Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Canh Tuất niên hiệu Cảnh Trị năm thứ 8 (1670)
Trời mở cuộc trung hưng, sao Khuê soi đời bình trị. Huyền Tông Mục hoàng đế nối ngôi báu lâu dài, hội hợp nhân dân nhiều mối. Ở ngôi 9 năm, đặt khoa 3 lần, khoa Canh Tuất là khoa thứ 3 vậy. Buổi bấy giờ thực nhờ [ Đại nguyên súy Thống quốc chính Thượng sư Tây vương ] hàm dưỡng hun đúc, ...
Trời mở cuộc trung hưng, sao Khuê soi đời bình trị. Huyền Tông Mục hoàng đế nối ngôi báu lâu dài, hội hợp nhân dân nhiều mối. Ở ngôi 9 năm, đặt khoa 3 lần, khoa Canh Tuất là khoa thứ 3 vậy. Buổi bấy giờ thực nhờ [Đại nguyên súy Thống quốc chính Thượng sư Tây vương] hàm dưỡng hun đúc, khuông phù thành tựu, sau giao trọn quyền cho [Khâm sai Tiết chế Thuỷ bộ chư dinh kiêm Chưởng quyền chính Thái uý Nghi quốc công] cai quản trong ngoài, điều hòa việc nước, ba năm mở một khoa lớn, ý tốt noi theo.
Mùa đông tháng 11 năm ấy thi Hội các cống sĩ trong nước. Sai Phó tướng Thiếu uý Yên Quận công Trịnh Thiện làm Đề điệu, Bồi tụng Tả Thị lang Bồi thị Kinh diên Ngọc Trì tử Nguyễn Quốc Hòe làm Tri Cống cử, Bồi tụng Binh bộ Hữu Thị lang Hải Sơn nam Nguyễn Danh Thực và Bồi tụng Công bộ Hữu Thị lang Mai Lĩnh nam Lê Vinh làm Giám thí, cùng các viên Tuần xước, Khảo thí chia giữ các việc. Bấy giờ người dự thi đông đến trên hai ngàn, thải loại dần, đến khi vào tứ trường chỉ còn trên 600 người mà chọn được hạng xuất sắc 31 người. Nhưng bảng mực nhạt vừa treo lên thì năm cũ vừa hết.
Tháng giêng mùa xuân năm sau là năm Tân Hợi vào Điện thí, ban cho đỗ Tiến sĩ cập đệ hai người: Đệ nhất danh là Lưu Danh Công, Đệ nhị danh là Thiều Sĩ Lâm; ban cho đỗ Tiến sĩ xuất thân là bọn Lê Hữu Danh 2 người; ban cho đỗ đồng Tiến sĩ xuất thân là bọn Lê Hùng Xứng 27 người. Loa truyền xướng danh người thi đỗ, cửa Thái học bảng vàng được yết lên. Sĩ tử kéo nhau đến xem, đều bảo: từ hồi Trung hưng tới nay, mở khoa thi chọn học trò, chưa có khoa nào được nhiều người như thế.
Sau đó lại ban cho áo mũ cân đai, thiết yến, ban thẻ bạc, ơn vinh ban cấp theo thứ bậc khác nhau, nhất nhất đều theo lệ cũ. Nhưng việc khắc đá đề danh chưa kịp cử hành, cũng như mấy khoa gần đây bia vẫn chưa dựng, có lẽ còn chờ để dựng luôn một thể chăng? Thế nhưng lần lữa ngày tháng trôi qua, cho mãi đến ngày nay.
Kính nghĩ: Hoàng thượng bệ hạ sáng suốt ở ngôi, thực nhờ [Đại nguyên súy Thống quốc chính Thượng sư An vương] coi sửa mối nhà, giúp lo việc nước. Mưu lược trị bình đã dốc, trọng đạo sùng Nho càng thêm lưu ý. Vương thượng bèn sai trang hoàng xa giá đến thăm nhà Quốc học. Nhìn thấy quy chế dựng bia, cảm khái nghĩ đến sự chu toàn của những điển chế đã thành pháp, trong lòng nổi dấy thịnh tâm, muốn cho phép xưa sáng lạn. Bèn đặc ban chỉ dụ dựng bia cho các khoa còn thiếu. Lại sai các từ thần chia nhau soạn bài văn bài ký chép rõ sự thật.
Thần giữ chức soạn thuật, kính vâng lời ngọc, mừng thay cho nền tư văn, không dám viện cớ nông cạn vụng về mà từ chối, vậy xin kính cẩn cúi đầu rập đầu dâng lời rằng:
Dựng ngôi nhà, tất phải kén đủ các thứ gỗ quý; trị lý việc nước, ắt phải nhờ sức các bậc hiền tài. Gỗ lạt đủ thì việc cất dựng dễ thành, đông người hiền tài thì sự nghiệp thái bình ắt đến. Cho nên các bậc thánh vương đời xưa không đời nào không cấp bức việc cầu tìm hiền tài, thu dùng kẻ sĩ để ngợi ca tô điểm cho đời thái bình.
Kính nghĩ: Quốc triều mở vận, Thái Tổ Cao hoàng đế sáng nghiệp truyền đời, vừa xếp gươm dẹp trống, chưa kịp nghỉ ngơi đã gấp dựng nhà học, nuôi dưỡng nhân tài. Liệt thánh hoàng đế nắm giữ cơ nghiệp đủ đầy, trị nước đều theo qui củ trước, mà ý muốn đặt khoa thi chọn kẻ sĩ càng thêm tha thiết. Phép tuyển chọn đã rộng mà tinh, ơn đãi rất cao mà rất hậu. Hơn nữa còn đặt ra lệ khắc đá dựng bia ở cửa trường Thái học, đức tôn trọng khuyến khích nhân tài đã hết mức.
Thời bấy giờ, nhờ kén được người giúp sức, làm nền tảng, làm ánh sáng, nước nhà có thể nhón chân lên đời thịnh sáng, hết mực hồn thuần, hết mực lớn lao, cảnh thịnh vượng chẳng đời nào hơn được.
Từ Trung hưng về sau, thánh đế thánh vương nối giữ quy mô pháp độ, dẹp cất việc võ, làm sáng nền văn, nhân tài xuất hiện, khoa mục thịnh hành, việc cầu hiền đãi sĩ so với thời xưa chẳng hề giảm sút. Chỉ từ năm Bính Thân về sau, việc dựng bia đá chưa kịp làm. Há phải đời nay sùng Nho chưa đủ trọng, hay là vì tài lực chưa dồi dào, chính thực là có ý làm rạng rỡ điển chương đời trước còn phải chờ đợi ở đời sau.
Mừng nay các thánh đế thánh vương hòa hợp một lòng, rộng mở mưu lược lớn lao. Phàm những người thi đỗ làm quan trong triều mà được tận mắt nhìn thì thật may mắn biết bao!
Cứ thử xem khoa này, từ khi đỗ đạt ra thi thố tài năng đến nay đã gần bốn kỷ1 rồi, những người được ghi tên vào bia này mười người đến tám chín vị về nhà nghỉ ngơi, mà cây thông già cuối đông giá rét còn có quả lớn đầu cành thì cũng chỉ có vài người.
Hiện làm quan tại chức thì có hai người: một người vượt cấp võ giai mà giữ chức Thự phủ sự; một vị theo văn cấp ra giữ ấn ở quận ngoài, đều là những gương mặt xuất sắc của khoa cử thời bấy giờ. Một vị nữa làm quan Thượng thư, nay đã về trí sĩ. Ôi! Cả thảy 31 người anh hùng vào cuộc, mà nay chỉ lác đác còn lại bấy nhiêu, nếu chẳng phải là những người có lòng chân thành cảm thấu tới trời thì làm sao được như thế! Cho nên, phải nhớ tới lòng trời ưu ái, cám ơn sự biểu dương ngày nay, tuổi già tiết cứng, nêu gương cho phường hậu tiến, hun đúc nên tập tục trung tín liêm sỉ, chớ cậy may mắn mà lợi dụng vơ vét, thế là tốt đẹp trong sự tốt đẹp vậy. Còn những người hậu tiến sờ vào tấm bia này, nhìn thấy tên họ các tiền bối mà cầu tìm thực chất của họ. Người nọ sự nghiệp lớn lao xa rộng, đã sống lâu mà lại mạnh khoẻ thì tiết tháo kinh lịch của người ấy phải như thế nào? Người kia công tích ít ỏi, việc làm nông cạn, có hoa mà chẳng có quả, thì tiết hạnh người ấy xem ra thế nào? Nếu là người thiện thì phải coi làm thầy mà noi theo; nếu là kẻ ác thì phải lấy đó làm răn cho mình, làm sao để không phụ ý khuyến khích hết mực của thánh triều, có như thế ngõ hầu mới được!
Thần kính cẩn làm bài ký.
Cẩn sự lang Hàn lâm viện Hiệu lý Bùi Sĩ Tiêm2 vâng sắc soạn.
Tá lý công thần Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Tham tụng, Thượng thư Bộ Lại kiêm Đông các Đại học sĩ thiếu phó Liêm Quận công Nguyễn Quý Đức vâng sắc nhuận.
Bia dựng ngày 2 tháng 3 niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 13 (1717) Hoàng Việt.
Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, 2 người:
LƯU DANH CÔNG 劉名公3 người xã Phương Liệt huyện Thanh Trì.
THIỀU SĨ LÂM 韶仕琳4 người xã Phúc Thọ huyện Đông Sơn.
Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, 2 người:
LÊ HỮU DANH 黎有名5 người xã Liêu Xá huyện Đường Hào.
VŨ ĐÌNH LÂM 武廷臨6 người xã Mộ Trạch huyện Đường An.
Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, 27 người:
LÊ HÙNG XỨNG 劉雄稱7 người xã Bất Căng huyện Lôi Dương.
NGUYỄN MỸ TÀI 阮美才8 người xã Văn Lâm Trung huyện Quảng Xương.
ĐẶNG ĐÌNH TƯỚNG 鄧廷相9 người xã Lương Xá huyện Chương Đức.
NGUYỄN TẠO 阮造10 người xã Thọ Hạc huyện Đông Sơn.
NGUYỄN TRẠC DỤNG 阮擢用11 người phường Yên Thái huyện Quảng Đức.
NGUYỄN KHUÊ 阮奎12 người xã Vân Điềm huyện Đông Ngàn.
NGUYỄN TIẾN SÁCH 阮進策13 người xã Văn Trưng huyện Bạch Hạc.
NGUYỄN ĐĂNG SĨ 阮登仕14 người xã Phương Quế huyện Thượng Phúc.
TRẦN THỌ 陳壽15 người xã Điền Trì huyện Chí Linh.
NGUYỄN ĐÌNH TRẠCH 阮廷澤16 người xã Hồng Mao huyện Quế Dương.
PHẠM VIẾT TUẤN 范曰俊17 người xã Lạc Trường huyện Kim Bảng.
ĐỖ CÔNG LIÊM 杜公廉18 người xã Cổ Đôi huyện Nông Cống.
NGUYỄN ĐÌNH BẢNG 阮廷榜19 người xã Phù Chẩn huyện Đông Ngàn.
NGÔ CẦU 吳球20 người xã Chi Nê huyện Chương Đức.
ĐINH NHO CÔNG 丁儒功21 người xã An Ấp huyện Hương Sơn.
PHẠM TĨNH 范靖22 người xã Triền Xá huyện Tứ Kỳ.
NGUYỄN DANH NHO 阮名儒23 người xã Nghĩa Phú huyện Cẩm Giàng.
NGUYỄN ĐỨC TIẾN 阮德進24 người xã Yên Khoái huyện Gia Định.
HOÀNG CÔNG TRÍ 黃公寘25 người xã Thổ Hoàng huyện Thiên Thi.
TỐNG NHO 宋儒26 người xã Tiên Mộc huyện Nông Cống.
PHAN TỰ CƯỜNG 潘自強27 người xã Võng La huyện Yên Lãng.
NGUYỄN CÔNG NHO 阮公儒28 người xã Vịnh Kiều huyện Đông Ngàn.
NGUYỄN TRÍ TRUNG 阮致中29 người xã Lực Điền huyện Đông Yên.
TRƯƠNG QUANG TRẠCH 張光宅30 người xã Tông Lỗ huyện Thạch Hà.
TRẦN THẾ VINH 陳世榮31 người xã Phong Châu huyện Tiên Phong.
NGUYỄN SĨ 阮仕32 người xã Vân Điềm huyện Đông Ngàn.
VŨ DUY KHUÔNG 武惟匡33 người xã Mộ Trạch huyện Đường An.
Thị nội Thư tả Binh phiên tướng sĩ lang Phó sở sứ người xã Gia Thị huyện Gia Lâm là Ngô Bảo vâng mệnh viết chữ (chân kiêm chữ triện).
Chú thích:
1. Bốn kỷ: 48 năm .
2. Bùi Sĩ Tiêm: Xem chú thích 3, Bia số 40.
3. Lưu Danh Công (1644-1675) người xã Phương Liệt huyện Thanh Trì (nay thuộc phường Phương Liệt quận Đống Đa Tp. Hà Nội). Ông làm quan Hàn lâm Thị độc.
4. Thiều Sĩ Lâm (1642-?) xã Phúc Thọ huyện Đông Sơn (nay thuộc xã Đông Thọ Tp. Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa). Ông làm quan Tham chính.
5. Lê Hữu Danh (1642-?) người xã Liêu Xá huyện Đường Hào (nay thuộc xã Liêu Xá huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên). Ông là cha của Lê Hữu Hỷ, Lê Hữu Mưu và Lê Hữu Kiều. Ông làm quan đến chức Hiến sát sứ. Sau khi mất, ông được tặng chức Tả Thị lang, tước Văn Uyên bá.
6. Vũ Đình Lâm (1640-1707) người xã Mộ Trạch huyện Đường An (nay thuộc xã Tân Hồng huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương). Ông là con của Vũ Lương, làm quan Lễ khoa Cấp sự trung.
7. Lê Hùng Xứng (1645-?) người xã Bất Căng huyện Lôi Dương (nay là xã Thọ Nguyên huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa). Ông làm quan Binh khoa Đô Cấp sự trung.
8. Nguyễn Mỹ Tài (1645-?) người xã Văn Lâm Trung huyện Quảng Xương (nay thuộc xã Trường Lâm huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa). Ông làm quan Hiến sứ.
9. Đặng Đình Tướng (1649-1735), hiệulàTrúc Trai tiên ông, Trúc Ôngvà tự là Đình Tướng, người xã Lương Xá huyện Chương Đức (nay thuộc huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây). Ông là cha Đặng Đình Giản và Đặng Đình Quỳnh. Ông giữ các chức quan, như: Tả Thị lang Bộ Lại, Thái phó ban Quốc lão, rồi thăng Đại tư mã, Chưởng Phủ sự, sau lại thăng Đại tư đồ, tước ng Quận công và được cử làm Phó sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Ông nguyên tên là Đặng Thụy , sau lấy tên tự Đình Tướng làm Đặng Đình Tướng. Ông là bậc kỳ cựu trong triều đình, khi mất được phong phúc thần.
10. Nguyễn Tạo (1618-?) người xã Thọ Hạc huyện Đông Sơn (nay thuộc Đông Thọ Tp. Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa). Ông làm quan Công khoa Cấp sự trung.
11. Nguyễn Trạc Dụng (1626-?) người phường Yên Thái huyện Quảng Đức (nay thuộc quận Ba Đình Tp. Hà Nội), trú quán xã Đặng Xá huyện Hoài An (nay thuộc huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây). Ông làm quan Quang lộc Tự khanh.
12. Nguyễn Khuê (1638-?) người xã Vân Điềm huyện Đông Ngàn (nay thuộc xã Vân Hà huyện Đông Anh Tp. Hà Nội). Ông là cháu nội của Nguyễn Nghi, anh của Nguyễn Sĩ và là cha Nguyễn Thẩm. Ông giữ các chức quan, như Khuyến nông sứ, Thị lang Bộ Hình. Sau ông bị giáng xuống Thái bộc Tự khanh, tước Diễn Phúc tử.
13. Nguyễn Tiến Sách (1638-1697) người xã Văn Trưng huyện Bạch Hạc (nay thuộc xã Tứ Trưng huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc). Ông là cha của Nguyễn Đình Toản, làm quan Tả Thị lang Bộ Binh, tước nam và từng đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Sau khi mất, ông được tặng Thượng thư Bộ Công, tước tử. Sau này ông đổi tên là Nguyễn Đình Sách.
14. Nguyễn Đăng Sĩ (1636-?) người xã Phương Quế huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã Liên Phương huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây). Ông làm quan Hàn lâm viện Hiệu thảo.
15. Trần Thọ (1639-?) hiệu là Nhuận Phủ, người xã Điền Trì huyện Chí Linh (nay huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương). Ông làm quan chức Phó Đô Ngự sử, tước Phương Tri hầu và được 2 lần cử đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Có sách ghi ông tự là Nhuận Phủ.
16. Nguyễn Đình Trạch (1622-?) người xã Hồng Mao huyện Quế Dương (nay thuộc xã Phượng Mao huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh). Trước khi đi thi, ông làm Tham nghị, sau làm quan đến chức Hiến sát sứ. Sau khi mất, ông được tặng chức Tư huấn.
17. Phạm Viết Tuấn (1631-?) người xã Lạc Trường huyện Kim Bảng (nay thuộc xã Lam Hạ huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam). Ông 40 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh tuất niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 (1670) đời Lê Huyền Tông. Làm quan Giám sát. Sau khi mất, được phục chức cũ.
18. Đỗ Công Liêm (1630-?) người xã Cổ Đôi huyện Nông Cống (nay thuộc xã Hoàng Giang huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa). Ông làm quan Cấp sự trung.
19. Nguyễn Đình Bảng (1640-?) người xã Phù Chẩn huyện Đông Ngàn (nay là xã Phù Chẩn huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh). Trước khi đi thi, ông làm Tri huyện, sau làm quan Giám sát Ngự sử.
20. Ngô Cầu (1638-?) người xã Chi Nê huyện Chương Đức (nay thuộc xã Trung Hòa huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây). Ông làm quan Tham chính và được cử đi sứ sang nhà Thanh, chưa kịp lên đường đã mất.
21. Đinh Nho Công (1637-?) người xã An Ấp huyện Hương Sơn (nay thuộc huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh). Ông là cha của Đinh Nho Hoàn, làm quan Tham chính xứ Sơn Nam, sau được thăng Thiêm Đô Ngự sử. Sau vi phạm lỗi, ông bị truất xuống Tự khanh.
22. Phạm Tĩnh (1629-?) người xã Triền Xá huyện Tứ Kỳ (nay thuộc xã Quang Phục huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương). Ông làm quan Tham chính.
23. Nguyễn Danh Nho (1638-1699) hiệu là Sần Hiên, người xã Nghĩa Phú huyện Cẩm Giàng (nay thuộc xã Cảm Vũ huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương). Ông làm quan Bồi tụng Hữu Thị lang, tước nam và được cử đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Sau khi mất, ông được tặng Tả Thị lang Bộ Công, tước tử.
24. Nguyễn Đức Tiến (1638-?) người xã An Khoái huyện Gia Định (nay thuộc xã Xuân Lai huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh), nguyên quán xã Đại Bái (nay là xã Đại Bái cùng huyện). Ông làm quan Hiến sứ Thái Nguyên.
25. Hoàng Công Trí (1641-1719) hiệu là Xuân Hiên, người xã Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay thuộc thị trấn huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên). Ông làm quan chức Thượng thư Bộ Công, Nhập thị Kinh diên, tước Thi Khánh bá và được cử giữ chức Chánh sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc).
26. Tống Nho (1638-?) hiệu là Hàn Hiên, người xã Tiên Mộc huyện Nông Cống (nay thuộc huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa). Ông làm quan chức Tham chính.
27. Phan Tự Cường (1636-?) người xã Võng La huyện Yên Lãng (nay là xã Võng La huyện Đông Anh Tp. Hà Nội). Ông giữ các chức quan, như Tham chính Thanh Hoa, Thiêm Đô Ngự sử.
28. Nguyễn Công Nho (1647-1699) người xã Vịnh Kiều huyện Đông Ngàn (nay thuộc xã Đồng Nguyên huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh). Ông giữ các chức quan, như Công khoa Đô Cấp sự trung, Bồi tụng Hữu Thị lang, Tổng đốc Sơn Tây, Tham chính Nghệ An. Có tài liệu ghi ông là Nguyễn Danh Nho.
29. Nguyễn Trí Trung (1648-1725) người xã Lực Điền huyện Đông Yên (nay thuộc xã Lý Thường Kiệt huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên). Ông làm quan Thừa chính sứ, tước nam. Sau khi mất, ông được tặng Tả Thị lang Bộ Công, ban thụy Ôn Giản.30 Trương Quang Trạch (1641-?) người xã Tông Lỗ huyện Thạch Hà (nay là thuộc huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh). Ông giữ các chức quan, như Đề hình Giám sát Ngự sử, Đốc trấn Cao Bằng. Sau ông bị bãi chức.
31. Trần Thế Vinh (1644-?) người xã Phong Châu huyện Tiên Phong (nay thuộc xã Phú Châu huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây). Ông làm Tả Thị lang Bộ Binh, tước nam và được cử đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Sau khi mất, ông được tặng Thượng thư Bộ Công, tước tử.
32. Nguyễn Sĩ (1645-?) người xã Vân Điềm huyện Đông Ngàn (nay thuộc xã Vân Hà huyện Đông Anh Tp. Hà Nội). Ông làm quan Giám sát.
33. Vũ Duy Khuông (1644-?) người xã Mộ Trạch huyện Đường An (nay thuộc xã Tâ