Vấn đề 9: Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân.

Tính tất yếu của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp khác trong cách mạng XHC N + Khi tổng kết thực tiễn phong trào công nhân ở châu Âu, nhất là ở Anh, Pháp cuối thế kỷ XIX, K.Marx và F.Engels đã khái quát thành lý luận về liên minh công, nông và các tầng lớp ...

Tính tất yếu của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp khác trong cách mạng XHCN

+ Khi tổng kết thực tiễn phong trào công nhân ở châu Âu, nhất là ở Anh, Pháp cuối thế kỷ XIX, K.Marx và F.Engels đã khái quát thành lý luận về liên minh công, nông và các tầng lớp lao động khác. Các ông đã chỉ ra nguyên nhân chủ yếu của thất bại trong các cuộc đấu tranh là do giai cấp công nhân không tổ chức được mối liên minh với “người bạn đồng minh tự nhiên” của mình là giai cấp nông dân. Do vậy, trong các cuộc đấu tranh này, giai cấp công nhân luôn đơn độc và cuộc cách mạng vô sản đã thất bại.

+ Trong giai đoạn cao của CNTB – chủ nghĩa đế quốc, V.I.Lenin đã vận dụng và phát triển lý luận của K.Marx và F.Engels:

  • Trong Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga (1917).
  • Trong thời kỳ đầu của thời kỳ quá độ, không chỉ có liên minh công, nông mà còn liên minh với các tầng lớp lao động khác.
  • Ngay cả trong chuyên chính vô sản, V.I.Lenin khẳng định: “Chuyên chính vô sản là một hình thức đặc biệt của liên minh giai cấp giữa giai cấp vô sản, đội tiên phong của những người lao động, với đông đảo những tầng lớp lao động không phải vô sản (tiểu tư sản, tiểu chủ, nông dân, trí thức, v.v.)”.

Xem thêm: 

+ Trong một nước nông nghiệp đại đa số dân cư là nông dân thì vấn đề giai cấp công nhân liên minh với họ là điều tất yếu. V.I.Lenin đặc biệt lưu ý mối liên minh công, nông trong các giai đoạn xây dựng CNXH: “Nguyên tắc cao nhất của chuyên chính là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân để giai cấp vô sản có thể giữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước”. Qua mối liên minh này, lực lượng đông đảo nhất trong xã hội là nông dân, công nhân được tập hợp về mục tiêu chung là xây dựng CNXH, vì lợi ích của toàn thể dân tộc. Đây là điều kiện để giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo. Đó chính là tính tất yếu về mặt chính trị – xã hội, là yếu tố tiên quyết.

+ Mục tiêu của cuộc cách mạng XHCN không phải là duy trì giai cấp, duy trì nhà nước mà tiến lên xây dựng một xã hội không còn giai cấp, không còn nhà nước. Điều đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở xây dựng khối liên minh công – nông vững chắc, vì có như vậy mới lôi kéo nông dân, đưa nông dân đi theo con đường XHCN.

Nội dung liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân

+ Liên minh về chính trị:

  • Trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền: Giai cấp công nhân với giai cấp nông dân liên minh nhằm giành lấy chính quyền về tay giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động.
  • Trong quá trình xây dựng CNXH: liên minh về chính trị giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân là cùng nhau tham gia vào chính quyền nhà nước từ cơ sở đến trung ương, cùng nhau bảo vệ chế độ XHCN và mọi thành quả cách mạng, làm cho nhà nước XHCN ngày càng vững mạnh.
  • Tuy nhiên, liên minh về chính trị giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân không phải là sự dung hòa lập trường tư tưởng giữa công nhân với nông dân mà phải trên lập trường chính trị của giai cấp công nhân. Có như vậy giai cấp nông dân mới đi lên sản xuất lớn XHCN được.
  • Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân trở thành cơ sở vững chắc cho nhà nước XHCN, tạo thành nòng cốt trong mặt trận dân tộc thống nhất.

+ Liên minh về kinh tế:

  • Đây là nội dung cơ bản nhất, quyết định nhất, vì có liên minh về kinh tế chặt chẽ mới thực hiện được liên minh trong các lĩnh vực khác.
  • V.I.Lenin đã chỉ ra nội dung chủ yếu của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân trong quá trình xây dựng CNXH là phải kết hợp đúng đắn và đảm bảo được lợi ích giữa: nhà nước, xã hội và các giai cấp trong xã hội. Nếu kết hợp đúng đắn các lợi ích kinh tế của các giai cấp trong xã hội, nó sẽ trở thành một động lực to lớn thúc đẩy xã hội phát triển, ngược lại, nó trở thành lực cản đối với sự phát triển của xã hội.
  • Yêu cầu: Muốn thực hiện được sự liên minh về kinh tế giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, Đảng của giai cấp công nhân và nhà nước XHCN phải thường xuyên quan tâm tới xây dựng một hệ thống chính sách phù hợp đối với nông dân, nông nghiệp và nông thôn.
  • Vai trò: V.I.Lenin cũng cho rằng thông qua sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân về kinh tế từng bước đưa nông dân đi theo con đường XHCN bằng cách từng bước đưa họ vào con đường hợp tác xã với những bước đi phù hợp.

+ Liên minh về văn hóa – xã hội:
Nội dung văn hóa xã hội là một nội dung quan trọng trong cách mạng XHCN vì:

  • CNXH được xây dựng trên một nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Những người mù chữ, những người có trình độ văn hóa thấp không thể tạo ra được một xã hội như vậy. Vì vậy, công nhân, nông dân, những người lao động khác phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ văn hóa.
  • CNXH với mong muốn xây dựng một xã hội nhân văn, nhân đạo, quan hệ giữa con người với con người, giữa dân tộc này với dân tộc khác là quan hệ hữu nghị, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó chỉ có thể có được trên cơ sở một nền văn hóa phát triển của nhân dân.
  • CNXH tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân lao động tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý nhà nước. Nhân dân muốn thực hiện được công việc quản lý của mình cần phải có trình độ văn hóa, phải hiểu biết chính sách, pháp luật.

Yêu cầu

+  Phải thường xuyên giáo dục chủ nghĩa Marx – Lenin trong công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động.
+  Phải khắc phục tâm lý tiểu nông và những tư tưởng phản động, lạc hậu.
Theo V.I.Lenin, cuộc đấu tranh khắc phục những tư tưởng lạc hậu, bảo thủ, trì trệ, thói quan liêu cửa quyền là một công việc khó khăn, vì “kẻ thù ở ngay chúng ta là CNTB vô chính phủ và việc trao đổi hàng hóa một cách vô chính phủ”. Đây là kẻ thù dấu mặt, chúng ta khó nhận ra và phải trải qua một thời kỳ lâu dài, “…không thể thực hiện nhanh được như nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ quân sự”.

Những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân:

+ Phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp trong khối liên minh công – nông.
V.I.Lenin cho rằng xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân không có nghĩa là chia quyền lãnh đạo của hai giai cấp này mà phải đi theo đường lối của giai cấp công nhân.

Giai cấp nông dân là giai cấp gắn với phương thức sản xuất nhỏ, cục bộ, phân tán, không có hệ tư tưởng độc lập. Do đó, chỉ đi theo hệ tư tưởng của giai cấp công nhân mới có thể tiến lên nền sản xuất lớn XHCN. V.I.Lenin khẳng định: “…chỉ có sự lãnh đạo của giai cấp vô sản mới có thể giải phóng quần chúng tiểu nông thoát khỏi chế độ nô lệ tư bản và dẫn họ tới CNXH”.

Chủ đề tiếp theo: 

+ Phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện.
V.I.Lenin đã nhiều lần nhắc nhở những người cộng sản ở Nga là phải bằng những việc làm cụ thể để cho giai cấp nông dân thấy rằng đi với giai cấp vô sản có lợi hơn đi với giai cấp tư sản, từ đó, họ tự nguyện đi với giai cấp công nhân. Có thực hiện trên tinh thần thự nguyện thì khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân mới bền vững và lâu dài.

+ Phải kết hợp đúng đắn các lợi ích của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân có những lợi ích cơ bản là thống nhất: họ đều là những người lao động, đều bị bóc lột dưới CNTB. Sự thống nhất lợi ích này tạo điều kiện thực hiện sự liên minh giữa họ.

Song giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân là những chủ thể kinh tế khác nhau. Giai cấp công nhân đại diện cho phương thức sản xuất mới cộng sản chủ nghĩa. Giai cấp nông dân gắn với chế độ tư hữu nhỏ. Mà chế độ tư hữu nhỏ thì mâu thuẫn với phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa là xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.

Do vậy cần phải quan tâm giải quyết mâu thuẫn này, phải thường xuyên phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh và giải quyết kịp thời, phải chú ý tới những lợi ích thiết thực của nông dân.

Sau nội chiến ở Nga, V.I.Lenin đã áp dụng chính sách kinh tế mới (NEP), thay chính sách trưng thu lương thực thừa bằng chính sách thuế lương thực. Nhà nước quy định nghĩa vụ đóng thuế lương thực cho nông dân, sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế – người nông dân có thể tự do trao đổi phần lương thực thừa. Điều đó đã phát huy được tính tích cực của người nông dân, đã nhanh chóng đưa nước Nga thoát khỏi những khó khăn sau thời kỳ nội chiến. V.I.Lenin cho rằng: “Chúng ta phải để cho nông dân, với tư cách là người sản xuất nhỏ, có được một phạm vi tự do khá lớn. Không nâng cao kinh tế nông dân, chúng ta không thể giải quyết được tình hình lương thực”, “cần phải có những nhượng bộ nhất định đối với nông dân và trong một chừng mực nhất định”.

Bạn có thể xem lại toàn bộ câu hỏi và đáp án chi tiết của môn Chủ nghĩa Mac – Lênin tại: 

0