09/06/2018, 21:43

Cách xác định tuổi của một vật? - Câu hỏi hay

Làm thế nào để xác định được tuổi của một hóa thạch hay một đồ vật. Việc xác định như vậy có chính xác không? Ai có thể khẳng định chính xác nếu nó có tuổi lên đến triệu năm?  ...

Làm thế nào để xác định được tuổi của một hóa thạch hay một đồ vật. Việc xác định như vậy có chính xác không? Ai có thể khẳng định chính xác nếu nó có tuổi lên đến triệu năm? 

Dễ thôi cháu nghe cô giáo dạy lớp 2 của cháu nói, từ lúc sinh ra nó cứ 1 năm thì thêm cho nó 1 tuổi - (hotomtin)

Người ta dựa vào phương pháp xác định hàm lượng Cacbon-14 bạn ah, tức là khi thực vật hay động vật chết đi thì mức C-14 sẽ trùng với mức C-14 của khí quyển ở thời điểm đó, sau đó C-14 sẽ phân rã beta bằng cách 1 neutron trong hạt nhân C-14 phân rã thành 1 proton và C-14 biến thành đồng vị ổn đinh N-14( Chu kỳ bán rã này la 5730 năm). Dựa vào mức C-14 còn lại sau khi phân rã theo thời gian người ta sẽ tính được tuổi của vật đó. - (hoavy)

Hiện có rất nhiều cách để xác định tuổi cổ vật: Đồng vị Carbon 14, vết phân hạch, nhiệt huỳnh quang... Tùy theo loại cổ vật,

chất liệu, niên đại...mà ứng dụng các phương pháp khác nhau. VD: Xác định tuổi cổ vật gốm thì dùng nhiệt huỳnh quang sẽ chính

xác hơn Carbon 14. Sau đây là tóm tắt các phương pháp phổ biến nhất:

CARBON 14 - Giải thưởng Nobel Hóa học năm 1960 thuộc về Willard F.Libby (1908-1980):
Carbon (C) 14 là chất đồng vị của Carbon 12. Hóa tính tương tự nhau, tuy nhiên C14 là chất phóng xạ vì vậy nó bị mất dần khối

lượng theo thời gian, trong khi C12 vẫn bền vững. Trong quá trình sống, thực vật hấp thụ CO2, nghĩa là đưa cả C12 và C14 vào cơ

thể mà nguồn gốc của C14 chính là N14 chuyển hóa dưới ảnh hưởng của các tia vũ trụ. Động vật sử dụng thực vật làm thức ăn cho

nên trong cơ thể có C14. Con người dùng cả động và thực vật làm thức ăn, mặc nhiên trong cơ thể cũng có C14. Nghiên cứu của

Willard F.Libby cho thấy tỷ lệ C14 và C12 trong cơ thể sống là không đổi.

Khi sinh vật chết đi, nguồn C12 và C14 không còn được cung cấp nữa, lượng C14 trong cơ thể sẽ giảm do nó là chất không bền. C14

có chu kỳ bán phân hủy là 5.730 năm, có nghĩa là cứ sau 5.730 năm thì C14 chỉ còn một nửa. Như vậy, suy từ tỷ lệ của C12 và C14

trong vật khảo cổ chúng ta sẽ tính ra được tuổi của nó. Có thể minh họa cách khác, ban đầu vật có 100.000 nguyên tử C14 thì sau

khi chết 5.730 năm chỉ còn lại 50.000 nguyên tử, thêm 5.730 năm nữa số nguyên tử C14 sẽ là 25.000... Chính vì vậy chỉ cần đếm

số C14 còn lại là có thể tính ra được tuổi của cổ vật. Tuy nhiên, với một hóa thạch có niên đại hơn 50.000 năm thì lượng C14

còn lại khá nhỏ không thể cho con số chính xác. Với những hóa thạch trên 50.000 năm người ta phải dùng đến kỹ thuật đo phổ kế

khối (spectrométrie de masse).

VẾT PHÂN HẠCH (Fission track dating) - Price P. và Walker R

Các hạt tích điện chuyển động trong vật thể cứng do chuyển tải năng lượng của mình cho các nguyên tử dọc theo quỹ đạo chuyển

động tạo nên đới phá huỷ. Các dấu vết do các hạt tích điện để lại lần đầu tiên quan sát được khi nghiên cứu các mẫu vật cứng

nhờ kính hiển vi điện tử có độ phóng đại rất lớn. Khi phân hạch nhân 238U thoát ra lượng năng lượng lớn (gần 200MeV) và các

mảnh phân hạch có khối lượng lớn, chúng tạo nên các vết (track) với chiều dài khoảng n10 mm. Những vết mảnh phân hạch (fission

fragment tracks) phát hiện trong các khoáng vật mica, zircon, epidot, sphen và các thuỷ tinh tự nhiên và tổng hợp. Nếu xác định

được mật độ của vết ấy có thể định được tuổi của các mẫu vật.

NHIỆT HUỲNH QUANG
Một số vật liệu khi được nung nóng lên có thể phát ra ánh sáng; sự phát sáng này liên quan đến quá trình tích lũy năng lượng

trước đó do phóng xạ có bên trong vật liệu. Vật liệu tồn tại càng lâu thì lượng ánh sáng phát ra càng lớn. Đối với đất sét

nung, đồ gốm, có một thời điểm đặc biệt để đánh dấu là lúc đưa vào lò nung, thường nhiệt độ từ 400 - 600 độ C. Khi đó toàn bộ

năng lượng tích lũy được giải phóng, người ta gọi đây là thời điểm đồng hồ thời gian được xóa về zero. Bắt đầu từ thời điểm

này, trong vật nung tích lũy một năng lượng do phóng xạ. Phương pháp nhiệt huỳnh quang sẽ dùng nhiệt để giải phóng năng lượng

này dưới dạng quang học; đo được năng lượng này, sẽ suy ra được thời gian tồn tại của nó kể từ khi nung.

Mong làm hài lòng câu hỏi của bạn. Thân. - (Livebox)

Người ta sử dụng phương pháp hỏi trực tiếp cổ vật để có kết quả chính xác nhất - (hongquan3286)

còn tùy vào vật đó là gì, mà người ta có cách xác định khác nhau. Để xác định các vật các độ tuổi cao thì các nhà khoa học dự vào sự phân rã của các nguyên tố ví dụ như đồng vị Uranium đồng vị 28 phân rã khoảng 2,1 tỷ năm (mình cũng ko nhớ chắc chắn lắm) còn độ chính xác thì còn tùy vào các nhà khoa học thường thì không cao lắm khoảng 50-90% nên các nhà khoa học dự đoán khoảng chứ không dám chắc. - (Định Nguyễn)

Thông thường đối với các cổ vật hay hóa thạch được lấy lên từ lòng đất, người ta sẽ sử dụng phương pháp định tuổi bằng đồng vị phóng xạ. Phổ biến nhất là Carbon, kali - argon hoặc urani - chì. Phương pháp này cho phép xác định chính xác độ tuổi của bản thân tầng địa chất chứa các cổ vật, hoá thạch đó.
Còn đối với các cổ vật có niên đại chỉ một vài trăm năm, không đào lên từ đất thì người ta phải sử dụng nhiều phương pháp cùng một lúc để xác định một cách tương đối độ tuổi của chúng. VD như phương pháp, kỹ thuật được sử dụng để chế tác; các hoạ tiết nghệ thuật phù hợp với khoảng thời gian nào; độ bóng bề mặt, độ tinh xảo từ các chi tiết vẽ tay; độ rõ và số lượng của các dấu tích thời gian hằn lên chúng ... Đôi khi người ta cũng dùng phương pháp định tuổi bằng đồng vị phóng xạ, nhưng không phổ biến.
Và trên hết là dựa vào kinh nghiệm. Một nhà giám định có tiếng đã chia sẻ rằng nếu bạn sống bên cạnh cổ vật đủ lâu, bạn chỉ đơn giản là nhận ra chúng. - (T.D.Q)

đọc lại sách giáo khoa vật lý 12 chương phóng xạ - (Wolf)

Chính xác chứ bạn, nguyên lý của phương pháp xác định tuổi bằng đồng vị phóng xạ là: khi sinh vật nào đó còn sống thì nó luôn trao đổi chất với môi trường trong đó có nguyên tố cacbon có chu kì bán rã nào đó ở 1 hàm lượng ổn định nào đó(khi sinh vật còn sống).
khi sinh vật đó chết đi nên không nhận thêm nguyên tố đó thêm nữa, khi đó hàm lượng nguyên tố ấy trong xác sinh vật bắt đầu giảm do phân rã, so sánh hàm lượng này với hàm lượng khi còn sống đồng thời biết chu kỳ bán rã của nguyên tố ấy thì tính ra tuổi của xác sinh vật ấy. - (Quoc Thinh)

bạn đọc lại vật lý 12, phần vật lý hạt nhân sẽ rõ - (tkc)

Có rất nhiều cách, nhưng cách thông dụng nhất hiện nay la dùng phương pháp đo phóng xạ carbon. Độ phân rã của carbon trong đồ vật sẽ nói lên tuổi của đồ vật ấy. Trong lớp 12 vật lý ta có học một chương về đo độ bán rã của phóng xạ để xác định tuổi của một vật nào đó.còn chính xác cách đo thế nào thì chắc bạn đọc thêm tài liệu trên mạng hoặc sách khoa học địa vật lý.
- (Xuân Duy)

Việc xác định tuổi dựa trên đồng vị nguyên tố và thời gian bán rã của một nguyên tố nào đó chứa trong hoá thạch hoặc đồ vật - (Tiểu Cuội)

Định tuổi bằng đồng vị phóng xạ là một kỹ thuật xác định tuổi của vật liệu, thường dựa trên sự sánh giữa lượng đồng vị phóng xạ còn lại trong mẫu thử và các sản phẩm phân rã từ các đồng vị này, hay còn gọi là tốc độ phân rã. Các kỹ thuật được biết đến nhiều nhất như định tuổi bằng đồng vị cacbon, định tuổi bằng kali - argon và định tuổi bằng urani - chì. Bên cạnh việc thiết lập niên đại địa chất, nó còn cung cấp thông tin về tuổi của hóa thạch và suy ra sự thay đổi tốc độ tiến hóa. Định tuổi bằng đồng vị phóng xạ cũng được sử dụng để xác định tuổi của các vật liệu khảo cổ bao gồm cả các đồ tạo tác cổ.. - (Nguyen)

Định tuổi bằng đồng vị phóng xạ là một kỹ thuật xác định tuổi của vật liệu, thường dựa trên sự sánh giữa lượng đồng vị phóng xạ còn lại trong mẫu thử và các sản phẩm phân rã từ các đồng vị này, hay còn gọi là tốc độ phân rã.[1] Đây là nguồn thông tin quan trọng trong việc định tuổi chính xác các đá vá các yếu tố địa chất khác bao gồm cả tuổi của Trái Đất, và có thể được sử dụng để định tuổi các vật liệu tự nhiên và nhân tạo. Cùng với các nguyên tắc của địa tầng học, các phương pháp định tuổi bằng phóng xạ được sử dụng để thiết lập niên đại địa chất.[2] Các kỹ thuật được biết đến nhiều nhất như định tuổi bằng đồng vị cacbon, định tuổi bằng kali - argon và định tuổi bằng urani - chì. Bên cạnh việc thiết lập niên đại địa chất, nó còn cung cấp thông tin về tuổi của hóa thạch và suy ra sự thay đổi tốc độ tiến hóa. Định tuổi bằng đồng vị phóng xạ cũng được sử dụng để xác định tuổi của các vật liệu khảo cổ bao gồm cả các đồ tạo tác cổ. Các phương pháp định tuổi khác nhau cho giá trị khác nhau có độ chính xác khác nhau tùy thuộc vào loại vật liệu được đo đạc.
( Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ). - (TQM)

ngày còn sống mình cũng nghiên cứu môn này nhưng thất bại và kết quả là áng chừng - (Tuấn)

dựa vào tuổi vật chất, chu kỳ phân rã. Các nguyên tử theo một thời gian xác định nó sẽ phân rã thành các nguyên tử khác - (Trọng Hoàng)

dùng quảng phổ là 1 cách bạn ơi. còn dùng như thế nào có các nhà quang học mới biết - (Phệ Bình)

tôi hiện tại dang có 1 chiếc răng voi hóa thạch nhưng chưa xác định dc niên đại và loài vơi gì,ai có nhu cầu mua tôi bán cho nhé. - (thuận)

Xem ngày sản xuất =))) - (Vũ lộc)

Như nhiều người đã trả lời có rất nhiều phương pháp cụ thể cho từng đối tượng cụ thể và độ chính xác yêu cầu:
Tuổi chia ra 2 loại:
Tuổi tương đối (có thể xác định 1 khoảng thời gian nào đó).
Tuổi tuyệt đối ( chính xác bằng con số với sai số +/-)
ví dụ về tuổi tương đối:
- Trong khảo cổ hay trong đời sống xác định tuổi dựa trên đặc điểm về phong cách, chất liệu, hoa văn, họa tiết. (thời đồ đá 1, thời trần, hiện đại ...)
- Trong địa chất học người ta có thể biết được đá này già hơn đá kia, có trước hay sau 1 sự kiện nào đó để xác định khoảng tuổi của 1 loại đá. Vì vậy người ta không nhất thiết phải đo tuổi của tất cả các loại đá mà vẫn biết được tuổi của nó. Khi đó tuổi có tên kiểu như Jura, Kreta sớm (Các khoảng thời gian này được xác định như kiểu nhà Trần, nhà Lê rồi.) Cùng với thuyết tiến hóa của Daruyn mà có môn khoa học cổ sinh vật với khoảng tuổi và độ phong phú đã đc xây dựng làm cơ sở quan trọng cho tính tuổi tương đối của đá.
Tuổi tuyệt đối: vài ví dụ:
- Với người thì dựa vào giấy khai sinh nếu không đã thấy có nơi xác định tuổi xương cho các bé bóng đá nhí (phương pháp lại không tính được cho người già.
- Tương tự đồ vật cũng có giấy tờ về ngày xuất xưởng.
Với vật chất hữu cơ khoảng gần 0.1 triệu năm dùng phương pháp Cacbon 14/12 với độ chính xác khoảng 98-99%
- Tuổi của xác chết lại không dùng được phóng xạ C14/C12 có thể phân tích qua trình phân hủy để đưa ra kết luận (vì đơn vị nó chỉ có tính theo ngày). Sai số không biết được.
- Cũng với phóng xạ con người cũng tìm ra nhiều cặp khác như U238/Pb206 có chu kỳ bán rã tới 4,47 tỉ năm hay U235/Pb207 có chu kỳ bán rã 704 triệu năm, K40/Ar40 bán rã khoảng 1,26 triệu năm là phương pháp tuổi tuyệt đối trong địa chất phổ biến ... Độ chính xác cũng khoảng 98-99%.

Nơi nào trả lời đc câu này: là các phòng thí nghiệm phân tích. Nhiều pp xác định tuổi đang được áp dụng trên thế giới Việt Nam ta vẫn phải gửi mẫu ra nước ngoài vì mình không đủ trang thiết bị đo đạc phân tích. - (Nguyễn Quang Việt)

theo mình cách chính xác nhất là hỏi người sản xuất vật đó - (canhpcc1)

xác định tuổi bằng đồng vị phóng xạ là một kỹ thuật xác định tuổi của vật liệu, thường dựa trên sự so sánh giữa lượng đồng vị phóng xạ còn lại trong mẫu thử và các sản phẩm phân rã từ các đồng vị này, hay còn gọi là tốc độ phân rã. Đây là nguồn thông tin quan trọng trong việc định tuổi chính xác các đá vá các yếu tố địa chất khác bao gồm cả tuổi của Trái Đất, và có thể được sử dụng để định tuổi các vật liệu tự nhiên và nhân tạo. Cùng với các nguyên tắc của địa tầng học, các phương pháp định tuổi bằng phóng xạ được sử dụng để thiết lập niên đại địa chất. Các kỹ thuật được biết đến nhiều nhất như định tuổi bằng đồng vị cacbon, định tuổi bằng kali - argon và định tuổi bằng urani - chì. Bên cạnh việc thiết lập niên đại địa chất, nó còn cung cấp thông tin về tuổi của hóa thạch và suy ra sự thay đổi tốc độ tiến hóa. Định tuổi bằng đồng vị phóng xạ cũng được sử dụng để xác định tuổi của các vật liệu khảo cổ bao gồm cả các đồ tạo tác cổ. - (Quốc Thắng)

Những hoá thạch có liên quan đến động vật- thực vật điều có thể xác định được tuổi nhờ vào chuỗi các nguyên tố phóng xạ hạt nhân, đặc biệt là Cacbon-14 hoặc Pb... - (Hoang Hai)

Nhờ doremon không gì là có thế - (Ngẫm Sự Đời)

hình như người ta dùng quang phổ. khá chính xác - (dai)

Cái này mấy nhà nghiên cứu khoa học người ta kiểm tra thông qua các nguyên tử phóng xạ, rồi đưa ra nhận định vậy thôi. - (33481)

Sử dụng quang phổ bạn ạ. Ngày nay người ta dùng các máy đo quang phổ để đánh giá tuổi thọ một số đồ vật, hóa thạch. Mức độ chính xác tương đối chấp nhận được. - (Sammon Nguyen)

Tùy theo vật thể người ta xác định theo cách đo độ tuổi của từng loại vật trong vật lý học : ví dụ một năm thì vật đó có kích thước là bao nhiêu. Xong tương tự đo độ tuổi khi chúng bị "chết" , độ cứng..... - (Nguyễn Thành Tiên)

Dựa vào thời gian bán phân dã của đồng vị C 14 trên mẫu vật mà người ta xác định ra tuổi của mẫu vật đó - (khiêm)

đơn giản. bạn xem mã vạch trên nó ak. - (Thanhlongsa Phiphi)

Thuong thi nguoi ta dung phuong phap dong vi cacbon de xac dinh tuoi cua co vat nhung co chinh xac khong thi chi co troi moi biet neu troi cung khong biet nua thi po tay.com - (Anhminh)

bác đọc lại sách vật lý lớp 12 là có hết ợ. :D - (Văn Đức Lê)

Tấc cả các phương pháp đều chỉ mang tính tương đối thôi, hơn nữa phương pháp đồng vị C-14 đươc xác nhận là sai lệch rất nhiều ! - (Thanh)

hồi mình học lớp 12, làm bài tập rất nhiều về đo tuổi của 1 vật, đơn giản nhất là dùng máy đo độ phân rã. - (hyson thúc thúc)

bắn đồng vị cacbon - (Đoàn Thạch Lam)

tôi có con trăn hoa đà cần xác định ở địa chỉ luận thành thường xuân thanh hóa - (bùi ngọc khuyên)

Môn hóa học lớp 12 trong sách giáo khoa có dạy mà các bạn. Dựa vào sự phân rã của cacbon để tính thôi. - (thanhlinhspkt)

Nếu ko có chuyên môn thì ta có thể hỏi các chuyên gia cổ vật ở viện bảo tàng. khỏi tốn thời gian và chi phí xác định đồng vị cacbon - (baobao)

nếu bạn không có dụng cụ đễ phát hiện độ phân ra của đồng vị Cacbon thì....có nhiều cách sau...
Xác định qua chữ viết kí tự hình vẽ.......đối với cỗ vật.
Xác định theo cấu tạo sinh học đó là xương con gì và nếu đã tuyệt chũng thì tìm trên goole xem đã tuyệt chũng bao lâu cộng thêm thời gian sống trung bình của loài đó là ra tuỗi của hoá thạch.
Nếu không xác định được xương con gì. - (zz)

haiz. bạn lên google gõ "giáo trình môn kĩ thuật hạt nhân sẽ có tất cả mọi cách đo tuổi cổ vật, thích bao nhiêu tuổi cũng đc. nhưng tất cả mọi cách nói chung là đều có sai số cả. chỉ là ít hay nhiều thôi bạn ak. tất cả chỉ là tương đối thôi. - (Huỳnh Tấn Thảo)

mình cũng có thắc mắc tương tự nhưng nay đã có bạn trả lời giùm, cảm ơn nhiều nhé - (Hong)

Đồng vị phóng xạchỉ xác định dc 1 vài triệu năm - (minh)

0