18/06/2018, 11:34

Văn bia đề danh tiến sĩ khoa thi hội năm Kỷ Sửu niên hiệu Minh Mệnh năm thứ 10 (1829)

Ban đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 1 người NGUYỄN ĐĂNG HUÂN 阮登勳 1 Cử nhân, người xã Hương Ngải huyện Thạch Thất phủ Quốc Oai trấn Sơn Tây, sinh năm t Sửu, thi đỗ năm 25 tuổi. Ban đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân 8 người BÙI NGỌC QUỸ 裴玉櫃 ...

Ban đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân1 người

NGUYỄN ĐĂNG HUÂN 阮登勳1 Cử nhân, người xã Hương Ngải huyện Thạch Thất phủ Quốc Oai trấn Sơn Tây, sinh năm t Sửu, thi đỗ năm 25 tuổi.

Ban đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân8 người

BÙI NGỌC QUỸ 裴玉櫃2, Cử nhân, người xã Hải Thiên huyện Tiên Lữ phủ Khoái Châu trấn Sơn Nam, sinh năm Bính Thìn, thi đỗ năm 34 tuổi.

PHẠM THẾ HIỂN 笵世顯3, Cử nhân, người xã Luyến Khuyết huyện Đông Quan phủ Thái Bình trấn Nam Định, sinh năm Quý Hợi, thi đỗ năm 27 tuổi.

NGUYỄN TRỮ 阮佇4, Cử nhân, người thôn Bình Vọng huyện Thượng Phúc phủ Thường Tín trấn Sơn Nam, sinh năm Giáp Tý, thi đỗ năm 26 tuổi.

TRƯƠNG QUỐC DỤNG 張國用5, Cử nhân, người xã Phong Phú huyện Thạch Hà phủ Hà Thanh trấn Nghệ An, sinh năm Đinh Tị, thi đỗ năm 33 tuổi.

PHẠM THẾ LỊCH 笵世歷6, Cử nhân, người xã Quần Mông huyện Giao Thuỷ phủ Thiên Trường trấn Nam Định, sinh năm Tân Hợi, thi đỗ năm 39 tuổi.

NGÔ THẾ VINH 吳世榮7, Cử nhân, người xã Bái Dương huyện Nam Chân phủ Thiên Trường trấn Nam Định, sinh năm Quý Hợi, thi đỗ năm 27 tuổi.

PHẠM QUÝ 8 , Cử nhân, người xã Kim Đôi huyện Võ Giàng phủ Từ Sơn trấn Bắc Ninh, sinh năm t Sửu, thi đỗ năm 25 tuổi.

TRẦN HUY PHÁC 陳輝樸9, Cử nhân, Hội nguyên, người xã Đông Luỹ huyện Đông Thành phủ Diễn Châu trấn Nghệ An, sinh năm Đinh Tị, thi đỗ năm 33 tuổi.

Bia truy khắc ngày lành tháng 3 niên hiệu Minh Mệnh năm thứ 12 (1831).

Chú thích:

1. Nguyễn Đăng Huân (1805-1838) người xã Hương Ngải huyện Thạch Thất phủ Quốc Oai trấn Sơn Tây (nay thuộc xã Hương Ngải huyện Thạch Thất tỉnh Hà Tây). Cử nhân năm Mậu Tý (1828). Ông làm quan Tri phủ Điện Bàn, sau thăng Lang trung Bộ Lễ. Sau khi mất, ông dược nhân dân Điện Bàn rước về thờ ở văn từ của phủ. Sinh thời, ông là người sống thanh liêm, chí công vô tư.

2. Bùi Ngọc Quỹ (1796-1861) người xã Hải Thiên huyện Tiên Lữ phủ Khoái Châu trấn Sơn Nam (nay thuộc xã Hải Triều huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên).Cử nhân năm Mậu Tý (1828). Ông giữ các chức quan, như Hàn lâm viện Biên tu, Tri phủ Triệu Phong, Viên ngoại lang Bộ Công, Lang trung Án sát Quảng Trị, Biện lý Bộ Công, Hữu Thị lang, Tham tri Bộ Hình và Bộ Lễ, Tả Phó Đô Ngự sử, Sử quán Biên tu, Hàn lâm viện Trực học sĩ, Tả tham tri Bộ Lại, Án sát Tuyên Quang, Tuần phủ hộ lý Tổng đốc Bình Phú (Bình Định và Phú Yên) và được cử làm Phó sứ (năm 1848) sang nhà Thanh (Trung Quốc). Sau khi mất, ông được tặng chức Tổng đốc.

3. Phạm Thế Hiển (1803-1861) người xã Luyến Khuyết huyện Đông Quan phủ Thái Bình trấn Nam Định (nay thuộc xã Thụy Phong huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình). Cử nhân năm Mậu Tý (1828). Ông làm quan Tham tri Bộ Binh và Bộ Hình, Tham tán quân vụ.

4. Nguyễn Trữ (1804-?) người thôn Bình Vọng huyện Thượng Phúc phủ Thường Tín trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây). Cử nhân năm t Dậu (1825). Ông làm quan Án sát. Ông nguyên tên là Nguyễn Tông, vì kiêng huý nên đổi là Nguyễn Trữ.

5. Trương Quốc Dụng (1797-1864) hiệu Phong Khê , tự là Nhu Trung và Dĩ Hành , người xã Phong Phú huyện Thạch Hà phủ Hà Thanh trấn Nghệ An (nay thuộc xã Thạch Kim huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh).Cử nhân năm t Dậu, niên hiệu Minh Mệnh thứ 6 (1825). Ông giữ các chức quan, như Hàn lâm viện Biên tu, Lang trung Bộ Hình, Viên ngoại lang Bộ Hộ, n sát Quảng Ngãi và Hưng Yên, Tả Thị lang Bộ Lễ, Tả tham tri Bộ Công, Thượng thư Bộ Hình kiêm Quốc sử Tổng tài, Thống đốc quân vụ đại thần, Hiệp biện Đại học sĩ. Sau ông được điều ra Quảng Yên để đánh cuộc nổi dậy của Tạ Văn Phụng và bị tử trận. Sau khi mất, ông được truy tặng hàm Đông các Đại học sĩ và đưa vào thờ ở đền Trung Nghĩa.

6. Phạm Thế Lịch (1791-?) người xã Quần Mông huyện Giao Thuỷ phủ Thiên Trường trấn Nam Định (nay thuộc Xuân Phong huyện Xuân Thuỷ tỉnh Nam Định). Cử nhân năm Mậu Tý (1828). Ông làm quan Tổng đốc Bắc Ninh.

7. Ngô Thế Vinh (1803-1856) hiệu là Trúc Đường,Dương Đình , Khúc Giang và tự là Trọng Nhượng,Trọng Dực , Trọng Phu, người xã Bái Dương huyện Nam Chân phủ Thiên Trường trấn Nam Định (nay thuộc xã Nam Dương huyện Nam Trực tỉnh Nam Định). Cử nhân năm Mậu Tý, niên hiệu Minh Mệnh thứ 9 (1828). Ông giữ các chức quan, như Hàn lâm viện Biên tu, Tri phủ Định Viễn, Lang trung Bộ Lễ, sau bị phạm lỗi trong khi chấm thi nên đã bị cách quan tước. Ông về quê mở trường dạy học, học trò theo ông nhiều người thành đạt. Vua Tự Đức biết tiếng ông là người tài giỏi bèn cho khôi phục danh hiệu Tiến sĩ và cho trở lại làm quan, nhưng ông từ chối vì tuổi đã cao và xin về quê dạy học.

8. Phạm Quý (1805-?) người xã Kim Đôi huyện Võ Giàng phủ Từ Sơn trấn Bắc Ninh (nay thuộc xã Kim Chân huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh). Cử nhân năm Mậu Tý (1828). Ông giữ các chức quan, như Hàn lâm viện Biên tu, Tri phủ Diên Khánh, Án sát Lạng Sơn và Bình Định, Thị lang Bộ Binh, Hữu tham tri Bộ Lễ, thăng Tổng đốc Bình Phú.

9. Trần Huy Phác (1797-?) người xã Đông Lũy huyện Đông Thành phủ Diễn Châu trấn Nghệ An (nay thuộc huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An). Cử nhân năm Tân Tị (1821). Ông giữ các chức quan, như Tri phủ Ninh Thuận, Viên ngoại lang Bộ Lại, Lang trung Bộ Lại, Án sát Lạng Sơn, Thanh Hóa và Quảng Bình, Bố chánh Cao Bằng. Sau khi mất, ông được tặng chức Chủ sự Bộ Lễ.

0