tốc độ tương đương với Thiết giáp hạm lớp Iowa của Hoa kỳ ở thế chiến II.
Nhưng theo Hiệp ước Hải quân Washington thì không con tầu nào trong số những thiết kế này được hoàn thành. Những con tàu này phải bị phá hủy trên đường trượt ( tại ụ tầu) hoặc được chuyển đổi thành tàu sân bay.
Tại Nhật Bản hai chiếc Amagi và Akagi được giữ lại để chuyển đổi thành tàu sân bay. Năm 1923 chiếc Amagi bị hư hỏng do một trận động đất khi đang sửa chữa và đã bị vỡ ra thành nhiều phần, chiếc thân của nó được đề xuất để đóng một chiếc thiết giáp hạm lớp Tosa ?” chiếc Kaga.
Tại Anh, các “tàu tuần dương lớn hạng nhẹ” theo dự án của Fisher được chuyển đổi thành tàu sân bay. Chiếc Furious đã được chuyển đổi thành một tàu sân bay trong chiến tranh, các chiếc Glorious và Courageous vốn không có chỗ của mình trong hải quân theo Hiệp ước tương tự cũng đã được chuyển đổi thành tầu sân bay.
Hải quân Hoa Kỳ cũng chuyển đổi hai chiếc tàu tuần dương chủ lực thành tàu sân bay để phù hợp với quy định của Hiệp ước Washington: đó là các chiếc USS Lexington và Saratoga, cả hai chiếc này được thiết kế như tàu tuần dương chủ lực (các thân tàu ban đầu là các thiết kế CC-1 và CC-3) nhưng một phần của sự chuyển đổi được tiến hành ngay khi đang chế tạo, bốn chiếc còn lại ( các chiếc Constellation, Ranger, Constitution và United States) đã thực sự bị dỡ bỏ.
1924-1935
Tổng cộng có chín chiếc tầu tuần dương chủ lực còn sống sót sau Hiệp ước Hải quân Washington. Tốc độ lớn của chúng làm cho chúng có giá trị trên bề mặt mặc dù chúng có nhiều điểm yếu so với hầu hết các tàu chiến hiện đại được đóng trước
Chiến tranh thế giới II, mặc dù Hải quân Hoàng gia đã bán phế liệu chiếc HMS Tiger vào năm 1932 với lý do nó đã quá cũ, và ngoài ra người Thổ Nhĩ Kỳ đã không có phương tiện để nâng cấp chiếc Yavuz Sultan Selim (chiếc Goeben của Hải quân Đế quốc Đức).
Hai chiếc tuần dương hạm chủ lực khác của Hải quân Hoàng gia trong Chiến tranh thế giới I được giữ lại, các chiếc HMS Renown và HMS Repulse, đã được hiện đại hóa đáng kể trong một loạt các cuộc sửa chữa giữa các năm 1920 và 1939. Giống như một số tàu chiến cũ khác của Anh, chiếc HMS Renown trải qua một loạt các cuộc nâng cấp vào các năm 1937 và 1939 để làm cho nó phù hợp với việc hoạt động như một tàu chiến hộ tống hạng nặng, cao tốc để hộ tống các tàu sân bay. Việc chuyển đổi tương tự được lên kế hoạch cho các chiếc Repulse và Hood bị hủy bỏ bởi việc xảy ra Chiến tranh thế giới II.
Không thể đủ lực để đóng những con tầu mới Hải quân Đế quốc Nhật Bản cũng đã chọn phương án để nâng cấp các tàu chiến hiện có của mình như các tầu lớp Kongō (Các chiếc Hiei, Haruna, Kirishima và Kongō) bằng cách tăng độ cao của khẩu súng của chúng lên 40 độ, thêm phần đáy tầu chống ngư lôi và tăng cường giáp đồng thời dựng thêm một tháp cột buồm. Khoảng 3.800 tấn giáp bổ sung làm chậm tốc độ của chúng, nhưng giữa những năm 1933 và 1940, việc thay thế các trang thiết bị nặng và tăng chiều dài của thân tàu lên 26 ft (8,0 m) đồng thời cho phép chúng đạt tới tốc độ 30 knot (60 km / h) một lần nữa. Những chiếc tầu này được phân loại lại là “thiết giáp hạm cao tốc” và tốc độ cao của chúng làm cho chúng rất thích hợp để chở thành tàu hộ tống tàu sân bay, mặc dù giáp và súng của chúng vẫn yếu hơn so với những thiết giáp hạm còn sống sót từ thời thế chiến I của các lực lượng hải quân Anh và Mỹ.
Thời kỳ tái vũ trang
Khi nguy cơ chiến tranh đã trở nên rõ rệt, các cường quốc có nhiều khả năng sẽ tham chiến bắt đầu xây dựng lại lực lượng của họ. Ban đầu họ có thái độ đãi bôi (chi? thư?a nhận cái gi? ngoa?i miệng) với các Hiệp ước Versailles và Hiệp ước Hải quân Washington, Nhưng khi chiến tranh có khả năng hiển hiện thì nhiều thiết kế tầu chiến cũng trở nên đầy tham vọng. Hầu hết các quốc gia chọn lựa phương án chế tạo các thiết giáp hạm cao tốc nhưng Đức, Ý, Pháp và Nga – tất cả các nước này lại muốn có các thiết kế tàu tuần dương hạm chủ lực mới. Hầu hết các tàu chiến của các thiết kế này được bảo vệ tốt hơn một cách đáng kể so với các tầu tương đương của họ trong Thế Chiến I và một số con tầu trong số này được coi là thiết giáp hạm cao tốc. Cuối cùng người Ý quyết định chọn phương án nâng cấp các thiết giáp hạm cũ của họ hơn là chế tạo các tuần dương hạm chủ lực mới, trong khi người Nga đặt khung sườn những con tầu mới có trọng tải 35.000 tấn ?” lớp Kronshtadt, nhưng họ đã không kịp hạ thủy chúng trước cuộc xâm lược của nước Đức phát xít vào năm 1941 và người Đức kịp chiếm một giữ 1 trong số những thân tầu này. Các tàu khác của Liên Xô đã được hạ thủy và tất cả đều bị loại bỏ sau thời gian chiến tranh. Chỉ có người Đức và người Pháp thực sự hoàn thành bất kỳ con tầu được đóng mới nào của họ.
Thiết kế của người Đức
Thiết giáp hạm bỏ túi (Tiếng Đức Panzerschiffe – tàu thiết giáp: các chiếc Deutschland, Admiral Scheer và Admiral Graf Spee), được chế tạo để phù hợp với giới hạn trọng tải 10.000 tấn của Hiệp ước Versailles, đây là một cố gắng khác của khái niệm tàu tuần dương-thiết giáp hạm. Các thiết giáp hạm bỏ túi, mặc dù tên của chúng có ngụ ý như là một tàu chiến thu nhỏ, là những con tàu tương đối nhỏ với chỉ có sáu súng 28,0 cm (11 inch) – nhưng về cơ bản chúng là tàu tuần dương hạng nặng rất lớn và trang bị mạnh mẽ. Tuy nhiên, theo hiệp ước quốc tế vũ trang tối đa cho một tàu tuần dương hạng nặng chỉ là súng 8,0 inch. Một khẩu súng với một cỡ nòng 11-inch có một sức mạnh và phạm vi bắn khủng khiếp hơn.
Bề ngoài, điểm để phân biệt với các thiết giáp hạm dường như là cột buồm đặc biệt của chúng (đặc biệt là các chiếc Scheer và Graf Spee) và vũ khí của chúng có cỡ nòng lớn hơn so với các tuần dương hạm hiện đại nên chúng được gọi là ?othiết giáp hạm bỏ túi? bởi bạn bè cũng như kẻ thù. Chúng có thể đạt đến tốc độ khá cao khoảng 26 knot (52 km / h) và được bảo vệ một cách hợp lý, trong tải của các con tầu này được tận dụng một cách triệt để bằng cách sử dụng kỹ thuật hàn mối chứ không phải kỹ thuật đinh tán khi được chế tạo (chắc tận dụng được trọng lượng của đám đinh tán Rivet), và bằng cách thiết kế chỉ hai tháp pháo chính, đồng thời với thay thế động cơ tua bin hơi nước bình thường bằng một cặp động cơ diesel chín xi-lanh lớn để vận hành mỗi trục chân vịt (một sự trơ? lại từ động cơ tuabin về động cơ piston). Sau khi chiếc Graf Spee bị tiêu diệt hai chiếc tàu còn lại được phân loại lại như là “tuần dương hạng nặng”, tuy các con tầu này có súng lớn hơn và giáp dày hơn so với tiêu chuẩn của một tàu tuần dương hạng nặng, nhưng chúng lại phải đánh đổi lấy tốc độ (trong thực tế về mặt cơ bản đây là những tuần dương hạm bọc thép, ngoại trừ những tháp pháo hạng nặng của chúng). Khi các” thiết giáp hạm bỏ túi ” đi vào phục vụ chiến đấu, về mặt lý thuyết chúng sẽ thực sự có thể bị đánh bại bởi các tầu tuần dương chủ lực của Anh được đóng ở thời Thế chiến I về các mặt tốc độ, vũ khí và bảo vệ, nhưng Kriegsmarine (Hải quân Đế chế) hy vọng rằng họ có thể giành lấy một lợi thế tạm thời. Các thiết giáp hạm bỏ túi cũng có ưu thế tầm hoạt động và nhỏ gọn hơn nên khó bị tiêu diệt hơn.
Thêm hai tàu chiến hạng nặng của Đức được đóng thêm sau này trong thập niên 1930, đó là hai chiếc Scharnhorst và Gneisenau, chúng được coi là những con tầu mạnh mẽ hơn loại thiết giáp hạm bỏ túi – với chín khẩu súng hạng nặng chứ không chỉ là sáu khẩu (ở loại thiết giáp hạm bỏ túi), và chúng sự thật được phân loại là tàu chiến chủ lực. Với trọng tải tối đa 38.900 tấn, chúng hơi nhỉnh hơn so với lớp Dunkerque của Pháp. Hai chiếc tàu của lớp Gneisenau có tốc độ cao và thiết giáp tốt, mặc dù vũ khí của chúng tương đối nhẹ so với trọng lượng khi so sánh với một tàu chiến, gồm ba tháp pháo ba súng 280 mm (11 inch). Vào lúc này súng 305 mm (12 inch) và các loại có cỡ nòng lớn hơn chỉ có thể được sản xuất với rất hạn chế để phù hợp với hiệp ước Versailles, và bởi vì người Đức không muốn đánh động cho Đồng minh ( về sự tái vũ trang của họ), điều này đã dẫn đến việc các con tàu được trang bị các khẩu đội súng 28,0 cm, tuy nhiên thiết kế của các con tầu này cho phép chúng có thể mang một cặp tháp pháo có ba súng 380 mm (15 inch) (tổng cộng sáu súng) khi số súng này được sản xuất đầy đủ. Tuy nhiên hoàn cảnh và số phận của hai con tàu này quá trớ trêu ?” Tại trận North Cape chiếc Scharnhorst đã bị thiệt hại nặng nề bởi đạn pháo và sau đó bị đánh chìm bởi ngư lôi, và chiếc Gneisenau, bị hư hại nặng do bom và nó được sửa chữa để hướng tới những ưu tiên cao hơn – có nghĩa là kế hoạch này bị hủy bỏ. Hải quân Hoàng gia phân loại chúng như là tàu tuần dương chủ lực kể từ khi chúng được thiết kế theo tiêu chí của Hải quân Đế quốc Đức là đánh đổi hỏa lực lấy bảo vệ và tốc độ. Hải quân Đức dù sao phân loại chúng như là thiết giáp hạm. Những tầu sau lớp Gneisenau không phải là các tàu tuần dương chủ lực mà chúng chính là các chiếc Bismarck và Tirpitz, mỗi chiếc trong số đó có thêm một tháp pháo bổ sung và được trang bị tám súng 38,0 cm được lắp đặt ngay từ ban đầu, làm cho chúng có đầy đủ tính năng để chở thành các thiết giáp hạm cao tốc.
Thiết kế của Pháp
Như là một phản ứng trước các thiết giáp hạm bỏ túi của Đức, người Pháp quyết định đóng lớp tầu Dunkerque trong những năm 1930. Lớp này được gọi là “thiết giáp hạm cao tốc” và cũng được coi là thiết giáp hạm thu nhỏ nhưng vẫn có thể sánh ngang với chúng, lớp này được trang bị súng 330 mm (13 inch) ở hai tháp bốn súng nằm phía trước. Chúng được coi là tầu chủ lực sự thật, chúng lớn hơn, nhanh hơn và mạnh mẽ hơn một cách đáng kể so với các thiết giáp hạm bỏ túi của Đức mà chúng được thiết kế để săn lùng. Thiết kế cuối cùng này minh họa sự phát triển của công nghệ trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến. Tốc độ giới hạn cuối cùng của các con tàu được di dời từ trọng tải choán nước của chúng (tăng lên lũy thừa bậc 3 so với tốc độ) hơn là trọng lượng, nhưng giáp hạng nặng của thiết giáp hạm trong Chiến tranh thế giới II chỉ làm tốc độ chậm đi khoảng 2 hải lý (4 km / h) so với những con tầu anh em của chúng được thiết giáp nhẹ hơn. Súng hạng nặng và giáp dày được gắn trên thiết giáp hạm cao tốc làm vô hiệu khái niệm về tàu tuần dương hạm chủ lực ( tốc độ cao ?” hỏa lực mạnh ?” giáp không quá nặng).
Giới thiệu một vài con tầu nổi tiếng của phe Trục được đóng trong thời kỳ tái vũ trang
Sự tham chiến của Tuần dương hạm chủ lực trong Chiến tranh thế giới II
Tấn công các đoàn công voa
Trong những năm đầu của cuộc chiến tàu Đức từng là một thước đo của sự thành công trong việc săn lùng các tầu hàng trong vùng biển Đại Tây Dương. Các thiết giáp hạm bỏ túi được triển khai một cách đơn độc và đánh chìm một số tàu hàng, gây thiệt hại cho các tuyến đường thương mại cung cấp các hàng hóa thiết yếu cho Vương quốc Anh. Chúng đã bị săn đuổi bởi Hải quân Hoàng gia và trong một lần tại Trận River Plate năm 1939, các thợ săn đã trở thành những con mồi bị săn đuổi.
Chiếc Admiral Graf Spee được tung ra làm nhiệm vụ vào lúc bắt đầu Thế chiến II và tham gia vào một thời kì đánh phá một cách thành công các tuyến đường thương mại. Ngoài khơi bờ biển Nam Mỹ, chiếc Admiral Graf Spee gặp tàu tuần dương hạng nặng Exeter cùng với các tàu tuần dương hạng nhẹ Achilles và Ajax của Anh. Chiếc Admiral Graf Spee gây thiệt hại nặng về cho chiếc Exeter nhưng lần lượt bị thiệt hại đáng kể ở phần đầu do các tàu tuần dương hạng nhẹ. Lớp giáp của chiếc thiết giáp hạm bỏ túi nói chung là vẫn chịu được, nhưng nó bị trúng một vài phát đạn quan trọng làm cho nó không thể thực hiện các chuyến đi biển dài ngày để trở về Đức, và nó bị buộc phải nghỉ ngơi ở nước Uruguay trung lập. Không thể ở lại lâu hơn nữa mà không có các phương tiện sửa chữa, và bắt được sóng radio họ tin rằng tàu sân bay và tầu tuần dương chủ lực của Anh với súng 15-inch (381 mm) đã đến quá gần để có thể né tránh, thuyền trưởng của con tàu lựa chon phương án tự đánh đắm con tầu của mình, và sau đó nhận trách nhiệm về tiêu huỷ con tầu của mình bằng cách tự sát.
Các tầu tuần dương chủ lực của Đồng Minh chiến đấu như các chiếc Renown, Repulse, Dunkerque và Strasbourg được sử dụng vào các hoạt động săn lùng các tầu tuần dương chuyên đánh phá giao thông của Đức, nhưng chúng hiếm khi có thể lại gần các mục tiêu của mình, chiếc Renown có một cuộc đụng độ ngắn ngủi so với chiếc tàu chiến 11-inch của Đức, bắn được ba phát đạn vào những chỗ không hiểm yếu của chiếc Gneisenau nhưng không thể theo kịp nó trong thời tiết xấu. Một trận đánh nổ ra khi chiếc tàu thiết giáp Bismarck được tung ra như là một chiếc tầu tấn công tầu công voa và nó bị chặn lại bởi chiếc HMS Hood và chiến Prince of Wales vào tháng 5 năm 1941. Tuy nhiên, chiếc tàu chiến cổ của Anh đã không thể là đối thủ của chiếc tàu chiến của Đức và một phát đạn15 inch của chiếc Bismarck đã gây ra một vụ nổ trong kho đạn của chiếc tầu chiến Anh làm người ta gợi nhớ đến Trận Jutland. Chỉ có ba người còn sống sót trên chiếc tầu của Anh.
Hai chiếc Gneisenau và Scharnhorst đi săn cùng nhau và bước đầu đã thành công trong việc đánh phá tuyến đường giao thông, chúng đã đánh chìm chiếc tầu tuần dương hạm ?” tầu buôn vũ trang chiếc HMS Rawalpindi của người Anh vào năm 1939. Sau khi sửa chữa xong những thiệt hại trong chiến dịch Na Uy, hai chiếc tàu chiến này lại tham gia đánh phá các tuyến đường giao thông một lần nữa vào năm 1941 và đã đánh chìm 22 tàu buôn. Chúng trở lại Brest ở miền Bắc nước Pháp nhưng lại thấy rằng cảng này dễ bị gây tổn thương bởi các cuộc tấn công của Không quân Hoàng gia và đã quay trở về Đức. Chúng cũng đã làm như vậy trong Channel Dash, một cuộc tấn công táo bạo và thành công lên English Channel. Tuy nhiên, cả hai đều bị hư hại bởi các thủy lôi và chiếc Scharnhorst cần được sửa chữa, chiếc Gneisenau bị hư hại một lần nữa trong một trận không kích của Không quân Hoàng gia và cuối cùng người ta đã giải giáp và đánh chìm nó như là một tầu blockship ( làm vật cản?). Chiếc Scharnhorst một lần nữa được sử dụng để tấn công các tuyến đường thương mại và đã cố gắng đột kích vào Arctic convoy trong tháng 12 1943. Tuy nhiên, nó đã rất ngạc nhiên khi trông thấy chiếc thiết giáp hạm Duke of York cùng với các tàu tuần dương Jamaica, Norfolk và Belfast tại trận North Cape và bị đánh chìm ngày 26 tháng 12 năm 1943. Súng 14-inch (356 mm) từ chiếc Duke of York làm tê liệt tháp pháo và phòng máy của nó, sau đó các tuần dương hạm và khu trục hạm khác của người Anh áp vào và kết thúc nó bằng ngư lôi.
Việc sử dụng các tàu tuần dương chủ lực làm tầu tấn công các tuyến đường thương mại đã giảm bớt sau cuộc tấn công của chiếc Admiral Scheer vào một đoàn công voa được hộ tống bởi chiếc HMS Jervis Bay, một tuần dương hạm được hoán cải từ tầu thương gia vũ trang. Nó đã thuyết phục Bộ ha?i quân Anh rằng các đoàn phải được bảo vệ bởi thiết giáp hạm hay tàu tuần dương chủ lực. Các thiết giáp hạm lớp R-class cũ và các tầu chưa được nâng cấp lớp Queen Elizabeths (các chiếc Malaya và Barham) được sử dụng cho nhiệm vụ này, chúng đã hoàn thành nhiệm vụ một cách khá suất xắc mặc dù tuổi của chúng đã quá cao, và sau đó các tàu nhỏ hơn của Đức đã buộc phải từ bỏ các con mồi của họ. Ngoài ra, khoảng cách trên không ở Bắc Đại Tây Dương là rất gần, Huff-Duff (Thiết bị phát thanh tam giác) được cải thiện, hệ thống cảnh giới trên không centimetric radar được đưa vào sử dụng và các đoàn công voa đã nhận được sự bảo vệ từ các tàu sân bay hộ tống. Thành công của một số những phát triển của KHKT đã được chứng minh bằng việc bảo vệ thành công các đoàn công voa tại các trận Biển Barents và North Cape.
Bằng cách so sánh với vai trò quan trọng của tàu ngầm trong Trận Bắc Đại Tây Dương thì vai trò đánh phá tầu thương mại của tàu tuần dương chủ lực có tác dụng ít ỏi trong tác động của nó vào kết quả của cuộc chiến.
Chiến dịch Na Uy
Cả hai Hải quân Hoàng gia và Kriegsmarine đều triển khai tàu tuần dương chủ lực trong chiến dịch Na Uy vào tháng 4 năm 1940. Các chiếc Gneisenau và Scharnhorst phải đối đầu với chiếc HMS Renown trong thời tiết thật kinh khủng và mặc dù tầu Đức được thiết giáp tốt hơn đối tthủ của họ, chiếc tàu của Anh có thể bắn trúng họ một cách dễ dàng hơn và ở một khoảng cách xa hơn do tàu Đức gặp khó khăn với radar của họ. Người Anh trở nên thảnh thơi sau khi chiếc Gneisenau bị duy trì thiệt hại. Một trong các phát đạn 15-inch của chiếc Renown xuyên qua tháp điều khiển của chiếc Gneisenau mà không phát nổ, nhưng nó cắt đứt điện và cáp thông tin của con tầu. Các mảnh vỡ gây ra tại nơi viên đạn xuyên qua làm một trong những sĩ quan thiệt mạng và năm nhân viên thiệt mạng, và phá hủy kính quang học đo độ xa rangefinder ở phía trước tháp pháo 150 mm. Hệ thống kiểm soát bắn của khẩu đội súng chính bị tắt ngấm do mất điện từ tháp điều khiển. Phát đạn thứ hai từ Renown bắn trúng tháp súng phía sau của chiếc Gneisenau và loại nó ra khỏi trận đánh.
Vào cuối chiến dịch khi đang trên đường trở về chúng đã đánh chìm chiếc tàu sân bay hạng nhẹ HMS Glorious (Một tàu chiến chuyển đổi) và tàu khu trục hộ tống nó. Một trong những tàu khu trục (chiếc HMS Acasta) đã thành công trong việc làm hư hại chiếc Scharnhorst với một quả ngư lôi, và sau đó một chiếc tàu ngầm cũng đã bắn trúng chiếc Gneisenau buộc cả hai con tàu phải mất thêm vài tháng để sửa chữa. Chiếc thiết giáp hạm bỏ túi Lützow tương tự cũng bị bắn hỏng bởi chiếc HMS Spearfish cũng trong chiến dịch này.
Tại Địa Trung Hải
Các tàu chiến Pháp đã bỏ chạy tới Bắc Phi sau chiến dịch Mùa thu ở Pháp. Trong tháng bảy năm 1940 Lực lượng H dưới sự chỉ huy của Đô đốc James Somerville được lệnh bắt họ phải đầu hàng hoặc sẽ tiêu diệt họ. Chiếc Dunkerque bị hư hại bởi đạn từ tàu HMS Hood tại Mers-el-Kebir nhưng đã trốn thoát để hội nhập với chiếc Strasbourg tại Toulon. Cả hai chiếc tàu này bị đánh đắm vào ngày 27 tháng 11 năm 1942, mặc dù chiếc Strasbourg đã được trục vớt và được sử dụng bởi hải quân Ý trước khi bị đánh chìm một lần nữa trong một cuộc không kích vào ngày 18 tháng 8 1944.
Chiến tranh Thái Bình Dương
Chiếc tàu tuần dương chủ lực đầu tiên tham gia vào Chiến tranh Thái Bình Dương được cho là chiếc HMS Repulse khi nó bị đánh chìm gần Singapore vào ngày 10 tháng 12 năm 1941 trong khi nó đi cùng với chiếc HMS Prince of Wales. Nó đã nhận được một đợt nâng cấp để tăng cường súng phòng không và giáp bảo vệ bổ sung vào thời gian giữa các cuộc chiến. Không giống như chị em Renown, chiếc Repulse không có được sự nâng cấp đầy đủ như kế hoạch mà qua đó nó sẽ có thêm vỉ chống ngư lôi chống. Trong thời gian diễn ra trận Biển Malaya, tốc độ và sự nhanh nhẹn của nó cho phép nó giữ được tính mạng và tránh được mười chín quả ngư lôi. Tuy nhiên, không có sự yểm trợ từ trên không, cuối cùng nó đã bị đánh đắm bởi những đợt sóng liên tục của các máy bay ném bom Nhật Bản, và không có sự tăng cường bảo vệ dưới mực nước, nó đã chìm nhanh chóng sau khi trúng một vài quả ngư lôi.
Các tầu tuần dương chủ lực lớp Kongō được nâng cấp đáng kể và được tái đánh giá là “thiết giáp hạm cao tốc”, và chúng được sử dụng rộng rãi như là tàu hộ tống cho tàu sân bay trong hầu hết sự nghiệp của chúng do có tốc độ cao. Tuy nhiên hệ thống vũ khí kiểu từ thời Thế chiến I đã làm chúng yếu hơn và dự án nâng cấp giáp của chúng vẫn không làm chúng đạt tiêu chuẩn tầu lớp Dreadnought hiện đại. Trong thời gian trận Hải chiến Guadalcanal ngày 12 tháng 11, chiếc Hiei đã được tung ra để bắn phá các vị trí Mỹ. Nó bị thiệt hại nặng ở phần đầu do súng của tuần dương hạm và khu trục hạm Hoa Kỳ, với việc phòng máy của nó bị xuyên thủng bởi một phát đạn 8-inch từ chiếc USS San Francisco ở cự ly gần. Ngày hôm sau, chiếc Hiei bị tấn công bởi các đợt sóng máy bay từ sân bay của Mỹ được xây dựng ở Guadalcanal (sân bay Henderson Field), cuối cùng các nỗ lực cứu hộ là không thể thực hiện được, và vì vậy nó đã bị đánh chìm ở phía bắc Savo Island. Một vài ngày sau đó, ngày 15 tháng 11 năm 1942, chiếc Kirishima tấn công các thiết giáp hạm của Mỹ chiếc South Dakota và Washington, và nó bị đánh đắm sau khi bị thiệt hại nghiêm trọng từ chín phát đạn 16-inch được bắn từ chiếc Washington, những phát đạn này làm vô hiệu hóa tháp pháo của nó và phá 01 lỗ ở dưới mực nước. Ngược lại chiếc South Dakota vẫn sống sót sau khi trúng 42 phát đạn (chỉ có một phát đạn 14-inch nhưng có rất nhiều phát đạn 8-in của loại tàu tuần dương hạng nặng), tất cả các phát đạn này đều trúng vào cấu trúc thượng tầng của con tầu, và nó đã hoạt động trở lại trong bốn tháng sau đó. Chiếc Kongō sống sót sau trận Trận Vịnh Leyte, Nhưng nó đã bị đánh chìm vào ngày 21 tháng 11 năm 1944 trong Eo biển Đài Loan bởi quả ba ngư lôi phóng từ chiếc tàu ngầm USS Sealion (SS-315). Chiếc Haruna đã tham gia vào các hoạt động bắn phá tại Guadalcanal tại Trận chiến biển Philippine, và tại Trận Vịnh Leyte. Nó bị tấn công bởi tàu sân bay của Lực lượng Đặc nhiệm 38 và máy bay ném bomB-24 Liberator Hoa Kỳ khi đang đóng tại Kure, căn cứ hải quân Hải quân Nhật, vào ngày 28 tháng 7 năm 1945 và chìm tại nơi thả neo của nó.
Tuần dương hạm loại lớn hay kẻ sát thủ các tuần dương hạm
Trong thời gian nổ ra Chiến tranh thế giới II, đã có một sự phục hưng phổ biến của tàu chiến ở giữa loại tàu thiết giáp và loại tàu tuần dương. Trong khi một số quốc gia công nhận tàu tuần dương chủ lực là loại này, thì chúng lại chưa bao giờ được phân loại là tàu chủ lực, và chúng đã được mô tả bằng những từ ngữ khác nhau như là “siêu tàu tuần dương”, “tàu tuần dương lớn” hoặc thậm chí là “tàu tuần dương không hạn chế “.
Chúng ( tầu tuần dương chủ lực) đã được tối ưu hóa như là kẻ sát thủ – tàu tuần dương, tầu trinh sát của hạm đội và tầu tấn công các tầu thương mại. Người Hà Lan, Nhật Bản, Liên Xô và người Mỹ tất cả các quốc gia này đều lên kế hoạch về các lớp tầu kẻ sát thủ mới để làm đối trọng với các tàu tuần dương lớn hạng nặng đang được chế tạo bởi các hải quân đối thủ của họ – đặc biệt là lớp tàu tuần dương Mogami của Nhật Bản. Người Đức cũng đã thiết kế một loại tàu tuần dương chủ lực có giáp hạng nhẹ bảo vệ.
Các tàu tuần dương chủ lực hạng nhẹ đầu tiên như vậy là Lan Thiết kế 1047 của người Hà. Không bao giờ đặt cho loại này một cái tên chính thức, người Hà Lan muốn dùng chúng để bảo vệ các thuộc địa của họ ở Đông Ấn khi phải đối mặt với sự xâm lăng của Nhật Bản. Thiết kế này được sự trợ giúp của người Đức và Ý, chúng nhìn chung trông giống như lớp Scharnhorst của Đức và có cùng một khẩu đội pháo chính, nhưng nhẹ hơn một cách đáng kể và chỉ được bọc giáp bảo vệ để chống lại đạn súng 8-inch (203 mm). Mặc dù thiết kế được hoàn thành, nhưng công việc đóng tàu không bao giờ được bắt đầu khi người Đức tràn vào Hà Lan trong tháng 5 năm 1940, trong khi con tàu đầu tiên chỉ có thể được đặt lườn trong tháng sáu năm đó.
Người Đức lên kế hoạch để đóng ba tàu chiến lớp O Class như một phần của kế hoạch mở rộng Hải quân Đế chế Kriegsmarine (Kế hoạch Z). Với sáu súng 15 inch (38 cm), tốc độ cao, tầm quan sát xuất sắc, nhưng giáp lại rất mỏng, chúng được lên kế hoạch như là tầu tấn công tầu thương mại. Chỉ có một trong số đó được đặt hàng ngay trước khi Chiến tranh thế giới II nổ ra và việc đóng con tầu này không bao giờ được thực hiện. Không có cái tên nào được đặt cho lớp này, và chúng chỉ được biết đến với các ký tự như là O, P, Và Q. Lớp tầu mới này không được hoan nghênh một cách phổ biến trong Kriegsmarine, Lớp giáp bảo vệ hạng nhẹ bất thường của chúng được đặt một biệt danh có ý nghĩa xúc phạm Ohne Panzer Quatsch (Không có giáp – vô nghĩa) trong một bộ phận nhất định của Hải quân.
Lớp duy nhất của các tàu tuần dương muộn mằn này được đặt hàng bởi Hải quân Hoa Kỳ là ba chiếc tầu lớp Alaska, các “Tuần dương hạm lớn” ?” các chiếc Alaska, Guam và Hawaii ?” Trong số đó chỉ có các chiếc Alaska và Guam được hoàn thành. Chiếc Alaskas được phân loại là “tàu tuần dương lớn” thay vì là tuần dương hạm chủ lực, và tình trạng của chúng không được coi như là tàu chủ lực, điều này được chứng minh bởi thực tế là chúng đã được đặt tên theo vùng lãnh thổ hoặc bảo hộ (đối lập với loại thiết giáp hạm, được đặt theo tên theo các tiểu bang, hoặc loại tuần dương hạm, được đặt tên một cách phổ biến theo tên các thành phố). Nhưng với một vũ khí chính gồm chín súng mười hai inch (305 mm) trong ba tháp ba súng và một trọng tải 27.000 tấn, chiếc Alaskas có kích thước gấp hai lần so với tàu tuần dương lớp Baltimore và có cõ nòng súng lớn hơn 50%. Tuy nhiên, chúng không có lớp vành đai bọc thép dày và hệ thống chống ngư lôi theo tiêu chuẩn của tầu chủ lực và không giống như hầu hết các tàu tuần dương chủ lực, chúng được coi là có một thiết kế cân bằng (theo tiêu chuẩn của tàu tuần dương) là lớp giáp bảo vệ của chúng có thể chịu được hỏa lực từ súng của riêng chúng, mặc dù chỉ trong một phạm vi rất hẹp. Chúng được thiết kế để săn đuổi các tàu tuần dương hạng nặng Nhật Bản, Mặc dù vào thời gian chúng bắt đầu đi vào phục vụ thì hầu hết các tàu tuần dương Nhật Bản đã bị đánh chìm bởi máy bay hay tàu ngầm Hoa Kỳ. Cũng giống như các thiết giáp hạm cao tốc lớp Iowa đương đại, tốc độ của chúng cuối cùng đã làm cho chúng trở nên hữu ích hơn khi trở thành các tầu hộ tống tàu sân bay và tàu bắn phá hơn là các tầu đối tầu trên biển như mục đích phát triển của chúng. Chiếc Hawaii đã đã được hoàn tất tới 84% khi chiến sự chấm dứt, và được cho ra ngoài hoạt động trong nhiều năm qua, trong khi có nhiều kế hoạch tranh cãi khác nhau để chuyển đổi thân tàu lớn của nó thành một chiếc tàu mang tên lửa hoặc một tàu chỉ huy, cuối cùng nó đã được tháo dỡ từng phần. Ngoài ra ba thân tầu nữa của các chiếc Philippines, Puerto Rico và Samoa đã bị hủy bỏ hoàn toàn.
Người Nhật bắt đầu thiết kế các tầu lớp B64, tương tự như lớp Alaska nhưng với súng 12,2-inch (310 mm). Tin tức về lớp Alaskas làm cho họ phải nâng cấp thiết kế này và tạo ra thiết kế B65. Trang bị súng 14-inch (356 mm), thiết kế B65 sẽ có được vũ khí tốt nhất của loại tàu tuần dương mới, nhưng chúng vẫn chỉ được bảo vệ đủ để chống lại đạn 8-inch. Giống như các tàu tuần dương chủ lực của Hà Lan, người Nhật Bản đã hoàn toàn hoàn thành thiết kế B65, nhưng không bao giờ hạ thủy chúng. Bởi thời gian hoàn thành thiết kế này Hải quân Nhật Bản nhận ra rằng họ cần sử dụng ít tầu chiến thôi và ưu tiên của họ là để đóng các tàu sân bay. Giống như tầu lớp Alaskas, người Nhật không gọi những tàu này là tuần dương hạm chủ lực, mà đề cập đến chúng như là siêu tàu tuần dương hạng nặng.
Tầu khu trục
Sự phát triển của các tầu khu trục giai đoạn giữa các cuộc chiến tranh
Xu hướng trong Thế chiến thứ nhất là thiết kế các tàu khu trục lớn hơn với vũ khí hạng nặng . Một loạt các cơ hội để bắn từ tầu khu trục vào các tàu chiến chủ lực đã bị bỏ lỡ trong Thế chiến I, bởi vì các khu trục hạm đã bắn tất cả các quả ngư lôi của chúng trong một loạt ban đầu. Các lớp tầu khu trục V & W của người Anh được chế tạo ở cuối cuộc chiến đã khắc phục được nhược điểm này bằng cách lắp sáu ống phóng ngư lôi thành hai nhóm ba ống phóng thay vì chỉ bốn hoặc hai ống phóng trong các đời đó. Các tầu khu trục lớp V và W cũng đã thiết lập các tiêu chuẩn để chế tạo những con tầu khu trục có chất lượng cao vào những năm 1920.