Vấn đề 10: Vấn đề Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Nhà nước xã hội chủ nghĩa – Nhà nước XHCN là tổ chức mà thông qua đó, Đảng của giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội; là một tổ chức chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của CNXH; là một kiểu nhà nước mới, thay thế cho nhà nước tư ...

Nhà nước xã hội chủ nghĩa

– Nhà nước XHCN là tổ chức mà thông qua đó, Đảng của giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội; là một tổ chức chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của CNXH; là một kiểu nhà nước mới, thay thế cho nhà nước tư sản nhờ kết quả của cuộc cách mạng XHCN; là hình thức chuyên chính vô sản được thực hiện trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

– Theo quan điểm của chủ nghĩa Marx – Lenin, về căn bản có sự thống nhất giữa nhà nước XHCN và nhà nước chuyên chính vô sản. Sự thống nhất này được thể hiện cả về bản chất, mục tiêu và chức năng, nhiệm vụ cũng như phương thức hoạt động của nó.

– Nhà nước XHCN là một trong những tổ chức cơ bản nhất của hệ thống chính trị XHCN, nhà nước XHCN là tổ chức thể hiện và thực hiện ý chí quyền lực của nhân dân. Đó là một công cụ quản lý do chính đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân tổ chức ra nhằm thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân, và cũng thông qua đó, giai cấp công nhân và chính đảng của mình thực hiện sự lãnh đạo đối với toàn xã hội trong quá trình bảo vệ và xây dựng CNXH. Chính vì vậy, nhà nước XHCN vừa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máy hành chính, vừa là tổ chức quản lý kinh tế, văn hóa xã hội của nhân dân, được thể hiện tập trung qua hai chức năng chủ yếu của nó, đó là chức năng thống trị giai cấp và chức năng xã hội.

Xem thêm:

– Nhà nước XHCN nằm trong nền dân chủ XHCN và hệ thống chính trị XHCN. Đã là một loại hình nhà nước dân chủ thì nó có kế thừa và phát huy các thành quả chung – những giá trị của quá trình phát triển dân chủ mà nhân loại đã sản sinh ra. Nhà nước XHCN cũng do nhân dân bầu cử ra và có thể bãi miễn nó. Nhà nước XHCN cũng kế thừa tính hợp lý về cơ cấu tổ chức có tính pháp quyền của nhà nước dân chủ tư sản: cũng có các cơ quan lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Chính phủ) và tư pháp (Toà án, Viện kiểm sát…). Tất nhiên, về bản chất, mục tiêu, quyền lực, lợi ích… thì khác về căn bản so với nhà nước “tam quyền phân lập tư sản”.

* Chức năng:

– Chức năng, nhiệm vụ của nhà nước XHCN biểu hiện tập trung ở việc quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực bằng pháp luật.
– Chức năng giai cấp của nhà nước XHCN được thể hiện:
+ Tổ chức, xây dựng toàn diện xã hội mới.
+ Sử dụng những công cụ bạo lực đã có trong tay để đập tan sự phản kháng của kẻ thù chống lại sự nghiệp xây dựng CNXH, bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước, giữ vững an ninh xã hội.

K.Marx cho rằng sở dĩ giai cấp vô sản cần sử dụng công cụ bạo lực để bảo vệ thành quả cách mạng của mình vì chính giai cấp tư sản không cần đắn đo trong việc sử dụng những biện pháp cứng rắn nhất nhằm khôi phục lại trật tự TBCN của chúng.

Tiếp tục phát triển lý luận về chuyên chính vô sản trong thời kỳ trực tiếp lãnh đạo quá trình xây dựng xã hội mới trong điều kiện có sự chống đối mạnh mẽ tới mức nội chiến do lực lượng phản cách mạng và 14 nước đế quốc cấu kết với nhau gây ra, V.I.Lenin đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện cưỡng bức như là lý do tồn tại của nhà nước nhằm chuyển từ CNTB lên CNXH.

– Chức năng tổ chức, xây dựng mang tính sáng tạo nhằm cải biến xã hội cũ, xây dựng xã hội mới XHCN và cộng sản chủ nghĩa.

Bạo lực, trấn áp là cái vốn có của mọi nhà nước, do đó, bạo lực, trấn áp cũng là cái vốn có của nhà nước XHCN. Tuy nhiên các nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx – Lenin đều cho rằng với bản chất của nhà nước vô sản, thì việc tổ chức, xây dựng mang tính sáng tạo nhằm cải biến xã hội cũ, xây dựng xã hội mới XHCN và cộng sản chủ nghĩa là chức năng căn bản, chủ yếu của nhà nước XHCN.

Xem thêm:

Ngay từ năm 1847, F.Engels đã nêu ra 12 nhiệm vụ mà giai cấp công nhân phải thực hiện sau khi giành được chính quyền, thì tất cả các nhiệm vụ đó đều trực tiếp liên quan tới tổ chức, xây dựng xã hội mới.

Năm 1848, khi xác định những nấc thang, những giai đoạn phát triển của một cuộc cách mạng xã hội do giai cấp công nhân lãnh đạo nhằm đi tới giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và phát triển toàn diện con người, K.Marx và F.Engels đều cho rằng, việc công nhân giành lấy quyền lực nhà nước mới chỉ là giai đoạn đầu tiên. Giai đoạn tiếp theo là, phải sử dụng quyền lực nhà nước “để tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất”. Như vậy, rõ ràng chức năng tổ chức và xây dựng phải là chức năng chủ yếu của nhà nước của giai cấp công nhân.

Phát triển quan điểm của K.Marx và F.Engels, V.I.Lênin khẳng định: việc tích cực xây dựng chủ nghĩa cộng sản, sáng tạo ra một xã hội mới là chức năng bức bách, quan trọng của nhà nước XHCN, quan trọng hơn cả việc đập tan sự phản kháng của giai cấp tư sản.

* Nhiệm vụ:

– Từ hai chức năng trên, nhà nước XHCN có những nhiệm vụ chính là:
+ Quản lý kinh tế, xây dựng và phát triển kinh tế.
+ Cải thiện không ngừng đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
+ Quản lý văn hóa – xã hội, xây dựng nền văn hóa XHCN, thực hiện giáo dục – đào tạo con người phát triển toàn diện, chăm sóc sức khỏe nhân dân…
+ Ngoài ra, nhà nước XHCN còn có chức năng, nhiệm vụ đối ngoại nhằm mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau vì sự phát triển và tiến bộ xã hội đối với nhân dân các nước trên thế giới.

– Từ thực tế xây dựng xây dựng xã hội mới ở nước Nga Xô viết, Lenin đã làm rõ nhiệm vụ của nhà nước vô sản trên hai lĩnh vực kinh tế và xã hội.
+ Đối với lĩnh vực kinh tế: nhà nước vô sản phải nhanh chóng phát triển mạnh số lượng sản phẩm, củng cố kỷ luật lao động mới và nâng cao năng suất lao động được xem là nhiệm vụ quan trọng.
+ Đối với lĩnh vực xã hội: Phải xây dựng được quan hệ xã hội mới, hình thành những tổ chức lao động mới có khả năng phối hợp những thành tựu mới nhất của khoa học và kỹ thuật, tập hợp đông đảo những người lao động; cải tạo dần tầng lớp tiểu sản xuất hàng hoá thông qua một công tác tổ chức lâu dài.

Đề cập chức năng tổ chức xây dựng của Nhà nước chuyên chính vô sản, V.I.Lenin dành sự chú ý đặc biệt cho nhiệm vụ quản lý. Sau khi giành được chính quyền, theo V.I.Lenin, vũ khí duy nhất mà nhờ đó giai cấp vô sản có thể chiến thắng giai cấp tư sản là quản lý. Trong nhiệm vụ quản lý toàn diện đời sống xã hội, V.I.Lenin xem quản lý nhà nước trong thời kỳ chuyên chính vô sản thực chất là quản lý kinh tế. Nhìn nhận nhiệm vụ này từ góc độ đấu tranh giai cấp, góc độ chính trị, V.I.Lenin quan niệm: nhiệm vụ căn bản của mọi xã hội quá độ chuyển sang chế độ XHCN là ở chỗ giai cấp vô sản thống trị… phải chiến thắng giai cấp tư sản… tức là chúng ta phải đạt được chiến thắng đó trong lĩnh vực tổ chức kinh tế quốc dân, tổ chức sản xuất, trong lĩnh vực kiểm kê và kiểm soát có tính chất toàn dân.

Bạn có thể xem lại toàn bộ câu hỏi và đáp án chi tiết của môn Chủ nghĩa Mac – Lênin tại: 

0