09/06/2018, 21:45

Căn cứ nào để đặt tên cho cơn bão? - Câu hỏi hay

Thường thì mỗi cơn bão đều có tên gọi. Vậy xin hỏi căn cứ vào đâu để có những cái tên và ai, cơ quan nào đặt tên cho cơn bão đó? Tại sao bão thường vào miền Trung / Tại sao việc dự đoán bão lại khó khăn ...

Thường thì mỗi cơn bão đều có tên gọi. Vậy xin hỏi căn cứ vào đâu để có những cái tên và ai, cơ quan nào đặt tên cho cơn bão đó?

Sưu tầm:
Theo quan điểm cổ đại mỗi ngày đều có một vị thần cai quản. Nếu cơn bão xuất hiện vào ngày của vị thần nào thì đặt tên vị thần đó.
Khi Tổ chức khí tượng thế giới ra đời thì kiểm đếm trên toàn thế giới có 7 khu vực, trong đó có tây bắc Thái Bình Dương là nơi bão thường xuyên hoạt động thì lập bảng chữ cái từ A - Z để đặt tên. Ban đầu chỉ dùng tên nữ. Bởi theo ngôn ngữ phương Tây bão được quan niệm là giống cái.
Đến những năm 60, xuất hiện phong trào nữ quyền thế giới. Họ có kiến nghị thì tên bão được đặt tên luân phiên theo giới tính.
Mỗi khu vực đều có cách gọi tên khác nhau. Tên gọi của bão được công dân trên toàn thế giới đóng góp cho một ủy ban của Tổ chức khí tượng thế giới.
Từ năm 2000 trở về trước, khu vực tây bắc Thái Bình Dương có 2 hệ thống đánh số, đặt tên bão khác nhau. Đặt tên thì do cơ quan khí tượng của Mỹ, đặt trên đảo Guam phụ trách. Nhật Bản được phân công là trung tâm khu vực nên đánh số cho bão.
Sau đó, các nước trong khu vực tây bắc Thái Bình Dương có thành lập ra ủy ban bão. Họ vẫn quyết định, đánh số do người Nhật quyết định. Còn để gọi tên thì mỗi nước có đệ trình một danh sách tên để xét chọn. Mỗi nước đóng góp 10 - 12 tên.
Tại các kỳ họp hội đồng ủy ban bão khu vực, đại biểu mỗi nước sẽ xướng các tên gọi đề xuất. Khi đọc, tên dự kiến cho bão dễ nhớ, không gây hiểu nhầm cho ngôn ngữ các nước khác thì được ủy ban chấp nhận.
Quỹ tên bão của các nước chia thành 6 cột. 5 cột là dùng để gọi tên theo thứ tự thông thường. Cột còn lại để đặt tên cho những cơn bão có sức tàn phá khủng khiếp, gây hậu quả thảm khốc. Siêu bão Haiyen được lấy tên từ cột này. - (vhnam0810)

Căn cứ để đặt tên cho cơn bão :
Dựa trên một hệ thống chọn tên quốc tế do Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) tại Genève (Thụy Sĩ) quản lý, tên gọi các cơn bão lớn đã được biết trước nhiều năm, ngay cả khi các chuyên gia khí tượng không thể dự báo chính xác thời gian và địa điểm bão sẽ xuất hiện. Đối với khu vực Bắc Đại Tây Dương, Caribbe và Vịnh Mexico, danh sách tên bão năm 2005 được xếp theo thứ tự abc từ Arlene đến Wilma với các tên gọi của nam và nữ xen kẽ nhau như Katrina, Lee, Maria, Nate, Ophelia, Philippe, Rita, Stan...

Mỗi năm WMO sử dụng danh sách gồm 21 tên gọi thông dụng (xếp theo thứ tự abc và bỏ 5 mẫu tự q, u, x, y và z) tương ứng với số trận bão trung bình xuất hiện trong mùa giông bão kéo dài từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 11. Rita là cơn bão thứ 17 ở Đại Tây Dương trong năm nay. Nếu số cơn bão vượt quá 21, WMO sẽ chuyển sang dùng các mẫu tự trong bảng chữ cái Hy Lạp. Nghĩa là Wilma được dùng để gọi tên cơn bão thứ 21 (nếu có năm nay) thì tiếp theo đó sẽ là bão Alpha và Beta... Danh sách các tên bão được tái sử dụng 6 năm một lần (chẳng hạn, năm 2011, WMO sẽ trở lại sử dụng danh sách tên bão năm 2005).

Các nhà khí tượng học Mỹ bắt đầu đặt tên cho các cơn bão nhiệt đới, và những cơn cuồng phong (phát triển từ bão nhiệt đới với gió mạnh từ cấp 8) năm 1953. Ý tưởng sử dụng những tên gọi quen thuộc, ngắn gọn nhằm tạo dễ dàng trong giao tiếp giữa hàng triệu người bị ảnh hưởng bởi thiên tai và tránh gây nhầm lẫn khi nhiều cơn bão hướng về cùng một khu vực. Ban đầu, tất cả tên gọi bão đều của phái nữ nhưng đến năm 1979 thì áp dụng qui tắc xen kẽ tên nam và nữ theo đề nghị của các nhà hoạt động vì quyền phụ nữ tại Mỹ. Các khu vực khác như Tây Bắc Thái Bình Dương, Vịnh Bengal và Biển Đông, người ta sử dụng tên của động vật hoặc thực vật dịch sang các ngôn ngữ địa phương.

WMO có thể loại một số tên bão ra khỏi danh sách để các cơn bão mới không gợi lại những ký ức buồn. “Chúng tôi gọi đó là cho về hưu”, Nanette Lomarda - Trưởng ban bão nhiệt đới ở WMO nói. “Khi bão gây ra tổn thất lớn về người và kinh tế, chúng tôi phải xóa tên gọi đó”. Chẳng hạn sẽ không còn cơn bão nào có tên gọi Andrew do tháng 8-2002, bão Andrew làm thiệt mạng 23 người và gây thiệt hại 21 tỉ đô-la ở miền Nam nước Mỹ. Sau yêu cầu của Honduras, tên bão Mitch đã không còn xuất hiện trong danh sách. Năm 1998, một cơn bão với tên gọi đó đã gây thương vong nhiều nhất trong lịch sử của quốc gia Trung Mỹ trên, làm 5.657 người chết và làm 8.058 người mất tích. Hai cơn bão Charley và Ivan đã lần lượt tàn phá Florida và Cuba tháng 8 và 9-2004 cũng đã bị xóa tên. Khi cho một tên bão “về hưu”, WMO sẽ thay thế bằng một tên khác thuộc cùng phái và bắt đầu bằng chữ cái của tên đã bị cho “nghỉ hưu”. Việc đặt tên các cơn bão có lịch sử cách đây từ nhiều thế kỷ. Thời đó, các cơn bão ở khu vực Tây Indies được đặt theo tên ngày của những vị thánh của đạo Thiên chúa mà bão xuất hiện. Bão “San Felipe” tràn vào Puerto Rico ngày 13-9-1876. Hơn 50 năm sau, khi một cơn bão khác đổ bộ vào đất nước này cũng vào ngày đó và được đặt tên thánh là “San Felipe thứ hai”. Cuối thế kỷ 19, Clement Wragga - một nhà khí tượng học Australia đã đặt tên bão theo tên những chính trị gia mà ông không có cảm tình. - (duyphat89 .)

Đặt theo danh sách tên của trung tâm khí tượng nằm ở Nhật.
Sonamu (1301)
Shanshan (1302)
Yagi (1303)
Leepi (1304)
Bebinca (1305)
Rumbia (1306)
Soulik (1307)
Cimaron (1308)
Jebi (1309)
Mangkhut (1310)
Utor (1311)
Trami (1312)
Kong-rey (1315)
Yutu (1316)
Toraji (1317)
Man-yi (1318)
Usagi (1319)
Pabuk (1320)
Wutip (1321)
Sepat (1322)
Fitow (1323)
Danas (1324)
Nari (1325)
Wipha (1326)
Francisco (1327)
Lekima (1328)
Krosa (1329)
Haiyan (1330) (đang hoạt động)
Podul (chưa sử dụng)
Lingling (chưa sử dụng) - (croc)

Dựa trên một hệ thống chọn tên quốc tế do Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) tại Genève (Thụy Sĩ) quản lý, tên gọi các cơn bão lớn đã được biết trước nhiều năm, ngay cả khi các chuyên gia khí tượng không thể dự báo chính xác thời gian và địa điểm bão sẽ xuất hiện.Mỗi năm WMO sử dụng danh sách gồm 21 tên gọi thông dụng (xếp theo thứ tự abc và bỏ 5 mẫu tự q, u, x, y và z) tương ứng với số trận bão trung bình xuất hiện trong mùa giông bão kéo dài từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 11
Các nhà khí tượng học Mỹ bắt đầu đặt tên cho các cơn bão nhiệt đới, và những cơn cuồng phong (phát triển từ bão nhiệt đới với gió mạnh từ cấp 8) năm 1953. Ý tưởng sử dụng những tên gọi quen thuộc, ngắn gọn nhằm tạo dễ dàng trong giao tiếp giữa hàng triệu người bị ảnh hưởng bởi thiên tai và tránh gây nhầm lẫn khi nhiều cơn bão hướng về cùng một khu vực. Ban đầu, tất cả tên gọi bão đều của phái nữ nhưng đến năm 1979 thì áp dụng qui tắc xen kẽ tên nam và nữ theo đề nghị của các nhà hoạt động vì quyền phụ nữ tại Mỹ.
Các khu vực khác như Tây Bắc Thái Bình Dương, Vịnh Bengal và Biển Đông, người ta sử dụng tên của động vật hoặc thực vật dịch sang các ngôn ngữ địa phương - (Bình)

Theo thông tin được đăng trên tạp chí mà mình đã đọc cách đây rất lâu thì các nhà khoa học đặt tên bão theo tên người yêu hoặc vợ của họ, vì khi phụ nữ nổi giận sẽ như phong ba bão tố... còn không biết hiện tại việc đặt tên bão như thế nào, có thay đổi gì hay không. - (Hai Yen)

Từ ngày 1/1/2000, các cơn bão ở lòng chảo tây bắc Thái Bình Dương (khu vực mà Việt Nam nằm trong) được đặt theo một danh sách các tên mới lạ. Những tên mới bổ sung bao gồm các tên châu Á, được lấy từ các nước và vùng lãnh thổ là thành viên của WMO trong khu vực. Mỗi trong số 14 thành viên cung cấp 10 cái tên, tạo thành danh sách 140 tên bão.

Những tên này có hai điều khác biệt so với tên bão ở các nơi trên thế giới. Thứ nhất, hầu hết chúng không phải là tên riêng của người, mà thường là tên hoa, động vật, chim, cây cỏ hay thậm chí tên món ăn. Thứ hai, các tên này không được đặt tuần tự theo thứ tự chữ cái, mà theo thứ tự chữ cái của tên các nước.

Các cơn bão đang hình thành ở khu vực này sẽ được Trung tâm Bão nhiệt đới Tokyo thuộc Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đặt tên.

Trước bão Damrey (VN gọi là bão số 7), cơn bão Saola, lấy tên của một loài động vật quý hiếm của Việt Nam, đã tràn vào Nhật Bản. - (Hung Vuong)

theo mình biết thì mỗi nước cho vài cái tên, rồi xoay vòng - (nguyễn)

can cu vao ten cua nguoi tim ra con bao.... - (cuongphuvo)

hàng năm các nước gửi đến 1 cơ quan của thế giới (kg nhớ tên) khoảng 10 - 15 tên cơn bão, cơ quan đó chọn ra và xắp xếp theo tên có chữ cái đầu từ A đến Z. cứ mỗi lần 1 cơn bão xuất hiện thì cứ lấy tên đặt cho bão - (hoa.duuongsi)

đợt trước mình cũng nghe trên dự báo thời tiết giải thích câu hỏi này của bạn rồi. ĐẠi ý là tên cơn bão sẽ do lần lượt các nước đường bờ biên đặt. - (KEKEKE)

Trước đây các chính trị gia lấy tên những người họ ghét nhất để đặt tên,sau này họ lấy tên vợ hoặc người yêu của người dự báo bão,1 thời gian dài lấy tên của phụ nữ đặt tên bão,đên bây giơi mỗi nước trong khu vưc gửi 10 cái tên và nộp cho trung tâm khi tượng thủy văn nhật bản(món ăn,đông vật,hoa lá ....điểm đặc biệt của quốc gia đó) tạo thành 1tập hợp rất nhiều tên. khi bão hình thành neu hinh thanh trên lãnh hai nước nao thì trung tâm khí tượng thủy văn nhật bản sẽ đặt tên trong danh sách 10 tên của nước đó gửi cho họ. - (Trần như ý)

Người đầu tiên phát hiện ra cơn bão - (raphael)

Có 1 câu danh ngôn: Tất cả các cơn bão đều có tên phụ nữ, bởi vì khi nó sắp đến thì êm ả, khi nó đến thì dữ dội, còn khi nó đi thì nó mang đi tất cả mọi thứ. - (zinzin)

Bài này được đăng rồi mà. Bạn vào theo đường dẫn này nhé
http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/bao-duoc-dat-ten-nhu-the-nao-2040923.html - (Nguyễn Văn Đại)

Các bạn muốn hiểu thì vào trang khí tượng thủy văn nhật bản để xem danh sách các tên cơn bảo do các nước đăng ký. trong đó việt nam đăng ký 10 tên. lào 5 tên ...Các nước đăng ký tên bảo ở thái bình dương là lào, việt nam, campuchia, tháilan, indonexia, malayxia, philippin, macao, hongkong, korea, japan, trungquoc, hoaky( hải quân). tên bảo haiyan( hải yến) là cuaTQ. Tên Việt Nam đă ký là Sơn tinh, Ba vì, Lê ki ma, Côn sơn, Sơn ca, Trà mi, Hạ long, Vàm cỏ, Sông đà, Sao la. - (Trương văn Điền)

Theo Wikipedia thì:
Danh sách tên gồm các mục từ của 17 quốc gia Đông Á, Đông Nam Á, và Hoa Kỳ có vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng trực tiếp các cơn bão. Các tên gợi ý được sắp xếp thành 5 bảng danh sách; mỗi danh sách xoay vòng trong từng năm. Không giống như lốc xoáy ở các vùng khác của thế giới, bão không được đặt tên người. Thay vào đó, chúng thường đặt tên của con vật, hoa, dấu hiệu thiên văn, và rất ít tên cá nhân. Tuy nhiên, PASASA (Cục Quản lý Khí tượng, Địa lý, Không gian Philippine) giữ bản danh sách riêng không có tên người, Vì vậy, một cơn bão có thể có hai tên. Các cơn xoáy lốc đi qua kinh tuyến giờ từ trung tâm Thái Bình Dương vẫn giữ tên gốc, nhưng việc xác định tên chỉ khi lốc xoáy trở thành bão. Ở Nhật, các cơn bão cũng được xác định bằng số theo trình tự bão xuất hiện trong năm dương lịch. - (Duong Ho)

các nước trong khu vuc bi anh hưởng của bão mỗi một nước được đưa ra từ 10-15 cơn bão sau đó được tập hợp lại và chon lọc lấy khoảng 100 tên(con số nhơ không được chính xác) trung tâm khí tượng quốc tế đặt theo thứ tự sau khi hết tên lại các nước lại tiếp tục đưa ra để chọn lọc - (nguyễn hồng thái)

Tên bão ở khu vực Tây Thái Bình Dương do các nước đề xuất lên Ủy ban bão khu vực. Mỗi năm lại họp bàn đề xuất tên mới, loại bỏ tên cũ. Vậy đặt tên bão do Ủy ban bão khu vực Tây Thái Bình Dương lựa chọn theo tên đề xuất của các nước trong khu vực. - (Nam Thái)

Tổ chức khí tượng thế giới (World Meteorological Organization) đặt tên bão. Họ có sẵn một danh sách tên theo thứ tự alphabet. Tên bão có thể được tái sử dụng theo chu kỳ 6 năm, nhưng những tên dành cho các cơn bão đặc biệt lớn sẽ vĩnh viễn được cho "nghỉ hưu". - (Nguyên)

Những cơn bão thường xảy ra hằng năm ở khắp nơi trên thế giới. Như vậy mỗi năm có thể có một hoặc nhiều cơn bão xảy ra ở cùng một nơi. Việc đặt tên cho các trận bão sẽ giúp ich cho chúng ta ( Ví dụ như các cơ quan khí tương, những nhà nghiên cứu, nhà hàng hải hoặc những đơn vị ứng phó với bão, v.v. . .).
Việc đặt tên bão do Tổ chức Khí tượng Quốc tế (the World Meteorological Organization) tiến hành tùy theo khu vực nào đó ở trên thế giới theo thứ tự của một danh sách theo thứ tự mẫu tự tiếng Anh (alphabetical order). Tên của các trận bão này thường được lập lại theo một chu trình thời gian là 6 năm (như vậy họ đã lập sẵn 6 danh sách tên cho 6 năm). Tuy nhiên những trận siêu bão có sức tàn phá mạnh (như Haiyan này chẳng hạn) thì sẽ không sử dụng lại.
Riêng ở khu vực Thái Bình Dương - TBD (trong đó có Việt Nam) thì họ chia làm 3 khu vực để đặt tên cho bão: Đông Bắc TBD, Trung Bắc TBD và Tây Bắc TBD (Việt Nam, Philippines, Hongkong, v.v… ) thì chỉ có 5 danh sách và tên được đặt tùy thuộc vào gốc của tâm bão. Ví dụ như vừa rồi tâm bão Haiyan phát xuất từ khu vực Tây Bắc TBD nên theo thứ tự họ đặt tên là Haiyan, kế tiếp theo sẽ là Podul, Lingling, Kajiki, Faxai, và cuối cùng trong danh sách này là Halong (trong các danh sách tên cũng có các tên tiếng Việt đã hoặc sẽ dùng tới: Sontinh Lekima, Bavi, Conson, Sonca, Trami, Halong, Vamco, Songda, Sao La).
Ở các khu vực khác trên thế giới việc đặt tên có hơi khác đi một chút (tùy theo xưa và nay, nói ra rất dài dòng) nhưng nói chung cũng theo phương pháp trên đây với 6 danh sách cho 6 năm và đa số dùng tên phụ nữ để đặt (mà tôi được giải thích không biết có đúng không với lý do là phụ nữ thường gây ra sóng gió, bão táp! Xin lỗi các chị em phụ nữ nhé!) Ví dụ bên Mỹ có các trận bão SANDY, ERIN, v.v. . toàn là tên phụ nữ. Nhưng có lẽ để cho tiện việc liên lạc mà thôi). Nhưng sau này cũng có những trận bão tên nam giới nữa (từ năm 1979).
Trên đây chỉ là những giải thích rất sơ khởi, chủ yếu để các bạn có một khái niệm chung về cách đăt tên cho bão. Nếu có gì sai sót, xin vui lòng đóng góp thêm ! - (Lê Hùng)

Cứ đặt theo số thứ tự như VN là hay nhất, vừa dễ hiểu vừa biết được số cơn bảo xẩy ra trong năm mà không cần tính toán gì nhiều - (QUOCKHANH)

Các cơn bão nhiệt đới được đặt tên từ đầu thế kỷ 20, tạo thuận lợi cho việc liên lạc giữa các nhà dự báo thời tiết và công chúng trong việc theo dõi và cảnh báo, tránh nhầm lẫn giữa các cơn bão.

Người ta cho rằng tên của các bão lần đầu tiên xuất hiện là do một nhà dự báo thời tiết của Australia. Ông đặt tên bão theo tên "của những chính trị gia mà ông ghét nhất.

Trong Thế chiến II, các cơn bão nhiệt đới ở Thái Bình Dương được đặt tên không chính thức theo tên của phụ nữ. Nguyên tắc bất thành văn này do đoàn dự báo thời tiết của Lục và Hải quân Mỹ đề ra, và thường lấy tên vợ hoặc bạn gái của các nhà dự báo. Từ năm 1950 đến 1952, các cơn bão ở bắc Đại tây dương được đặt tên theo thứ tự bảng chữ cái (Able-Baker-Charlie- ...), nhưng từ năm 1953, cơ quan khí tượng Mỹ lại chuyển sang dùng hệ tên phụ nữ.

Năm 1979, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Cơ quan khí tượng Mỹ (NWS) thống nhất sử dụng tên bão gồm cả tên nữ và nam giới.

Các cơn bão ở lòng chảo đông bắc Thái Bình Dương được đặt theo tên phụ nữ từ năm 1959-1960. Năm 1978, cả hai loại tên đều được sử dụng. Ở vùng bắc Ấn Độ Dương, các bão nhiệt đới không được đặt tên. Tại tây nam Ấn Độ Dương, bão lần đầu có tên vào mùa 1960-61. Vùng Australia và nam Thái Bình Dương, tên phụ nữ được lấy làm tên bão từ năm 1964, và 10 năm sau thì tên của nam cũng được dùng.

Từ ngày 1/1/2000, các cơn bão ở lòng chảo tây bắc Thái Bình Dương (khu vực mà Việt Nam nằm trong) được đặt theo một danh sách các tên mới lạ. Những tên mới bổ sung bao gồm các tên châu Á, được lấy từ các nước và vùng lãnh thổ là thành viên của WMO trong khu vực. Mỗi trong số 14 thành viên cung cấp 10 cái tên, tạo thành danh sách 140 tên bão.

Những tên này có hai điều khác biệt so với tên bão ở các nơi trên thế giới. Thứ nhất, hầu hết chúng không phải là tên riêng của người, mà thường là tên hoa, động vật, chim, cây cỏ hay thậm chí tên món ăn. Thứ hai, các tên này không được đặt tuần tự theo thứ tự chữ cái, mà theo thứ tự chữ cái của tên các nước.

Các cơn bão đang hình thành ở khu vực này sẽ được Trung tâm Bão nhiệt đới Tokyo thuộc Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đặt tên.

Trước bão Damrey (VN gọi là bão số 7), cơn bão Saola, lấy tên của một loài động vật quý hiếm của Việt Nam, đã tràn vào Nhật Bản. - (Hữu Danh)

Tên cơn bão do cơ quan khí tượng thủy văn các nước chọn sẵn từ đầu năm và thống nhất thứ tự đặt tên. Mỗi khi có cơn bão các nước lại theo thứ tự có sẵn đặt tên cho bão, lần lượt xoay vòng đến hết năm thì thôi, năm sau lại đăng ký lại. - (Than)

Ai là người đầu tiên phát hiện ra con bão thì đặt tên người đó bạn à!!! - (behai)

Theo tôi được biết thì trên thế giới có nhiều cách đặt tên cho bão, nhưng cách đặt tên cho bão phổ thông của thế giới vẫn là tên của thành phố (địa danh) đầu tiên cơn bão đi qua. - (mr.man_lovely)

Là tên địa phương(địa danh)nơi cơn bão bắt đầu hình thành - (bkt)

Tong 14 nước và vùng lãnh thổ đăng ký tên cơn bảo hình thành ở thái bình dương đi vào biển đông mỗi nước được 10 tên. Riêng Lào chỉ được 5 tên là Bô lô ven( Địa danh), Pabuk(một loài cá), Phanphon(con nai đốm), Champi ( Hoa đại), Nokten( Chim) - (Trương Văn Điền)

Vài năm gần đây, VN đã từng đặt tên cho bão Trà My, Saola, Lekima, Sơn Tinh... - (Nguyễn Nhân Sinh)

Tôi thấy cách đặt tên bão như Việt Nam là rất dở. Năm nào cũng có bão nhưng lại đặt theo số dẫn đến tên bão bị trùng lặp năm này qua năm khác khiến người dân khônh thể nhớ đó là cơn bão của năm nào nữa. Đặt theo tên riêng hoặc thêm đuôi năm ví dụ: bão số 13-2013, bão số 14-2013 (chính là bão Haiyan)... - (Hoàng Minh)

Tên của các cơn bão thường được đặt theo thứ tự của các quốc gia lựa chọn. Có 12 quốc gia, (trong đó có Việt Nam) tham gia vào cơ quan cảnh báo bão, có trụ sở đặt tại Thái Lan. Thứ tự sẽ đc đặt lần lượt do mỗi quốc gia lựa chọn. - (Thangtranhp)

Mỗi nước chọn 5 tên, lần lượt lấy tên, xoay vòng - (Hinhnvay)

mỗi nước trong khu vực được đặt tên bão một lần để làm tên quốc tế. việt nam có bão Sơn TInh - (thuc)

http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/bao-duoc-dat-ten-nhu-the-nao-2040923.html - (VietNH)

Tên bão là do đài khí tượng nào phát hiện ra đầu tiên, họ sẽ đặt tên cho nó - (hungmessi)

Tên các cơn bão thường do cơ quan đầu tiên phát hiện, dự báo ra cơn bão đặt - (HOÀNG TÚ)

Tên bão được đặt theo ngôn ngữ của thứ tự các quốc gia. Việt Nam ta cũng đã được đặt tên một lần theo mình biết. - (Makoto nguyen)

Dựa trên một hệ thống chọn tên quốc tế do Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) tại Genève (Thụy Sĩ) quản lý, tên gọi các cơn bão lớn đã được biết trước nhiều năm, ngay cả khi các chuyên gia khí tượng không thể dự báo chính xác thời gian và địa điểm bão sẽ xuất hiện. Đối với khu vực Bắc Đại Tây Dương, Caribbe và Vịnh Mexico, danh sách tên bão năm 2005 được xếp theo thứ tự abc từ Arlene đến Wilma với các tên gọi của nam và nữ xen kẽ nhau như Katrina, Lee, Maria, Nate, Ophelia, Philippe, Rita, Stan...

Mỗi năm WMO sử dụng danh sách gồm 21 tên gọi thông dụng (xếp theo thứ tự abc và bỏ 5 mẫu tự q, u, x, y và z) tương ứng với số trận bão trung bình xuất hiện trong mùa giông bão kéo dài từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 11. Rita là cơn bão thứ 17 ở Đại Tây Dương trong năm nay. Nếu số cơn bão vượt quá 21, WMO sẽ chuyển sang dùng các mẫu tự trong bảng chữ cái Hy Lạp. Nghĩa là Wilma được dùng để gọi tên cơn bão thứ 21 (nếu có năm nay) thì tiếp theo đó sẽ là bão Alpha và Beta... Danh sách các tên bão được tái sử dụng 6 năm một lần (chẳng hạn, năm 2011, WMO sẽ trở lại sử dụng danh sách tên bão năm 2005).

Các nhà khí tượng học Mỹ bắt đầu đặt tên cho các cơn bão nhiệt đới, và những cơn cuồng phong (phát triển từ bão nhiệt đới với gió mạnh từ cấp 8) năm 1953. Ý tưởng sử dụng những tên gọi quen thuộc, ngắn gọn nhằm tạo dễ dàng trong giao tiếp giữa hàng triệu người bị ảnh hưởng bởi thiên tai và tránh gây nhầm lẫn khi nhiều cơn bão hướng về cùng một khu vực. Ban đầu, tất cả tên gọi bão đều của phái nữ nhưng đến năm 1979 thì áp dụng qui tắc xen kẽ tên nam và nữ theo đề nghị của các nhà hoạt động vì quyền phụ nữ tại Mỹ. Các khu vực khác như Tây Bắc Thái Bình Dương, Vịnh Bengal và Biển Đông, người ta sử dụng tên của động vật hoặc thực vật dịch sang các ngôn ngữ địa phương.

WMO có thể loại một số tên bão ra khỏi danh sách để các cơn bão mới không gợi lại những ký ức buồn. “Chúng tôi gọi đó là cho về hưu”, Nanette Lomarda - Trưởng ban bão nhiệt đới ở WMO nói. “Khi bão gây ra tổn thất lớn về người và kinh tế, chúng tôi phải xóa tên gọi đó”. Chẳng hạn sẽ không còn cơn bão nào có tên gọi Andrew do tháng 8-2002, bão Andrew làm thiệt mạng 23 người và gây thiệt hại 21 tỉ đô-la ở miền Nam nước Mỹ. Sau yêu cầu của Honduras, tên bão Mitch đã không còn xuất hiện trong danh sách. Năm 1998, một cơn bão với tên gọi đó đã gây thương vong nhiều nhất trong lịch sử của quốc gia Trung Mỹ trên, làm 5.657 người chết và làm 8.058 người mất tích. Hai cơn bão Charley và Ivan đã lần lượt tàn phá Florida và Cuba tháng 8 và 9-2004 cũng đã bị xóa tên. Khi cho một tên bão “về hưu”, WMO sẽ thay thế bằng một tên khác thuộc cùng phái và bắt đầu bằng chữ cái của tên đã bị cho “nghỉ hưu”. Việc đặt tên các cơn bão có lịch sử cách đây từ nhiều thế kỷ. Thời đó, các cơn bão ở khu vực Tây Indies được đặt theo tên ngày của những vị thánh của đạo Thiên chúa mà bão xuất hiện. Bão “San Felipe” tràn vào Puerto Rico ngày 13-9-1876. Hơn 50 năm sau, khi một cơn bão khác đổ bộ vào đất nước này cũng vào ngày đó và được đặt tên thánh là “San Felipe thứ hai”. Cuối thế kỷ 19, Clement Wragga - một nhà khí tượng học Australia đã đặt tên bão theo tên những chính trị gia mà ông không có cảm tình. - (Chuối Pờ Rồ)

Mỗi quốc gia trong khu vực sẽ đưa ra những cái tên của riêng mình, hoặc biểu tượng của mình mà không liên quan đến chính trị, tôn giáo... Ủy ban thời tiết quốc tế căn cứ trên thứ tự mà đặt tên các con bão, tuy nhiên song song với các tên này thì bão cũng được đặt tên theo thứ tự trong 1 năm. - (Phạm Dương)

Nếu Quốc gia nào đầu tiên phát hiện cơn bảo thì có quyền đặt tên cho cơn bảo đó, nhưng cái tên của cơn bảo không làm ảnh hưởng đến hình ảnh, hay ý nghĩa lịch sử... của quốc gia khác. - (nguyễn thanh bình)

Ai phát hiện ra cơn bão thì lấy tên người đó, ở vn thì gọi gọi tên bão theo thứ tự xuất hiện! - (Nghia bep)

Mỗi vùng biển có những nước hay chịu ảnh hưởng của những cơn bảo ở vùng biển đó sẽ gởi cho uỷ ban phòng chống bão quốc tế mỗi nước 5 cái tên, khi có bão xuất hiện thì họ sẽ lấy ngẫu nhiêu những cái tên đó đặt cho cơn bảo. - (binhhuynh1125)

cơn bão đầu tiên trong mùa bão sẽ có tên bắt đầu bằng chữ cái A, cơn bão sau đó sẽ có tên bắt đầu bằng chữ cái B và cứ tiếp tục như thế. Các cơn bão hình thành tại các vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới sẽ mang những cái tên chịu ảnh hưởng của các nên văn hóa của các quốc gia tại khu vực bão hình thành. - (Pham Duc Minh)

chắc là theo khu vực địa lý hình thành cơn bão(tôi đoán thế) - (trong)

http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/bao-duoc-dat-ten-nhu-the-nao-2040923.html - (-Akai-)

Cá nhân hay tập thể nước nào phát hiện trước thì đặt tên cho nó thôi. - (hành khách bóng đêm)

ten con bao la ten cua nguoi dau tien phat hien ra no. - (dungtanbinh)

Người đầu tiên đặt tên cho các cơn bão là một nhà thiên văn học người Australia, ông đặt tên các cơn bão bằng tên của các chính trị gia mà ông ghét nhất. Sau này các cơn bão được các trung tâm dự báo khí tượng đặt tên theo bảng chữ cái Alphabe, rồi sau này là đến những cái tên như hiện nay, ... - (Thoa Trịnh)

Người phát hiện ra sự hình thành cơn bão đó ...được đặt tên Tổ chức hay cá nhân - (nguoitruongphu)

bão được đặt tên do cơ quan khí tượng thế giới. Các tên được quy định từ trước đến bão nào thì lấy tên đó ra. 6 năm lại quay về các tên cũ - (Lê Huy)

theo toi dc biet thi moi nam moi quoc gia se de cu ten cac con bao va gui vao danh sach chung len uy ban bao cua khu vuc.cach dat ten cho tung con bao la do uy ban bao khu vuc Tay Bac Thai Binh Duong dat ra dua vao danhh sach ten do cac nuoc de cu. - (Sonvctv)

Các cơn bão nhiệt đới được đặt tên từ đầu thế kỷ 20, tạo thuận lợi cho việc liên lạc giữa các nhà dự báo thời tiết và công chúng trong việc theo dõi và cảnh báo, tránh nhầm lẫn giữa các cơn bão.

Người ta cho rằng tên của các bão lần đầu tiên xuất hiện là do một nhà dự báo thời tiết của Australia. Ông đặt tên bão theo tên "của những chính trị gia mà ông ghét nhất.

Trong Thế chiến II, các cơn bão nhiệt đới ở Thái Bình Dương được đặt tên không chính thức theo tên của phụ nữ. Nguyên tắc bất thành văn này do đoàn dự báo thời tiết của Lục và Hải quân Mỹ đề ra, và thường lấy tên vợ hoặc bạn gái của các nhà dự báo. Từ năm 1950 đến 1952, các cơn bão ở bắc Đại tây dương được đặt tên theo thứ tự bảng chữ cái (Able-Baker-Charlie- ...), nhưng từ năm 1953, cơ quan khí tượng Mỹ lại chuyển sang dùng hệ tên phụ nữ.

Năm 1979, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Cơ quan khí tượng Mỹ (NWS) thống nhất sử dụng tên bão gồm cả tên nữ và nam giới.

Các cơn bão ở lòng chảo đông bắc Thái Bình Dương được đặt theo tên phụ nữ từ năm 1959-1960. Năm 1978, cả hai loại tên đều được sử dụng. Ở vùng bắc Ấn Độ Dương, các bão nhiệt đới không được đặt tên. Tại tây nam Ấn Độ Dương, bão lần đầu có tên vào mùa 1960-61. Vùng Australia và nam Thái Bình Dương, tên phụ nữ được lấy làm tên bão từ năm 1964, và 10 năm sau thì tên của nam cũng được dùng.

Từ ngày 1/1/2000, các cơn bão ở lòng chảo tây bắc Thái Bình Dương (khu vực mà Việt Nam nằm trong) được đặt theo một danh sách các tên mới lạ. Những tên mới bổ sung bao gồm các tên châu Á, được lấy từ các nước và vùng lãnh thổ là thành viên của WMO trong khu vực. Mỗi trong số 14 thành viên cung cấp 10 cái tên, tạo thành danh sách 140 tên bão.

Những tên này có hai điều khác biệt so với tên bão ở các nơi trên thế giới. Thứ nhất, hầu hết chúng không phải là tên riêng của người, mà thường là tên hoa, động vật, chim, cây cỏ hay thậm chí tên món ăn. Thứ hai, các tên này không được đặt tuần tự theo thứ tự chữ cái, mà theo thứ tự chữ cái của tên các nước.

Các cơn bão đang hình thành ở khu vực này sẽ được Trung tâm Bão nhiệt đới Tokyo thuộc Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đặt tên.

Trước bão Damrey (VN gọi là bão số 7), cơn bão Saola, lấy tên của một loài động vật quý hiếm của Việt Nam, đã tràn vào Nhật Bản. - (Viet Hung Pham)

thường các cơn bão được đặt tên dựa vào tên của chiếc tàu bị cơn bảo đó làm ảnh hưởng như đánh chìm, hay hư hại. - (Lê Bình)

Thường có 2 tên gọi cho 1 cơn bão:
1, Tên quốc tế, do đài khí tượng thủy văn của QG nào phát hiện ra đầu tiên, đặt theo hiện tượng, hoặc tên người phát hiện ( chủ động)
2, Tên VN, đặt theo số thứ tự cơn bão trong năm ( tính theo năm DL)
VD: Bão Haiyan ( ten QT), số 14 ( VN) - (Cuoi)

Ai phát hiện ra bão đầu tiên thì đặt tên người đó! - (dapsat)

nước nào, tổ chức nào phát hiện ra áp thấp trước tiên có quyền đặt tên cho áp thấp và tên cơn bảo đó. - (nguyenvanlap18)

Năm 2005 VNexpress đã giải thích điều này: http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/bao-duoc-dat-ten-nhu-the-nao-2040923.html - (Lê Minh Tân)

Theo mình thì do những nhà khí tượng-thủy văn học tự đặt thôi,và cái tên thì khi đặt, họ thấy hình ảnh nào đó có thể gán vào thì họ sẽ đặt. khi đã có tên rồi thì thông báo lên truyền thông, mọi người cũng theo đó mà gọi.Bản thân bạn cũng có thể đặt tên cho chung :) nhưng vấn đề là cộng đồng hiểu.Mình góp ý như thế thôi. - (bagia_td)

Đúng là mỗi cơn bão có tên gọi khác nhau. Theo mình biết thì căn cứ để xác định và đặt tên cho cơn bão đó sẽ do cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia thực hiện. Và cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia của nước nào xác định vùng áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão đầu tiên và có công bố trước tiên thì sẽ có quyền đặt tên cho cơn bão đó theo tên địa phương hoặc theo tên quốc tế. Xin mọi người cho biết thêm thông tin nhé. - (Nhat Nguyet)

Từ ngày 1/1/2000, các cơn bão ở lòng chảo tây bắc Thái Bình Dương (khu vực mà Việt Nam nằm trong) được đặt theo một danh sách các tên mới lạ. Những tên mới bổ sung bao gồm các tên châu Á, được lấy từ các nước và vùng lãnh thổ là thành viên của WMO trong khu vực. Mỗi trong số 14 thành viên cung cấp 10 cái tên, tạo thành danh sách 140 tên bão.

Những tên này có hai điều khác biệt so với tên bão ở các nơi trên thế giới. Thứ nhất, hầu hết chúng không phải là tên riêng của người, mà thường là tên hoa, động vật, chim, cây cỏ hay thậm chí tên món ăn. Thứ hai, các tên này không được đặt tuần tự theo thứ tự chữ cái, mà theo thứ tự chữ cái của tên các nước.
Các cơn bão đang hình thành ở khu vực này sẽ được Trung tâm Bão nhiệt đới Tokyo thuộc Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đặt tên.
Nguồn: vnexpress - (hat_hay95)

Bạn vào đây đọc nhé:
http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/bao-duoc-dat-ten-nhu-the-nao-2040923.html - (Anh Nguyễn Đức)

cứ như việt nam là hay nhất...... Cơn bão số 10,11...... - (tuyên)

các cơn bão đều có tên gọi riêng , người ta căn cứ vào vùng, tên của lãnh thổ nơi hình thành ra cơn bão, - (nu)

http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/bao-duoc-dat-ten-nhu-the-nao-2040923.html - (Hoàng Đăng)

cứ bão nào vào nước nào đầu tiên thì nước đó đặt tên.., - (duc_thanh7)

Các nước thành viên WMO sẽ đăng ký 1 list tên các cơn bão của nước mình, thí dụ Việt Nam sẽ đăng ký là: Saomai, Lekima, Bavi, Conson, Sonca v.v.... Khi bão hình thành ở vùng lãnh thổ của nước nào thì sẽ căn cứ vào list đã đăng ký đó để gọi tên. Thí dụ cơn bão (đầu tiên trong năm) mà hình thành ở vùng lãnh thổ Việt Nam theo list trên sẽ tên là Saomai, nếu trong năm đó có thêm cơn bão thứ hai hình thành ở vùng lãnh thổ Việt Nam thì sẽ có tên là Lekima v.v... - (Tiến Đồng Tháp)

theo tôi đc biết thì có một tổ chức quốc tế đặt tên cho bão (không nhớ tên nữa).
Thông thường có hai nguyên do để đặt tên mà tổ chức này quyết định tên của bão:
1/ thương thì khi bão xuất hiện, thường cá nhân gọi điện đăng ký đặt tên cơn bão đó theo yêu cầu (có thể để quảng bá)
2/ nếu không có 'đơn đăng ký' thì tổ chức tự đặt tên. - (Bobo)

Theo mình thì nó suất phát gần cái đảo nào thì bão đó mang tên cái đảo đó. - (Trần Văn Hà)

mỗi nước trong kv thái bình dương được đề xuất 4 tên, lập thành một kho tên, và sẽ được đặt theo thứ tự khi những áp thấp mạnh trên cấp 7. - (Mèo Bự)

'Tôi đồng ý với ý kiến của bạn Hải Yến. - (kakalot)

Mình nhớ có lần đọc ở đâu đó là theo tên của những dòng sông. VD: có lần bão tên là Song Da (Sông Đà). Còn cách thức như thế nào thì cg ko rõ. - (Mùa xuân nho nhỏ)

nuoc nao phat hien dau tien thi nuoc do dat ten, viec dat ten ko co qui dinh cu the. - (vong linh)

mình thấy 1 số bạn trả lời là tên cơn bão là tên ng đầu tiên tìm ra cơn bão.Hài thật : ) Thế cơn bão Saola là con Sao la tìm thấy à : )) - (tienongtrongcucai)

thường thì bão hình thành ở đâu thì nước đó sẽ đặt tên cho nó, còn ở việt nam tất cả các bão sẽ được định danh lại bằng số. - (kevodanh375)

Theo mình biết các cơn bão đều có tên của người phụ nữ - (mos208)

Không như ở Việt Nam nơi các cơn bão được đặt tên theo số thứ tự của nó trong năm, trên thế giới bão thường mang tên phụ nữ, và sau này cả tên nam giới.

Bạn có thể xem thêm thông tin tại http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/bao-duoc-dat-ten-nhu-the-nao-2040923.html :) - (Nguyễn Anh Vũ)

theo mình nghĩ khi cơn bão xuất phát gần nước nào nhất thì nước đó sẽ đặt tên cho cơn bão. còn đặt lý do đặt tên như thế nào thì chưa biết. nhưng theo mình thống kê lại thì đa số các cơn bão đều được đặt tên của phụ nữ. rất hiếm khi tên cơn bão đặt tên dựa trên nam giới. - (Khanh Đinh Quốc)

Địa danh (Cấp tương đương là xã, phường, thị trấn hoặc nhỏ hơn là thôn, làng, bản) nào xuất hiện cơ bão được lấy tên để đặt tên cho cơn bão - (xuanthuy)

Do la do mot hoi dong cua trung tam khi tuong ngoi lai de dat ra, ten cua nhung con bao duoc tinh theo thu tu tu A - Z , giong mau tu tren series to giay bac USD. A thi bao gio cung la 1, B2, C3.....Chung ta khong can theo doi, Nhung nghe ten bao Andrew thi biet la con bao dau tien, con bao Frank thi tu nhien ta biet do la con bao so 6 trong nam. - (Hai Au)

Tôi nghĩ việc đặt tên cho báo phụ thuộc vào nước nào phát hiện ra bão trước nhất và họ là người theo thông lệ đặt tên cho cơn bão đó. - (ATD)

Đối với các nước thuộc trung tâm khí tượng thuỷ văn Tây Thái Bình Dương (gồm 14 quốc gia, trong đó có VN) có trụ sở đặt tại NB, thì mỗi nước sẽ đóng góp 10 tên bão làm thành hệ thống 140 tên bão, và sẽ được sử dụng lần lượt bắt đầu từ năm 2000, khi hết lượt sẽ quay vòng. Đối với các cơn bão lớn có sức tàn phá, gây thiệt hại quá lớn thì tên cơn bão này sẽ bị loại khỏi hệ thống thay bởi tên khác nhằm lưu nó thành 1 phần lịch sử. - (Hiệu Bro)

tên do nơi cơn bảo bắt đầu xuất hiện gần nhất - (chan_chan_hup3722)

Dưới đây là các tên được dùng để đặt cho bão ở tây bắc Thái bình dương:

(Nguồn: Atlantic Oceanographic and Meteorological Laboratory)
Nước/
Lãnh thổ Tên bão
Campuchia Damrey Kong-rey Nakri Krovanh Sarika
Trung Quốc Longwang Yutu Fengshen Dujuan Haima
Bắc Triều Tiên Kirogi Toraji Kalmaegi Maemi Meari
HK, Trung Quốc Kai-Tak Man-yi Fung-wong Choi-wan Ma-on
Nhật Bản Tenbin Usagi Kanmuri Koppu Tokage
Lào Bolaven Pabuk Phanfone Ketsana Nock-ten
Macau Chanchu Wutip Vongfong Parma Muifa
Malaysia Jelawat Sepat Rusa Melor Merbok
Micronesia Ewinlar Fitow Sinlaku Nepartak Nanmadol
Philippines Bilis Danas Hagupit Lupit Talas
Hàn Quốc Gaemi Nari Changmi Sudal Noru
Thailand Prapiroon Wipha Mekkhala Nida Kulap
Mỹ Maria Francisco Higos Omais Roke
Việt Nam Saomai Lekima Bavi Conson Sonca
Campuchia Bopha Krosa Maysak Chanthu Nesat
Trung Quốc Wukong Haiyan Haishen Dianmu Haitang
Bắc Triều Tiên Sonamu Podul Pongsona Mindule Nalgae
HK, Trung Quốc Shanshan Lingling Yanyan Tingting Banyan
Nhật Bản Yagi Kaziki Kujira Kompasu Washi
L:ào Xangsane Faxai Chan-hom Namtheun Matsa
Macau Bebinca Vamei Linfa Malou Sanvu
Malaysia Rumbia Tapah Nangka Meranti Mawar
Micronesia Soulik Mitag Soudelor Rananin Guchol
Philippines Cimaron Hagibis Imbudo Malakas Talim
Hàn Quốc Chebi Noguri Koni Megi Nabi
Thailand Durian Rammasun Morakot Chaba Khanun
Mỹ Utor Chataan Etau Aere Vicete
Việt Nam Trami Halong Vamco Songda Saola - (Nguyễn Quang Huy)

tên bão ở thái bình dương đi vào khu vực đông á đc đặt tên như sau, việt nam nằm trong hiệp hội bão tây bắc á gồm 14 nước, từ năm 2000, hiệp hội đã yêu cầu mỗi nước đưa ra 10 tên bão, sau đó gộp lại 14 nước là có 140 tên, sau đó từ năm 2000 trở đi, tên bão sẽ đc dặt random, đến khi nào hết 140 tên đó thì sẽ đặt lại từ đầu, mình đọc được như vậy, chứ k phải tên bão được đặt lung tung theo tên các bà vợ này nọ đâu. - (Việt Anh)

Bão cứ xuất hiện trong khu vực Biển Đông thì VN đánh số thứ tự. - (Trong Nghia)

Mỗi nước có bão góp 10 Tên . Sau đó đặt lần lượt xoay vong - (daibbc)

Khi con bao xuat hien o dia phan nuoc nao truoc thi nuoc do phai dat ten cho con bao va thong bao cho cac nuoc lan can biet de phong va chong bao - (vu minh)

Bão xuất hiện ở đâu thì đặt tên ở đó - (giangsatthu)

tôi thích đặt tên theo tên phụ nữ hơn! - (LB)

Thường thì mỗi cơn bão được đặt tên của người phát hiện ra nó đầu tiên. - (danny_nguyen80)

Trung tâm khí tượng thủy văn của nước nào phát hiện ra cơn bão đầu tiên thì có quyền đặt tên cho cơn bão đó. - (hải)

Nếu như điều các bạn nói là đúng, vậy tại sao lại gọi là Bão "Sơn Tinh" ? - (thuan bg)

Moi nam cac nuoc nam trong khu vuc Thai Binh Duong gui den co quan khi tuong thuy van o khu vuc 10 cai ten (Viet Nam minh thuong la ten loai hoa, dong vat, nhan vat than thoai...) vi du: bão Con Voi, Bão Sơn Tinh năm 2012. Sau do co quan nay se dat ten lan luot quay vong moi nuoc mot ten. Cau hoi nay da duoc giai dap tren Vnexpress mot lan roi. - (Đỗ Thịnh)

Bạn vào trang : http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/bao-duoc-dat-ten-nhu-the-nao-2040923.html, có đầy đủ hết - (biunguyen)

Danh sách tên gọi các cơn bão do Tổ chức Khí tượng Thế giới đưa ra, tên các cơn bão cũng thường được đặt theo tên quen thuộc trong mỗi khu vực. Tên của một số bão sẽ được đưa ra khỏi danh sách và thay thế bằng những tên khác trong trường hợp nó gây ra nhiều thiệt hại và con số thương vong lớn. - (Gigi Leaung)

Bão là Họa từ Trời (ngoài tầm kiểm soát của Con Người), đó nổi kinh hoàng_điềm xui xẻo, khi bão tới tâm lý chung người dân thướng lo lắng và nguyện cầu Ơn Trên. Họ hướng về tâm linh cao nhất trong phút "ngàn cân treo sợi tóc" đó, cầu nguyện là một hình thức "tự soi rọi, Sám Hối" tội lỗi bản thân mình để "sống tốt hơn" nếu bình an sau Bão hoặc rủi xui xẻo thì cũng "nhắm mắt trong bình an" mà siêu thoát hoặc nếu có luân hồi đầu thai cũng thành con người tốt hơn ở kiếp sau.

Đặt tên Bão theo tên Các Vị Thần cai quản mỗi ngày trong tuần là phù hợp và Logic nhất. Nó cũng hàm chứa ý nghĩa về tâm linh là mong chờ "1 phép lạ" để vượt qua sóng gió. Con người nhỏ bé, yếu ớt lắm, KHOA HỌC vẫn "chưa thể khống chế" được HỌA TỪ TRỜI.

"Con người phải bớt kiêu ngạo, tỏ lòng biết ơn và hướng về CHÚA TRỜI nhiều hơn !" - (Đào Chương)

Mỗi nước được đề cử một số tên theo qui định (phải dễ đọc khi phiên âm), sau đó lựa chọn và xếp theo tứ tự ABC cho mỗi năm và sẽ được dùng để đặt tên theo thứ tự thời gian xuất hiện. Bởi thế mới có tên bão Sơn Tinh (sontinh) được đặt vào năm 2012 và bão Hải Yến (Haiyan), cơn bão số 14 vừa qua do Trung Quốc đề xuất. Những tên đã được dùng sẽ bị loại bỏ để không trùng lặp. Ở Việt Nam ta, để tiện theo dõi ta chỉ đánh số những cơn bão khi vào biển Đông vượt qua kinh tuyến 120 theo thứ tự tời gian xuất hiện. Còn trước đây người ta lấy tên các loài hoa và tên thông dụng của phụ nữ, cũng theo thứ tự ABC - (Nguyễn Vận)

theo tôi được biết thì ở châu âu vào khoảng những thập niên 40,50 tên bảo do người đầu tiên phát hiện ra đặt, vì phần lớn họ là các phi công lái máy bay chiến đấu trong thế chiến nên họ thường lấy tên vợ hoặc người yêu để đặt tên, còn ở châu á thường đặt theo số - (Lương Thiện Nghĩa)

QUỸ TÊN CÁC CƠN BÃO Ở THÁI BÌNH DƯƠNG do các quốc gia : Combodia, China, Bắc Hàn, Hồng Kông, Nhật Bản,Lào, Ma cao, Malaysia, Micronesia,Philippine, Hàn Quốc, Thailand, USA và Việt Namcung cấp Mỗi quốc gia cung cấp 10 tên , Các tên do Việt Nam cung cấp là: Sơn Tinh, Trà My (List 1) Lê Ki ma, Hạ Long (list 2),Ba Vì ,Vàm Cỏ (list 3), Côn Sơn, Sông Đà (list 4) và Sơn Ca, Sao La (list 5). Khi vùng áp thấp mạnh lên thành bão (nói đúng hơn khi xuất hiện một cơn bão trên Thái Bình Dương) thì người ta lấy tên trong quỹ nầy để dặt cho cơn bão, đầu tiên là tên do Combodia, cơn bão sau là tên của Trung Quốc, cứ như vậy hết list 1 đến list 2,3,4,5 , (140 tên) và sau đó quay lại từ đầu. Có những cơn bão gây thiệt hại nặng cho một quốc gia nào đó, người ta không muốn nhắc nữa đến hoặc tránh gây ấn tượng cho con người, quốc gia bị thiệt hại có thể yêu cầu xóa tên cơn bão đã gây thiệt hại đó và quốc gia có tên bị xóa có trách nhiệm cung cấp tên mới - Trong danh sách tên bão hiện nay sẽ không còn tên Chanchu, và có thể sắp tới tên Haiyan cũng sẽ bị loại ra khỏi danh sách tên các cơn bão! - (Doan Trà Quang)

Viet Nam la 1 trong 14 nuoc tay bac Thai Binh Duong. Cung la 1 trong 14 nuoc duoc dat ten bao. Ten bao do moi nuoc nop danh sach len. VIET NAM co ten bao: Trà mi. Sơn Tinh.Sao Mai... - (Quanpuma)

Mình nhớ đã từng đọc vấn đề này rồi. Người ta quan niệm thế này, những trận thiên tai, bão, lũ lụt là những điều luôn mang đến sự không tốt. Vì vậy ở mỗi nước người ta sẽ lựa chọn ra 1 vài tên gọi gửi cho tổ chức khí tượng thế giới. Ví dụ như ở VN mình đã từng gửi tên bão là Lê Ki MA, bão SƠN TINH... - (Mắt Hí)

Sao ai cũng giỏi vậy trời. tại hạ bái phục - (Hanh)

0