18/06/2018, 13:15

UÔNG CƠ (1463 - 1539)

Cư sĩ Uông Cơ, tự Tỉnh Chi, người đời Minh, Kỳ Môn (nay ]à An Huy, Cha ông là Uổng Vị, tự Dĩ Vọng, học với Chu Đan Khê, tinh thông y thuật, hành nghề y nổi tiếng đương thời. Ông thuở nhỏ học Kinh Xuân Thu, thi đỗ tú tài, lớn lên theo cha học y. Ông tính tình điềm đạm. Ông sống giản dị không cần ...

 Cư sĩ Uông Cơ, tự Tỉnh Chi, người đời Minh, Kỳ Môn (nay ]à An Huy, Cha ông là Uổng Vị, tự Dĩ Vọng, học với Chu Đan Khê, tinh thông y thuật, hành nghề y nổi tiếng đương thời. Ông thuở nhỏ học Kinh Xuân Thu, thi đỗ tú tài, lớn lên theo cha học y. Ông tính tình điềm đạm. Ông sống giản dị không cần tiếng tăm, an phận ở thảo lư, ở đời lấy nhân nghĩa làm gốc, giao tế tín thực. V học gia truyền nên ông biết y lí một cách thô lược. Sau mẹ ông bệnh thổ tả; ông mới nghiên cứu y học sâu  rộng hơn. Phàm các học thuyết Kỳ, Hoàng, Thương, Biển, chỗ nào cũng tìm cội tìm nguồn, qua 20 năm chuyên tâm khổ học và thực tiễn lâm sàng, ông trở nên danh y của đời. Ông tinh thông các khoa nội, ngoại, châm cứu, chứng lạ vật kỳ trị liệu không bệnh nào không khỏi. Ông hành nghề suốt 40 năm, cứu sống rất nhiều. Vì thế mà người đến nhà ông học y rất đông, học trò trứ danh có nhóm Trần Giác.

Tư tưởng y học của ông lấy điều bổ khí huyết làm chủ, riêng thiên về bổ khí, vận dụng thuần thục hai dược vật: ‘sâm kỳ’ Cách lý giải của ông đối với khí cũng có một ít bất đồng với một số y gia. Ông nhận xét rằng thân thể người ta có vệ khí  và dinh khí phân biệt. Vệ khí là dương, dinh khí là âm, nếu nói ‘phân’, còn nếu nói ‘hợp’ thì dinh, vệ thuộc chung một khí biến hóa ra, đều thuộc phạm trù dương. Ông chỉ rõ điều cổ nhân gọi ‘dinh là khí’, thuyết minh ‘dinh’ cũng thuộc dương, nhưng dinh ở trong mạch, cùng một loại với huyết, cho nên lại thuộc âm. Điềâu mà Đan Khê nói ‘dương thường hữu dư là nói về vệ khí, nói âm thường bất túc là luận về dinh khí. Như đúng là ‘dinh âm bất túc’, không thể bẩm thừa dương của vệ khí, thì không thể dinh trú dạ (ngày đêm), lợi quan tiết, dưỡng tạng phủ. Vì vậy mà  ông chủ trương ‘vệ khí cố (đủ)’ ắt không chờ chữa trị,’dinh khí hư (thiếu)’ át phải tư điều bổ, mà ‘sâm, kỳ’ là dược vật tốt nhất để điều  bổ dinh khí: ông lại nói rằng dinh khí, vệ khí đều  từ tỳ vị thủy cốc’ (lá lách, dạ dày, nước, lúa) mà sinh ra, tỳ vị thích ấm mà ghét lạnh. Nếu Tỳ Vị hư yếu, nếu không dùng khí có vị ngọt, tính ôn  thì không thể bổ. Sâm Kỳ vị cam, tính ôn  thật là thuốc thần để bổ. Tỳ Vị mạnh khỏe, dinh khí có chỗ tựa, vệ khí có chỗ giúp, tà khí dù không trị cũng tự tiêu; thân thể con người cũng nhân đó mà được khỏe mạnh. Điều này cho thấy rằng họ Uông tuy học theo Đan Khê, trên thực tế cũng không hạn hẹp ở học thuyết Đan Khê, mà có nhiều sáng kiến, đối với phương pháp trị

liệu của Đan Khê chuyên chủ trương ‘tư âm giáng hỏa’, đã là một sáng kiến riêng lớn. Ông còn giỏi ngoại khoa, chủ trương trị liệu ngoại khoa phải xuất phát từ chỉnh thể.  Ông nói : “Ngoại khoa tất gốc ở trong, biết trong để lo ngoài” cho thấy rằng đối với phép trị sưng thủng, trị ở trong là chính, trị ở ngoài là phụ, rất kỵ lạm dụng dao kim (mổ xẻ). Về nội trị thì chủ trương điều ]ý nguyên khí làm đầu, giữ chắc căn bản, không khinh suất không để cho nung mủ công phá, đồng thời hết sức dùng phương pháp làm tiêu tan, không để cho nung mủ, phá miệng. Cách lý luận độc đáo, đặc biệt này và kinh nghiệm trị liệu của ông ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của ngoại khoa đời sau. Ông viết nhiều sách: ‘Thạch Sơn y án’, Ngoại Khoa Lý Lệ, Châm Cứu Vấn Đối, Y Học Nguyên Lý có ảnh hưởng lớn. Còn có sách khác như ‘Độc Tố Vấn Sao’, ‘Bản thảo hội biên’, Vận khí dị lãm’, ‘Đậu trị lý biện’, ‘Thương Hàn Tuyển Lục’, ‘Mạch Quyết San Ngo’ä . Thạch Sơn Y Án là do học trò Trần Giác biên tập các nghiệm án của thầy Uông viết thành. Ông mất năm 1539, hưởng thọ 76 tuổi.

0