18/06/2018, 16:54

Văn minh phương Tây: Cuối thời kỳ Trung Cổ (TK 14, 15)

Châu Âu cuối Tk 14 đầu TK 15 GS. Eugen Weber Lê Quỳnh Ba biên tập Đó là khoảng thời gian chiến tranh liên miên. Nổi loạn trong thành thị và dị giáo trong Nhà thờ, 1 quảng thời gian đầy xung đột cay đắng, cả trong và ngoài nước, khi con người bắt đầu nắm lấy vận mệnh cuộc ...

e1400

Châu Âu cuối Tk 14 đầu TK 15

GS. Eugen Weber

Lê Quỳnh Ba biên tập

Đó là khoảng thời gian chiến tranh liên miên. Nổi loạn trong thành thị và dị giáo trong Nhà thờ, 1 quảng thời gian đầy xung đột cay đắng, cả trong và ngoài nước, khi con người bắt đầu nắm lấy vận mệnh cuộc đời mình “Cuối thời kỳ Trung cổ”

  1. Các cuộc chiến tranh lớn của cuối thời Trung cổ.
las_navas_de_tolosa

Reconquista – “tái chinh phục”

Châu Âu, Bây giờ chúng ta ở TK 14 và 15, cuối thời kỳ Trung cổ. Đó là khoảng thời gian biến động của những nền kinh tế mới, thế lực mới và sự hình thành một kiểu nhà nước mới. Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ tiếp nối những tăm tối trước đó chiến tranh liên miên, cái nghèo vây hãm, dịch bệnh hoành hành. Có thể là thời kỳ quá độ, những giai đoạn nào cũng đều là thời quá độ. Đây là khoảng thời gian biến động, nhưng chắc không ai muốn sống thời đó.

Bần nông chiếm 80 – 90 % và tiếp tục giữ tỉ lệ cao như thế cho đến tận TK 19. Quý tộc và tăng lữ vẫn có nhiều của cải và quyền lực. Họ giữ được vị thế trong 1 thời gian dài nữa. Tuy nhiên, thương mại và việc hình thành các thành thị đã làm chuyển biến cơ bản châu Âu. Tầng lớp thượng lưu, thương nhân, nhân dân thành thị nói chung đã mang đến những điều mới mẻ như tiền tệ, kinh tế, tư bản, đầu tư. Khái niệm thời gian, lợi nhuận, giờ công và sự phân chia giai cấp xã hội mới cùng với mặt trái của nó. Trật tự xã hội phong kiến cũ mang nặng tư tưởng thần quyền bị phá vỡ. Tệ hơn là tự nó phân thành nhiều mảnh trong các cuộc chiến tranh và xung đột. Ví dụ cuộc đấu tranh lâu dài tranh để giành ưu thế giữa Giáo hoàng Ý và Hoàng đế Đức. Những vị hoàng đế mất dần thế lực khi phí phạm sức lực tranh chấp ngoại bang, trong khi lẽ ra nên tập trung giải quyết các vấn đề nội địa. Những từ như German hay Germany là những từ tốc ký ngắn gọn. Trên thực tế, có 240 bang; hàng trăm lãnh chúa phong kiến nửa độc lập; hàng tá những thành thị năng động, bất trị rãi khắp bờ biển Baltic đến biển Bắc dọc theo bờ sông Rhine, Danube, các thung lũng, cũng như các lãnh địa của Hoàng gia Habsurg ở Bohemia và Áo. Chỉ có 1 vài trong đó hữu hảo với nhau.

Cuộc Chiến tranh Trăm năm:

knight (8).jpg

Vào TK 14, điểm nhấn tập trung vào Pháp. Ở đây diễn ra 1 cuộc xung đột nảy lửa khác “Cuộc Chiến tranh Trăm năm” từ 1337 đến 1453 hầu như không gián đoạn. Tranh giành ngôi hoàng đế Pháp giữa Anh và Pháp, nhưng cũng là giữa các bè phái ủng hộ chế độ phong kiến trên khắp nước Pháp, đặc biệt là Burgundy và Flanders. Khi cuối cùng quân Anh bị đánh bật khỏi lãnh thổ Pháp. Thì đất nước là 1 đống đổ nát. Sói hoang đi lại vật vờ trong những ngôi làng vườn cây và cánh đồng bỏ hoang. Tệ hơn nữa, những kẻ vụ lợi nhân cơ hội này tìm đồ lương thực khan hiếm ở nông thôn; đất bỏ hoang biến thành rừng, cây bụi hoặc đầm lầy. Khi chiến tranh kết thúc giữa TK 15, dân số nước Pháp chỉ còn từ 1/3 đến 1 nửa so với 150 năm trước. Nhưng đó không hoàn toàn là lỗi của người Anh. Trong vòng 40 năm sau 1348, nạn dịch hạch giết rất nhiều người hơn bất kỳ cuộc chiến tranh nào. Nhiều nơi, chết 1 nửa dân. Sự thật đau lòng là số hộ gia đình của Pháp 1789 chỉ nhiều hơn năm 1328, 10%.

Tương tự, chi phí cho chiến tranh cũng ngốn hết nhiều tài nguyên mà lẽ ra nên dành cho sản xuất. Rèn kiếm, không còn sắt rèn lưỡi cày. Xây lâu đài và thành trì không thể xây nhà máy, cầu đường, cũng không thể tái thiết những công trình bị phá hủy. Mà tất nhiên không chỉ giá trị vật chất. Khi chiến tranh kéo dài liên miên, trật tự phong kiến tự nó bộc lộ những điểm yếu. Chủ nghĩa phong kiến coi trọng quân sự. Nhưng phương thức tuyển quân ngắn hạn không có nhiều tác dụng trong cuộc chiến không điểm dừng này, nên người ta kéo dài hạn tòng quân và huấn luyện quân lính bài bản hơn Trang bị cho quân lính và vũ khí của họ chuyên biệt bao nhiêu và tình cờ xuất hiện Pháo thì càng cần nhiều chi phí bấy nhiêu. Nhà nước càng áp đặt nhiều thuế dẫn đến đè nén cơ cấu xã hội bởi thuế không nằm trong bất cứ giao kèo phong kiến vốn chủ yếu là trao đổi hàng hóa, dịch vụ.

Chế độ quân chủ Anh và Pháp sống sót qua khỏi thời kỳ rối ren này bằng cách lôi kéo quý tộc và ở hết mức gắn cho họ những chức danh cho sự cống hiến. Thuế mới chỉ đánh vào dân thường là nguồn thu cho bảo trợ hoàng gia rất hấp dẫn đối với quý tộc và là miếng mồi nhử bọn họ phục vụ lợi ích nhà vua. Tất nhiên, thuế cũng gây sức ép lên nền kinh tế. Giữa bối cảnh đói nghèo và chiến tranh việc tiêu dùng xa hoa cho tầng lớp quý tộc này lại càng gây chú ý hơn. Trang phục lộng lẫy đắt tiền, mũ của quý bà, quý cô cao đến nỗi vào 1418, phải nâng cao cửa chính của lâu đài hoàng gia Pháp lên. Và việc này diễn ra giữa thời kỳ chiến tranh khốc liệt nhất. Mặc dù có những điều ngu ngốc lố bịch như thế, người Pháp vẫn cố đánh đuổi được quân Anh ra khỏi bờ cõi đất nước 1453, ngoại trừ 1 tiền đồn của quân Anh ở Calais. Thắng lợi lừng lẫy này bị khuất bóng bởi 1 chiến thắng khác thậm chí còn lớn hơn thế rất nhiều trong ngay năm đó.

Tiêu diệt tận gốc 1 đế chế – Byzantium:

fall of byzantine.jpg

Chạng vạng ngày 29/5/1453 người dân Constaintinople hướng về tường thành TP khóc xin Đức Mẹ Maria cứu vớt. Trong suốt 50 ngày, 160.000 người Thổ Nhĩ Kỳ cùng nhau cầu nguyện. Họ không có đủ nam giới để tham gia buổi cầu nguyện và để chiến đấu chống lại 130 khẩu thần công hạm đội 250 tàu chiến. Một giờ sáng, cuộc thảm sát người Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu. Đến trưa ngày 30/5, Byzantium bị xóa sổ sau hơn 1000 năm tồn tại.

Tuy nhiên, ở phương Tây, sự sụp đổ của Byzantium, dường như chẳng đáng chú ý. Châu Âu còn việc khác phải làm. Giữa TK 15, người Anh bận rộn với nội chiến của mình, giành quyền kế vị, chiến tranh Hoa Hồng. Hoa hồng trắng của  dòng họ York và hồng đỏ của dòng họ Lancaster. Đó là câu chuyện dài bi thương của tàn sát, chết chóc, tranh đấu và phản bội, kết thúc vào 1485, khi người kế tục cuối cùng mang dòng máu Lancaster sống sót. Henry Tudor thắng trận Bosworth và trở thành vua Henry VII. Điểm tích cực duy nhất trong Chiến tranh Hoa Hồng là quý tộc của những bên tham chiến tử nạn đáng kể. Một phần năm đất ở Anh thành đất vô chủ. (Đau thương. Ra đi, không bao giờ về. Bỏ lại tài sản, đất đai). Vua Henry VII liệt chúng vào tài sản hoàng gia, để tăng cường sức mạnh cho ngôi vị của ông bằng chi phí của địa chủ phong kiến.

  1. Phục hồi kinh tế ở châu Âu vào cuối thời Trung Cổ.

medieval-towns-2-with-labels.jpg

Cuối cùng, đến cuối TK 15, châu Âu mới bắt đầu hồi phục, sau gần 200 năm chiến tranh và dịch bệnh. Đất đai được tu bổ; canh tác, thành thị lại mọc lên. Thành phố cở nhỏ như Basel, 8 – 9 000 dân; cỡ trung bình như Nurnberg có 25 K dân, TP lớn Cologne, Bruges, Ghent khoảng 50 K dân. Ý với những thành phố cực lớn Milan, Venice, Florence từ 75 K – 100 K dân.

Tầng lớp trung lưu: Trong khi chiến tranh TK 14 và 15 đã bắt đầu xóa bỏ dần sự cao quý cũng như quyền lực của nhà vua, những thành phố này vẫn tiếp tục phát triển, bởi giờ đây đã xuất hiện 1 tầng lớp xã hội mới chống phong kiến kịch liệt: tầng lớp trung lưu. Các thành phố và thị trấn chững lại khi kinh tế và an ninh suy yếu vào TK 14. Vào TK 16, chúng phát triển trở lại, và xuất hiện nhiều cư dân thành thị giàu có ở Ý và Đức, những nơi chính phủ trung ương hoặc là suy yếu hoặc là không tồn tại. Người ta thành lập cơ sở chính quyền thành phố ở Anh và Pháp nhưng với mức độ thấp hơn. Họ trở thành đồng minh của nhà vua chống lại quý tộc phong kiến. Giai cấp thượng lưu thành thị không chỉ kiếm tiền mà còn chuyển sang mảng chính trị, thể hiện việc triều đình hoàng gia nơi họ có thể tận dựng sự bảo trợ. Bên cạnh đó khi tầng lớp này tăng lên về số lượng, kinh tế thương mại phát triển, cuộc sống vùng nông thôn cũng bị tác động. Nhu cầu lương thực thực phẩm, và nguyên liệu thô khiến cho người nông dân không chỉ lao động để kiếm kế sinh nhai đơn thuần nữa. Giá cả tăng lên, lượng tiền tệ cũng nhiều lên, người nông dân có điều kiện mua tự do cho mình, bán sức lao động hay chuyển đến thành thị. “Không khí thành thị khiến con người cảm thấy tự do”.

  1. Một số các nhà lãnh đạo và nhà tư tưởng tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất của thời Trung cổ.

belliniprocessional.jpg

 Hình thành giai cấp trung lưu: Rất nhiều điều xảy ra trong giai đoạn này, bao gồm thời Phục hưng, Cải cách. Đây là dấu hiệu cho thấy sự phát triển của giai cấp trung lưu thành thị. Vào những năm 1300, 1400, gia đình dân thường được mang họ. Điều này khiến nhân phẩm họ được nâng thêm 1 bậc mới. Cũng trong thời gian này, nhiều người xuất thân bình dân bắt đầu được ghi nhận và có quyền lực. Ví dụ điển hình nhất là những lãnh tụ vĩ đại của Ý, TK 14, 15, tên Condottieri. Ông Francesco Sforza, gia đình ông thống trị cả Milan. Cha ông chỉ là nông dân. Ông John Hawkood, con 1 người thợ thuộc da, trở thành tướng quân của Florence. Ông kết hôn với con gái 1 hầu tước. Erasmo Gattmela và Bartolomeo Colleoni, xuất thân bình dân trở thành tướng quân Venice. Trước đó, chỉ có những hoàng đế Rome mới được dựng tượng tưởng nhớ, nhưng giờ đây, những người xuất thân như trên cũng có thể có vinh dự của những hoàng đế. Ý nghĩa hơn là những công dân thành thị giàu có đã chiến đấu chống lại địa chủ phong kiến được phong tước vị. Dick Whittington được thưởng tiền đồ sộ và trở thành Công tước Richard Whittington, Thị trưởng London. Kể từ đó người ta có thể phong hầu tước ở Anh. Sau năm 1500, vào thời đại Tudor, tất cả các Bộ trưởng lớn của Anh như Thomas Cromweii, William Cecil và con cháu họ trở thành tầng lớp trung lưu mới chứ không phải là quý tộc phong kiến nữa.

Điểm mấu chốt ở đây không phải là những con người tân tiến đứng lên hàng ngũ phía trước, bởi đó là vị trí đương nhiên của họ và thời đại nào cũng có tầng lớp thượng lưu, quý tộc mới. Họ mang tới cả mặt tích cực và tiêu cực cho xã hội. Vấn đề là ở phương thức họ đi lên ở giai cấp họ đại diện và hệ tư tưởng họ ủng hộ. Bởi giờ đây, thay vì lấy thước đo tài sản là tuấn mã và gươm giáo, người ta tính bằng vàng, bằng tín dụng và công ty thương mại.

 Bây giờ cũng không còn là thời kỳ các hiệp sĩ cưỡi ngựa đi khắp đất nước mà là người lao động, với số lượng ngày càng tăng lên và thợ học việc đi kiếm việc làm. Trật tự phong kiến đã bị lật đổ. Sức lao động không bị bó buột như trước nữa. Người ta tìm được nguồn lao động giá rẻ, để từ đó kiếm về món tư bản khổng lồ của TK 15. Đầu cơ tích trữ trở nên thịnh hành. Một số nhà buôn TK 14, tung tin đồn chiến tranh sắp xảy ra để giảm giá len. Cũng có vô số lời phàn nàn việc thu gom mua hết 1 loại hàng hóa đầu cơ giành độc quyền. Những chủ tạp phẩm danh tiếng hiện tại đều là hậu bối của những nhà đầu cơ như thế. Rồi đầu cơ nhà đất. Việc này không hề tồn tại từ đế chế La Mã sụp đổ, rồi tích lũy điền trang thay quảng canh bằng nông nghiệp tâp trung. Hễ nơi nào nuôi cừu lợi nhuận hơn trồng trọt là người ta bỏ hoang đất đai. Có khi hàng ngàn mẫu trang trại chỉ do 1 vài người và 1 chú chó trông nom. Tá điền phải rời khỏi nông trang của mình, gia nhập quân đội ngày càng đông đảo, gồm những công nhân tiềm năng, binh lính, người lang thang và thậm chí cả tội phạm.

Vì thế, có câu nói: “Cừu ăn thịt người, chứ không phải người ăn thịt cừu” hay chính xác hơn là “người ăn thịt người”. Độc ác và tàn nhẫn hơn bao giờ hết. Trong giai đoạn này có thể thấy, sự xuất hiện hình hài kinh tế tư bản chủ nghĩa và sự mất đi của thời Trung cổ. Đặc điểm quan trọng trong biến đổi này, không phải là suy xét xem nó tốt hay xấu mà đó là sự biến đổi và nó đặt ra vấn đề trật tự xã hội phong kiến trước đó, vấn đề mà người ta chưa hề đặt ra. Họ phẩn uất với những tội ác xã hội trước chấp nhận và cất lên thành tiếng nói.

  1. Những đóng góp của Thomas Aquinas đến tư tưởng chính trị.

Thomas-Aquinas-Ceasefire-3.jpg

Trong 1 thế giới mà số phận con người không còn bị chôn vùi nữa. Dân nghèo bây giờ nắm giữ trách nhiệm với sự nghèo khó của mình và với những vấn đề khác nữa. Dẫn đến tình trạng châu Âu bước vào 1 giai đoạn xung đột xã hội. Đặc biệt, TK 14 đầy rẫy bạo loạn, công nhân chống lại ông chủ, doanh nghiệp nhỏ chống lại doanh nghiệp lớn, bần nông chống lại địa chủ. Người dân chống lại thuế khóa và người thu thuế. Gay gắt nhất là nổi dậy trong thành thị, bởi đó là nơi tập trung những thành phần bất mãn sẵn sàng chống lại bất cứ thứ gì và cũng là nơi nổi dậy, cần 1 hệ tư tưởng chủ đạo, biến thành niềm tin dị giáo chống lại giáo lý nhà thờ Trung cổ. Nổi dậy đã là sai trái rồi, niềm tin sai lệch còn tồi tệ hơn. Không may, quyền tự do ngôn luận ở châu Âu không thể sánh với quyền trấn áp bình ổn xã hội. Cho nên niềm tin dị giáo làm hại những tín đồ của họ nhất là khi nó có dạng 1 cuộc nổi dậy của người nghèo chống lại chính quyền.

* Để đối phó với dị giáo và đói nghèo. Nhà thờ thiết lập nhiều dòng tu mới. Nổi bật là dòng Francis đứng về phía dân nghèo và ngược lại, dòng Dominich, rất nhanh tạo thành phe đối lập. Thánh FRANCIS, sinh 1182 – 1226, là người sáng lập dòng tu mang tên Người. Là con trai 1 thương gia giàu có ở Ý, khi còn trẻ là 1 công tử hòa hoa. Và thuyết giảng của ông phản ảnh điều này. Nhiều khái niệm hào hoa trái ngược hoàn toàn thơ ca Trung cổ. Ông theo đuổi Lady Sự nghèo khó kết bạn với loài vật thể như sống trong truyện cổ tích. Ông có giọng điệu hài hước, các tín đồ cũng vậy. Thánh Dominich (1170 – 1221), quý tộc Castilian điềm đạm và giản dị hơn Francis rất nhiều, không phải là 1 công tử hòa hoa. Ông hứng thú với giáo dục, sự hòa hợp tâm linh và trí tuệ.

*Vào TK 13, thẩm tra viên dị giáo được phong chức bắt tay vào điều tra, chấm dứt tình trạng dị giáo, hầu hết bọn họ thuộc dòng Dominich. Một thầy tu dòng Dominich ở Florence tên Savoranola, có lẽ là người kế tục điển hình nhất của dòng tu này về mặt tâm linh. Năm 1494, ông thiết lập chế độ thần quyền hà khắc ở Florence và 4 năm sau phải chịu hình phạt hỏa thiêu, bởi chính những người trước đây ủng hộ ông.

* Thầy dòng tu Dominich vĩ đại nhất, tuy nhiên lại là 1 người ít điển hình nhất: Aquinas. Thánh Thomas Aquinas mất 1274. Aquinas không hẳn là 1 nhà thuyết giáo mà đúng hơn là 1 triết gia. Ông tìm ra sự hài hòa giữa lý trí và niềm tin. Theo Aquinas, việc con người thấu hiểu ý chí của Chúa Trời không phụ thuộc vào thiên khải huyền diệu nào cả. Trái lại, Chúa Trời tạo ra con người có lý trí để có thể hiểu và nắm giữ tương lai. Chúa Trời cũng sinh ra con người tự do để anh ta sống hòa thuận với thiên nhiên với xã hội hiện thực và sự thiêng liêng của Người. Bạn có thể thấy tư tưởng này phù hợp với thời đại như thế nào, 1 thời đại vẫn mang đậm màu sắc tôn giáo. Nhưng con người trong thời đại đó đã bắt đầu giành lấy định mệnh của bản thân vào tay mình.

Tuy nhiên đây cũng là thời đại xung đột giữa giáo hoàng và nhà vua, giữa sức mạnh tôn giáo và sức mạnh hiện hữu. Nói 1 cách châm biếm thì Aquinas, nhà thần học Thiên Chúa giáo vĩ đại đặt nền móng trí tuệ vững chắc cho 1 chính quyền hiện hữu và lí trí do vua chúa nắm giữ công lý, nhưng không hoàn toàn chuyên quyền, mà dựa trên nhưng quy trình logic, có thể dự trù và mang tính hệ thống như luật lệ La Mã TK 2 hiện đang được khám phá, nghiên cứu ở các trường đại học hiện đại.

* Aquinas đã đặt ra 1 nguyên lý nhân quyền không bị bác bỏ bởi thần quyền. Giáo hoàng là hiện thân của Chúa trên Trái đất, nhà thờ là nơi linh thiêng diễn ra các hoạt động tâm linh. Nhưng để tốt cho người dân thì họ nên tuân thủ chính quyền thực tại hơn là tâm linh. Hơn nữa, luật pháp và công lý, khi Aquinas nhìn nhận dưới góc độ lý trí của Chúa Trời thì con người có thể đạt được, đơn giản chỉ dùng chính lý trí của bản thân. Và điều này, đến lượt nó, có nghĩa là đơn giản tất cả các con người có lý trí đếu có thể đạt được, cho dù là tín đồ Thiên Chúa giáo hay ngoại Đạo. Nếu bạn muốn cố gắng đưa ra lý lẽ gì đó thì ánh sáng của lý trí không phụ thuộc vào Nhà Thờ mà sáng trong cả nhân loại và cả nhân loại sống trong cùng 1 cộng đồng. Ngày nay chúng ta có xu hướng coi đó là những lý lẽ sáo rỗng, nhưng suy nghĩ về cộng đồng người này mang tính cấp tiến tiềm năng trong 1 xã hội phân chia giai cấp rạch ròi

17-5-2016

Nguồn : 52 tập phim Văn Minh Phương Tây

Hiệp Hội Bảo tàng Nghệ thuật Đô Thị.

GS Eugen Weber, Giảng viên môn Lịch sử, U.C.L.A., Los Angeles

0