Vì sao Trung Quốc thiết lập giàn khoan trong vùng biển Việt Nam?
Vì sao là lúc này và vì sao Việt Nam? Hạm đội Nam Hải của TQ Ankit Panda Đàm Hà Khánh dịch từ The Diplomat Với ai, cái gì, ở đâu, khi nào và như thế nào, việc giàn khoan dầu Trung Quốc HD-981 thâm nhập vào vùng biển Việt Nam đã được đề cập một cách toàn diện, ...
Vì sao là lúc này và vì sao Việt Nam?
Ankit Panda
Đàm Hà Khánh dịch từ The Diplomat
Với ai, cái gì, ở đâu, khi nào và như thế nào, việc giàn khoan dầu Trung Quốc HD-981 thâm nhập vào vùng biển Việt Nam đã được đề cập một cách toàn diện, từ những nhà bình luận ở đây tại tạp chí The Diplomat và những nơi khác. Câu hỏi xuyên suốt đặt ra là, với liên tục những hành động khiêu khích của Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, lý do là tại sao? Sự ẩn khuất trong những quyết định nội bộ của Trung Quốc gây khó khăn để trả lời câu hỏi đó, nhưng một số lượng những bằng chứng hiện hữu cho thấy cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu với Việt Nam được đưa ra nhằm kiểm tra dũng khí của các nước ASEAN và Hoa Kỳ. Nó cung cấp cho Bắc Kinh một cơ hội để đánh giá phản ứng quốc tế để Trung Quốc xác quyết chủ quyền lãnh thổ trên biển của mình
Như Carl Thayer đã chỉ ra trên trang này cũng như M. Taylor Fravel cho biết trong cuộc phỏng vấn với The New York Times, quyết định của Công ty dầu khí viễn dương quốc gia Trung Quốc di chuyển giàn khoan dầu HD-981 là một bước đi có chủ ý nhằm khẳng định chủ quyền lãnh thổ. CNOOC có thể là một doanh nghiệp nhà nước nhưng quyết định di chuyển khối tài sản 1 tỷ USD này vào một khu vực có trữ lượng dầu khí chưa rõ ràng trong khi chắc chắn kích động một cuộc khủng hoảng ngoại giao với các kịch bản địa chính trị của động thái này. Thực tế là khoảng 80 tàu hải quân và tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc đi kèm với giàn khoan củng cố quan điểm cho rằng Trung Quốc đã thực hiện một chiến lược tiến tới mục tiêu khẳng định chủ quyền lãnh thổ trong khu vực.
Câu hỏi tại sao Trung Quốc đã chọn riêng Việt Nam để leo thang có lẽ dễ trả lời hơn một chút. Một số nhà phân tích đã lưu ý rằng Trung Quốc gây bất ngờ với thế giới bằng cách chọn leo thang tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam trong lúc quan hệ giữa hai nước đã được cải thiện, gần đây nhất là vào mùa thu năm 2013. Ngoài ra, tồn tại một mức độ nhất định của tình đồng chí giữa Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Đối với Trung Quốc, đột ngột mạo hiểm một mối quan hệ song phương tương đối ổn định thông qua một sự cạnh tranh tiềm ẩn có vẻ trắng trợn và vô trách nhiệm.
Ngược lại, nếu Trung Quốc phải thúc đẩy bất kỳ tranh chấp nào ở Biển Đông để kiểm tra dũng khí của Hoa Kỳ và các nước ASEAN, Việt Nam có lẽ là ứng cử viên phù hợp nhất. Như Tường Vũ nói với tờ New York Times, một cuộc tranh luận chính trị tồn tại ở Việt Nam về việc nước này nên duy trì gần gũi với Trung Quốc hoặc theo đuổi các mối quan hệ mật thiết hơn với phương tây, và với ảnh hưởng của phe cựu trào có trọng lượng đáng kể hơn. Biết rõ thái độ này, Trung Quốc đánh bạc với một mức độ khá tự tin rằng mặc dù giàn khoan dầu là hành động khiêu khích, Việt Nam chỉ sẽ đáp trả bằng lời nói và giữ giới hạn – không vũ lực.
Với mục đích này, tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc chỉ đâm vào tàu Việt Nam và bắn họ bằng vòi rồng – PLAN vẫn duy trì chức năng hỗ trợ, đảm bảo rằng bất cứ động cưỡng bức nào đã được sử dụng đều không có nguồn gốc rõ ràng từ tàu quân sự (mặc dù Việt Nam không hoàn toàn đồng ý cách giải thích này). Hơn nữa, trước khi Trung Quốc có thể bắt đầu thử vận may của mình với các đồng minh của Mỹ trong khu vực, chẳng hạn Philippines, nước mà gần đây đã ký một thỏa thuận mười năm chia sẻ cơ sở quốc phòng với Hoa Kỳ, nó phải xem Hoa Kỳ có sẵn sàng bảo vệ lợi ích của mình trong khu vực.
Trong khi với Philippines, Hàn Quốc, và Nhật Bản Hoa Kỳ có hiệp ước ràng buộc để hành động, trong trường hợp tranh chấp khác trong Biển Đông, đặc biệt là tranh chấp quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc, tất cả những gì nước Mỹ đã hành động chứng tỏ rằng họ sẵn sàng đứng lên vì lợi ích của chính họ đã được xác định trong quá khứ, bao gồm tự do hàng hải, giải quyết hòa bình tất cả các cuộc xung đột, và không sử dụng cưỡng chế và đe dọa trong tranh chấp. Với vụ HD-981, Trung Quốc đã thách thức Mỹ trên cả ba. Ngoài ra, với lợi ích của Exxon Mobil ở các vùng biển, HD-981 cũng cản trở lợi ích thương mại của Mỹ trong khu vực. Cho đến nay, phản ứng của Hoa Kỳ – một tuyên bố kêu gọi hành vi của Trung Quốc là “khiêu khích” – thực sự không đủ trọng lượng để Trung Quốc dừng các hành vi như vậy trong tương lai.
Cuối cùng, Trung Quốc đã tính toán thời gian để thực hiện động thái này ngay khi Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa rời châu Á và ngay trước cuộc họp của lãnh đão ASEAN tại Naypyidaw, Myanmar cuối tuần qua. Làm như vậy, Trung Quốc đã mạo hiểm: động thái chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của quốc tế lớn và bị lên án. Tuy nhiên, như các báo cáo tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN cho thấy, Trung Quốc vẫn có một sự đảm bảo rằng các nhà lãnh đạo khu vực không được kết chặt đầy đủ để hình thành một mặt trận chung chống lại sự ép buộc của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong khi đó đáng chú ý là các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã ra một tuyên bố riêng biệt, “quốc tế hóa” các tranh chấp trong khi cho rằng mối nguy từ hành động của Trung Quốc vẫn chưa quá giới hạn ( và có lẽ trong tương lai gần)
Tương tự như vậy, đối với một Hoa Kỳ suy sụp, mệt mỏi và không đủ khả năng tài chính cho vai trò cảnh sát toàn cầu, thất bại tại giàn khoan dầu này nằm trong dây chuyền của cuộc khủng hoảng toàn cầu như tại Syria và Ukraina – chỉ cần khác mức độ khẩn cấp chính trị. Bằng cách tránh một đồng minh có hiệp ước hoặc đối tác chính của Mỹ, Trung Quốc tìm cách tô vẽ Mỹ như là một thế lực không thể khẳng định lợi ích của mình trong khu vực. Một hệ quả tiêu cực của việc này là các quốc gia khác tham gia vào tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc sẽ tìm cách đơn phương quân sự hóa để bù đắp sự phụ thuộc vào đảm bảo an ninh của Mỹ, có khả năng tạo ra một viễn cảnh nhức đầu cho Trung Quốc sau này trong tương lai.
Quyết định di chuyển giàn khoan dầu HD-981 vào vùng biển tranh chấp phù hợp với quyết định của Trung Quốc áp đặt khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông cho thấy tín hiệu về tham vọng của Trung Quốc trong việc đơn phương theo đuổi yêu sách lãnh thổ trên biển của mình. Trung Quốc nói rằng các giàn khoan dầu sẽ vẫn ở vùng biển này cho đến tháng Tám năm nay. Rốt cuộc điều khác biệt duy nhất trong khủng hoảng lần này là việc lần đầu tiên Trung Quốc thiết lập món tài sản đắt tiền này trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước khác. Và Việt Nam không phải là một quốc gia dễ xơi – nó có năng lực hải quân ở mức độ vừa đủ có thể dẫn đến một cuộc ẩu đả có vũ trang với Trung Quốc. Nhìn chung, trong sáu tháng qua, chúng ta đã thấy Trung Quốc trở nên quyết đoán hơn bao giờ hết trong việc theo đuổi tuyên bố của mình, và cho thời điểm này, nó đang thành công.