Câu 35: Ý thức và nguồn gốc ý thức theo Triết học Mac-Lênin
Quan điểm của triết học Mác-Lênin về ý thức, nguồn gốc ý thức và tính năng động của nó trong tác động qua lại các quá trình vật chất khách quan. Ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận của quan điểm đó. Trả lời 1. Quan điểm của triết học Mác-Lênin về ý thức, nguồn gốc ý thức và tính năng ...
Quan điểm của triết học Mác-Lênin về ý thức, nguồn gốc ý thức và tính năng động của nó trong tác động qua lại các quá trình vật chất khách quan. Ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận của quan điểm đó.
Trả lời
1. Quan điểm của triết học Mác-Lênin về ý thức, nguồn gốc ý thức và tính năng động của nó trong tác động qua lại các quá trình vật chất khách quan:
– Ý thức là sự phản ánh mang tính năng động và sáng tạo của hiện thực khách quan vào óc người. Ý thức tuỳ phục thuộc vào năng lực phản ánh của chủ thể, tâm trạng của chủ thể phản ánh và mục đích phản ánh.
– Ý thức có nguồn gốc tự nhiên và xã hội:
+ Nguồn gốc tự nhiên:
- Ý thức là đỉnh cao trong sự tiến hoá một loại thuộc tính chung mà mọi dạng vật chất đều có là thuộc tính phản ánh.
- Phản ánh là khái niệm dùng để chỉ khả năng và năng lực thực tế của hệ thống vật chất này có thể tái tạo được một số đặc điểm, thuộc tính của hệ thống vật chất khác khi chúng tác động qua lại với nhau.
+ Nguồn gốc xã hội:
- Trong lao động và thông qua lao động mà các giác quan phản ánh của con người ngày càng hoàn thiện hơn. Bằng lao động con người tác động vào sự vật làm bộc lộ ra thuộc tính ẩn dấu bên trong nhờ vậy con người phản ánh được cái thuộc tính ấy. Chính hiểu biết đó tạo nên nội dung căn bản của hiểu biết của con người về sự vật.
- Ngôn ngữ giúp con người phản ánh gián tiếp sự vật, truyền đạt hiểu biết cho nhau, cho các thế hệ sau, nhờ vậy nhận thức của con người về sự vật ngày càng phong phú sâu sắc hơn.
Xem lại bài trước:
– Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức – vấn đề cơ bản của triết học
+Vật chất quyết định ý thức: quyết định sự ra đời của ý thức, quyết định nội dung của ý thức bởi ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất vào não người, quyết định sự vận động và phát triển của ý thức.
+ Ý thức tác động trở lại các quá trình vật chất khách quan:
- Ý thức góp phần thúc đẩy cũng như kìm hãm sự vận động và phát triển của vật chất.
- Mức độ tác động của ý thức đến vật chất phục thuộc: mức độ tính đúng đắn hay sai lầm của ý thức, khả năng thâm nhập cuả nó vào quần chúng, năng lực tổ chức thực tiễn trên cơ sở ý thức đó.
2. Ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận
– Để nhận thức đúng sự vật, chúng ta phải quán triệt quan điểm về tính khách quan của sự xem xét. Khi xem xét một sự vật phải tôn trọng khách quan, nó như thế nào phải phản ánh nó đúng như thế, không thêm bớt gì sự vật.
– Trong thực tiễn, nhằm cải tiến sự vật, một mặt chúng ta phải xuất phát từ kháhc quan, tôn trọng khách quan, lấy đó làm cơ sở cho hoạt động có ý thức của con người đồng thời ra sức phát huy nội lực của nhân tố chủ quan của tri thức.
Bạn có thể xem lại toàn bộ câu hỏi và đáp án chi tiết của môn Chủ nghĩa Mac – Lênin tại: