09/06/2018, 21:46

Vì sao mặt trăng hút nước biển dâng cao? - Câu hỏi hay

Chúng ta đều biết các nhà du hành vũ trụ di chuyển rất khó khăn ở trên mặt trăng. Đó là do tình trạng không có trọng lực, hoặc trọng lực quá yếu. Vậy tại sao mặt trăng lại hút được nước biển ở trái đất dâng cao ở khoảng cách xa như vậy? ...

Chúng ta đều biết các nhà du hành vũ trụ di chuyển rất khó khăn ở trên mặt trăng. Đó là do tình trạng không có trọng lực, hoặc trọng lực quá yếu. Vậy tại sao mặt trăng lại hút được nước biển ở trái đất dâng cao ở khoảng cách xa như vậy?

Nguyên nhân của thủy triều là do thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở hai miền đối diện nhau tạo thành hình ellipsoid. Một đỉnh của ellipsoid nằm trực diện với Mặt Trăng - là miền nước lớn thứ nhất, do lực hấp dẫn của Mặt Trăng gây ra. Còn miền nước lớn thứ hai nằm đối diện với miền nước lớn thứ nhất qua tâm Trái Đất, do lực li tâm tạo ra. Giữa hai nước lớn liên tiếp là nước ròng. Một khi vận tốc góc (tốc độ quay) của Quả Đất không đổi thì lực li tâm lớn nhất nằm ở nơi có bán kính quay lớn nhất khí đó là miền xích đạo của Trái Đất. Tuy nhiên bán kính quay chưa hẳn là bán kính Quả đất tại Xích đạo, là vì: Quả đất không hoàn toàn quay quanh trục của nó, cũng như là Mặt Trăng không hoàn toàn quay quanh Trái Đất, mà là: Hệ Quả Đất-Mặt Trăng quay xung quanh điểm trọng tâm của hệ này. Do khối lượng của Trái Đất lớn hơn của Mặt Trăng rất nhiều nên trọng tâm của hệ Trái Đất-Mặt Trăng nằm trong lòng Trái Đất, trên đường nối tâm của chúng. Tóm lại: Trái Đất vừa quay, vừa lắc.
Thủy triều đạt cực đại khi mà cả Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm về một phía so với Trái Đất, và mức triều phía đối diện lúc đó sẽ xuống điểm cực tiểu.
Khái niệm thủy triều được mở rộng trong vật lý học dành cho chênh lệch lực tác động lên các vật thể nằm trong trường hấp dẫn không đều.
Giải thích
Luật hấp dẫn vũ trụ: Mọi vật đều hấp dẫn lẫn nhau. Chẳng hạn như chuyện trái ...mít rơi. Trái mít bị Trái Đất hút về nó, nhưng trái mít cũng hút Trái Đất về phía nó, nhưng vì khối lượng trái mít quá nhỏ so với khối lượng Trái Đất nên Trái Đất hầu như không dịch chuyển mà ta chỉ thấy trái mít rơi .
Ta có công thức:
Với:
F : Lực hấp dẫn (N)
K : Hằng số hấp dẫn = 6,67×10−11
d : Khoảng cách (mét)
khối lượng Trái Đất 5,97×1024 kg, của Mặt Trăng: 0,073 × 1024 kg
Mặt Trời: khối lượng bằng 330 000 lần Trái Đất
Khoảng cách Đất-Trời : d2 = 149,6 triệu km, từ Đất - Trăng: d1 = 0,384 triệu km
Fđất-trăng = K × mđất × mtrăng/d1² (1)
F đất-trời = K × mđất × mtrời/d2² (2)
Fđất-trăng /F đất-trời = 2,5
Tuy mặt, Khối lượng Mặt Trời lớn hơn Trái Đất 333.000 lần nhưng vì khoảng cách giữa Trái Đất - Mặt Trăng nhỏ hơn giữa Trái Đất - Mặt Trời nên lực hấp dẫn tác động bởi Mặt Trăng lớn hơn lực hấp dẫn của mặt Trời gấp 2,5 lần. - (Tri ho)

mặt trăng cũng như con người vậy mỗi lần khát nước là phải uống nước - (minh tri hoang)

Khối lượng đo bằng kg (KL) trái đất: 5.9*10^24, mặt trăng: 7.3*10^22, thủy quyển: 1.4*10^21, trung bình 1 người là 70
Lực hấp dẫn giữa 2 vật = khối lượng 2 vật nhân với nhau chia cho bình phương khoảng cách. Cụ thể theo công thức này:
Lực hấp dẫn trái đất hút 1 người trên trái đất: 1.0*10^19
Lực hấp dẫn mặt trăng hút 1 người trên mặt trăng: 1.7*10^18 (nhẹ đi 6.05 lần)
Lực hấp dẫn mặt trăng hút thủy quyển trái đất: 6.9*10^32 (thủy quyển)
Nhìn vào số trên có thể thấy lực đó lớn hơn rất nhiều so với lực các nhà du hành phải chịu (xấp xỉ 4*10^4: gấp 400 nghin tỉ lần) - (Cung Đại)

lực hút giữa 2 vật là lực hấp dẫn giữa chúng, vì các nhà du hành quá nhẹ nên lực hấp dẫn với mặt trăng rất yếu so với lực hấp dẫn giữa mặt trăng và khối nước biển khổng lồ bạn ak, mà nước biển là chất lỏng nên nó dễ bị tác động bởi lực bên ngoài thôi (bóp nắn méo xẹo,...) - (Chu Văn Mạnh)

Lực hút trên bề mặt hành tinh hay trọng lực là do quá trình tự quay quanh trục của nó sinh ra, tốc độ quay càng cao, trọng lực càng lớn còn lực mà mặt trăng tác động lên nước biển của trái đất là lực vạn vật hấp dẫn do Trái đất và Mặt trăng tác động trực tiếp lên nhau.
Tốc độ quay quanh trục của Mặt trăng rất thấp nên trọng lực của nó cũng thấp, khiến cho việc di chuyển trên bề mặt nó không dễ dàng tuy vậy, với khoảng cách gần và khối lượng không lồ của hai hành tinh khiến cho lực vạn vật hấp dẫn của nó vẫn rất lớn, với tính chất không cố định của nước trong đại dương, nó dễ dàng tác động và tạo nên hiện tượng thủy triều lên, xuống...
Hi vọng với câu trả lời này, bạn sẽ hài lòng. - (Lương Thượng)

chương trình vật lý phổ thông đã học rồi, công thức tính lực hấp dẫn: F = (G x m1 x m2)/r^2
G là hằng số hấp dẫn = 6.67 x 10^-11
m1, m2 lần lượt là khối lượng của 2 vật
r là khỏang cách giứa 2 vật.

Ta thấy lực hấp dẫn ở mặt trăng yếu hơn ở trái đất là do khối lượng mặt trăng nhỏ hơn.
Tuy nhiên khối lượng nước biển thì không hề nhỏ (mặc dù khỏang cách từ mặt trăng tới nước biển trên trái đất xa hơn nhiều so với phi hành gia khi ở trên mặt trăng) nên lực hấp dẫn đủ sức hút nước biển về phía mặt trăng và tạo nên thủy triều.

Ngòai ra, do mặt trăng và trái đất hút nhau trong khi quay tạo nên lực ly tâm làm cho nước biển ở phía bên kia bán cầu dâng lên, điều này giải thích một ngày có 2 đợt thủy triều. - (Tuan)

Vì nước biển yêu mặt trăng nên nó muốn gần mặt trăng đó mà, đơn giản.
Một ngày đẹp trời nào đó, nó không yêu nhau nữa, lúc đó sẽ không có thủy triều nữa đâu. Yên chí. - (Đình Lê)

Theo mình nghĩ là do lực hấp dẫn giữa trái đất và mặt trăng - (Nguyễn Thành Tâm)

Bạn so sánh thế là không đúng, lực hấp dẫn phụ thuộc vào khoảng cách và khối lượng,nếu so khoảng cách người đứng trên mặt trăng với mặt trăng đến trái đất vẫn - (Perseus)

:D lực hấp dẫn đó bạn, tìm hiểu định luật Hook sẽ rõ... - (argentlotus)

do lực hấp dẫn giữa mặt trăng và trái đất - (Tuyen)

Nếu trọng lực trên mặt trăng mà như trái đất chắc nước biển phải dâng cao 10m - (trang)

Toàn những người nói luyên thuyên không căn cứ vào cái gì cả. Thử hỏi quãng đường từ trái đất đến mặt trăng là bao nhiêu km sao không ai chịu nêu ra để mà cộng trừ và nhân chia cho đúng cách. Đúng là các nhà vật lý hão. Ở khoảng cách 1000 km là mặt trăng đuối sức sẽ chẳng hút được cái gì huống hồ là 380 nghìn km thì mặt trăng còn có tác dụng hút gì nữa. Mặt trăng chỉ có tác dụng như một ngọn đèn êm ái cho bạn và tôi mà thôi. Nếu mặt trăng mà có lực hút mạnh như vậy thì sẽ không có những trận bão kinh hoàng và các cơn sóng thần bạo lực như ta đã thấy. Vì vậy đừng có đổ oan cho mặt trăng những sự vụ đó và đừng gán ghép cho mặt trăng hút hít gì của trái đất. - (Sao Cứ Tầm Phào)

Đơn giản là hiện tượng hút lẫn nhau giữa 2 hành tinh
Hãy hình dung việc hút nhau giữa 2 nam châm (ko cho chạm nhau) trên 1 trong 2 nam châm bạn cho 1 giọt nước. bạn sẽ thấy khi ko hút nhau giọt nước sẽ xẹp và trải đều, nhưng khi có lực hút của nam châm thứ 2 bạn sẽ thấy giọt nước gôm lại và nhô lên.
Suy ra nước trái đất cũng như thế, khi có trăng toàn bộ khối lượng nước bị hút về phía mặt trăng và tạo nên hiện tượng thủy triều rút, khi trăng qua đi thủy triều sẽ dâng lên vì ko còn lực hút nữa. - (linhbeo1012)

Di chuyển trên mặt trăng khó là vị trọng lực thấp chứ không phải không có. Lý do là vì lực hấp dẫn tỷ lệ thuận với khối lượng của vật bị hấp dẫn(người, nước biển). Người nhẹ nên lực hấp dẫn cũng nhẹ, khối lượng nước biển là vô cùng lớn nên nó sẽ bị 1 lực hấp dẫn vô cùng lớn đặt vào--> có thủy triều. - (Mr.DJ)

Theo định luật vạn vật hấp dẫn thì mọi vật đều hút nhau. 2 vật khối lương càng lớn thì lực hút càng mạnh. Nước của đại dương có thể lỏng, và tổng khối lương cũng rất lớn. Mặt trăng cũng có khối lương rất lớn. Chính vì thế chúng hút nhau. Và do nước là thể lỏng nên dễ di chuyển theo phương của lực hút. Chính vì thế nước dâng cao. - (Nhat Nam)

Tích tiểu thành cục. Diện tích to như thế thì thành cục đại thôi! - (dongnpbkhn)

Nguyên nhân là đây: Khi mặt trăng gần trái đất, lực hấp dẫn tăng khiến nước biển dâng. Nhưng tại sao các nhà du hành vẫn có thể bay nhảy trên mặt trăng. Bởi vì cơ thể chúng ta vốn quen với lực hấp dẫn của Trái đất. Lực này lớn hơn nhiều trên mặt trăng. Để bước đi trên MT chúng ta cần 1 lực nhỏ hơn 6 lần trên trái đất. Nhưng lực mà cơ thể phát ra lại không đổi (do đã quen khi còn ở TD) bởi thế nên chúng ta bật cao hơn 6 lần, nhảy xa hơn 6 lần. Điiều này cũng giống như khi bạn tập với quả tạ 40 kg, rồi tập với quả 10Kg sẽ thấy quả tạ đó nhẹ hơn kinh khủng - (Hoan)

Tại vì nước ở trái đất thấy chị Hằng xinh đẹp quá nên chồm lên muốn kéo chị xuống nước vậy mà - (chơn thừa)

Theo tôi nghĩ trong thái dương hệ mỗi hành tinh đều có lực hấp dẫn và mặt trời là hành tình có lực hấp dẫn lớn nhất khoảng gấp 28 lần so với lực hút của trái đất. Tuy nhiên khoảng từ mặt trời đến trái đất gấp đôi khoảng cách từ mặt trăng đến trái đất do đó lực hấp dẫn của mặt trời tác động lên trái đất không mạnh bằng lực hấp dẫn của mặt trăng tác động lên trái đất. Do đó mặt trăng là nguyên nhân là nước biển dân chứ không phải mặt trời. - (nhantrinn.lequang)

Định luật vạn vật hấp dẫn của Niu-tơn: Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích của các khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Do đó khi Mặt Trăng gần Trái Đất là lúc thủy triều lên do lực hấp dẫn. - (huunghiadhhd5)

Ai nói "di chuyển rất khó khăn ở trên mặt trăng". Nếu với trang phục như vậy thì di chuyển trên quả đất còn khó khăn gấp nhiếu lần. Rồi lại tự trả lời: "Đó là do tình trạng không có trọng lực, hoặc trọng lực quá yếu". Không có trọng lực, hoặc trọng lực quá yếu thì con người có thể bay được cơ đấy. Có lẽ bạn Khanh Nguyen nên học them nhiều hơn nữa để có thể hiể được các câu trả lời . - (Tùng Ảnh)

Như chúng ta đã biết mặt Trăng thì quay quanh trái đất, lực hút của Mặt trăng có thể hút nước biển làm thủy triều dân cao. zậy xin hỏi các bạn tại sau trái đất không thể hút mặt trặng lại gần hơn (lực hấp dẫn của trái đất>mặt trăng mà)? - (toan)

thuc ra thi mat trang khong hut nuoc bien . Trai dat nghieng va quay quanh truc cua no , lam duoc nuoc bien luc dang cao , luc can xuong. - (Quoc Ngoc)

Lực hấp dẫn!. - (nguyen dang minh)

Đơn giản là do khối lượng của nước trên trái đất rất lớn nên chịu tác động của lực hấp dẫn do mặt trăng gây ra nhiều hơn. Trả lời vậy đơn giản mà dễ hiểu từ trẻ lớp 1 dến đại học đều hiểu.
Có mấy đồng chí tiến sĩ ,giáo sư ở đây đưa ra công thức rồi kêu ng ta tự hiểu????? nếu muốn tìm công thức thì ra google, thư viện hay nhà sách chẳng ai lên đây hỏi mấy "tiến sĩ giấy". Hỏi sao nền giáo dục việt nam toàn học sinh giỏi + xuất sắc, tỷ lệ % giáo sư tiến sĩ trên dân số gần bằng tỷ lệ của mấy nước phát triển mà chưa có cái phát minh hay bài báo khoa học nào ra hồn chứ đừng nói Nobel. - (vominhhung)

Trong Vật lý, Lực hấp dẫn là lực hút giữa mọi vật. Có độ lớn tỷ lệ thuận với Khối lượng của chúng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai vật. Lực hút lên con người ở trái đất vì thế lớn hơn ở trên mặt trăng.
Lực hấp dẫn cũng giữ Trái Đất, Mặt trăng và các hành tinh khác ở trên quỹ đạo quanh Mặt Trời.
Lực hấp dẫn của Mặt trăng hút Trái đất và đại dương trên trái đất. Phía gần Mặt trăng đại dương bị hút mạnh hơn nên nước triều dâng cao và ngược lại phía kia sẽ hạ hơn. Nước triều lúc lên lúc xuống là vì thế ! - (minhhn123)

mình sống ở miền nước lũ nên không hiểu thuỷ triều cho lắm - (Buddy Tùng)

don gian vi truc trai dat nghieng khi quay mat phang cua nuoc se don ve phia duoi - (02091991)

Tốt nhất cứ bắn vỡ mặt trăng đi thì hết thủy triều - (Vương Lệ)

Khoảng cách Mặt trời - Trái đất còn lớn hơn khoảng cách Mặt trăng-Trái đất cả trăm lần mà vẫn có lực hấp dẫn tới thuỷ triều đó thôi. - (Thohry)

quá đơn giản..vì trái đất quay quanh mặt trời.vào ngày rằm hay ngày 30 con nước lớn.là do lực hút của mặt trời.các bạn có biết vì sao con nước 30 lớn hơn con nước ngày rằm ko? - (adam)

Hiện tượng thủy triểu gây ra nhiều hiện tượng vật lý khác rất rất là nguy hiểm. vì vậy chúng ta cần dùng giây chuối, giây jun, giây cột chặt mặt trăng vào trái đất để không gây ra hiện tượng thủy triều nữa. lúc đó lực hấp dẫn = o do áp dụng công thức F = (G x m1 x m2)/r^2, vì r=o, khi đó hết thủy triều. - (Hiệp Hoàng)

việc này chỉ hỏi ông trăng thì mới rỏ thôi còn ai trả lời chỉ dự đoán thôi mà - (chien tran huu)

Bạn thử tìm hiểu về định luật vạn vật hấp dẩn (mặt trăng và trái đất hút nhau) và lực ly tâm (nước dân lên cao ở hai phía hai bên đối xứng nhau của trái đất) - (239tranquangkhai)

Di chuyển khó là do Lực hút yếu.
Hút nước biển là do lực Hấp Dẫn.
Hình như là vậy :) - (Đen)

Đó là do lực hấp dẫn giữa Mặt Trăng tác động lên Trái Đất làm cho thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở hai miền đối diện nhau tạo thành hình ellip. Một đỉnh của ellip nằm trực diện với Mặt Trăng - là miền nước lớn thứ nhất, do lực hấp dẫn của Mặt Trăng gây ra. Còn miền nước lớn thứ hai nằm đối diện với miền nước lớn thứ nhất qua tâm Trái Đất, do lực li tâm tạo ra. Nước biển dâng cao đạt cực đại khi mà cả Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm về một phía so với Trái Đất (Trái Đất chịu lực hấp dẫn cả Mặt Trăng và Mặt Trời) và mức triều phía đối diện lúc đó sẽ xuống điểm cực tiểu.
Thân! - (Dương Thái Ngọc)

Lực hút vạn vật hấp dẫn tỉ lệ thuận với tích khối lượng 2 vật và tỉ lệ nghịch với bình phương bán kính. Khối lượng nước trên trái đất là vô cùng lớn so với khối lượng của 1 nhà du hành, nên cho dù khoảng cách trái đất-mặt trăng xa thì lực hút đó vẫn ảnh hưởng đến nước biển trên trái đất. - (Hieu Thach)

Khối lượng mặt trăng nhỏ nên lực hút lên cơ thể con người yếu hơn trái đất, chỉ bằng 1/6 so với trái đất. Theo định luật Newton 3, lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của 2 vật. Khối lượng con người so với mặt trăng hay trái đất thì rất bé nhỏ, không đáng kể nhưng lượng nước biển trên các đại dương thì vô cùng lớn do đó lực hấp dẫn lên toàn bộ nước biển cũng không phải nhỏ, gây nên hiện tượng thủy triều. - (Phan Ngọc)

Đây là do lực hấp dẫn gây ra (Theo định luật vạn vật hấp dẫn của Newton) - (tea)

lực hấp dẫn giữa 2 vật thể đặt xa nhau, bạn để 2 cái lá trong chậu nước xa nhau 1 tý rồi chúng sẽ hút dính nhau - (cómcốmnhanh)

vì mặt trăng là mỹ nhân tuyệt sắc ,còn nước ở trái đất là một người đàn ông . - (namvobmt)

Vì lực hút của mặt trăng vẫn đủ để hút nước biển lên cao. - (congchi)

Ngắn gọn là do lực hấp dẫn + lực ly tâm và vị trí của ba hành tinh, Trái Đất, mặt trăng, và mặt trời.
Lực hấp dẫn giữ cho nước ở trên bề mặt trái đất. Lực ly tâm làm nước muốn bay đi.
Lực hấp dẫn từ mặt trăng và mặt trời ảnh hưởng tới lực hấp dẫn của trái đất làm cho nó mạnh lên hoặc yếu đi tùy vị trí ba hành tinh. Ví dụ Cụ thể là khi Trăng gần trái đất thì lực hấp dẫn TĐ yếu đi nhiều (tương đối) khiến lực li tâm ảnh hưởng mạnh lên khiến nước đại dương phồng ra.
Ngắn gọn là thế. Còn nhiều cái phức tạp hơn nữa như là trọng điểm tương đối của tổ hợp mặt trăng trái đất ảnh hưởng tới nước ở bên kia TĐ so với mặt trăng, và vv... Nhưng cơ bản của chuyện mặt trăng ảnh hưởng tới thủy triều là lực hấp dẫn của mặt trăng ảnh hưởng tới lực hấp dẫn và ly tâm của trái đất. - (Nguyễn Gia Thái)

Ngyên nhân chủ yếu là do lực hấp dẫn giữa mặt trăng và trái đất, ngoài ra còn có mặt trời và các hành tinh khác>>tạo nên hiện tượng nước lên và nước rút vào những khoảng thời gian nhất định trong ngày.
Nguyên nhân của thủy triều là do thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở hai miền đối diện nhau tạo thành hình ellipsoid. Một đỉnh của ellipsoid nằm trực diện với Mặt Trăng - là miền nước lớn thứ nhất, do lực hấp dẫn của Mặt Trăng gây ra. Còn miền nước lớn thứ hai nằm đối diện với miền nước lớn thứ nhất qua tâm Trái Đất, do lực li tâm tạo ra. Giữa hai nước lớn liên tiếp là nước ròng. Một khi vận tốc góc (tốc độ quay) của Quả Đất không đổi thì lực li tâm lớn nhất nằm ở nơi có bán kính quay lớn nhất khí đó là miền xích đạo của Trái Đất. Tuy nhiên bán kính quay chưa hẳn là bán kính Quả đất tại Xích đạo, là vì: Quả đất không hoàn toàn quay quanh trục của nó, cũng như là Mặt Trăng không hoàn toàn quay quanh Trái Đất, mà là: Hệ Quả Đất-Mặt Trăng quay xung quanh điểm trọng tâm của hệ này. Do khối lượng của Trái Đất lớn hơn của Mặt Trăng rất nhiều nên trọng tâm của hệ Trái Đất-Mặt Trăng nằm trong lòng Trái Đất, trên đường nối tâm của chúng. Tóm lại: Trái Đất vừa quay, vừa lắc.
Thủy triều đạt cực đại khi mà cả Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm về một phía so với Trái Đất, và mức triều phía đối diện lúc đó sẽ xuống điểm cực tiểu.
Khái niệm thủy triều được mở rộng trong vật lý học dành cho chênh lệch lực tác động lên các vật thể nằm trong trường hấp dẫn không đều.
Giải thích
Luật hấp dẫn vũ trụ: Mọi vật đều hấp dẫn lẫn nhau. Chẳng hạn như chuyện trái ...mít rơi. Trái mít bị Trái Đất hút về nó, nhưng trái mít cũng hút Trái Đất về phía nó, nhưng vì khối lượng trái mít quá nhỏ so với khối lượng Trái Đất nên Trái Đất hầu như không dịch chuyển mà ta chỉ thấy trái mít rơi .
Ta có công thức: F = K frac{m_1 m_2} {d^2}
Với:
F : Lực hấp dẫn (N)
K : Hằng số hấp dẫn = 6,67×10−11
d : Khoảng cách (mét)
khối lượng Trái Đất 5,97×1024 kg, của Mặt Trăng: 0,073 × 1024 kg
Mặt Trời: khối lượng bằng 330 000 lần Trái Đất
Khoảng cách Đất-Trời : d2 = 149,6 triệu km, từ Đất - Trăng: d1 = 0,384 triệu km
Fđất-trăng = K × mđất × mtrăng/d1² (1)
F đất-trời = K × mđất × mtrời/d2² (2)
Fđất-trăng /F đất-trời = 2,5
Tuy mặt, Khối lượng Mặt Trời lớn hơn Trái Đất 333.000 lần nhưng vì khoảng cách giữa Trái Đất - Mặt Trăng nhỏ hơn giữa Trái Đất - Mặt Trời nên lực hấp dẫn tác động bởi Mặt Trăng lớn hơn lực hấp dẫn của mặt Trời gấp 2,5 lần. - (maitheanh92gtvt)

Mọi vật dù to hay nhỏ đều có từ trường của nó, mặt trời, mặt trăng cũng như hạt bụi trong không khí cũng đều có từ trường . Nước cũng vậy cũng có từ trường nên bị trái đất hút vào bề mặt của nó. Theo chu kì vòng quay khi mặt trăng lại gần trái đất, do ảnh hưởng của từ trường của mặt trăng làm cho từ trường của trái đất bị suy giảm nên không thể hút được nước biển như cũ, nên vì vậy mà nước biển dâng cao hơn đôi chút, chứ mặt trăng không thể hút được nước biển! - (Lam Lien)

tại vì mặt trăng thèm thịt trái đất mà không ăn được nên hút nước uống cho đỡ đói >. - (15121997)

Duyên hợp - (T.Nghị)

hay - (Thanh Linl)

Có 2 nguyên nhân chính: lực hấp dẫn của mặt trăng là khá lớn
Thứ hai, trọng lực không đều, nước thể lỏng nên khi bị hút sẽ thay đổi hình dạng được dễ hơn,phía nước gần mặt trăng bị hút lên mạnh,trong khi trái đất (phần đặc liên kết vs nhau, nên lấy tâm chúng làm điểm tính hấp dẫn) thì bị hút yếu hơn do khoảng cách xa hơn ( lấy là tâm của trái đất), phía nước biển đối diện còn bị mặt trăng hút yếu hơn nữa -> bạn tưởng tượng là lúc đó trái đất vẫn là hình cầu nhưng thủy quyển thì không, nó dẹt ở 2 phía, cao lên ở phần gần mặt trăng, còn phía kia thì bị hút yếu hơn nên cũng dâng cao - (amatur)

con người có khối lượng nhỏ nên lực hấp dẫn nhỏ sở dĩ phi hành gia di chuyển khó khăn là vì khối lượng của mặt trăng nhỏ hơn khối lượng của trái đất nên lực hút đối với con người cũng nhỏ đi , theo công thức F=(G*KLn*KLmt)/R^2, tương tự vậy do khối lượng của nước biển lớn nên lực hút của mặt trăng lên nước biển cũng lớn tỉ lệ thuận khi đối với người. - (liv_chuong)

Mặt trăng quay quanh trái đất theo hình elip khi đến khoảng cách gần nhất với trái đất thì lực hấp dẫn làm nước biển dâng - (age myth)

đơn giản là vì mặt trăng khát nước nên cần uống nước - (sinhnhat999)

Đố các bạn biết: tai sao thuỷ triều chỉ cao vào ngày rằm và mùng 1 (hoặc lệch 1, 2 ngày). - (TH)

khong co mat trang mat troi gi het ma tinh toan doan nay doan no do la do son tinh va thuy tinh nha ta tranh gianh vo - (le van khiem)

149,6 triệu km khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời???? các tài liệu trên thế giới nói rằng khoảng cách là?93,5triêu km,cái nào đúng hả bạn?nếu như khoảng cách bạn nói Trái đất chỉ là 1 cục Băng giữa Vũ TRụ lấy đâu ra sự sống ở -272 đọ C? - (Phạm Quốc Việt)

nếu cẩu 1 tấm bê tông to và nặng hàng ngàn tấn lơ lững trên cao rồi thả ra, lúc đó bạn đứng ở dưới thử xem bê tông nặng hút bạn lên hay bạn nhẹ hơn và hút được bê tông xuống nhé. - (thu)

Trong đó:

G: hằng số hấp dẫn, bằng 6,67.10-11 ().
m1, m2: khối lượng của hai chất điểm (kg).

r: khoảng cách giữa hai chất điểm (m).

Bạn hiểu được hệ thức Lực hấp dẫn sau thì bạn sẽ tự trả làoi được câu hỏi:
F = G *(m1*m2)/ (r * r)
Hệ thức áp dụng được cho các vật thông thường trong hai trường hợp:
a) Khoảng cách giữa hai vật rất lớn so với kích thước của chúng.
b) Các vật đồng chất và có dạng hình cầu. Khi ấy r là khoảng cách giữa hai tâm và lực hấp dẫn nằm trên đường nối tâm. - (ngaykhongem929)

Nếu bạn thực sự không biết điều này tôi nghỉ bạn nên xem lại vật lý cơ bản. - (Khoa hoc)

Binh thuong van co luc hut giua nuoc bien va mtrang. Do quy dao bay cua m trang quanh trai dat hinh elip. Nen co vi tri gan trai dat, co vi tri xa hon. Nhung vi tri gan trai dat thi luc hap dan lon hon, keo nuoc dan cao hon. - (DB)

Khi bạn đặt một giọt nước và một viên gạch ở cùng một khoảng cách với miệng của bạn rồi lấy hết sức binh sinh hút một hơi dài thi xem cái nào bị hút vào miệng bạn trước, câu trả lời dĩ nhiên là giọt nước. Biển là nước nên bị lực hấp dẫn của mặt trăng hút hơn là đất liền sinh ra thuỷ triều. Còn hỏi tại sao lại là mặt trăng không phải mặt trời gây ra thuỷ triều vì mặt trăng ở gần trái đất hơn rất nhiều so với mặt trời nên theo công thức lực hấp dẫn của Newton lực hấp dẫn tỷ lệ nghịch với khoảng cách cho nên lực hấp dẫn của mặt trăng lớn hơn và gây ra thuỷ triều. - (le anh tu)

Trong luong cua mat trang nho hon trai dat va mat troi, vay tai sao no ko bi hut vao nhi ? - (xmen151077)

do nuoc bien hap dan hon so vs con nguoi.nen mat trang chi hut nc bien thoi - (kurama)

Bạn có thể hiểu đơn giản như thế này : trái đất được bao phủ gần như toàn bộ bề mặt là nước do vậy ta có thể coi nó giống như một quả bóng nước vậy. Bạn đang thắc mắc là trọng lực trên mặt trăng yếu như vậy ( con người có thể nhảy cao khoảng 6 lần trên mặt trăng so với trái đất ) nhưng ở xa mà vẫn hút được nước bề mặt đại dương . Điều này cũng giống như bạn nhấc một quá bóng nước lên cao thì khó khăn hơn nhiều so với bạn làm "méo" nó. Quả bóng nước "trái đất" thực ra bị làm "méo" rất nhỏ so với kích thước của nó thôi, nhưng vì con người quá nhỏ nên quan sát được tác dụng của nó là thủy triều - (Thanh)

quay tao ra luc ly tam, chu khong tao ra luc huong tam hay luc hut. Hanh tinh co suc hut chac khong do quay no tu quay truc dau - (y kien)

trời sinh ra thế, vậy mà cũng hỏi.... - (THÀNH LÉ)

Do mặt trăng thích tắm biển ý mà - (Namtailor)

da ai co y tuong noi trai dat va mat trang bang 1 soi day cap chua ? - (thuong nghien)

Vì nước là chất dễ hút nhất !!!! :) - (Giang Phi Truong)

Ban Cung Dai nói đúng. Nếu từng gịot nước thì lực hấp dẫn rất nhỏ, nhưng tổng lượng nước toàn hành tinh cùng chịu lực hấp dẫn của mặt trăng thì lực này rất lớn. Chúng cùng bị kéo về phía mặt trăng nên mặt nước ở phía mặt trăng dâng lên. Tuy nhiên nó bị trọng lực trái đất hút lại nên nước không thể dâng lên mãi được. Và thủy triều là kết quả cân bằng của lực hấp dẫn của mặt trăng và trọng lực. - (Hoang Nguyen)

nếu lực hút của mặt trăng lớn như trái đất thì nó hút luôn trái đất chứ không phải là nước biển để tạo ra hiện tượng thủy triều đâu - (vĩnh trần)

0