09/06/2018, 21:34

Vì sao động vật cổ đại có kích thước khổng lồ? - Câu hỏi hay

Tôi thấy các loài động vật cổ đại như khủng long, voi ma mút, trăn cổ đại, cá sấu đến những động vật ký sinh như rận đều có kích thước khổng lồ. Vì sao thế?  Phát hiện hóa thạch đuôi khủng long nguyên vẹn ...

Tôi thấy các loài động vật cổ đại như khủng long, voi ma mút, trăn cổ đại, cá sấu đến những động vật ký sinh như rận đều có kích thước khổng lồ. Vì sao thế? 

Tai vì hồi xưa không có nhiều khu đô thị và nhiều thành phố nên cỏ nhiều, và các động vật không bị con người bắt làm thịt nhậu vô tội vạ, cho nên động vật hồi xưa dư thừa đồ ăn nên béo phì hơn động vật thời bay giờ :-) - (tèo)

Chào bạn,
dĩ nhiên là sẽ vẫn có những loài nhỏ bé hơn như chúng ta thường nghĩ. Chẳng hạn, đối với khủng long, một loài khủng long không ăn thịt nhỏ bé nhất mà người ta phát hiện được là Compsognathus chỉ dài trung bình 1 mét, nặng không quá 4 kg đối với con trưởng thành, và mới đây loài Microraptor cũng được phát hiện với chiều dài chưa tới 1 mét. Các loài khủng long bay thì nhỏ hơn nhiều. Điều đó có thể nói nên rằng, các sinh vật cổ đại không phải “đều” có kích thước khổng lồ.
Thế nhưng, không thể phủ nhận rằng, dường như rất nhiều sinh vật (đặc biệt là động vật) thời tiền sử thường lớn hơn ngày nay.
1.Rõ ràng rằng, kích thước sinh vật là một sản phẩm của quá trình tiến hóa. Những sinh vật nguyên sinh chỉ ở cấp độ tế bào. Theo trình tự tiến hóa, kích thước của các sinh vật tăng lên rõ rệt, mạnh mẽ nhất là vào thời đại của khủng long ở đại Trung Sinh. Để sinh vật có kích thước như vậy cũng cần hàng tỷ năm. Cho nên, giả sử con người muốn có kích thước như khủng long trong tương lai thì sẽ cần rất rất nhiều thời gian. Nhìn vào tiến trình tồn tại của các động vật khổng lồ, người ta thấy rằng, xen kẽ giữa chúng là các sự kiện tuyệt chủng. Chẳng hạn, sự kiện tuyệt chủng giữa kỷ Permi và Trias cách đây 250 triệu năm tiêu diệt phần lớn các loài, sự kiện tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm xóa sổ khủng long, hay cách đây 34 triệu năm, các loài động vật có vú kích thước lớn bị tuyệt chủng. Cứ sau mỗi một vụ tuyệt chủng, các sinh vật phải mất nhiều thời gian để phục hồi lại về mặt tiến hóa. Các động vật có kích thước lớn thích nghi và tiến hóa chậm chạp hơn, đồng thời chúng sống lâu hơn nhưng lại phục hồi chậm hơn. Cho nên chúng dễ bị tổn thương hơn. Các loài sinh vật nhỏ thì trao đổi chất nhanh hơn, vòng đời ngắn hơn, sinh sản nhiều hơn cho nên quá trình tự sửa đổi của chúng nhanh hơn và sức sống mạnh mẽ hơn. Vì thế, có thể ngày nay ít động vật kích thước lớn cũng là như vậy. Mặc dù vậy, đương kim vô địch của chúng ta là cá voi xanh – vẫn tồn tại cho đến ngày nay (mới chết chứ!:)).
2.Có nhiều lý thuyết giải thích tại sao thời tiền sử lại có nhiều sinh vật kích thước lớn. Có kích thước lớn sẽ có nhiều ưu điểm, chú nào lớn hơn thì không sợ động vật ăn thịt, không sợ bị bắt nạt, hay dễ dàng cạnh tranh thức ăn :D. Các động vật lớn thường là động vật ăn cỏ (thực vật) cũng bởi vì vào thời đại của khủng long, khí hậu ấm áp, ẩm ướt tạo điều kiện rất thuận lợi cho thực vật phát triển, đặc biệt là các loại cây lá rộng giàu dinh dưỡng (sau này vào thời kì băng hà, cây lá kim lên ngôi, lượng động vật ăn cỏ giảm dần :)). Thế nhưng động vật ăn cỏ càng to ra, ép động vật ăn thịt cũng phải lớn lên để tồn tại, cây cối ngày càng cao lên, nên động vật ăn cỏ lại phải cao lên và cứ xoay vòng như vậy. Lại nói tới khí hậu, khí hậu lạnh, các sinh vật phải lớn hơn để giữ nhiệt. Khí hậu nóng, vẫn đúng như vậy, càng lớn lại càng tránh được nhiệt (mùa hè, vào tòa nhà lớn thì mát hơn là đứng trong lều tranh). Ngoài ra, cơ thể lớn hơn, bộ máy tiêu hóa lớn hơn, làm cho việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn cũng hiệu quả hơn. Kích thước lớn hơn thu vào được nhiều thức ăn (như cá voi) và oxy hơn… Và có hàng ngàn cách giải thích khác nhau nữa mà chúng ta tìm kiếm. Nhưng khó mà nói được, cái nào chiếm vị trí quan trọng, bởi vì sự tiến hóa là quá phức tạp và mất nhiều thời gian.
Tóm lại, có 2 ý trong bài này: tại sao giờ ít sinh vật lớn hơn trước, và: sao lại phải lớn.
Đấy là chút kiến thức mà tôi cóp nhặt được, có gì sai, mọi người chỉ bảo.
Thân. - (lsp)

Phần lớn các loại động vật cổ đại có kích thước to lớn đó là vì nguyên nhân vào thời kỳ đó mật độ O2 trong không khí rất lớn cho nên giúp các loại động vật có kích thước to lớn. ngày này có những vùng rừng rậm mật độ O2 cao thì cũng có nhiều loài động vật to lớn (Amazon là 1 ví dụ) - (khanh)

Vì không có con người bạn ah! Khi con người sinh ra họ tham lam, cái gì cũng thích to, nhà to, xe to, ông to, ăn to nói lớn... vì vậy mấy con To nó bị xơi hết, nêu không có con người mọi thứ nó lại to như cũ như: Cánh rừng nguyên sinh to, cây to, các thứ bạn kể to. Chỉ có trái đất thì vẩn thế. - (phu)

Theo suy nghĩ của tôi thì do môi trường tự nhiên thời cổ đại rất thuận lợi cho các sinh vật phát triển, đặc biệt là thảm thực vật. Cụ thể, chẳn hạn thảm thực vật phát triển vô cùng tốt và to lớn có thể là do trái đất thuở ban đầu rất giàu khoáng chất, khí hậu ít phân hóa về vùng miền và thời tiết tương đối ổn định, mặt đất tương đối bằng phẳng (Trái đất thuở ban đầu các lục địa dính liền nhau, chưa chia thành các Châu lục như ngày nay, bề mặt mặt đất cũng tương đối bằng phẳng do các kiến tạo địa chất thời điểm này tương đối ổn định, sau này các kiến tạo địa chất mạnh lên mới làm các mảng địa chất tách rời ra, các núi lửa phun trào kết hợp với việc các mảng địa chất trượt lên nhau đã hình thành lên các ngọn núi, đồng bằng, trung du...chia tách các vùng miền, hình thành nên các kiểu khí hậu khác nhau và phân hóa về độ cao).
Như vậy với điều kiện tự nhiên thuận lợi, thảm thực vật phát triển mạnh sẽ kéo theo việc xuất hiện nhiều loài động vật phát triển theo quy luật tiến hóa (cây cối cao to thì động vật ăn cây cỏ cũng phải có chiều cao tương ứng thì mới ăn lá cây được, cũng như hưu cao cổ vậy hiện nay vậy.). Như vậy theo kim tự tháp về chuỗi thức ăn ta đã biết thì: Thực vật là thấp nhất trong chuỗi thức ăn-->thức ăn cho động vật ăn thực vật-->thức ăn cho động vật ăn thịt. Theo chuỗi thức ăn này và theo quy luật tiến hóa, có thể hiểu như sau: thực vật phát triển mạnh, phong phú, to lớn-->động vật ăn thực vật cũng phát triển to lớn theo, nhiều về số lượng-->động vật ăn thịt cũng sẽ phát triển tương ứng. - (nhihuynh)

Thời cổ đại, nồng độ Oxy trong khí quyển cực cao, dẫn tới việc trong quá trình hô hấp, động vật và cây cỏ cũng chứa nồng độ Oxy lớn trong máu, trong thân. Vì vậy kích thích quá trình phát triển về kích thước... Ngoài ra còn nhiều yếu tố môi trường khác cũng tác động như điều kiện nhiệt độ, thức ăn .v.v - (Dungnt)

Câu trả lời đơn giản nhất là trong quá trình tiến hóa các sinh vật ngày một nhỏ hơn để tăng cường khả năng thích nghi với môi trường khác nghiệt. Với tân hình nhỏ dễ lẫn trốn và tiêu thụ ít thức ăn hơn, nên sinh vật cổ đại lớn là do sinh vật hiện tại nhỏ dần đi và trong tương lai sinh vật sẽ nhỏ hơn nữa. - (chaukquyen)

vì không có ai thịt chúng thôi - (cuti)

Vì thời cổ đại các loài động vật bật cao có trí thông minh chưa xuất hiện nhiều. nên các động vật phải cạnh tranh sinh tồn bằng kích thước khổng lồ của mình. Ngoài ra các loại thực vật thời này cũng rất cao to, nên động vật ăn thực vật cũng phải cao to theo, điều này lại dẫn đến động vật ăn thịt cũng phải khổng lồ. - (Sang Trần)

Vì thời đó chưa có sự hiện diện của con người. - (hudson dang)

Khong biet dong vat hay may moc co deu theo mot dinh ly chung khong.....cang ngay cang hieu qua hon nen cang ngay cang nho va cho nhieu chuc nang hon :) - (Nam Nguyen)

vì khi đó chưa xuất hiện...con người . Con người là 1 loài vật nhỏ bé nhưng bất kỳ loài nào cũng phải thấy nhỏ bé khi đối diện với nó . - (Linh Lan)

Trải qua hàng triệu năm tiến hoá, với điều kiện sống tốt, đủ thức ăn, trong quá trình đấu tranh sinh tồn, những cá thể cùng loài có kích thước lớn có ưu thế chống chọi với kẻ thù và với cá thể khác cùng loài, chúng không bị kẻ thù tiêu diệt, lại đánh bại các cá thể yếu khi giành quyền giao phối, do vậy chúng sinh sôi nảy nở ngày càng chiếm số đông. Sau thảm hoạ diệt chủng, băng giá bao phủ, thời tiết khắc nghiệt, những sinh vật quá lớn thiếu thức ăn và bị chết, tuyệt chủng, những sinh vật nhỏ cần ít thức ăn thì vẫn đủ sống. Tuy vậy, xét trong cùng loài thì cá thể lớn vẫn chiếm ưu thế cạnh tranh, do vậy, các sinh vật cận đại cũng đang ngày càng lớn dần, ngay cả loài người cũng có kích thước ngày càng lớn, chiều cao và cân nặng trung bình của người Việt cũng ngày càng tăng, nhưng cô gái chân dài, chàng trai cao to vẫn dễ kiếm bạn tình và duy trì nòi giống hơn, con cháu của họ ngày càng nhiều, trải qua hàng triệu năm, nếu khí hậu ổn định, thức ăn dư thừa, con người sẽ không còn kích thước ngày nay nữa. - (David)

Vì các con khác đều to cả, không khổng lồ thì làm sao ăn được chúng nó! - (Củ Khoai)

Theo kiến thức sơ đẳng mà tôi còn nhớ và theo kiến thức khoa học thực tế tôi hiểu rằng. Trái đất chúng ta cùng với các động thực vật nó mang trên mình nó từ khi hình thành. Mọi sinh vật bao gồm động vật, thực vật đều phải tiến hóa để phù hợp với điều kiện tự nhiên và môi trường xung quanh trên Trái Đất. Các loài động vật thời đó đều to lớn và khổng lồ vì nó có nguồn cung cấp thức ăn dồi dào, môi trường tự nhiên phù hợp nên nó như vậy. Tuy nhiên Trái Đất ngày càng thay đổi, môi trường cũng càng ngày càng khắc nghiệt như bạn đang thấy ngày nay. Nguồn thức ăn ngày càng ít đi, khí hậu ngày càng khắc nghiệt nên bắt buộc các sinh vật cũng phải tiến hóa theo để tồn tại, quá trình tiến hóa đối với con người thì đó là cả một quá trình lâu dài hàng triệu năm, nhưng đối với Trái Đất, hệ mặt trời, dải thiên hà và vũ trụ bao la thì đó chỉ là 1 cái chớp mắt mà thôi bạn ạ ! . Đơn giản chỉ có vậy thôi. - (Tô Văn Vũ)

Cái này có coi phim nói là do lượng oxy thời cổ đại nhiều hơn bây giờ - (vu)

Mình nghĩ kích thước ban đầu là thế rồi càng về sau các loài đều tiến hóa tự nhiên để cơ thể phù hợp vs điều kiện sống hơn. sự tiến hóa này cơ bản giống như của tv hay điện thoại - (tandung)

vì trong trăm triệu năm các sinh vật đã chạy đua phát triển kích thước (càng lớn càng có lợi thế sinh tồn) nên dẫn đến kết quả như bạn nói, cho đến khi gặp thảm họa hủy diệt toàn cầu các sinh vật càng lớn lại càng mau chết, nên chỉ còn lại sinh vật nhỏ bắt đầu chu kì sống mới cuộc chạy đua mới. Đó là theo khoa học chính thống.
- (Gon Nguyễn)

Nguyên nhân chính là do nồng độ oxy trong bầu khí quyển. Thời cổ đại nồng độ ôxy giao động ở mức 40-50%. Còn bây giờ thì chỉ còn khoảng 20% nên các loài động vật, đặc biệt là côn trùng, phải điều chỉnh kích thước cơ thể để thích nghi nồng độ oxy mới. - (Frozental Phoenix)

Vì hồi đó cư dân còn ít, có nhiều không gian sống hơn, bạn à. - (David Mỗ)

Thức ăn dồi dào cạnh tranh về tầm vóc chính là yếu tố sinh tồn.càng to càng ít bị đe doạ - (Storm Renaissance)

Do tien hoa theo moi truong song. - (Nguyen Nguyen)

Dễ ợt, vì lúc đó con người chưa phát hiện ra cung tên và súng đạn nên chúng không sợ bắn trúng. Sau này bọn nó không phải tuyệt chủng như nhiều người vẫn nghĩ mà thu hình nhỏ lại dần như khủng long thành tắc kè và thạch sùng, thằn lằn để tránh nạn săn bắn của loài người. những con không thu nhỏ được như voi, tê giác ngày nay thường bị con người săn trộm đó thôi! - (Sơn Nguyễn Xuân)

Do hàm lượng oxy trong không khí thời ấy cao hơn bây giờ rất nhiều ! Hàm lượng oxy trong không khí quyết định đến việc phát triển bộ xương của các loài động vật thời ấy ! - (nguyen nam)

Do thời cổ đại mật độ khí Oxy nhiều hơn - (BaoDuy Nguyen)

Tại vì môi trường sống bấy giờ rất thuận lợi cho các loài, độ tinh không của các loài( kể cả loài người) chưa nhiều như bây giờ - (hoangkyanh666)

Tại vì chúng quá to vào thời cổ đại
Chúng đã chết hết vào thời cổ đại nên kg còn sống đến ngày nay
Ngày nay do con người săn bắn quá nên chúng kg có cơ hội to như vậy
Thân mến - (duybao74)

Vì thời đó các sinh vật mới được sinh ra rất đa dạng, những sinh vật nhỏ bé và phù hợp hơn nên đã tồn tại đến ngày nay - (khoanv2012)

vi hoi truoc giau khi OXY - (0147896325nhat)

vì thời đó chưa có con người - (LÝ BẰNG PHAN)

Vì trước đây loài người chưa xuất hiện nên thức ăn ko nhiễm hóa chất, thuốc... Vì thế con nào cũng to :v - (Coc)

Đó là do lượng oxi trong không khí! Càng nhiều Oxi thì sẽ có càng nhiều các động vật kích thước lớn - Và con người sẽ càng thông minh hơn - (Vũ Nhật Quang)

Bởi vì thời cổ đại rừng núi, cây cối còn nhiều ....Đất đai chỉ để duy nhất cho động vật sinh sống....Nhưng từ khi con người xuất hiện thì con người chiếm lỉnh đất đai.....Vậy nên một là động vật lựa chọn mình tiến hóa nhỏ đi...Hoặc là bị tuyệt chủng ....!!! - (Namnhicd)

Vì lúc đó chưa có máy bay, tàu thủy hoặc tàu cao tốc nên các loài động vật phải có kích thước lớn để dể dàng di chuyển từ châu lục này qua châu lục khác và vượt đại dương. - (frank william)

Do điều kiện thời tiết thuận lợi trong thời gian dài, thức ăn dồi dào và không gian sống rộng lớn nên động thực vật phát triển to lớn hơn, rồi tiến hóa thành những loài to lớn hơn. Nếu điều kiện bây giờ như thời tiền sử hàng triệu năm thì động thực vật cũng sẽ to lớn như vậy thôi. - (lehongmong)

Tai vi khi hau hoi xua trong lanh,va luc do con nguoi chua phat trien va thong minh nhu bay gio. - (nguyen van Thang)

Kích thước các loài phụ thuộc nhiều vào các điều kiện cư trú, khí hậu, dinh dưỡng. Khi các điều kiện này có lợi cho sự sinh trưởng của loài nào, thì quá trình tiến hóa lâu dài sẽ giúp kích thước loài đó lớn dần phù hợp với điều kiện tự nhiên, và ngược lại. Thêm nữa loài động vật lớn nhất từng tồn tại không phải là động vật cổ đại mà là cá voi xanh hiện nay, khối lượng cơ thể nó có thể tới 100 tấn. - (vhienctm)

vì thời cổ đại khí hậu ôn hoà hơn và tỷ lệ oxi trong không khí cao hơn hiện nay, điều đó góp phần làm cơ thể phát triển tối đa. - (Quyên)

thời này mật độ khí O2 trong không khí đậm đặc (hình như gấp 3 lần thời hiện đại) nên các sinh vật mới to như vậy - (Anh Mai)

CÓ LẼ LÀ DO NỒNG ĐỘ OXY TRONG KHÔNG KHÍ Ở THỜI ĐẠI ĐÓ CAO HƠN BẠN Ạ. NGOÀI RA CÒN CÓ CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ THỨC ĂN CŨNG TỐT HƠN SO VỚI BÂY GIỜ - (vu.le)

Tôi đã từng xem qua tài liệu nói rằng các loài động thực vật ở các kỷ nguyên trước đây có kích thước to là vì lúc ấy lượng oxy trong không khí dầy đặt, đủ cung cấp cho một kích thước cơ thể to lớn. - (Vương Lương)

vì chúng chưa bị tác động, ảnh hưởng lớn bởi sự cải tạo, chinh phuc thiên nhiên của loài ngươi dó bạn! - (letoan09)

nồng độ oxit cũng như độ dày của tầng ozone trong khí quyển ảnh hưởng đến hình dáng và kích thước của loài vật - (Nguyễn Đức)

VÌ CHƯA TIẾN HÓA TỐI ƯU HẾT. NGÀY XƯA, KÍCH THƯỚC MÁY VI TÍNH TO BẰNG CẢ TÒA NHÀ, GIỜ THÌ BÉ BẰNG BÀN TAY. TÔI NGHĨ LÀ VẬY - (chem gio)

vì thời cổ đại ít người săn bắt hơn, mà nếu có săn bắt thì cũng bằng phương tiện đơn giản hơn vì vậy tâm lí thỏa mái hơn nên phát triển to hơn những con vật thời nay,,,, - (đình tráng)

Thời kỳ đó nồng độ Oxy trong không khí cao hơn bây giờ rất nhiều bạn ạ! sinh trưởng trong môi trường có nồng độ Oxy cao, các loài vật đều có kích thước lớn hơn - (Mạnh Cường)

Theo tôi nghĩ thời xưa lượng oxi gấp máy lần thời bây giờ, có điều kiện phát triển thuận lợi cho cơ thể động vật thời xưa. - (tothanhtu_2000)

vì thời đó chưa có con người ... môi trường sống rộng lớn không bị tàn phá, ko bị săn bắt quá mức, nên chúng sống thoải mái không phải thu nhỏ lại để lẩn trốn con người như bây giờ - (Sơn)

Độ lớn của các sinh vật phù thuộc vào lượng ôxi trên trái đất, thời cổ đại lượng oxi trong khí quyển lớn hơn bây giờ nên kích thước các sinh vật trở nên khổng lồ so với các sinh vật hiện tại mà chúng ta thấy! - (Trọng S)

Do lượng Oxi thời đó cao hơn rất nhiều so với bây giờ - (St Go)


Nguyên nhân là để thích nghi với môi trường sống, động vật và thực vật đã tiến hóa để phù hợp hơn và có hình dạng như bây giờ. Thân - (hhtc114)

Theo tôi biết thì hàm lượng oxy trong không khí thời đó cao hơn nên động thực vật có kích thước lớn như vậy - (Tung)

Điều kiện khí hậu thuận lợi thì kích thước là lợi thế để đấu tranh sinh tồn - (Tam Chanh)

Đến giờ vẫn có rất nhiều lý thuyết khác nhau giải thích vấn đề này nhưng theo tôi thì kích thước lớn cho phép các sinh vật thời đó kiếm ăn lá câytrên cao (Thời đó nhiệt độ trái đất nóng hơn bây giờ nên cây cối phát triển có kích thước lớn). Do đó, thời cổ đại có nhiều khủng long với cổ rất dài. Còn các khủng long ăn thịt thì cũng phải có kích thước tương ứng thì mới có thể săn mồi được.
Ngày nay thì chỉ còn cá voi xanh là có kích thước có thể so sánh với các sinh vật thời đó. - (Khánh đẹp trai)

Vì tỉ lệ oxygen trong không khí thời cổ đại rất cao. Từ 30-40% trong khi tỉ lệ oxygen bây giờ chỉ còn lại 15-20% thôi. Do đó động vật có thể phát triển đến kích thước cực lớn. - (Abdoul Jacky)

Cũng có những loài động vật nhỏ, tuy nhiên do thời gian quá lâu nên chúng ta chỉ tìm đc những bộ xương của động vật khổng lồ. Còn bây giờ, động vật lớn đc 1 chút là bị con người "nghiên cứu" thì làm sao phát triển thành khổng lồ đc. - (duongdinhqui84)

Chắc tại môi trường thôi. Con ve trong rừng nguyên sinh to gấp 5 lần con ve ở đồng bằng - (Anh Pham)

Nguyên nhân chính là thức ăn của động vật đó quá nhiều , nên cần to hơn để ăn nhiều hơn ^^ - (minh thành)

Đơn giản vì thời cổ đại lượng oxy nhiều hơn bây giờ nên giúp các sinh vật có thể đạt được kích thước tối đa.... - (Alex)

Vì sau quá trình loại trừ của tiến hóa, chỉ còn những loài có kích thước bé tồn tại. - (nguyên)

Mình nghĩ chủ yếu là do vấn đề thức ăn. Ở một số thời điểm lịch sử khí hậu thuận lợi cho việc phát triển các loài thực vật lớn, có tốc độ phát triển nhanh, cùng với mật độ sinh vật cạnh tranh thấp, dẫn đến 1 số loài có đủ dinh dưỡng để phát triển đến kích thước khổng lồ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại động vật ăn thịt cần duy trì một thực đơn khủng khiếp để duy trì khả năng nhanh nhẹn của chúng, do đó các loài động vật ăn thịt muốn tồn tại phải có những con mồi (động vật ăn cỏ) có kích thươc lớn. Mà muốn các loài ăn cỏ có thể đạt tới kích thước lớn cần phải có nguồn lương thực đảm bảo và sự cạnh tranh không quá cao.
PS: thực ra câu nói của bạn cũng ko chính xác lắm không phải chỉ các động vật cổ đại mới có kích thước lớn, cá voi xanh hiện h to hơn ma mút, trăn cổ đại hay cá xấu cổ đại nhiều, nhưng chẳng qua tại mỗi thời điểm thì sẽ có những sinh vật đặc trưng thích ứng và tiến hoá phù hợp với môi trường xung quanh. - (Hưng)

Có vẻ nồng độ oxy cao là nguyên nhân dẫn đến các loại vật cũng to cao theo. Nhưng mình cũng không hiểu: cứ cho rằng nồng độ oxy trên cạn cao, nhưng ở dưới nước thì sao? Con dưới nước cũng to vậy thì nồng độ oxy ở dưới nước lúc đó thế nào? - (dungcuytekimminh)

Ngày xưa hay ngày nay đều có những con khủng và con bé tí đấy chứ. Nhưng ngày nay mấy chú to con khó trốn thoát dưới ánh mắt lùng sục và tiêu diệt của loài người. - (shan shin)

Môi trường chưa bị ô nhiễm. - (nam)

Theo mìh biết thì là do hàm lượng oxi trong ko khí cao. . . . . . nên động vật rất to lớn do hít ko khí ấy - (Gjang đẹp)

Vì thời cổ đại, không khí trong lành và oxi nhiều nên động vật và thực vật thường to lớn hơn ngày nay :) - (huy)

Đơn giản thôi vì hồi đó ăn ngon ngủ yên, không sợ con người săn bắt nên mập mạp to khoẻ hơn. - (X Thuong)

Cái này cũng dễ hiểu thôi bạn: Nó là liên kết chuỗi thức ăn, tự vệ. Thời đó cây cối cao to thi nhau phát triển, động vật ăn cỏ, lá cây muốn vươn tới thì phải phát triển về chiều cao cái này đồng nghĩa với chiều rộng. Động vật ăn thịt muốn ăn con vật khác thì cũng phải phát triển đến mức to nhất định để bắt tiêu diệt con mồi. Về tự vệ thì con vật càng to thì khả năng tự vệ càng lớn. Trải qua cả triệu năm nên các loài phát triển đến mức khổng lồ. - (Perseus Plus)

vì khi đó nó không bị con người bon chen đất sống - (Khương)

động vật cổ đại phát triển kích thước to lớn để phù hợp với yếu tố môi trường, tuy nhiên đó lại là bất lợi khi khí hậu trái đất thay đổi. Đấy là nguyên nhân những loài sinh vật có kích cỡ nhỏ hơn lại tồn tại tới bây giờ - (thq)

Lý do chính là do thời kỳ đó khí ôxi có tỷ lệ rất lớn trong bầu không khí nên các loài động vật phát triển nhanh và có kích thước rất lớn. - (Hoang Dzung)

Chắc do môi trường và khí hậu thủa sơ khai tốt nên các động vật có kích thước lớn. Câu hỏi của bạn khiến tôi liên tưởng tới những ngôi sao được hình thành "thủa ban đầu" của vũ trụ cũng có kích thước rất khổng lồ thì phải? - (Quang Huy)

Vì lúc đó là thời kì băng giá nên cần phải to lớn để thích nghi và nhiều điều kiện khác - (Nguyên Lê)

Bởi vì chúng chưa tiến hóa bạn à. Thời cổ đại, do khí hậu phù hợp với phát triển của những sinh vật khổng lồ, nhưng dần dần khí hậu thay đổi, nguồn thức ăn cạn dần, và đấu tranh sinh tồn thì giúp các sinh vật nhỏ hơn thích nghi được tốt hơn, linh hoạt hơn nên chúng sống sót tốt hơn sinh vật khổng lồ. Hi vọng suy nghĩ của mình đúng. - (Hải)

Vì ở thời cổ đại, nhất là kỷ carbon. Vì thời đó cây cối phát triển rất mạnh mẽ. Cung cấp một lượng rất rất lớn oxi cho không khí. Nhờ có nguồn không khí giàu oxi mà động vật thời tiền sử có kích thước lớn. - (Dương Nam)

vì thời này cây cối rất phát triển=> động vật ăn cỏ phát triển=> động vật ăn thịt phát triển - (mưa sài gòn)

thời đó không khí trong lành, nhiều oxi nên kích thước cơ thể động vật lớn! - (truc.lenguyen96)

vì khi đó nồng độ Oxy cao hơn giờ, nên các sinh vật phát triển với kích thước to hơn - (HN)

đơn giản vì lượng oxi trong không khí thời kì đấy cao - (linh nguyen)

Giống như trong 1 cái bình đựng đá, nếu số lượng đá càng ít thì viên đá càng to và ngược lại số lượng đá càng nhiều thì đá phải nhỏ đi mới vừa bình. Ở thời xa xưa, số lượng khủng long tuy nhiều nhưng ít kẻ thù tự nhiên ( loài ăn thịt ít ) và chúng ăn chủ yếu là thực vật nên hầu như không có cản trở về mặt dinh dưỡng. Con người cách đây 100 năm cũng chỉ cao có tầm 120cm, nhưng giờ nhờ dinh dương tốt mà chiều cao trung bình lên đến 170 180 cm, chính bản thân chúng ta cũng đang trở nên khổng lồ vậy đó thôi. - (Skep)

Vì nó chưa trải qua thời kỳ tiến hóa ^_^ - (leductai0610)

Vì trước kia khí hậu không khắc nghiệt như bây giờ, sau khi thảm họa xảy ra tất cả các loài vật to lớn không thích nghi được môi trường sống mới bị diệt vong, những loài vật có kích thước nhỏ dễ thích nghi hơn tồn tại. Một phần do sự tiêu diệt một số loài vật có kích thước lớn của con người cũng góp phần làm biến mất các loài vật lớn. - (nguyenanhque)

Do câu hỏi của bạn xuyên qua nhiều thời kỳ cổ đại nên cần phải trả lời nhiều câu hỏi khác nhau:
1. Khủng long và thời kỳ hoàng kim của bò sát : trong giai đoạn này thực vật thống trị đều là những cây thuộc họ thực vật hạt trần kích thước lớn, các loài ăn thực vật vì thế cần phải to lớn để có thể ăn được các loại thực vật khổng lồ, rồi đến lượt các động vật ăn thit cũng phải to lên để ăn được các loài động vật cỡ lớn vì thế nó là cuộc chạy đua trong chuỗi thức ăn.
2. Thời đại của voi ma mút : voi ma-mút xuất hiện và biến mất ở cuối kỷ băng hà, trong kỷ băng hà khí hậu lạnh giá đòi hỏi các loài động vật phải có khả năng thích nghi tốt và có khả năng dự trữ năng lượng qua mùa đông, loài voi ma-mút phát triển lớn để có thể tích được lớp mỡ dày vừa là để chống chọi với cái lạnh và vừa để tích luỹ được nhiều năng lượng hơn.
3. Tại sao các loài ký sinh lại to lớn : để ký sinh được trên các loài động vật lớn, có lớp da dày thì các loài này cũng phải lớn dần lên thì mới có thể đâm xuyên qua lớp da đó được.

- (Phan Quang Huy)

Tại vì những con nào có kích thước to thì chạy chậm, nên dễ bị con người săn bắt để lấy thịt. - (minhtu1402)

Bởi vì thời cổ đại các rừng nguyên sinh phát triển cực thịnh, lượng Oxy lớn hơn lượng CO2 rất nhiều nên dẫn đến việc các sinh vật, cây cối thời cổ đại có kích thước khổng lồ. Gián cũng phải tầm 60cm, rết tầm 1m8,...Siêu khổng lồ thì các rừng dương xỉ và khủng long đó thôi - (Khổng Lồ)

theo minh nghỉ đon giản la vì co môi trường sống lý tưởng,nguồn oxy + thức ăn dồi dào đó bạn.thân. - (hiêp)

Thời cổ đại khí hậu không như bây giờ, kích thước của chúng ảnh hưởng bởi không khí, nước và nguồn thức ăn. Trải qua hàng triệu năm tiến hoá trước sự thay đổi khí hậu nên các sinh vật mới dần bé lại như bạn thấy ngày nay. - (huynhtuankiet1992)

bởi vì cấu tạo cơ thể của chúng chưa được tiến hóa hoàn chỉnh theo môi trường chúng đang sống. một phần có kích thước như vậy là vì chống chọi lại những sự khắc nghiệt của môi trường và tự vệ. - (trinhchinghia)

Vì thời kỳ đó lượng ôxi trong không khí rất nhiều so với ngày nay nên đa số các loài động vật phát triển với kích thước khổng lồ. - (Hoang Dzung)

Do thức ăn. Thực vật khi ấy khó tiêu hóa nên động vật ăn cỏ phải có bộ ruột dài hơn. Ruột dài hơn thì cơ thể phải lớn hơn. Ngoài ra cơ thể lớn chúng đi xa hơn để tìm thức ăn. Động vật ăn thịt cũng từ đó phải to hơn để săn mồi to. - (Linhstyle)

Vào kỷ Trias muộn, khủng long không to hơn các loài có vú lớn nhất ngày nay. Tuy nhiên, vào kỷ Jura, bắt đầu cáh nay 200 triệu năm, chúng bắt đầu trở thành khổng lồ. Khủng long có kích thước khổng lồ lý do có thể là giữ thân nhiệt ( bề mặt da nhỏ so với kích thước khổng lồ, Khủng long là loài trung gian giữa động vật máu nóng mà máu lạnh) do đó giảm mất nhiệt về mùa đông và mát cho mùa hè. Ngoài ra ro thực vật thời kỳ này lớn nên khủng long ăn thực vật phải phát triển để có thể thích nghi kiếm thức ăn và cũng để chống lại loại thú ăn thịt khác. Lý do đó nên khủng long ăn thịt cũng có loại tiến hóa kích thước khổng lồ như con T- Rex. Ngoài ra kích thước lớn khổng lồ cũng làm chậm quá trình trao đổi chất nên khủng long có thể ăn ít mà vẫn đủ năng lượng hoạt động. Đây chỉ là những gì mình đọc được nên có gì không đúng cũng xin mạn phép vậy. - (vuanh_81)

để tránh những kẻ khổng lồ khác
vì vậy đều khổng lồ - (nguyễn văn quân)

Theo tớ thì vì lúc đó lượng oxi nhiều, các loại khí độx ít không như bây giờ. Vì lượng oxi càng nhiều thì kích cỡ của động vật càng to. thêm nữa là lúc đó thì lượng thức ăn cũng dồi dào nữa là chọn lọc tự nhiên sẽ chọn các loài có ưu thế hơn về mặt thể hình - (thanh thiên)

Vì thời đó oxy trong không khí nhiều hơn thời bây giờ. - (Ngo Si Tu)

hàm lượng ô xy trong không khí ở giai đoạn đó phù hợp để sinh vật phát triển kích thước lớn - (raven)

Cuộc sống " đầy đủ " hơn thì đương nhiên bạn sẽ phát triển hơn ! - (Vietnam Version)

Khong lo = manh hon = moi song duoc trong moi truong hoang da. - (Vu Nguyen)

Lý do chính là vì do trong không khí thời cổ đại chứa hàm lượng oxy nhiều hơn bây giờ, không chỉ có lớp bò sát, mà kể cả thực vật cũng thế, nhất là côn trùng, có thời điểm, có những loài như chuồn chuồn, có sải cánh hàng mét Trong khi đó, tiền thân của lớp động vật có vú, lại rất nhỏ, chỉ cỡ con chuột bây giờ, lý do chủ yếu là chúng tiến hóa theo chiều hướng trốn tránh động vật săn mồi, chỉ sau kỷ phấn trắng, cách đây khoảng 65 triệu năm, có thể do thiên thạch lao xuống. trái đất, loài khủng long dần tuyệt chủng, động vật có vú mới bắt đầu tiến hóa lớn dần như bây giờ. Những kiến thức cũ mình đọc từ bé, lâu không xem lại, có thể không chính xác lắm - (Cent Vũ)

Không khí nhiều oxy hơn, thức ăn nhiều và dễ kiếm hơn nên các loài vật phát triển vượt trội về kích thước. - (tôi là ai)

đầu tiên có cả những loài to ( khổng lồ) và những loài nhỏ, dần dần theo chọn lọc tự nhiên những loài khổng lồ như bạn nói ở trên bị tuyệt chủng, chỉ còn lại những loài như hiện nay. Theo mình nghĩ là như vậy. - (letienhai1611)

Có 2 lý do:
1. Những cánh rừng nguyên sinh vô tận thời xưa là nguồn cung cấp Oxygen dồi dào cần cho sự sống của sinh vật bậc cao, nồng độ Oxygen thời đó trên 30% so chưa tới 20% như bây giờ. Kích thước sinh vật bây giờ nhỏ hơn vì hàm lượng Oxygen trong không khí không đủ để đáp ứng.
2. Trải qua nhiều đại hoạ như thiên thạch, kỷ bang hà, hoạt động địa chat của Trái Đất, các sinh vật đã giảm kích thước xuống để khả năng sống sót cao hơn trong điều kiện khắc nghiệt. - (P.T.Thinh)

Vì ngày xưa lượng oxy nhiều hơn bây giờ gấp nhiều lần. - (hoangduy2406)

Vì khi đó chưa có con người. khi con người xuất hiện là các con vật to lớn dần dần tuyệt chủng: voi ma mút, hổ răng kiếm, cá voi, voi, tê giác .... - (kimnhien)

do khí hậu, môi trường ! - (trung)

Có lẻ kg phải ăn thức ăn có hoá chất như hiện nay. - (Trần Vũ)

Theo tôi, bởi vì trái đất chúng ta trải qua hàng triệu năm hình thành, và lúc đang ở thời kỳ băng hà nhiệt độ rất thấp nên các con vật như bạn nói hình thành nên kích thước lơn, và dần dần trái đất nóng lên làm cái sinh vật nhỏ lại như bây giờ. Ví dụ như: Lúc trước con cào cào, châu chấu, hay các động vật biết bay rất to. Và giờ thì nhỏ lại!. - (Phạm Ngọc Sáng)

vi thoi tien su khong khi rat giau oxi nen cac loai dong vat moi co kich thuoc khong lo nhu vay. - (khong khi trong lanh)

Ngay xua chua co pha rung, thuc an nhiu, ko co thuoc tru sau, con nguoi chua co vu khi hien dai de san ban, dong vat song lau, thuc an nhiu nen con nao cung khong lo. - (doubletin2002)

Theo mình thì do khí hậu tốt thức ăn dồi dào lại ít kẻ thù với lại số lượng nhánh của các loài lại ít nên việc khổng lồ là đương nhiên - (sonha)

Do không khí nhiều oxy đó bạn, thân! - (Tantheman)

tại mấy con nhỏ nó bị tiêu hoá hết rồi nên bạn không biết đấy thôi :D đừng buồn nha - (Ngài Cáo)

Vì hồi đó số lượng động vật trên trái đất ít ( đặc biệt là con người, chưa có ) dân số ít mà thức ăn nhiều nên khổng lồ ^^ - (timati124)

Tạo hóa nó là như thế, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện sống, quá trình biến đổi thích nghi, mối liên kết giữa các loài trong tự nhiên... Nên nhớ rằng cơ thể sống đầu tiên trên trái đất được cho là cực kỳ bé, trải qua hàng triệu năm thì nó mới biến đổi to lớn như bạn nghĩ. Và một điều nữa là, ngay cả vào thời đại mà các sinh vật bạn nói là khổng lồ kia tồn tại thì dĩ nhiên vẫn có các sinh vật khác có kích cỡ nhỏ hơn chứ không phải loài nào cũng to lớn như thế cả đâu - (EB)

Kích thước là một lợi thế lớn trong việc sinh tồn. Điều này đúng với nhiều loài vật nhưng tập trung chủ yếu ở các loài "ăn chay" (động vật ăn thực vật), tuy nhiên, nhiều loài vật khác vẫn tìm kiếm lợi thế thông qua việc phát triển các kỹ năng/khả năng như: tốc độ, khả năng hồi phục, nọc độc, khả năng bay lượn, các cấu trúc cơ thể khác,... và trí thông minh.

Hiện tượng vì sao sinh vật cổ đại có kích thước lớn hơn ngày nay rất nhiều có thể được giải thích như sau:
- Hiện tượng này đúng đối với động vật trên cạn hơn là ở biển (đến nay cá voi xanh vẫn được coi là động vật lớn nhất (xét về khối lượng) từng tồn tại trên Trái Đất).
- Ý trên được giải thích bởi sự suy giảm khả năng đáp ứng kích thước sinh vật tối đa của môi trường ngày nay so với cổ đại. Nói dễ hiểu thì hồi xưa có nhiều đồ để sinh vật (động lẫn thực vật) "ăn" hơn bây giờ.
- Ta tiếp tục giải thích ý vừa rồi bằng việc xuất hiện của một loài hiện đang chiếm ưu thế và xâm chiếm phần lớn các lãnh thổ thuận lợi cho việc phát triển trên Trái Đất hiện nay: Loài người (Homo sapiens sapiens) cũng như tổ tiên của loài này từ khoảng 3 triệu năm trước. Các bạn hãy tự suy luận thêm.

Tóm lại, kích thước là một trong các biện pháp để sinh vật tăng cường khả năng tồn tại trong tự nhiên (săn mồi và bảo vệ) nhưng biện pháp đó đang dần trở nên kém hiệu quả bởi sự thu hẹp nguồn thức ăn, môi trường sống do sự xuất hiện của con người. Và khi con người mở rộng quy mô xâm lấn đến các khu vực, độ sâu khác ở biển, các loài vật khổng lồ ở biển (cá voi xanh (nếu bạn nào còn nhầm lẫn thì cá voi là động vật có vú chớ không phải cá đâu nghen), (rặng, tổ chức) san hô) cũng sẽ dần chịu chung số phận với các loài trên cạn.
Vì vậy, nếu việc nâng cao ý thức, hành động của loài người về tự nhiên, môi trường được chú trọng và thực hiện quyết liệt, đúng đắn thì điều mà bạn thắc mắc sẽ trở nên vô nghĩa nếu được đem ra bàn luận sau vài (chục/trăm/ngàn/chục ngàn...) năm tới.
- (Công Lý)

Ngày xưa đất rộng, có chỗ cho chúng nó phát triển cả chiều ngang lẫn chiều dài - (phuongle_tn)

Theo mình nghỉ vì chúng muốn cạnh tranh về nguồn thức ăn và sự cai trị, vì càng lớn càng ít cạnh tranh - (Nguyen thanh toan)

Do điều kiện sinh sống dễ hơn - (anhtrang)

Vấn đề liên quan đến nồng độ ô xi trong không khí đấy bạn.
Kích thước và trọng lượng động vật tỉ lệ thuận với nồng độ ôxi.
:D. Theo mình biết là vậy - (Đức Trịnh Đình)

vì hồi đó đất rộng mà người lại ít cho nên các loài động vật phải có kích thước lớn vậy để có thể nhìn thấy nhau cho đỡ cô đơn ! - (Thức LA)

Vì thời cổ ôxi nhiều nên động thực vật phát triển mạnh và có kích thước lớn - (mickey)

Tôi cũng có thắc mắc như bạn. Theo tôi nghĩ có lẽ khi đó khu vực sinh sống của các loài vô cùng rộng lớn và nguồn thức ăn dồi dào nên nó có thể phát triển đến kích cỡ tối đa - (Hai)

Nó to vì ko có ô nhiễm.. - (Hongabc)

nhiều ôxy hơn - (ban)

Vì ngày xưa đất rộng loài vật... thưa thớt, thức ăn dồi dào và..... chưa bị ....nhiễm độc nên loài vật rất lớn..he...he.. - (lytvst)

Nồng độ oxy trong không khí thời cổ đại lớn hơn ngày nay, vì thế các động vật thời cổ đại có kích thước to hơn! - (Đỗ Minh)

Thời cổ đại con to mới nuốt được con bé. Thời bây giờ con bé (con người) thừa khả năng huấn luyện con to. 1.000.000 năm nữa, sẽ có mấy con bé bằng hạt lạc sẽ hỏi tại sao con người cổ xưa to xác thế! Chắc chả cần đến chân tay gõ phím, ra lệnh chỉ huy bằng ý nghĩ thì sẽ teo hết các bộ phận khác. Những loài to xác như voi chẳng hạn sẽ làm việc tay chân. - (Tomy)

Câu hỏi của bạn có thể được giải thích như sau:
1. Các loài côn trùng cổ đại: Một số lý thuyết cho rằng tỉ lệ oxi trong không khí sẽ ảnh hưởng tới kích thước của các loài côn trùng vì côn trùng lấy dưỡng khí qua hệ thống khí quản của chúng. Nó khiến cho côn trùng không phát triển to hơn được vì khi to quá chúng sẽ không thể cung cấp dưỡng khí một cách hiệu quả. Một số lý thuyết cho rằng thời tiền sử, Oxi có tỉ lệ cao trong không khí so với thời nay.

2. Thằn lằn lớn: Thằn lằn, bao gồm cả khủng long, là các loài máu lạnh. Người ta cho rằng các loài máu lạnh sẽ có kích thước lớn chỉ khi khí hậu thật ấm áp. Và chúng đạt đến kích thước lớn nhất vào kỷ Đại Trung Sinh vì khí hậu thời kỳ này ấm hơn ngày nay nhiều. Và đầu kỷ Phân Đại Đệ Tam, thế giới còn xuất hiện loài rùa và rắn khủng lồ, nhưng chúng nhanh chóng tuyệt chủng vì khí hậu lạnh dần đi. Các loài bò sát lớn đều cần khí hậu nóng để duy trì nhiệt độ cơ thể vì chúng không thể phơi nắng được do cơ thể to lớn bất tiện. Nếu nhiệt độ môi trường phù hợp thì chúng có thể hoạt động mà không cần phơi nắng, như vậy chúng sẽ tồn tại. Điều này cũng lý giải tại sao rồng komodo vẫn tồn tại và xuất hiện ở chuỗi đảo Komodo nơi có khí hậu ấm áp hay các loài trăn nam mỹ khủng lồ vẫn xuất hiện ở khu vực nhiệt đới.

3. Các loài động vật có vú khủng lồ: Các loài động vật có vú lớn không thể tồn tại trong khí hậu nóng bức vì chúng có tỉ lệ diện tích bề mặt so với khối lượng cơ thể nhỏ hơn rất nhiều so với các loài có vú bé hơn. Mà cơ thể chúng lại sản sinh ra nhiệt nên chúng sẽ dễ dàng bị sốc nhiệt khi cơ thể không thể thoát nhiệt ra môi trường một cách kịp thời. Tất nhiên, chúng lại tồn tại thích nghi tốt với khí hậu của kỷ Băng Hà vì cơ thể giữ nhiệt rất tốt. Kết thúc kỷ Băng Hà đã đánh dấu sự tuyệt chủng của các loài có vú lớn (như voi ma mút hay loài hươu Ai-Len), những loài có vú lớn nhất thời nay có bao gồm Gấu Trắng, gấu xám... đều nhỏ hơn rất rất nhiều.

4. Tại sao một số loài không thể lớn hơn?
- Sự cạnh tranh: sự tồn tại của khủng long khiến cho các loài thú có vú không thể phát triển và to lớn được, còn rồng Komodo thì sống ở điều kiện đặc biệt không có con thú có vú nào cạnh tranh cả.
- Thức ăn bị tuyệt chủng: Có một số nghiên cứu cho rằng sự tuyệt chủng của một vài loài cá voi đã dẫn đến sự tuyệt chủng của cá mập khổng lồ tiền sử. Cá mập hiện đại không thể to được vì thiếu các loài cá voi sống tại khu biển nhiệt đới. Cá voi hiện đại có tập tính du cư đến các vùng biển cực để ăn uống và sinh sản và sống ở đó hết mùa hè.
- (Vũ Minh Phong)

Theo tôi là do thực vật thời cổ đại lớn, hơn nữa hoá thạch lớn dễ được phát hiện và dễ gây được sự chú ý của chúng ta hơn. - (Quoc Thinh)

tôi k hiểu sâu về vấn đề này nhưng được biết động vật cổ đại có kích thước khổng lồ vì vào thời kì đó lượng oxi trong không khí cao gấp nhiều lần so vs ngày nay nên các loài động vật và cả côn trùng đều to lớn. - (tuan anh)

Theo mình có 4 yếu tố chính : thức ăn, không khí, nhiệt độ và mức cạnh tranh
Về thức ăn : Thời cổ đại, động vật ăn cỏ cũng như ăn thịt được cung cấp nguồn thức ăn dồi dào, không như động vật hiện đại, nguồn thức ăn luôn thiếu VD : nguồn thức ăn của cá mập hiện đại chỉ là những con cá nhỏ, còn thức ăn của cá voi chỉ là sinh vật phù du (nhuyễn thể); các loài tôm, tép tí hon; một vài loài cá nhỏ và phân hải cẩu.
Về không khí : thời cổ đại là thời kỳ rất giầu Oxy, hàm lượng Oxy trong không khí tời 35% thay vì 21% như bây giờ, nồng độ Oxy cao sẽ giúp sự trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn. Có lẽ bạn sẽ thắc mắc chúng to như thế thì hô hấp kiểu gì ? , chúng có hệ thống ống dẫn khi chạy xuyên suốt cơ thể, một số loại còn có thể hô hấp qua xương như khủng long… .
Về nhiệt độ : Như bạn biết động vật máu lạnh thường phát triển về thể tích cơ thể khi nhiệt độ nóng lên mà thời kỳ Đại Trung Sinh nhiệt độ lại rất nóng, nên thời kỳ Đại Trung Sinh các loài động vật đạt max về cơ thể.
Mức cạnh tranh : Giống như con người, động vật cũng phải thay đổi để thích nghi với môi trường, đối thủ, thức ăn….
Mình nghĩ đó là 4 yếu tố chính - (Nam Việt)

do lạnh - (Misery)

Vì khí hậu khắc nghiệt, lạnh giá, cơ thể to lớn để giá lạnh không xuyên thấu cơ thể -> để tồn tại. - (Quyền Trịnh)

Du tru thuc an giong nhu gau ngu dong - (cuong)

Vì ngày xưa đất đai rộng lớn nên cơ thể của chúng cũng có thước dài vai rộng! - (Hé Hà)

Từ khi có con người.lên các loài động vật dù to đến đâu cũng phải chết.hoắc bé lại để lân tránh sự huỷ diệ của con người..!loài voi thì bị thuần hoá để phục vụ lợi ích.còn loài nào không thuần thì bị thịt hết.không được sống tự do sinh trưởng nữa.may và con người không bơi được như cá.không thì biển cũng mất hết cá voi cá mập - (Tiến minh)

vì hàm lượng oxi, trong bầu khí quyển, có hàm lượng cao hơn mức bình thường gấp nhiều lần so với hiện tại.
Số lượng thảm thực vật đĩnh cao của sự phát triển, động vật ăn thực vật có kích khổng lồ như khủng long ăn cỏ... - (Đặng Thiện Nghĩa)

Vì thức ăn hồi đó rất dồi dào, vì vậy mới có kích thước to lớn. Trong quá trình tiến hóa, nhiều động vật do thiếu đói, đã tự tiến hóa cơ thể nhỏ lại để phù hợp với điều kiện thức ăn thiếu thốn, và điều kiện sống thay đổi. - (Tình yêu)

Vì thời đó không khí chưa ô nhiễm, khí quyển chứa rất nhiều oxy, không chỉ động vật mà cả thực vật cũng phát triển khổng lồ. - (alabama)

hình như thời tiền sử tỉ lệ oxy trong không khí cao hơn bây h nhiều...kích thích sự tăng trưởng hết cỡ của các loài sinh sống - (Phuc Nguyen)

Thời cổ đại, lượng oxy trong không khí rất lớn (chiếm khoảng 20%), rừng nhiệt đới bao phủ phần lớn châu lục (các lục địa lúc này vẫn chưa tách ra) tạo nên môi trường nóng ẩm, giàu dinh dưỡng cho các loài động thực vật phát triển, có kích thước khổng lồ. - (Huỳnh Bích Hoà)

Don gian thoi. Do mat do oxy day dat - (emailtac)

vi lúc đó chưa có người săn bắt nên to như vậy ,còn hiện nay săn bắn nhiều nên phải nhỏ lại để dể lẫn trốn - (hoaiviet)

Vì lúc đó chưa có con người - (dluy llong)

Kích thước động vật có tỉ lệ tương quan với mật độ động vật trên hành tinh. Thời cổ đại diện tích trái đất vẫn như bây giờ nhưng mật độ sinh vật thì chỉ = 1/10000 hiện nay nên các sinh vật cổ phải có kích thước khổng lồ để hòng lấp bớt phần nào diện tích đất trống. Ngày nay, diện tích trái đất vẫn thế nhưng mật độ sinh vật tăng thêm gấp 10000 lần khi xưa nên kích thước động vật phải thu nhỏ bớt lại. - (anhduoao)

vi luc do chua co con nguoi san bat nen tu do tien hoa ! - (Minh Phan)

vì hồi đó đất rộng thức ăn nhiều, còn bây giờ thì đô thị hóa hết rồi. - (vunhuhuong)

Lúc đó các sinh vật sinh sống thoải mái, ít bị uy hiếp đến tính mạng, thức ăn dồi dào nên rất dễ phát triển thể hình.
Ngày nay, một số sinh vật có xu hướng nhỏ hơn về kích thước để tránh bị thác, săn bắn! Cái này khoa học đã chứng minh rồi - (Thien loi)

Tôi nghĩ thời xưa lạnh hơn bây giờ nên động vật thường có kích thước to theo quy luật Bergmann: nhiệt độ môi trường càng cao thì kích thước của động vật càng giảm. Do lạnh nên chúng cần ăn nhiều ,cần năng lượng để giữ ấm và tồn tại qua mùa đông. Thời đó cũng có nhiều loại thực vật khổng lồ, nên theo quy luật chọn lọc tự nhiên, những loài động vật ăn cỏ cũng phải to lớn thì mới với tới đc những cây cao, động vật ăn thịt thì những con to khỏe mới ăn thịt đc những con ăn cỏ to khỏe khác.Một phần ĐV thời nay nhỏ hơn do trong vụ va chạm thiên thạch vào trái đất, do có kích thước khổng lồ nên những con vật này bị chết ( vì nhiều nguyên nhân như ko thích nghi đc nhiệt độ thay đổi, thiếu thức ăn...), những loài vật nhỏ hơn thì có thể trốn tránh đễ dàng nên sống sót đc (VD: thằn lằn, cá sấu....), do đó hậu duệ sau này chủ yếu từ những ĐV có gen kích thước nhỏ. - (nnes)

Ngày xưa thức ăn nhiều dinh dưỡng , bảo đảm vệ sinh nên đv thời đó phát triển hơn cũng là điều dễ hiểu. - (huy)

rất đơn giản là vì hồi xưa thức ăn dồi rào, nơi ăn chốn ở rộng rãi ,còn này nay thức ăn thiếu thốn , chỗ ở càn hạn hẹp... - (người lạc loài)

Vì lượng oxi trong không khí thời cổ cao hơn nhiều so vs thời nay - (trường)

Mục đích chính là sự cạnh tranh sinh tồn, chúng phải to hơn để chống lại những con thú khác, để ít bị ăn thịt hơn hoặc để dễ dàng giành được một "người bạn đời" . Chính vì lý do này mà các động vật cổ đại có xu hướng ngày càng to ra hơn bao giờ hết, nhưng càng to ra thì càng cần nhiều thức ăn hơn nên xu hướng này không thể tiếp tục mãi. Mặc khác, chu kì sinh sản lại dài hơn nên dễ bị tổn thương bởi sự thay đổi của môi trường vì nó không thể thích ứng một cách nhanh chóng. Điều này dẫn đến các loài lớn bị tuyệt chủng một cách đột ngột, và các con vật nhỏ hơn sẽ lên tiếp quản. - (Đặng Diệp Tường Vy)

đơn giản thôi bạn !!! vì hồi đó nồng độ oxi trong không khí chiếm được 35% lại nguồn thức ăn dồi dào thì các loại động vật sẽ thích nghi theo đó mà biến đổi thành khổng lồ - (kenjypham90@gmail.com)

Theo mình các loài động vật cổ đại có kích thước khổng lồ do điều kiện sinh sống của chúng hay chính xác là khí hậu thời kì chúng sống lý tưởng hơn so với môi trường hiện tại.Ví dụ thời kì khủng long sống khí hậu ấm áp hơn,nhiều thức ăn hơn.Một loài phát triển đến đỉnh cao, (ở đây là kích thước) khi môi trường sống đạt đến mức lý tưởng.Ở thời kì này không chỉ khủng long có kích thước khổng lồ mà côn trùng, thực vật cũng có kích thước rất lớn.Tuy nhiên kích thước lớn lại là nhược điểm chí mạng khi thời tiết thay đổi đột ngột.Chính thiên thạch va chạm vào trái đất đã là khí hậu trái đất thay đổi đột ngột và không còn 'lý tưởng' với chúng nữa. - (bluesky280689)

Đất rộng, người thưa nên động vật cổ đại tha hồ phát triển. - (thaibinhduong01)

Đầu tiên phải nói với bạn rằng không phải tất cả các loài động vật cổ đại đều có kích thước khổng lồ. Có rất nhiều loại động vật rất nhỏ bé. Tùy vào thời kì của trái đất mà sẽ có những loài động vật khổng lồ riêng .Chúng chưa hẳn đã sống cùng thời với nhau và có thể đã tuyệt chủng từ rất lâu khi loài kia xuất hiện.
Ví dụ như khủng long thực chất là tên của những loài bò sát vĩ đại thời kì mà trái đất khô nóng , lượng oxy đậm đặc nên giống dương xỷ thích nghi tốt , phát triển mạnh mẽ và ngày càng to lớn cũng là thức ăn của bò sát ăn cỏ chúng là động vật biết nhiệt , da vảy nên thích nghi tốt nhất với môi trường đó , phát triển nở rộ, và trở lên khổng lồ hàng trăm triệu năm mà không có đối thủ . Tuy nhiên sự cạnh tranh giữa chúng hoặc một thảm họa tự nhiên hay thay đổi môi trường nào đã đã làm chúng suy giảm kích thước hoặc biến mất . Cùng với đó , loài thú như chúng ta thấy ngày nay thích nghi với môi trường mới , lạnh hơn và phát triển , nếu môi trường tốt và không thay đổi, thì tương lai các loài thú cũng to lớn hệt như vậy. - (Hưng Nguyễn)

vì lượng ô xy trong không khí ngày xưa nhiều hơn bây giờ. - (Tuấn Anh)

em nhớ không nhầm có nghe chương trình nào đó giải thích vì ngày trước lượng oxy cao gấp 3 lần bây giờ nên các loài có kích thước khổng lồ - (Anh Núi)

Cái này cũng dễ hiểu thôi bạn: Nó là liên kết chuỗi thức ăn, tự vệ. Thời đó cây cối cao to thi nhau phát triển, động vật ăn cỏ, lá cây muốn vươn tới thì phải phát triển về chiều cao cái này đồng nghĩa với chiều rộng. Động vật ăn thịt muốn ăn con vật khác thì cũng phải phát triển đến mức to nhất định để bắt tiêu diệt con mồi. Về tự vệ thì con vật càng to thì khả năng tự vệ càng lớn. Trải qua cả triệu năm nên các loài phát triển đến mức khổng lồ. - (liên thông điên)

vì lúc đó con người bé hơn bây giờ - (Trinh Hoang Vu)

Khổng lồ chỉ là khái niệm mà chúng ta (những sinh vật nhỏ bé hơn) nhìn lại ở thời điểm hiện tại. Kích thước của động vật thời cổ đại là sự ngẫu nhiên của thế giới tự nhiên chứ không vì 1 lý do nào cả. - (Tùng)

that ra ban cu so sanh giua tay va ta, tai sao cung mot nguon goc cai gi cua tay cung to hon cua ta. vi moi truong song thoi - (chuanh duc)

vì lúc đó thức ăn nhiều bạn ạ, và lãnh thổ rộng lớn, nó ảnh hưởng rất lớn đến kích thước của động vật, giống như ngày nay, con người vn hiện t

0