Những lực nào tác động tới đường đi của bão? - Câu hỏi hay
Qua những cơn bão đổ bộ vào nước ta, đặc biệt là bão Haiyan, tôi có thắc mắc là bão được hình thành như thế nào? Và những lực nào tác động nào làm ảnh hưởng tới đường đi của nó? Bão gần bờ và bão khẩn cấp khác nhau thế nào? ...
Qua những cơn bão đổ bộ vào nước ta, đặc biệt là bão Haiyan, tôi có thắc mắc là bão được hình thành như thế nào? Và những lực nào tác động nào làm ảnh hưởng tới đường đi của nó?
Các cơn bão hình thành trên biển, xuất phát từ các vùng khí chênh lệch nhiệt độ hoặc áp suất. Với nhiệt độ nước biển vượt quá một ngưỡng nào đó, hơi nước bốc lên đẩy mạnh vòng xoáy theo cả chiều dọc và chiều ngang. Dần dần theo thời gian, nó hình thành nên áp thấp nhiệt đới. Nếu áp thấp duy trì trên vùng nước ấm, nó sẽ mạnh lên thành bão và có thể tăng cấp thành bão mạnh. - (lesau)
1. Điều kiện để hình thành bão nhiệt đới
- Nhiệt độ nước biển nóng >260C
- Có xoáy thuận
- Trạng thái khí quyển không ổn định, dễ tạo dòng đối lưu.
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới đường đi của bão
- Có rãnh áp thấp: vị trí dịch chuyển rãnh áp thấp ở đâu thì bão đi theo đó
- Tương quan khí áp giữa lục địa và đại dương:
+ Thông thường bão sẽ đổ bộ vào đất liền vào mùa hè, do lúc này trên đất liền khí áp thấp hơn so với ngoài biển (điều này giải thích tại sao bão luôn theo hướng đại dương -> lục địa đổ bộ vào nước ta vào mùa hè)
+ Khi khí áp trên lục địa lớn hơn trên đại dương thì bão ít có khả năng đi vào đất liền mà đổi hướng ra biển, hoặc tan trước khi vào đến bờ hoặc đổi hương đi vào phía Nam. điều này có thể thấy rõ: vào mùa đông, miền Bắc nước ta đã chịu ảnh hưởng của gió mùa đông Bắc nên bề mặt đất lạnh, khí áp trên đất liền cao, Do đó, bão hầu như không đi ra và đổ bổ vào miền bắc. Trong khi đó, ở miền Nam đang nắng nóng, khí áp thấp nên nếu có bão về mùa này thì bão sẽ hướng vào nam Trung Bộ và Nam Bộ. Cơn bão Hiyan không đổ bộ vào đất liền mà chạy dọc theo biển nước ta đi lên phía Bắc là do trạng thái khí áp trên đất liền đã cao hơn ở ngoài biển, rãnh áp thấp nằm sát biển nên nó đi theo.
+ Bão ở Philippin rất mạnh vì nước bạn nằm trên đại dương mênh mông, chịu chi phối ủa các hình thế khí áp trên biển, không nằm trong mối tương quan khí áp giữa lục địa - đại dương. Khi đến nước ta bão luôn giảm cường độ vì khí áp nước ta nằm trên lục địa Âu – Á, luôn cao về mùa đông.
Tóm lại, đường đi của bão chịu tác động chủ yếu là tương quan khí áp xung quanh nó. Vài ý kiến chia sẻ. Mong mọi người bổ sung thêm. - (Phạm Quý Hưng)
Hướng đi chính của bão chủ yếu phụ thuộc vào lực Coriolis là lực sinh ra do lực quay của trái đất. Dưới tác dụng lực này bão ở bán cầu bắc thường đi về phía tây và ở bán cầu nam là chạy về phía đông. Chính vì thế bão trên biển đông thường đi về phía VN.
Tốc độ và hướng di chuyển của bão phục thuộc vào sự tương tác rất phức tạp giữa hoàn lưu gió xoáy nội tại của cơn bão và hoàn lưu khí quyển xung quanh. Khối không khí thuộc cơn bão luôn chuyển động và biến đổi. Các hệ thống áp cao và áp thấp xung quanh cơn bão có thể làm thay đổi một cách đáng kể tốc độ và hướng di chuyển của bão - (long)
Tôi không rành lắm, nhưng tôi nghĩ là khi bão mới hình thành tại sao ta ko không chế nó bằng 1 vụ nổ lớn nhỉ, sẽ làm cho nát cơn bão. - (Hải)
Theo tôi được biết thì những ảnh hưởng và tác động đến đường đi của bão là:
1. Áp suất, nhiệt độ, độ ẩm của không khí
2. Hơi nước bốc lên từ nước biển (trong vùng nước biển có nhiều dòng nước chảy gặp nhau, các dòng nước này có nhiệt độ nóng, lạnh khác nhau khi hòa vào nhau sẽ bốc hơi và tạo nên vùng không khí hay còn gọi là áp thấp)
Để tính toán chính xác đường đi của bão thì các thông số trên phải được đo tương đối chính xác, ở các nước có công nghệ hiện đại thì họ có thiết bị lắp đặt ở nhiều vị trí để đo số liệu và áp dụng cho việc tính toán đường đi của bão.
3. Lực ma sát của địa hình, đặc biệt là những nơi có dãy sường núi cao chẵng hạn như dãy Trường Sơn của nước ta. - (trantrung)
Bão hình thành được phải hội đủ các điều kiện cần thiết như nhiệt độ của nước biển phải cao (tính từ mặt nước đến độ sâu hơn 50 mét ít nhất là trên 26.5°C): Những nơi có bão biển thường ở trong vùng biển nhiệt đới ở cả hai bán cầu: Bán cầu Bắc và Bán cầu Nam, khí áp của khí quyển phải cực thấp để thu hút năng lượng từ các khu vực áp cao chung quanh và bão phải được duy trì nghĩa là không bị vật cản khi có lực ma sát (như khi đổ bộ vào đất liền). Do đó, bề mặt đại dương hoặc biển nhiệt đới, trong khoảng 10⁰ - 30⁰ vĩ tuyến Bắc và Nam, ở phía Tây các đại dương, nơi có lực Coriolis mạnh và có hiện tượng các dương lưu nóng duy trì nhiệt độ cao cho bão hình thành. Khu vực tam giác Bermuda (Tam Giác Quỷ) ở miền Tây Đại Tây Dương là một thí dụ điển hình, nơi có nhiều siêu bão cấp hành tinh.
Năng lượng của bão được tăng cường vì nhiều nguyên nhân: Do các luồng không khí ẩm từ các khu áp cao xung quanh hút vào, hoặc do kết hợp với sóng Đông, nơi có các khu áp thấp nhiệt đới xâm nhập vào áp cao chí tuyến, hoặc mạnh lên khi đi vào vùng có dòng biển nóng... Thường thì năng lượng của bão biển giảm khi đi vào đất liền vì tốc độ của gió giảm đi do ma sát với đất liền.
Tâm bão nhiệt đới thường di chuyển theo quĩ đạo parabol, ở bắc bán cầu, vào giai đoạn mới hình thành, hầu hết các cơn bão đều di chuyển theo hướng tây, sau đó tiếp tục di chuyển theo hướng tây bắc và giai đoạn sau cùng, nếu không bị suy yếu, sẽ di chuyển theo hướng đông bắc. Ở nam bán cầu, ban đầu bão di chuyển về hướng tây, sau chuyển về tây nam, rồi đến hướng đông nam. Nhưng cũng có những cơn bão di chuyển theo quĩ đạo rất phức tạp, nói chung quĩ đạo của bão phụ thuộc vào sự phân bố khí áp bề mặt trong khu vực lân cận.
Một cơn bão nhiệt đới trưởng thành bao gồm một hoàn lưu ngang gần đối xứng và một hoàn lưu đứng. Các hoàn lưu này đôi khi được gọi là hoàn lưu sơ cấp và hoàn lưu thứ cấp. Sự kết hợp của 2 hoàn lưu tạo thành một dạng chuyển động xoáy ốc. Không khí hội tụ theo hình xoắn ốc vào khu vực trung tâm của bão ở mực thấp, hầu hết dòng thổi vào bị giới hạn trong lớp biên mỏng có độ dày cỡ 500 m đến 1000 m.
Mắt bão là khu vực trong tâm của bão, nơi không có mây hoặc ít mây, lặng gió, có dòng giáng yếu. Thông thường chỉ có những cơn bão mạnh trường thành mới hình thành mắt bão rõ nét.
Hoàn lưu sơ cấp của xoáy thuận nhiệt đới mạnh nhất ở các mực thấp tại vùng mây thành mắt bão và giảm dần theo cả độ cao và bán kính. Trường nhiệt độ thể hiện một cấu trúc lõi nóng với nhiệt độ lớn nhất ở trong mắt bão do sự giải phóng ẩn nhiệt khi không khí nâng lên trong thành mây mắt bão.
Dòng thổi ra của xoáy thuận nhiệt đới nằm ở nửa trên tầng bình lưu với hoàn lưu xoáy nghịch ở ngoài bán kính vài trăm km.
- (Bao Bien Nhiet Doi !)
Do sự chênh lệch nhiệt độ xích đạo và 2 cực..sự chuyển động đối lưu giữa các dòng khí trong trái đất..nóng nở ra bay lên ,không khí lạnh tràn vào tạo nên sự chuyển động các khối khí..tác động 1 phần vào đường đi của bão,ngoài ra còn phụ thuộc vào tốc độ,hoàn lưu và địa hình nơi bão đi qua.. - (tien duong)
Bão hình thành do 2 yếu tố chủ yếu:
- Sự chênh lệch áp suất không khí
- Lực quán tính Coriolis do sự tự quay của trái đất
Cụ thể:
- Ở 2 bên xích đạo nhiệt độ cao nên không khí giãn nở bốc lên cao tạo thành một rãnh áp thấp dọc xích đạo nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam (từ 23 độ vĩ Bắc đến 23 độ vĩ Nam)
- Không khí lạnh hơn (áp cao) ở phía Bắc (bán cầu Bắc) và phía Nam (bán cầu Nam) tràn vào rãnh áp thấp theo hướng vuông góc với xích đạo để cân bằng áp suất (Bắc từ trên xuống, Nam từ dưới lên).
- Do sự tự quay của trái đất (từ Tây sang Đông) nên tạo ra lực quán tính Coriolis làm cho dòng chảy không khí ở trên không còn vuông góc với xích đạo mà nghiêng sang hướng Tây tạo thành các vùng xoáy thuận phía Bắc ngược chiều kim đồng hồ, phía Nam cùng chiều kim đồng hồ.
- Hai nguyên nhân trên giải thích tại sao bão ở phía Bắc bán cầu luôn quay ngược chiều kim đồng hồ còn phía Nam bán cầu luôn quay cùng chiều kim đồng hồ và bão luôn di chuyển từ Đông sang Tây, thường là hướng Tây Bắc ở bán cầu Bắc và Tây Nam ở bán cầu Nam.
- Ngoài ra để hình thành và phát triển thành một cơn bão còn cần một số điều kiện khác để luôn được tích lũy và bổ sung năng lượng liên tục nhờ chênh lệch áp suất và đối lưu không khí . Điều này chỉ có trên biển do địa hình phẳng không có vật cản, không bị ma sát bởi địa hình, nước biển ấm, không khí nhiều hơi nước. Còn trên cạn chỉ có thể hình thành các cơn lốc có phạm vi hẹp trong thời gian rất ngắn.
- Tổng hợp nguyên nhân trên giải thích bão chỉ hình thành trên biển từ khoảng 5 – 20 độ vĩ 2 bên xích đạo và không bao giờ có cơn bão nào có thể di chuyển từ Bắc bán cầu vượt qua xích đạo xuông Nam bán cầu và ngược lại. - (Đồng Thanh Lâm)
Khi đã hình thành, một cơn bão sẽ được tiếp năng lượng khi nó di chuyển qua đại dương, hút không khí nóng, ẩm nhiệt đới từ bề mặt và nhả ra không khí lạnh ở trên cao như đang “thở”. Nhưng ngay khi đổ bộ vào đất liền, hay gặp một dòng nước lạnh hơn hoặc gặp đất liền, bão sẽ giảm cường độ vì thiếu khí nóng bốc hơi từ đó giảm ngưng tụ và giảm nhiệt làm mất động lượng. Đồng thời sự ma sát với địa hình gồ ghề của mặt đất làm giảm tốc độ gió và giảm độ chênh lệch áp suất khiến cơn bão làm nó suy yếu rồi dần tan. - (ngochieu)
-Lực quán tính Coriolis : Làm cho bão ở bán cầu Bắc dịch chuyển theo hướng Tây-Bắc, bão ở khu vực bán cầu nam dịch chuyển theo hướng Tây Nam.
-Mình nghĩ còn nhiều lực khác phụ thuộc vào sự chênh lệch áp lực không khí 2 vùng : bão dịch chuyển từ vùng áp cao đến áp thấp. Các vùng áp thấp hay hút bão. Chỉ biết sơ vậy thôi - (abcxyz)
Qua quan sát những lốc xoáy nhỏ tôi nhận thấy vị trí hình thành, hướng chuyển động ban đầu ( do chênh áp) và địa hình địa vật là các yếu tố chính ảnh hưởng đến đường đi của nó; còn với bão thì không có điều kiện quan sát. - (My Tran)
nhiệt độ, độ ẩm - (khoa)
Khi gần tới đất liền Việt Nam, không khí lạnh hơn ở miền Trung và Bắc cũng là tác nhân làm giảm cường độ và khiến bão đổi hướng. - (Hoàng Sơn)
Tôi không có đọc, nghiên cứu về vấn đề này nhưng tôi cũng có thể hiểu sơ sơ như thế này. Trên bề mặt trái đất, áp suất không khí mỗi nơi mỗi khác. Và theo bạn đã biết thì không khí ở chổ không khí cao sẽ di chuyển sang chổ không khí thấp. Sự di chuyển này tạo ra gió, và di chuyển càng nhanh thì tạo ra bão. Nhiệt độ, áp suất, độ ẩm la những yếu tố tạo ra bão. Đây chỉ là suy nghĩ của tôi, nếu không đúng xin góp ý. - (Hiep đinh)
hướng gió, dòng chảy và quan trọng là những cơn sóng ngầm do động đất và núi lửa yếu tố quyết định hình thành cơn bão - (phanthanhbinh306)
Bão hình thành thì các bạn đã rõ rồi, còn hướng đi của nó lại phụ thuộc vào chiều xuay của quả đất và khí áp của xung quanh mắt bão. Đường đi của cơn bão Hải Yến được các đài Trung Quốc báo chính xác nhất khi nó mới hình thành, tuy nhiên có lệch đông một chút so với dự báo từ lúc mới hình thành, còn các đài của Mỹ, Đài Loan, Nhật... đều báo nhầm là vào Trung Bộ. Vì sao Trung Quốc báo đúng nhất: Vì họ có máy đo khí áp khắp khu vực Biển Đông, các tàu của họ đi trên biển luôn báo về trung tâm khí áp tại vị trí tàu của họ đang hoạt động. Từ đó họ vẽ đường đi của bão chính xác hơn các đài khác. Còn ở các vùng biển khác ít tàu Trung Quốc nên dự báo của họ sẽ không chính xác hơn các đài nước khác. Vậy muốn biết bão đi theo hướng nào chúng ta chỉ cần trang bị cho các tàu cá và tàu buôn của nước mình hàng ngày báo về trung tâm khí áp tại khu vực mình hoạt động thì đoán ngay được bão sẽ đi theo hướng nào- bão sẽ đi vào vùng có khí áp thấp nhất xung quanh nó. - (lyhoa)
Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy.
Nhà khí tượng Erik palmen đã tìm ra rằng bão chỉ có thể hình thành trên biển trong dải vĩ độ 5 - 20 độ vĩ hai bên xích đạo có nhiệt độ cao (từ 26 – 27 độ C trở lên) đảm bảo cung cấp đủ lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi mạnh từ mặt biển để cung cấp năng lượng ngưng kết cho bão hình thành và lực coriolis dủ lớn để tạo xoáy, tạo điều kiện thuận lợi cho bão hình thành.
Về các yếu tố tác động đến đường đi của bão thì có rất nhiều. Từ địa hình, độ ẩm cho đến hoàn lưu gió xoáy của bão , hoàn lưu khí quyển xung quanh mà đáng kể nhất là áp cao và áp thấp , khối khí lạnh và môi trường xung quanh bão tác động lên cơn bão. Thân - (Viet cuong)
Tại sao các nhà khoa học không nghiên cứu phá khi nó mới hình thành ?
- (T4)
nếu mà cái này ai cũng biết để trả lời bạn như các anh đã ghi ở trên thì nhật và mỹ cần gì siêu máy tính để dự báo nhỉ????
có nghĩa là thời tiết là một bài toán có nhiều biến số, siêu máy tính mới giải đc gần đúng! vậy nên biết cái này thì cũng chẳng giải quyết đc việc gì! - (Hung)
Bão chỉ hình thành ở khu vực đại dương nhiệt đới ấm áp, nơi nhiệt độ nước ít nhất là 26 độ C. Chính không khí ấm áp, ẩm và gió hội tụ gần xích đạo là “nhiên liệu” để bão hoạt động. Một cơn bão hình thành bao giờ cũng xuất hiện những cơn mưa dông và những trận gió lốc rất mạnh do sự chênh lệch áp suất không khí giữa áp cao lạnh giữa những đám mây mưa và bầu không khí nóng xung quanh. Và khi hai cơn mưa dông gặp nhau những luồng gió khí luân chuyển lên xuống không ngừng làm khí lạnh bị đẩy xuống thấp và khí nóng bị đẩy lên cao. Nước càng nóng, quy trình này càng nhanh và gió tăng tốc. Khi đó, ở tầng trên của lớp đối lưu, luồng khí ẩm ướt này toả ra và bắt đầu xoay theo quán tính hình thành từ chiều quay của trái đất, ở Bắc bán cầu là chiều ngược lại của kim đồng hồ, còn ở Nam bán cầu là cùng chiều với kim đồng hồ. Khi lực xoay đủ lớn thì một cơn bão sẽ hình thành. - (ngochieu)
Theo tôi bão được hình thành bởi sự chênh lệch về áp suất và nhiệt độ. Áp suất chênh lệch càng cao thì gió càng nhanh và có sự chênh lệch áp suất giữa các tần khí quyển sẽ tạo nên dòng xoáy( bão càng mạnh dần hoặc suy yếu là do sự cộng hưởng chênh lệch nhiệt độ độ ẩm từng khu vực) . Hướng đi của bão phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Miền bắc đang có nhiệt độ thấp nên áp suất thấp nên bão sẽ chuyển hướng ra - (Tung Nguyen)
Áp suất khí quyển các vùng khác nhau do nhiệt độ môi trường đã làm không khí di chuyển đến vùng thấp, do trái đất quay nên lưc quán tính tác động lên khối khí đó làm nó xoáy theo chiều ngược lại chiều kim đồng hồ ở bán cầu bắc và xuôi kim đồng hồ ở bán cầu nam. Chính vì vậy bão bắt đầu hình thành từ áp thấp. Còn đường đi cũng ảnh hưởng theo áp suất khí quyển luôn, bão sẽ chạy về vùng áp thấp và đi theo quán tính nữa nên người ta mới dự báo được đường đi - (cuongnh)
do chuyên lệch áp suất,đối lưu gió và không khí lạnh chính là nguyên nhân đổi hướng của bão - (binhnamdinh1988)
hay - (Tam Nguyen Quan)
Hiệu ứng cánh buớm..1 cánh bướm đập ở Brazil cũng có thể tạo nên 1 cơn bão ở...California - (VIETHUNG114)
tại sao đài khí tượng thuỷ văn luôn báo sai hướng đi của bão vậy nhỉ . lần sau chắc chắn dân sẽ không tin tưởng mà sơ tán nữa rồi - (người miền trung)
Do lực hút từ mặt trời. - (Minhnt)
- Mình có đọc qua các bài viết trên thấy hay nên cũng có vài dòng góp ý, mong là không bị ném gạch.
- Ý kiến của các đọc giả trình bày theo mình thấy có ý đúng nhưng cũng có ý diễn đạt chưa đúng hoặc thiếu.
- Sau đây mình có vài dòng nói về sự hình thành của bão như sau:
+ Thứ nhất: Khi mới hình thành thì nó chưa phải là bão, lúc đó nó mới chỉ được coi là 1 vùng áp thấp thôi.
+ Thứ 2: Đk hình thành: Để một áp thấp hình thành phải có đủ các điều kiện thuận lợi của bề mặt khí quyển như khí áp, nhiệt độ, gió... Bởi vậy, những vùng có khí hậu nóng của vùng nhiệt đới, trên đại dương hoặc trên biển nhiệt đới thường hay xuất hiện áp thấp nhiệt đới. Khi một vùng không khí nóng hơn các vùng xung quanh, khí áp sẽ giảm đi, điều này sẽ hút gió từ các phía có khí áp cao hơn về và có xu hướng bốc lên cao. Gió là không khí thương di chuyển từ nơi có khí áp cao đến nơi khí áp thấp, nhưng do ảnh hưởng của lực Coriolis ( lực hướng tâm) nên hướng gió hút vào tâm áp thấp sẽ bị lệch hướng tạo thành hình thế gió xoáy. Ở bán cầu Bắc, hướng gió sẽ lệch về bên phải hướng chuyển động nên hình thành xoáy nghịch nhiệt đới. Ở bán cầu Nam, lực Coriolis làm hướng gió lệch về bên phải so với hướng chuyển động, nên hình thành xoáy thuận nhiệt đới.
+ Trong quá trình di chuyển của vùng áp thấp nó có thể mạnh lên thành bão hoặc suy yếu đi nhanh hay chận tùy thuộc vào địa hình nơi nó đi qua, sự kết hợp với các vùng áp thấp khác, chế độ gió mùa….
- Trước đây khi mình được học thì thì gió được chia thành 12 cấp, theo vậy bão cũng được chia thành 12 cấp theo cấp gió, mạnh hơn 1 chút thì gọi là giật trên cấp 12. Nhưng những năm gần đây có lẽ do sức mạnh của bão đã vượt qua ngưỡng quy định nên có thêm bão cấp mạnh hơn cấp 12 như bão Hải Yến cấp 17 vừa rồi và gây thiệt hại nặng nề cho nhưng nơi nó đi qua.
- Nói chung là phải phòng bão chứ ko nên thụ động chống bão.
The end!! - (Tam Nguyen Quan)
@hai nang luong tao nen mot con bao gap hang nghin qua bom nguyen tu, pham vi anh huong hang tram kilomet. Ban nghi mot vu no nho be ma doi danh tan bao ah. So luc do con tang them dieu kien de som hinh thanh bao thi co. - (nguyen thang)
Sự hình thành của Áp thấp nhiệt đới
1. Nhiệt độ nước biển ít nhất 26.5 độ C tại độ sâu 150 feet và độ ẩm trong khí quyển cao. Sức nóng của nước biển sẽ là nguồn năng lượng chính cho ATND
2. Sự xuất hiện của dải hội tụ (ITCz). Các ITCz đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành của ATND vì nó tạo nên sự hội tụ gió Đông bắc và Đông nam. Sự hội tụ này sẽ tạo ra một vòng quay của gió ở mực thấp và nếu được bổ sung thêm các điều kiện khác thì vòng quay của gió ở mực thấp sẽ phát triển thành ATND
3. Sự tồn tại của các nhiễu động nhiệt đới bên trong dai hội tụ nhiệt đới. Khi ICTZ hoạt động nhiều nhiễu động nhiệt đới xảy ra và chúng sẽ thúc đẩy sự phát triển của ATND
4. Độ đứt gió thẳng đứng yếu hoặc gió nhẹ trong khí quyển. Nếu tốc độ gió trong thượng tầng khí quyển là thấp ( - (huyennd12)
Bão nhiệt đới hình thành khi có các điều kiện: Nhiệt độ, độ ẩm và động lực xoay.
- Nhiệt độ: Mặt trời đốt nóng không khí trên bề mặt đại dương tạo ra 1 khoảng không gian có áp suất không khí nhỏ hơn xung quanh có thể thấp hơn 15% so với xung quanh.
- Độ ẩm: Các cơn bão sét ( các đám mây sét) được hình thành do sự hơi hơi của đại dương sẽ tập trung lại tại trung tâm do sự chênh lệch áp suất ở trung tâm so với xung quanh. Các luồng gió được hình thành. Mặt trời tiếp tục đốt nóng bề mặt đại dương tạo ra sự bốc hơi nước và tạo ra sự đối lưu không khí từ dưới lên trên kéo và tiếp tục tạo ra sự chênh lệch áp suất không khí tại tâm so với xung quanh.
- Động lực xoay: Dưới sự tác động của sự quay của trái đất, các luồng gió sẽ chịu sự tác động của lự Coriolis sẽ thổi vào tâm theo đường cong và tạo ra xoáy tại tâm. Cái lực Coriolis này hiểu nôm na là quán tính của các luồng gió dưới sự tác động của sự quay của trái đất. khi chúng thổi vào tâm (các bạn co thể tìm hiểu thêm trên wikipedia). Lực Coriolis sẽ tác động đến các luồng gió và tạo xoáy. Ở bắc bán cầu các luồng gió sẽ xoáy theo ngược chiều kim đồng hồ gọi là xoáy thuận và ở nam bán cầu thì ngược lại. Các cơn bão nhiệt đới được hình thành.
Dưới sự tác động của sự quay của trái đất, chúng sẽ di chuyển từ đông sang tây. Trên đường đi, chúng tiếp tục lấy năng lượng từ sự bốc hơi nước trên bề mặt đại dương cho đến khi bão hòa, chúng không lấy thêm năng lượng nửa và bắt đầu giảm cấp. Đến khi chúng đổ bộ vào đất liền sẽ không có hơi nước để tiếp thêm năng lượng cộng thêm sự cọ xát với đất liền, chúng sẽ giảm cấp nhanh chóng cho đến khi tan hẳn.
Đó là sự hình thành và phát triển của bão nhiệt đới. Tuy nhiên, bão nhiệt đới chỉ hình thành trên đại dương và chỉ ở trong khoảng vĩ tuyến 5 đến 25 do ở xích đạo và vùng cực, sự tác động của lực Coriolis là rất nhỏ không thể tạo xoáy. - (Phương)
Tôi cũng thường hay theo dõi các cơn bão và nhận thấy các đài khí tượng hay dự báo hướng đi của bão theo qui luật: đi theo rãnh thấp (vùng có khí áp thấp) và hướng về phía có áp suất khí quyển thấp (nhiệt độ mặt biến cao và có nhiều hơi nước). Bão cũng bị tác động bởi không khí lạnh: bão thường tránh vùng không khí lạnh và bị không khí lạnh làm suy yếu nếu lại gần. Đa phần các dự báo xa đều phải điều chỉnh liên tục theo hướng đi của bão và việc dự báo không chính xác cũng là tất nhiên, ví dụ như cơn bão Haiyan vừa rồi tất cả các đài đều dự báo đổ bộ vào Đà nẵng nhưng không đúng. - (Châu)
Có 1 cách các nhà khoa học đã suy nghĩ ra là dùng những con tàu lớn bơm nước lạnh từ sâu dưới đại dương lên phun vào cơn bão để làm giảm cấp và thiệt hại nhưng sao không thấy nước nào tiến hành nhỉ - (snoopy_handsom)
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Không ai mà biết hết - (duong812000)
tại sao? tại sao con người không có vũ khí nào để chống chọi với sự hình thành gió bão hay lốc xoáy ấy nhỉ?@@ - (l.m.d84st)
xem sách Giáo khoa lớp 10 sẽ rỏ! hi hi hi - (Bố Chương)
truoc tien la su hinh thanh cua gio la do su chuyen dong cua khong khi, sau khi co gio thi gay ra bao la di trai dat co hai doi khi ap, ap cao va ap thap, ap thap di chuyen den vung ap cao, trong qua trinh di chuyen gap cac yeu to nhu, do am nhiet do, lam nhieu loan mot vung ap thap tao thanh bao. - (ton vinh)
Theo bạn phạm Quí Hưng thì điều kiện để hình thành cơn bão nhiệt đới là nhiệt độ nước biển phải nóng > 260c? Có lộn không? C hay F? - (Nghĩa)
Có thể nói ngắn gọn như sau: Bão là một xoáy thuận (ngược chiều kim đồng hồ) có trị số khí áp thấp, gây gió mạnh, mưa lớn và dông, Nguyên nhân hình thành thì có nhiều nguyên nhân (mỗi tài liệu khác nhau thì viết khác nhau) nhưng đều có các nguyên nhân chính sau:
1, Nơi có nhiệt độ mặt nước biển nóng (>=27 độ C)
2, Có các nhiễu động ban đầu (hình thành trên các dải hội tụ nhiệt đới (dải kèm theo các xoáy thuận), rãnh thấp xích đạo, sóng đông (chuyển động dạng sóng từ đông sang tây) ..)
3, Có hội tụ mực thấp và phân kỳ trên mực cao
4, cách xích đạo khoảng 5 độ để lực coriolis đủ lớn. Lực coriolis là lực lệch về bên phải so với chuyển động. Một số cơn bão và áp thấp nhiệt đới gần đây thì hình thành ngay sát xích đạo như ATND đang hoạt động ở phía đông nam Philipine ngày 09/11/2013, vị trí tâm ATND ở N0130 - E14100.
- Nếu bão hoạt động mà có không khí lạnh thì cường độ bão sẽ mạnh lên. Nguyên nhân là không khí lạnh tràn về làm cho không khí trước KKL bất ổn định, đối lưu phát triển mạnh hơn nên cung cấp năng lượng cho bão mạnh hơn. Ngược lại, bão di chuyển vào nơi đã ảnh hưởng bởi KKL , do nền nhiệt thấp, không khí ổn định, nên nguồn năng lượng cung cấp cho bão giảm,,, nên bão suy yếu.
- khi bão di chuyển thì thường chịu tác động của dòng dẫn đường trên cao của Áp cao cận nhiệt đới thái bình dương. Đây là một xoáy ngược (thuận chiều kim đồng hồ), Vị trí trục của áp cao cận nhiệt đới TBD cũng như sự hoạt động dịch sang tây hay rút ra phía đông có ảnh hưởng rất lớn đến quỹ đạo bão.
Và còn nhiều nguyên nhân nữa cũng như hạn chế của khoa học hiện nay chưa biết tới.
Hy vọng đây là các thông tin cơ bản, còn muốn biết thêm thì bạn nghiên cứu tiếp nhé.
- (NGUYEN VAN HONG)
bão thực ra là một cách làm mát đại dương hiệu quả nhất (cũng chỉ là một hệ thống tuần hoàn nhiệt của Trái Đất thôi) nhưng khổ cái là con người làm cho hệ thống ấy mất cân bằng ngày càng lớn, và Trái Đất tự phải cân bằng bằng cách cực đoan hơn. Bão lúc giao mùa chịu ảnh hưởng của các vùng áp cao và áp thấp xen kẽ nên đường đi cực kì phức tạp, còn bình thường sẽ chịu ảnh hưởng gió mùa, men theo các áp cao và bị hút vào các rãnh thấp và áp thấp. - (khôi nguyễn)
Do bão chỉ hình thành trên biển và di chuyển từ Đông sang Tây nên chỉ những nước có biển ở phía Đông mới bị ảnh hưởng của bão. Việt Nam vị trí địa lý ở vùng nhiệt đới cận xích đạo và phía Tây Thái Bình Dương nên là một trung tâm bão của thế giới. Rất may cho Việt Nam là phía ngoài Biển Đông có Philippin chắn cản bớt các cơn bão từ Thái Bình Dương vào Biển Đông, còn bão hình thành ở Biển Đông do Biển Đông nhỏ nên khi vào Việt Nam thường không quá mạnh. Philippin đã gánh đỡ bão cho Việt Nam, xin chia sẻ khó khăn của các bạn. - (Đồng Thanh Lâm)
theo mình gió mùa tây nam thổi từ xích đạo cũng có sự tương tác với bão, vừa làm bão tăng cấp và cũng điều chỉnh hướng di chuyển của bão - (Hugo Chavez)
Theo tôi được biết, lực Cô-ri-ô-lit là điều kiện để làm lệch hướng gió để hình thành xoáy thuận (là xoáy thổi vào trung tâm khí áp thấp). Vì vậy, tất cả các cơn bão, áp thấp hay xoáy thuận, xoáy nghịch chỉ xuất hiện từ khoảng 5độ vĩ Bắc và Nam trở lên. Không bao giờ hình thành ở Xích đạo (0độ vĩ) vì lực Cô-ri-ô-lit bằng 0). Trong khi di chuyển, bão vẫn chịu ảnh hưởng của lực Cô-ri-ô-lit, nhưng không phải là chủ đạo. Điều này cũng dễ thấy biểu hiện ở Vịnh Belgan, bão vào Bangladesh, Mianmar theo hướng Nam hoặc hướng Tây - Đông. Ở Đông Nam Châu Phi theo hướng Đông hoặc Đông Bắc vào Mozambique, Madagascar...Vì vậy, chỉ có tương quan khí áp xung quanh bão mới là nguyên nhân sâu xa và trực tiếp tác động đến đướng đi của bão. Nói thêm, trên hành tinh chúng ta, có 5 "ổ bão nhiệt đới": Biển Đông, Tây Thái Bình Dương, biển A-rap và vịnh Belgan, Đông Nam Châu Phi và Ca-ri-bê. Hướng đi của bão ở các khu vực này rất khác nhau. Việc dự báo đường đi của các cơn bão là các nhà khí tượng dựa theo số liệu quan trắc về khí tượng đặt trên các khu vực này hoặc dùng bóng thám không khí tượng. Các dự báo này có thể chính xác khi phân tích số liệu quan trắc. Nhưng sau đó, các số liệu này thay đổi liên tục nên có những khi không chính xác là vì thế. Khi Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn dự báo, họ đã đặt các giả thiết, phân tích và tổng hợp lại những khả năng có thể xảy ra nhất để cảnh báo. Vài ý kiến mong mọi người bổ sung thêm. - (Phạm Quý Hưng)
Bạn Phạm Quý Hưng giải thích hay nhất. Vì có liên quan đến khí áp,tôi muốn nhắc lại để chúng ta cần nhớ về quy luật Áp triều trong một ngày như sau: Có 2 lần Khí áp lên cao cực đại(Pmax) vào lúc 10 giờ và 22 giờ. Vì vậy ,xin mọi người nhớ cho không bao giờ bão vào bờ vào thời điểm kể trên. Có 2 lần Áp suất xuống thấp cực tiểu (Pmin) vào lúc 4 giờ và 16 giờ, vì vậy bão chỉ đổ bộ vào chiều tối và đêm về sáng - (tranngochung)
bão nhiệt đới được tạo ra khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa 2 dòng biển nóng, lạnh > 26°C phụ thuộc áp suất khí quyển và độ ẩm không khí. bão sẽ mạnh lên khi được tiếp thêm nhiệt độ và ngược lại sẽ yếu đi. trên đường đi do tác động của vật cản địa hình sẽ làm bão suy yếu và đổi hướng. theo quy luật về mùa đông lưỡi áp cao lạnh lục địa ở phía bắc sẽ làm bão suy yếu và đẩy bão về phía nam nên nhưng cơn bão cuối thường di chuyển về miền nam nhưng haiyan lại không theo quy luật nên rất khó để dự đoán chính xác - (thien trung)
260 C anh Nghĩa ạ. Do lỗi kĩ thuật trên bàn phím…Xin lỗi. - (Phạm Quý Hưng)
Bão có mắt nên tự tìm đường đi thích hợp cho chính mình ! - (Nguyễn Công Khanh)
Bão cũng như lốc xoáy, được hình thành với sự cọ xát của hai hai luồng khí lưu ngược chiều.
Nếu chúng ta làm một thí nghiệm, lấy nước thay khí, dùng hai dòng nước đẩy vào một môi trường nước có sẵn, hai nguồn nước khi va đập vào nhau, sẽ tạo thành các xoáy nước.
Tương tự, chúng ta đưa vào không gian nhỏ, chứa nhiều bụi bay như khói chẳng hạn, với hai luồng gió nhân tạo, có hướng di chuyển ngược chiều, trong môi trường đó sẽ hình thành vùng không khí xoay vòng và xẽ cuốn theo các thành phần bụi khói theo hướng xoay vòng ấy. Đó là hình ảnh của bão cũng như lốc xoáy.
Từ đây, ta suy ra: Bão cũng như lốc xoáy, được hình thành từ hai dòng khí lưu ngược chiều và gần nhau. Hai dòng khí lưu có vùng lưu càng lớn thì vùng xoáy mà chúng tạo ra càng lớn . Tốc độ di chuyển của vùng khí lưu cành mạnh thì sức gió của vùng xoáy càng mạnh.
Sự di chuyển của vùng xoáy, phụ thuộc vào sự chênh lệc của hai dòng khí lưu về kích thước cũng như vận tốc di chuyển.
Vùng khí xoáy sẽ di chuyển theo hướng của dòng khí lớn hơn.
Sau khi tạo nên vùng xoáy, hai dòng khí lưu đổi hướng và tản dần vào phía trước hướng đi của chúng, để lại vùng xoáy di chuyển theo quán tính và sẽ tan dần theo thời gian.
Vậy là ta đã biết sự hình thành của bão cũng như lốc xoáy.
Bão và lốc xoáy, cũng một tính chất nhưng cường độ và tầm ảnh hưởng khác nhau. Ở mức nhỏ thì gọi là lốc, ở mức lớn là áp thấp rồi lớn hơn nữa là bão.
Bão được hình thành do hai dòng khí lưu, đường đi của nó cũng phụ thuộc vào những dòng khí lưu trên đường di chuyển.
Do đó, có những dòng khí lưu làm cho nó suy yếu, cũng có những dòng khí lưu lại bổ sung cho nó khi cơn bào gặp dòng khí lưu tiếp theo, có tác động theo hướng thuận chiều.
Một ví ví von nhỏ: ta dùng một bàn quay quanh trục, khi cái bàn đang quay, ta tác động một lực ngược chiều quay của nó, vận tốc của cái bàn quay sẽ giảm dần và có thể bị triệt tiêu hết lực quán tính có sẵn và bàn dừng quay.
Ngược lại, ta tác động một lực theo chiều quay của cái bàn, cái bàn sẽ quay nhanh hơn, vì ta đã tăng thêm năng lượng cho nó.
Vậy thì những lực nào có thể tác động vào cơn bão?
Thứ nhất là dòng khí lưu thứ ba trong không gian.
Thứ hai là địa hình mặt đất. Ở trường hợp này, địa hình sẽ làm chuyển hướng và suy giảm quán tính của cơn bão. Khi cơn bão vào gần bờ, nó bị chi phối bởi địa hình núi dồi nhấp nhô. Lúc này, sẽ hình thành sự cạnh tranh giữa bão và địa hình. Cơn bão có cường độ ; vùng bao phủ; chiều cao cột khí, những yếu tố này càng lớn thì sự duy trì của nó càng lâu và ít chịu chi phối hơn khi vào đất liền.
Có những cơn bão, có cường độ và diện tích bao phủ lớn nhưng khi đổ bộ vào đất liền, nó đã bị chi phối và tan nhanh. Trường hợp này, do cơn bão có chiều cao cột khí không lớn hơn nhiều so với chiều cao của địa hình. Ví dụ: Chiều cao của cơn bão là 1000m, gặp địa hình có những ngọn núi cao tương đương thì cơn bão không thể bảo toàn sức gió khi vượt qua và tan nhanh.
Trường hợp đổi hướng bão, có hai nguyên nhân:
1) do những dòng khí lưu tác động,
2) Do địa hình đồi núi. Trường hợp này, cơn bão có cường độ mạnh nhưng cột khí thấp nên nó đổi hướng vì sức gió quá mạnh. - (Trần Viết Tất Đạt)
Lực của Quạt Ba Tiêu tác động đến bão. - (nice_vn2002)
mọi người có thắc mắc tại sao cơn bảo Haijan lại thay đổi hướng đi dọc theo bờ biển nước ta trong khi trước đó với tốc độ kinh khủng đâm thẳng vào vùng đất Quảng Ngãi nước ta không? - (Lường Thị Dung)
Nói thật đơn giản là thế này : Tất cả mọi thứ trong vũ trụ này đều luôn luôn chuyển động theo một trật tự của tự nhiên kể cả mỗi tế bào trong con người ta cũng vậy . Mỗi sự chuyển động cưỡng bức không theo trật tự của tự nhiên đều phải trả một cái giá nào đó , ví dụ như bạn muốn di chuyển từ điểm A đến một điểm B nào đó trên mặt đất , bạn phải có phương tiện là chân để bước, hay xe đạp xe máy ...cộng với ca lo hay xăng dầu vào đó thì bạn mới có thể thực hiện được . Bão cũng vậy nó di chuyển là theo ý muốn của tự nhiên, theo quy luật chuyển động của vũ trụ , chỉ khác là nó tích tụ rất lớn các phần tử nước khí ...Muốn đổi ý nó, cưỡng bức nó theo ý khác , lối khác, thì cái giá phải trả sẽ là quá cực lớn, vượt ra ngoài mọi khả năng thanh toán của của con người gấp rất nhiều lần , mà hiện nay thì con người chưa có khả năng giàu có đến thế đâu bạn ạ. - (Lưu Quang Đức)