Vấn đề 4: Khái niệm tư bản, tư bản bất biến và tư bản khả biến
Vấn đề 4: Khái niệm tư bản, tư bản bất biến và tư bản khả biến, tư bản cố định và tư bản lưu động – Khái niệm tư bản: Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của người công nhân. Sơ đồ biểu thị sự phân chia tư bản: Chủ đề liên quan: ...
Vấn đề 4: Khái niệm tư bản, tư bản bất biến và tư bản khả biến, tư bản cố định và tư bản lưu động
– Khái niệm tư bản: Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của người công nhân.
Sơ đồ biểu thị sự phân chia tư bản:
Chủ đề liên quan:
Tư bản bất biến và tư bản khả biến
Để sản xuất giá trị thặng dư, nhà tư bản phải ứng trước tư bản để mua tư liệu sản xuất và sức lao động, tức là tư bản tiền tệ đã được chuyển hóa thành hai hình thức khác nhau của tư bản sản xuất. Người ta gọi chúng là: Tư bản bất biến và Tư bản khả biến. Mỗi bộ phận tư bản ấy có vai trò khác nhau trong quá trình làm tăng thêm giá trị
Khái niệm
– Tư bản bất biến: Bộ phận tư bản dùng để mua tư liệu sản xuất (tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất) mà giá trị được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm, tức là giá trị không thay đổi về lượng trong quá trình sản xuất
+ Ký hiệu: c
+ Các bộ phận cấu thành:
- Máy móc, nhà xưởng: tham gia vào quá trình sản xuất nhưng chuyển giá trị từng phần vào sản phẩm dưới dạng khấu hao hữu hình và vô hình (c1).
- Nguyên, nhiên, vật liệu: chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm trong quá trình sản xuất (c2).
+ Đặc điểm:
- Giá trị của chúng được bảo tồn và chuyển dịch nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm
- Giá trị TLSX được bảo tồn dưới hình thức giá trị sử dụng mới.
– Tư bản khả biến: Bộ phận tư bản ứng trước dùng để mua hàng hoá sức lao động. Bộ phận này không biểu hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng, người công nhân làm thuê đã sáng tạo ra một giá trị mới, lớn hơn giá trị của sức lao động, tức là có sự biển đổi về số lượng.
+ Ký hiệu: v
+ Hình thức biểu hiện: tiền lương.
+ Quá trình vận động: Diễn ra trên hai mặt
- Một mặt, giá trị của nó biến thành các tư liệu sinh hoạt và biến đi trong quá trình tiêu dùng của công nhân.
- Mặt khác, bằng lao động trừu tượng, người công nhân tạo ra giá trị mới không những đủ để bù đắp sức lao động của mình, mà còn có giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
Do đó, bộ phận tư bản này đã có sự biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất.
Bạn có thể xem lại toàn bộ câu hỏi và đáp án chi tiết của môn Chủ nghĩa Mac – Lênin tại: