18/06/2018, 11:33

Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Đinh Mùi niên hiệu Hồng Đức năm thứ 18 (1487)

Trời mở thái bình thịnh trị muôn năm cho nước nhà, tất sinh hiền tài để giúp nước. Đó là vì sự hưng thịnh của trị đạo, giáo hóa có gốc ở sự thu dùng hiền tài. Có nhiều hiền tài hay không là do ở sự giáo dưỡng. Kinh Thi có câu: "Hiền sĩ tuấn kiệt, sinh ở nước vua" 1 . Lại có câu: " Chu ...

Trời mở thái bình thịnh trị muôn năm cho nước nhà, tất sinh hiền tài để giúp nước. Đó là vì sự hưng thịnh của trị đạo, giáo hóa có gốc ở sự thu dùng hiền tài. Có nhiều hiền tài hay không là do ở sự giáo dưỡng. Kinh Thi có câu: "Hiền sĩ tuấn kiệt, sinh ở nước vua"1. Lại có câu: " Chu vương tuổi cao, lẽ nào không trồng người". Như vậy, mở nền trị bình lâu dài, nếu không có nhiều nhân tài thì sao mà làm được?

Kính nghĩ thánh triều:

Thái Tổ Cao hoàng đế từ lúc mới thay đổi mệnh trời, sáng lập triều đại đã lấy việc xây học hiệu, giáo dưỡng hiền tài làm việc trước tiên. Liệt thánh nối truyền trước hết lo mở khoa thi chọn kẻ sĩ, xếp đặt quan tước, qui mô thật rộng lớn.

Hoàng thượng trung hưng, mở rộng quy mô, luôn nghĩ cầu trị, sẵn lòng dùng Nho, đến nay đã 28 năm, mở khoa thi lớn cả thảy chín lần. Bèn đến tháng 3 năm Đinh Mùi niên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1486), Bộ Lễ theo lệ cũ, vâng mệnh thánh minh, thi Hội các sĩ nhân trong nước, lựa chọn hạng ưu tú được 60 người.

Ngày mồng 7 tháng 4, Hoàng thượng ngự ở hiên điện, ra câu hỏi về đạo trị nước. Sau khi xem quyển thi, lại gọi các sĩ nhân hạng ưu vào cửa Nguyệt Quang, đích thân xét định thứ bậc. Lấy Trần Sùng Dĩnh đỗ đầu, Nguyễn Đức Huấn đỗ thứ hai, Thân Cảnh Vân đỗ thứ 3, đều ban cho hạng Tiến sĩ cập đệ; bọn Vũ Cảnh 30 người được ban Tiến sĩ xuất thân; bọn Phạm Trân 27 người được ban đồng Tiến sĩ xuất thân. Đó là sự tuyển chọn rất thận trọng vậy.

Ngày mồng 4 tháng 5, Hoàng thượng ngự điện Kính Thiên, loa truyền gọi tên người thi đỗ, các quan mặc triều phục chúc mừng, rước bảng vàng treo ngoài cửa Đông Hoa. Sĩ tử, dân chúng kéo nhau đến xem, đều bảo: đời thánh văn minh, nhân tài đông đảo, thật là cuộc gặp gỡ tốt đẹp của đời thịnh. Việc ban thưởng phẩm vật nghi thức y như điển cũ. Hoàng thượng cho rằng việc ban ân sủng chỉ vẻ vang nhất thời, còn họ tên phải khắc vào bia đá mới có thể truyền tới lâu dài. Bèn sai Bộ Công mài đá đề danh, lại sai thần là Nhân Trung viết bài ký ghi lại sự việc.

Thần trộm nghĩ: Nhân tài phồn thịnh vẫn quan hệ ở khí chất biến hóa của trời đất, nhưng chủ yếu vẫn do ở nền giáo hóa của bậc thánh nhân. Bởi vì khí chất trời đất biến hóa thì nguyên khí hội hợp rồi lan toả bàng bạc khắp nơi, cho nên mới có số nhiều đông đảo. Phải nhờ có giáo hóa của thánh nhân thì văn đức mới được tôi luyện hun đúc, tạo nên cảnh tốt đẹp đượm đà. Khổng Tử nói: "Khoảng đời Đường Ngu là thời thịnh”, đó là do khí chân nguyên hội hợp mà nên chăng? Kinh Thi nói: "Người xưa không biết chán, kẻ tài tuấn giỏi giang"2, đó là sự hun đúc văn đức chăng?

Nay khí hóa thuần nhất rộng tỏa, trị giáo sáng tỏ đẹp cùng trời đất, sự hưng thịnh sánh ngang đời Ngu, Chu. Nhân tài đông đảo hơn thuở trước, kén được người giỏi nhiều gấp mấy ngày xưa, đủ sáng soi cho những thành tựu của nền giáo hóa, là biểu hiện tốt đẹp của nước nhà. Kẻ sĩ được đề danh vào bia đá này, thật may mắn biết bao! Cho nên phải đem lòng trung nghĩa tự hẹn với mình, làm sao danh và thực hợp nhau, làm những việc hợp sở học để làm nên sự nghiệp to lớn quang minh, khiến thiên hạ đời sau phải nhón chân lên mà nhắc nhở thanh danh, mến mộ khí tiết. Ngõ hầu trên không phụ ơn triều đình dưỡng dục, dưới không phụ hoài bão thường ngày thì tấm đá khắc ra sẽ đời đời không mục vậy. Thảng hoặc có người ngoài có vẻ văn chương mà trong đức hạnh thiếu phần tu dưỡng, khiến cho cái mà người ta đọc được trên bia không giống như dư luận mà họ nghe biết, việc làm trái với sở học, làm hủy hoại hạnh kiểm, điếm lụy danh giáo thì là vết nhơ cho tấm đá này. Thế chẳng phải ý nguyện triều đình trông mong ở kẻ sĩ, cũng chẳng phải là cách kẻ sĩ dùng để tự đối đãi mình.

Ôi! Khi nhỏ đi học, khi lớn thực hành, đọc hết kinh sách để đem ra áp dụng hết mức, người ta đều có chí hướng ấy. Vậy thì từ nay về sau, kẻ sĩ sinh ở đời này, đọc bài văn này, nhìn tấm đá này phải nên suy nghĩ thế nào? Kính cẩn chép vào đá, ngõ hầu tỏ ý với tương lai.

Phụng trực đại phu Hàn lâm viện Thừa chỉ Đông các Đại học sĩ Tư chính Thượng khanh Thân Nhân Trung vâng sắc soạn.

Mậu lâm tá lang Trung thư giám Điển thư Nguyễn Cận vâng sắc viết chữ (chân).

Cẩn sự lang Kim quang môn Đãi chiếu Nguyễn Nhân Huệ vâng sắc viết chữ triện.

Bia dựng ngày 15 tháng 8 năm niên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487).

Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, 3 người:

TRẦN SÙNG DĨNH 陳崇穎3 người huyện Thanh Lâm phủ Nam Sách.

NGUYỄN ĐỨC HUẤN 阮德訓4 người huyện Chí Linh phủ Nam Sách.

THÂN CẢNH VÂN 申景雲5 người xã Yên Ninh huyện Yên Dũng.

Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, 30 người:

VŨ CẢNH 武耿6 người huyện Thuỷ Đường phủ Kinh Môn.

NGUYỄN THẨM LỘC 阮審祿7 người huyện Thanh Lâm phủ Nam Sách.

NGUYỄN LÝ TƯỜNG 阮履祥8 người huyện Thanh Oai phủ ng Thiên.

ĐINH TRUNG THUẦN 丁忠純9 người xã Bằng Xá huyện Yên.

BÙI ĐOAN GIÁO 裴端教10 người huyện Bình Hà phủ Nam Sách.

NGUYỄN BẢO KHUÊ 阮寶珪11 người huyện Yên Lãng phủ Tam Đới.

NGÔ HOAN 吳驩12 người huyện Thượng Phúc phủ Thường Tín.

NGUYỄN CẨN LIÊM 13 người huyện Siêu Loại phủ Thuận An.

VŨ TRẬT 武秩14 người huyện Lôi Dương phủ Thiệu Hóa.

VŨ TRIỆT VŨ 武澈瑀15 người huyện Đại An phủ Kiến Hưng.

PHẠM VIỆN 范瑗16 người huyện Vũ Tiên phủ Kiến Xương.

TRỊNH QUỲ 鄭葵17 người huyện Thượng Phúc phủ Thường Tín.

NGUYỄN ỨNG TRIỆU 阮應肇18 người huyện Tứ Kỳ phủ Hạ Hồng.

PHẠM TUẤN 范駿19 người huyện Thanh Lâm phủ Nam Sách.

VŨ LOAN 武鑾20 người huyện Đường An phủ Thượng Hồng.

NGUYỄN LỆ 阮礪21 người huyện Đông Yên phủ Khoái Châu.

NGUYỄN LÝ UYÊN 阮理淵22 người huyện Thanh Đàm phủ Thường Tín.

NGUYỄN THỪA PHỦ 阮承黼23 người huyện Ninh Sơn phủ Quốc Oai.

NGÔ NGỌC 吳鈺24 người huyện Yên Phong phủ Từ Sơn.

BÙI PHỔ 裴溥25 người huyện Nghi Dương phủ Kinh Môn.

NGUYỄN THUẦN HỖ 阮純嘏26 người huyện Thiên Thi phủ Khoái Châu.

PHẠM HẠO 范皞27 người huyện Kim Thành phủ Kinh Môn.

NGUYỄN QUẢNG TRINH 阮廣貞28người huyện Cẩm Giàng phủ Thượng Hồng.

ĐỖ ĐẠT 杜達29 người huyện Thạch Thất phủ Quốc Oai.

TRẦN HOÀNH 陳竤30 người huyện Tứ Kỳ phủ Hạ Hồng.

PHẠM BẢO 范寶31 người huyện Đại An phủ Kiến Hưng.

TRẦN BÂN 陳彬32 người huyện Tân Minh phủ Nam Sách.

VŨ ĐÔN 武惇33 người huyện Đường An phủ Thượng Hồng.

ĐẶNG MINH KHIÊM 鄧鳴謙34 người huyện Sơn Vi phủ Thao Giang.

TRẦN KỲ 陳琦35 người huyện Thiên Bản phủ Kiến Hưng.

Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, 27 người:

PHẠM TRÂN 范珍36 người huyện Thanh Đàm phủ Thường Tín.

NGUYỄN THÔNG DOÃN 阮通允37 người huyện Thanh Oai phủ Ứng Thiên.

NGUYỄN ÚC 阮郁38 người huyện Đông Ngàn phủ Từ Sơn.

PHẠM NẠI 范鼐39 người huyện La Giang phủ Đức Quang.

VŨ PHẤT 武黻40 người huyện An Dương phủ Kinh Môn.

NGUYỄN DUY MINH 阮惟明41 người huyện Giáp Sơn phủ Kinh Môn.

NGUYỄN DIỆU HUY 阮耀輝42 người huyện Thiện Tài phủ Thuận An.

NGUYỄN HANH PHU 阮亨敷43 người huyện Tiên Du phủ Từ Sơn.

NGUYỄN THÙ 阮洙44 người huyện Đông An phủ Khoái Châu.

NGUYỄN NHO TÔNG 阮儒宗45 người huyện Thiên Thi phủ Khoái Châu.

NGUYỄN TỦNG MỤC 阮竦穆46 người huyện Diên Hà phủ Tiên Hưng.

NGUYỄN TUYÊN CẦN 阮宣勤47 người huyện Thanh Lâm phủ Nam Sách.

PHẠM CHÂN 范甄48 người huyện Cẩm Giang phủ Thượng Hồng.

NGUYỄN TUÂN ĐẠO 阮遵道49 người huyện Chí Linh phủ Nam Sách.

ĐOÀN HUỆ NHU 段惠柔50 người huyện Ngự Thiên phủ Tân Hưng.

PHẠM THỊNH 范盛51 người huyện Gia Định phủ Thuận An.

ĐẶNG TÁN 鄧讚52 người huyện Sơn Vi phủ Thao Giang.

ĐỖ THUẦN THÔNG 杜純聰53 người huyện Đông Yên phủ Khoái Châu.

NGUYỄN TRINH BIỂU 阮貞表54 người huyện Yên Lạc phủ Tam Đới.

HOÀNG NGẠN CHƯƠNG 黃彥璋55 người huyện Nghi Xuân phủ Đức Quang.

PHẠM HOÀ XUÂN 范和春56 người huyện Sơn Minh phủ ng Thiên.

NGUYỄN THẬN LỄ 阮慎禮57 người huyện Kim Hoa phủ Bắc Giang.

LƯU TÚC 劉肅58 người huyện Bạch Hạc phủ Tam Đới.

VŨ MẬT 武密59 người huyện Đường An phủ Thượng Hồng.

NGUYỄN NGUNG 阮顒60 người huyện Thạch Thất phủ Tam Đới.

NGUYỄN ÍCH CỮU 阮益61người huyện Vĩnh Xương phủ Phụng Thiên.

TRÌNH CHÍ SÂM 程志森62 người huyện Vĩnh Xương phủ Phụng Thiên.

Đề điệu:

Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân Trung quân Đô đốc phủ Tả Đô đốc Trụ quốc Kinh Dương bá Lê Quyền.

Thượng thư Bộ Hình Trung trinh đại phu Khuông mỹ Thiếu doãn Quách Đình Bảo.

Độc quyển:

Phụng trực đại phu Hàn lâm viện Thừa chỉ Đông các Học sĩ Tư chính Thượng khanh Thân Nhân Trung.

Gia hạnh đại phu Hàn lâm viện Thị độc Đông các Đại học sĩ Khuông mỹ doãn Đỗ Nhuận.

Hữu Thị lang Bộ Binh Hiển cung đại phu Nguyễn Đôn Phục.

Hiển lượng đại phu Hàn lâm viện Thị thư Chưởng Hàn lâm viện sự [...] Sùng văn quán Tú lâm cục Tư huấn Lương Thế Vinh.

Hiển cung đại phu Hàn lâm viện Thị độc Đông các Hiệu thư Đào Cử.

Hiển cung đại phu hữu [...] phường Hữu duyệt thư Ông Nghĩa Đạt.

Giám thí:

Tả Thị lang Bộ Lại Trung trinh đại phu Khuông mỹ Thiếu doãn Bùi Viết Lương.

Ngự sử đài kiêm Đô Ngự sử Hiển cung đại phu Nguyễn Hoằng Thạc.

 

Chú thích:

1. Câu trích trong Kinh thi: “Tư hoàng đa sĩ, sinh thử vương quốc” Hiền sĩ tuấn kiệt, sinh ở nước vua (Đại nhã, Văn vương).

2. Nguyên văn: Cổ nhân vô dịch, dự mao tư sĩ.

3. Trần Sùng Dĩnh (1465-?) người xã Đông Khê huyện Thanh Lâm (nay thuộc xã An Lâm huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương). Ông làm quan Thượng thư Bộ Hộ. Khi mất được dân bản xã phong làm phúc thần.

4. Nguyễn Đức Huấn (?-?) người xã An Đình huyện Chí Linh (nay thuộc xã Nhân Huệ huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương). Ông làm quan Thượng thư, tước Ninh Quận công và từng được cử đi sứ.

5. Thân Cảnh Vân (1463-?) người xã Yên Ninh huyện Yên Dũng (nay thuộc xã Ninh Sơn huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang). Ông là cháu nội Thân Nhân Trung, con của Thân Nhân Tín và làm quan Thị lang.

6. Vũ Cảnh (1462-?) người xã Dưỡng Động huyện Thuỷ Đường (nay thuộc xã Minh Tân huyện Thủy Nguyên Tp. Hải Phòng), trú quán xã Kim Đôi huyện Lang Tài (nay thuộc xã Kim Chân huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh). Ông làm quan Thượng thư kiêm Đô Ngự sử.

7. Nguyễn Thẩm Lộc (1464-?) người xã Đồn Bối huyện Thanh Lâm (nay thuộc xã Nam Hồng huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương). Ông làm quan đến Tham chính. Khi mất, ông được tặng Phó Đô Ngự sử.

8. Nguyễn Lý Tường (?-?) người xã Bình Hà huyện Thanh Oai (nay thuộc huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây). Sự nghiệp của ông hiện chưa rõ.

9. Đinh Trung Thuần (1463-?) người xã Phùng Xá huyện Ý Yên (nay thuộc xã Yên Khánh huyện Ý Yên tỉnh Nam Định). Ông làm quan Thượng thư.

10. Bùi Đoan Giáo (?-?) người xã Đại Điền huyện Bình Hà (nay thuộc xã Hồng Lạc huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương). Ông làm quan Thông chính sứ và từng được cử đi sứ.

11. Nguyễn Bảo Khuê (1456-?) người xã Lý Hải huyện Yên Lãng (nay thuộc Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc). Ông làm quan Tả Thị lang Bộ Hình, Đô đình uý, thành viên Hội Tao Đàn và từng được cử đi sứ.

12. Ngô Hoan (1452-?) người xã Nghiêm Xá huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã Tân Minh huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây). Ông làm quan Đô Ngự sử, thành viên Hội Tao Đàn và từng được cử đi sứ.

 

Hoàng Văn Thường viết 13:37 ngày 30/10/2021

Quê  Cụ Đinh Trung Thuần ngày nay là thuộc xã Yên Bình huyện Ý Yên tỉnh Nam Định chứ không phải là xã Yên Khánh huyện Ý Yên như trong bài viết. Kính mong tác giả đính chính

Hoàng Văn Thường viết 13:41 ngày 30/10/2021

Quê  Cụ Đinh Trung Thuần ngày nay là thuộc xã Yên Bình huyện Ý Yên tỉnh Nam Định chứ không phải là xã Yên Khánh huyện Ý Yên như trong bài viết. Kính mong tác giả đính chính

0