18/06/2018, 16:28

Từ nhà tù đến nhà ngục Sơn La

Khổng Đức Thiêm 1 . QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, MỞ RỘNG Ngay từ khi Đạo quan binh II được thành lập và đi vào hoạt động, người Pháp đã xây dựng đề lao (prison) Vạn Bích đặt tại khu vực Đạo lỵ thuộc khu vực Tạ Bú. Năm 1885, tỉnh dân ...

nhung-bi-mat-ve-dia-nguc-tran-gian-o-son-la-3

                                                       Khổng Đức Thiêm

1 . QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, MỞ RỘNG

Ngay từ khi Đạo quan binh II được thành lập và đi vào hoạt động, người Pháp đã xây dựng đề lao (prison) Vạn Bích đặt tại khu vực Đạo lỵ thuộc khu vực Tạ Bú. Năm 1885, tỉnh dân sự Vạn Bú ra đời, đề lao của Đạo quan binh trở thành đề lao hàng tỉnh. Theo Nghị định ngày 10/1/1893, các đề lao tại các địa phương chỉ được giam giữ tù nhân phạm trọng tội hoặc những tội có mức độ nguy hiểm tương đương xảy ra tại khu vực đó cho đến ngày bản án có hiệu lực và cả những tù nhân có hình phạt dưới 1 năm, còn lại đều phải chuyển tới nhà tù cấp Kỳ, cấp liên bang, vì vậy đề lao Tạ Bú chỉ được thiết kế để giam giữ độ 200 tù nhân, chưa phân ra nơi giam giữ theo giới tính, vì tù nhân hầu như không có nữ giới. Mãi tới năm 1901, người Pháp mới tiến hành cải cách một phần chế độ đề lao quân sự theo hướng đề lao dân sự cấp tỉnh ở đây.

Sắc lệnh ngày 1/12/1902 ấn định Toà án Tây ở cấp tỉnh như Vạn Bú (sau là Sơn La)  được phép  xét xử cả người bản xứ còn Toà án Nam thì chia làm 2 cấp: Toà đệ nhị cấp đặt ở tỉnh lỵ, do Công sứ Vạn Bú (sau là Sơn La) làm chủ toà, từ 1922 trở đi, có thêm 1 Thẩm phán là Tri châu Sơn La trợ giúp; Toà đệ nhất cấp, còn gọi là Toà sơ thẩm, đặt ở châu lỵ, do Tri châu phụ trách, tuy nhiên hầu như không tồn tại; mãi đến 1923 mới được củng cố.

Trong khoảng 10 năm (1921-1931), Toà đệ nhị cấp xét xử khoảng 180 vụ án, trong đó chủ yếu là các vụ án hình sự nhưng toà đệ nhất cấp chỉ xử khoảng gần 80 vụ án và chỉ một vụ có người đi tù.

Hồi đầu thế kỷ XX, Chiềng Lề vốn là châu lỵ của châu Mường La. Mặc dù so với Vạn Bú, nơi đây không được trời phú cho khung cảnh trên bến dưới thuyền nhưng bù lại, nhờ nằm ở vị trí trung tâm của cao nguyên Sơn La, nên cảnh vật bao quanh Chiềng Lề thật đa dạng và phong phú, với núi non xen kẽ đồng ruộng. Núi thì cao và trùng điệp, nhiều hang động kỳ vĩ. Tiếp theo là những dặng núi đất chạy liền với thung lũng và đồng ruộng, đất đai khá màu mỡ. Con suối Nậm La bắt nguồn từ bản San chảy dọc theo địa hình đến bản Lả Mường theo hướng đông tây- nam bắc. Suối Bó Cá là nguồn nước tốt dùng cho sinh hoạt của cư dân. Ngoài người Thái, đây còn là khu vực có nhiều dân tộc tụ cư như Mường, Mông, Khơ Mú, Tày, Nùng. Từ đầu thế kỷ XX, nhiều người Kinh và người Hoa đã đến sinh cơ lập nghiệp.

Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn mô tả rằng, từ Mai Sơn qua Khe Mộc, Bái Mộc đến Kẻ Trình là đến châu Sơn La. Lại lội qua suối La, qua chân núi Hình Thần đến Mường Chinh [Chanh], ngàn Sở là đến Châu Thuận[1]. Có lẽ con đường này, thời Pháp thuộc mở mang thành đường 41 (nay là Quốc lộ 6).

Thấy trước được vị trí trọng yếu của châu lỵ Sơn La nên trong các năm 1903-1904 nhiều đề án về việc di chuyển tỉnh lỵ từ Pá Giang – Ít Ong về khu vực Chiềng An – Chiềng Lề được vạch ra và thực hiện từng bước. Đến tháng 10/1907, Sở Kiến trúc thuộc Nha Công chính Bắc Kỳ mới đưa ra thiết kế mặt bằng của tỉnh.

Đầu năm 1908, dưới sự quản đốc của Công sứ Sơn La là Jean Monpéra, nhà tù của tỉnh được xây dựng trên đồi Khau Cả. Mặc dù là ngục thất hàng tỉnh nhưng diện tích tổng thể của nó đã rộng tới 500 m2 với hai buồng giam lớn, 4 buồng nhỏ phụ cận tạo thành một khối nhà chéo hình tam giác, tường xây đá, mái lợp tôn, bục nằm trát xi măng có gắn cùm ở mép ngoài. Phần cuối cùng của khu chéo góc là một gian xà lim hình tam giác cân. Liền với buồng giam là khu vực chứa xác tù nhân. Các thùng xí nổi nằm ở giữa từng buồng giam.

Do nằm ở khu vực rừng núi hiểm trở, việc liên lạc với vùng xuôi hết sức khó khăn, chủ yếu vẫn là đường sông Đà đến Tạ Bú rồi từ đó chuyển tiếp bằng đường bộ vào Sơn La nên nhà tù Sơn La trở thành nơi giam giữ lý tưởng đối với những người yêu nước của thực dân Pháp.

Ngay từ khi nhà tù còn đặt ở Vạn Bú, nhiều nghĩa quân và thủ lĩnh tham gia cuộc khởi nghĩa Yên Thế bị bắt đã bị đưa lên giam cầm ở nơi đây như Trần Văn Bảy (1891) NguyễnVăn Dê, Phạm Văn Hai (1901), Ma Văn Định, Vương Văn La (1906), Nguyễn Công Giản, Nguyễn Hùng Lĩnh (1907), Nguyễn Văn Thiệt (1908). Số tù phạm này về sau tiếp tục bị đưa tới nhà tù Sơn La.

Khi nhà tù Sơn La vừa hoàn thành, từ Hải Dương phát phối 15 người quê ở Trạm Điền lên giam tại đây. Tiếp đó là Tạ Văn Thấu, Tạ Văn Lịch, Hoàng Văn Đức được chuyển từ Bắc Ninh lên; Nguyễn Văn Xám, Nguyễn Văn Lan do Toà án Hải Phòng xử 6 năm khổ sai, đày lên Sơn La.

Bị giam giữ và đày đọa trong nhà tù của bọn thực dân, những người yêu nước vẫn nung nấu ý chí tiêu diệt quân xâm lược. Mùa hè năm 1909, sau một thời gian bí mật tập hợp, móc nối và liên kết giữa các nhóm tù nhân, những người bị thực dân Pháp giam giữ ở đây đã nhất tề nổi dậy dưới sự lãnh đạo của Cai Khạt, phá ngục, chiếm đồi Khau Cả, trại lính, dinh Chánh sứ, nhà Giám binh và Kho bạc tỉnh Sơn La. Khi bị phản công, những người nổi dậy đã chia làm nhiều toán lui về Mai Sơn, hoạt động ở Mường Chanh, giao chiến tại Xá Mảy (Chiềng Chung).

Về sự kiện này, Quắm tố mương ghi: “Vào năm 1911[2] những người tù do Cai Khạt dẫn đầu nổi dậy cướp phá. Họ đánh giữa trưa ngày chủ nhật chiếm trại lính, dinh Chánh sứ, nhà Giám binh, và nhà Kho bạc tỉnh Sơn La. Ba tháng sau họ bị Tây đánh thua.

Trong dịp này, những người tù ở Lai Châu cũng nổi lên “nhưng bị đánh thua ngay”[3].

Phong trào phá nhà tù Sơn La do Cai Khạt đứng đầu là trận bão tố đầu tiên tích tụ từ lòng uất hận đối với quân xâm lược trên đồi Khau Cả và kể từ khi tỉnh lỵ được dịch chuyển về đây. Tuy bị thực dân Pháp dìm trong bể máu nhưng nó mãi mãi nêu cao tinh thần bất khuất của nhân dân Sơn La.

Vào thời điểm này, Thống sứ Bắc Kỳ trưng tập 15.000 quân chính quy và lính khố xanh của các tỉnh Bắc Giang, Phúc Yên và Thái Nguyên tấn công vào căn cứ Phồn Xương của Đề Thám. Hàng trăm nghĩa quân Yên Thế đã sa vào tay giặc. Tháng 9/1909, một số nghĩa quân như Nông Phúc Dương, Đặng Quang Mỹ, Nguyễn Văn Si, Nguyễn Văn Khang được đưa thẳng vào nhà tù Sơn La.

Trong năm 1910, thực dân Pháp tiếp tục đưa nhiều nghĩa quân bị bắt ở chiến trường Yên Thế lên, gồm Hà Văn Phúc, Nguyễn Văn Lân, Lưu Văn Mậu, Đỗ Văn An, Trần Bá Tư, Nguyễn Văn Thu, Dương Văn Mận, Nguyễn Văn Hữu, Trần Văn Ba, Dương Văn Ngọc (Bếp Ngọc), Nguyễn Văn Lâm, Hà Văn Tý, Phạm Văn Uông, Nguyễn Văn Chỉ, Lương Văn Lộc (con trai Lương Văn Nắm), Lê Văn Kinh (Bang Kinh), Nguyễn Văn Tuế, Nông Văn Thông, Đào Văn Hùng, Nguyễn Văn Trang (Phó Trang), Nguyễn Văn Giáp, Nguyễn Văn Du, Dương Văn Vạn (Đề Vạn), Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Văn Thực, Nguyễn Văn Ngân, Vũ Văn Ngư (Tổng Ngư), Hà Văn Hậu (Đề Hậu), Hoàng Văn Ân (Điển Ân- Thư ký của Đề Thám), Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Văn Chuột, Nguyễn Văn Mậu, Trần Đức Hoành (Bếp Thủy),  Nguyễn Văn Khán, Nguyễn Văn Thịnh, Dương Đình Uất, Trần Văn Định, Dương Văn Đắc, Đặng Đình Cánh, Nguyễn Tiến Hy, Nguyễn Văn Nhu, Đào Văn Xương, Đào Văn Thịnh, Nguyễn Văn Mua, Phạm Văn Mai, Hoàng Văn Gạch, Nguyễn Văn Thìn, Nguyễn Văn Sói, Giáp Văn Cờ (Cai Cờ), Hoàng Văn Phúc, Lý Văn Hải, Hoàng Văn Hai, Nguyễn Văn Kiên (Tổng Kiên), Nông Văn Hỗ, Phạm Văn Thúy, Nguyễn Xuân Lan, Lê Thông Thúc, Hà Văn Tường, Trịnh Văn Đa, Trịnh Văn Khuê, Trịnh Văn Bích, Trịnh Văn Ni, Nguyễn Văn Mai, Đỗ Văn Thường, Nguyễn Mỹ, Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Trọng Tiến, Phùng Văn Thược, Lê Văn Khách, Nguyễn Văn Ba, Đỗ Văn Tuy, Đỗ Văn Truật, Trịnh Văn Đáng,Trịnh Văn Kiến, Nguyễn Văn Biều, Nguyễn Văn Cần.

Đầu năm 1911, nhà tù Sơn La tiếp nhận thêm hai phạm nhân bị phát vãng là Ninh Tài, Tcheng Phúc Ký. Cuối năm đó, Thống sứ Bắc Kỳ cho 15 phạm nhân ở Trạm Điền – Hải Dương được về  quê làm ăn vì đã hết thời hạn phát phối, số còn lại đều bị đưa đi giam giữ tại Côn Đảo.

 Sau khi nâng cấp cơ sở vật chất cho “địa ngục trần gian” tại Côn Đảo, ngày 19/12/1915, Tổng thống Pháp ra Sắc lệnh liên quan đến những tội phạm bị kết án phát lưu ở Đông Dương với các quy định dưới đây:

– Chế độ phát lưu có hai loại: Phát lưu tập thể relégation collective) và phát lưu cá nhân (relégation individuelle).

– Địa điểm dành cho phát lưu tập thể là Côn Đảo (đối với những người Việt Nam và châu Á có nguồn gốc là người Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Thượng Lào, Quảng Châu Loan) và các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang (đối với những người Việt Nam và châu Á có nguồn gốc là người Nam Kỳ, Khơme, Hạ Lào và Battambang).

– Số người bị phát lưu tập thể sẽ do chính quyền sở tại bố trí công việc để họ lao động. Cơ sở lao động có thể là những cơ sở thuộc chính quyền hoặc của tư nhân sở tại. Nếu là của tư nhân thì phải được sự đồng ý của Toàn quyền Đông Dương (sau khi đã tham khảo ý kiến của Thống đốc Nam Kỳ hoặc Thông sứ Bắc Kỳ và Giám đốc Sở Tư pháp Đông Dương). Số tù phạm này được trả lương, nhưng chính quyền phải giữ phần lớn số lương đó để trừ vào chi phí cấp dưỡng tù nhân, Mức lương và mức trừ các khoản chi phí đó sẽ do Toàn quyền quyết định.

– Người bị kết án phát lưu tập thể có thể làm đơn xin chuyển sang chế độ phát lưu cá nhân. Chính quyền địa phương kết hợp với tòa án sẽ xem xét trên cơ sở thái độ của đương sự trong thời gian còn ở chế độ phát lưu tập thể và xem xét đương sự đó đã có nghề chuyên môn tự kiếm sống không. Toàn bộ hồ sơ phải chuyển cho Giám đốc Sở Tư pháp, Toàn quyền Đông Dương mới quyết định chính thức cho người đó được chuyển sang chế độ phát lưu cá nhân. Trường hợp đơn bị bác bỏ thì 6 tháng sau mới được làm đơn lại.

– Người được hưởng chế độ phát lưu cá nhân có thể được tự do hành nghề của mình để tự kiếm sống hoặc có thể tự do ký giao kèo lao động với các cơ sở lao động của chính quyền hoặc của tư nhân, song vẫn phải ở nơi khác với nơi quê hương bản quán của mình hay khác với nơi mình đã gây án. Ngoài ra, chính quyền sẽ phát cho mỗi người một sổ riêng, trong đó ghi rõ tên gọi, bí danh, nhận dạng, hộ tịch, trạng thái pháp lý, thời hạn và nơi phải đến trình diện theo định kỳ. Trường hợp tái phạm một tội nào đó thì Toàn quyền Đông Dương sẽ ra quyết định hủy bỏ quyền được hưởng chế độ phát lưu cá nhân.

– Người bị kết án phát lưu tập thể cũng như phát lưu cá nhân đều có thể được chính quyền xét và tạm cấp cho một mảnh đất để tự canh tác thêm. Nếu không có vi phạm gì thì người có thể trở thành người sở hữu mảnh đất với hai điều kiện sau: một là, phải là người đang được hưởng chế độ phát lưu cá nhân; hai là, mảnh đất tạm cấp đã được canh tác liên tục 7 năm liền kể từ ngày tạm cấp.

Song song với việc ban hành các văn bản pháp quy, ngày 22/4/1916, Toàn quyền Đông Dương còn ban hành Nghị định cho củng cố, mở rộng và xây dựng thêm một số nhà tù ở các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu và đảo Cái Bàu. Giới thực dân cho rằng, nhà tù Cao Bằng giáp biên giới, tù nhân dễ vượt nguc; nhà tù Thái Nguyên chưa xây dựng xong; nhà tù ở đảo Cái Bàu đang xây dựng thì bỏ dở, còn nhà tù Sơn La và Lai Châu chỉ là nơi  giam giữ đơn sơ, chưa thích hợp với việc giam giữ các tù nhân nguy hiểm. Do đó phải củng cố vững chắc các nhà tù Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng; tiếp tục xây dựng cho thật kiên cố nhà tù đảo Cái Bàu, cần phải tập trung đầu tư cho nhà tù Thái Nguyên giống  như nhà tù ở Côn Đảo.

Ngày 17/5/1916, Toàn quyền Đông Dương đã ban hành Nghị định về chế độ tù phát lưu ở Đông Dương. Nghị định có các nội dung: Địa điểm ấn định cho tù phát lưu, điều kiện yêu cầu và đề đạt, việc xin làm công tại các cơ sở lao động, vấn đề tạm cấp đất đai để canh tác, việc chuyển thành sở hữu, trường hợp tù nhân ở với gia đình, trường hợp tù nhân lấy vợ, trường hợp tù nhân chết. Đây là văn bản triển khai Sắc lệnh 19/12/1915 của Tổng thống Pháp.

Như vậy, sau cuộc khởi nghĩa của Cai Ngạt và có điểm tựa là Sắc lệnh tháng 12/1915 của Tổng thống Pháp, nhà tù Sơn La tiếp tục được gia cố trong ngoài, tăng cường canh giữ và xiết chặt chế độ lao tù. Tuy nhiên, trong mấy năm liên tục, số lượng tù nhân chưa bao giờ lên đến 100 người. Tính đến tháng 6/1919, nhà tù Sơn La có 54 phạm nhân; đến tháng 6/1920, có 67 phạm nhân; đến tháng 6/1921 lên tới 129 người1;  tháng 6/1922 lên 67 người; tháng 6/1923 lên 92 người; tháng 6/1925 có 65 người; tháng 6/1926 có 27 người;  tháng 9/1927 có 57 người; tháng 6/1928 có 46 người.

Cuối năm 1930, nhà tù Sơn La mở rộng ra phía sau với diện tích gấp ba lần diện tích cũ (từ 500 m2 lên 1.500m2) gồm 5 nhà giam chính 4 lô cốt có chòi canh ở bốn góc và một gian dùng làm xưởng xay lúa, nhà kho, bếp, nhà thuốc và bàn giấy. Phía trong tường ngục có đường để lính đi tuần. Trong đợt mở rộng này, một dãy xà lim ngầm nằm sâu dưới mặt đất 3,5m, gồm có 8 xà lim và 1 buồng giam có một lối đi hẹp qua các xà lim được xây dựng thêm. Trong buồng tối, có cùm sắt tập thể gắn chặt vào bục giam từ 3 đến 5 người trên một diện tích hơn 8m2. Mỗi buồng tối có một cửa sắt, có ổ khóa lớn. Buồng xà lim cá nhân rất hẹp (1,68m2) với bệ nằm dài 1m gắn cùm sắt, đầu bệ có một hốc liền với bục, trên để cơm, nước, dưới để bô đựng phân và nước tiểu. Mỗi xà lim cá nhân chỉ có một lỗ thông hơi nhỏ, khi cánh cửa gỗ đóng lại thì nó biến thành một hộp kín, người nằm không thể cựa quậy, không thể phân biệt được giữa ngày và đêm.

Đối diện với dãy hầm ngầm, là một bể lớn chứa chìm sâu dưới đất.  Toàn bộ khu xà lim này có một lối xuống bằng 21 bậc đá nhỏ hẹp. Do cửa sát ngày đêm khoá chặt, cho nên không khí trong xà lim ngầm lúc nào cũng ẩm ướt, hôi hám, về đêm rất lạnh.

Khu nhà bếp được xây ngay trên trại lớn cũ. Lối lên xuống hầm ngầm nằm ngay dưới bếp.

Đầu năm 1940, Thống sứ Bắc Kỳ cho xây thêm một trại lớn, gồm 3 gian sau trại lính khố xanh và dành một trại giam nhỏ cho những người thuộc loại án trí2, gọi là trại tập trung (camp de conceneration politique).

Tháng 7/1941, Thống sứ Bắc Kỳ đã ra lệnh cho Nha Công chính thiết kế và lập kế hoạch xây thêm một nhà giam lớn với diện tích rộng gấp hai lần nhà tù cũ, để có thể giam thêm từ 500 đến 800 tù chính trị. Theo thiết kế, quy mô của nhà giam mới dự định gồm 5 xà lim và một dãy xà lim ngầm kiên cố để giam “những phần tử nguy hiểm”. Địa điểm được chọn để xây dựng nhà giam mới là dưới chân đồi Khau Cả liền với khu nhà tù cũ. Ngục Sơn La trở thành một trong những nhà tù lớn của thực dân Pháp ở Đông Dương.

Nói về tầm quan trọng của lần xây dựng này, trong thư gửi cho Kỹ sư trưởng Giám đốc Nha Công chính Bắc Kỳ, Thống sứ Bắc Kỳ đã viết: “Đây là một nhà tù mới, được sử dụng đồng thời với cái cũ vẫn tồn tại. Cần lưu ý rằng không phải trả tiền nhân công. Công nhân là tù nhân, mọi thứ gạch, vôi sẽ được sản xuất tại chỗ bằng cách tự lực. Những vật liệu khác như cát, gỗ, trong khả năng có thể sẽ lấy ở rừng hoặc ở mỏ địa phương để khỏi phải trả tiền một thứ nào cả. Công việc rất khẩn cấp, nhưng công việc phải thực hiện bằng cách sử dụng triệt để mọi phương tiện sẵn có với mức chi tối thiểu và đặt dưới quyền kiểm soát hành chính của ông Công sứ, ông ấy phải dồn vào đây tất cả phương tiện mà ông ấy có”. Trong một tờ trình của Êbuốcgioa- Giám đốc Nha Công chính Bắc Kỳ, gửi Thống đốc Bắc Kỳ ngày 26/9/1941, đã ước tính: việc cung cấp những vật liệu địa phương và thi công các công trình hoàn toàn do công sức của tù nhân sẽ cần vào khoảng 3 vạn ngày công.

Thực hiện kế hoạch đó, thực dân Pháp đã sử dụng toàn bộ lực lượng tù nhân ở nhà tù Sơn La với những biện pháp tàn bạo nhất vào việc xây dựng nhà giam mới này. Theo dõi và nắm được dã tâm ấy, chi bộ đảng ở nhà tù Sơn La đã lãnh đạo tù nhân tìm mọi biện pháp phá âm mưu đó với các biện pháp chủ yếu là lãn công, làm ẩu, không bảo đảm quy trình kỹ thuật cũng như chất lượng của công trình. Ngay cả khi phát hiện thấy những sai sót trong thiết kế như không có hệ thống thoát nước của toàn bộ công trình những người thi công cũng tìm cách đã bỏ qua. Cuối năm 1941, toàn bộ móng nhà với diện tích 3.900 m2 và hệ thống tường bao quanh đã hoàn thiện phần móng, nhưng do chất lượng không đảm bảo nên đến mùa mưa năm 1942, toàn bộ công trình trên bị sụp đổ. Kể từ đây cho đến khi thực dân Pháp buộc phải rút khỏi Sơn La vào cuối năm 1945, kế hoạch mở rộng nhà tù được đề ra vào năm 1941 không được tái khởi động.

Sau ba lần mở rộng và thay đổi thiết kế, từ những xà lim xây dựng trên mặt đất đến những xà lim, buồng tối nằm sâu dưới lòng đất, từ diện tích  500m2 (năm 1908) đến 3.900 m2 (năm 1941), nhà tù Sơn La trở thành một trong những trung tâm giam giữ khét tiếng ở Bắc Kỳ nhằm đầy ải những chiến sĩ cộng sản và những người yêu nước ở giữa núi rừng Tây Bắc hoang vu. Hoàng Công Khanh (tức Đoàn Xuân Kiểu)- một chiến sĩ cộng sản từng bị giam giữ ở đây, trong Hoa Nhạn lai hồng đã dựng lại quang cảnh ngục thất Sơn La khi đó như sau:

“ Nhà tù Sơn La được xây trên đồi Khau Cả, ở đầu tận cùng nhìn về phía chợ Chiềng Lề, cũng gọi là Bản Giảng vì chợ nằm trong bản này. Nhà tù mang hình thang lệch, ba chiều vuông góc, một chiều vát chéo. Tường bao ngoài cùng cao khoảng 3,5m – 4m, xây đá tảng to, dầy 0,40m, quét màu xám, trên cắm mảnh chai vỡ lởm chờm như lông nhím. Đứng ngoài trông vào, chỉ thấy nóc chòi canh trung tâm. Nhìn chung có cảm giác như một khối đá đặc. Nhà tù chia làm hai khu, một lớn, một nhỏ. Khu trong là khu chính trị phạm gồm các Trại lớn cũ (cũng gọi là Trại 1) Trại 2, Trại 3Căngb (camp de concentration politique), còn Trại lớn mới (cũng gọi là Trại lớn ngoài hoặc Trại 4) ở tách ra, cách khu trong một hành lang, một đầu tiếp giáp với Trại lớn cũ. Các Trại lớn cũ, 2 và 3 giam tù chính trị có án, còn Căng thì dùng để giam tù chính trị đã hết án ở các nơi khác chuyển về. Họ không được trả lại tự do, vì bị cho là nguy hiểm, buộc phải tập trung để tiếp tục ở tù vô thời hạn. Nói một cách khác, đó là cách bỏ tù chung thân không tuyên án.

Trại lớn cũ, Trại 2, 3 và Căng đều quây vào một sân chung bên cạnh Căng, có một gian nhà trống lợp mái, gọi là Nhà gạo, nơi tù nhân làm công việc xay sát hàng ngày, tiếp đó là bếp chuyên để nấu nước uống gọi là Bếp nước. Bếp nấu ăn chính ở phía đối diện xây trên cao, có thang gạch đi lên, sát tường mặt trước Trại lớn cũ. Gạo, thóc, thức ăn, mắm, muối, và xoong nồi, thùng, chảo, để trong một cái kho nhỏ bên cạnh. Bên cạnh kho này là nhà xí chung nằm chen giữa Trại lớn cũ và Trại 3. Dưới nhà bếp, có một cánh cửa sắt thông xuống hầm sâu đào ngay dưới nền nhà Trại lớn cũ. Hầm này dùng để giam tù bị phạt. Cầu thang xuống hầm có 21 bậc gạch, chiều ngang hẹp chỉ đi được hàng một. Hầm ở sâu dưới lòng đất, nên ban ngày cũng tối âm âm. Hầm có 8 xà lim thì 7 xà lim chỉ để nhốt một người ( mỗi xà lim này dài 2 m rộng 1 m) còn xà lim ngoài cùng rộng hơn dùng để nhốt 4 người. Mặt sau hầm có một cửa sắt nhỏ, trong có song sắt, ngoài ốp lưới sắt mau mắt. Cửa sổ này ở sát nóc hầm, lộ ra ngoài chân tường đường rông (ronde). Khi không có tù giam dưới hầm, thì dùng để chứa thóc, hàng ngày tù xuống lấy lên để xay giã.

Bể chứa nước ở ngay trước nhà bếp, xây ngầm dưới nền sân chung, có thang sắt đi xuống lấy nước. Bể  này dành cho kíp nhà bếp và người tù rửa ráy hàng ngày.

Trại 2 nhỏ hơn cả, bắt góc với một đầu Trại lớn cũ. Tiếp theo Trại 2 và Văn phòng nhà tù. Đối diện với Văn phòng là bàn giấy cửa xếp ngục, cách nhau một hành lang rộng 2m. Ngoài số thư ký của nhà nước, xếp ngục lấy thêm một số tù chính trị ra làm sổ sách. Trong năm năm (1940-1945) Ban Đại biểu nhà tù đã lần lượt cử các ông Vũ Đình Huỳnh, Đào Bình Luống, Vương Gia Khương ra làm việc đó. Các ông này có nhiệm vụ theo dõi việc cấp phát cho tù xem có bị ăn bớt hay cắt xén gì không, đồng thời theo dõi thái độ của xếp ngục.

Hành lang ngăn giữa văn phòng và bàn giấy là lối đi từ sân trong ra hành lang lớn. Cửa Trại lớn mới hay Trại ngoài mở ra hành lang này. Một cửa sắt hai cánh bằng chấn song ngăn cách hai hành lang. Lính gác đi tuần ban đêm có thể ở ngoài trông vào sân không cần phải mở khoá. Trên cao, giữa  văn phòng và bàn giấy có một nhà cầu, đó là chòi canh trung tâm. Đứng trên chòi có thể nhìn bao quát được toàn bộ bên trong trại. Trong sân, đối diện Trại lớn cũ, có một kho nhỏ chứa các đồ đạc lặt vặt (bàn ghế hỏng, gỗ bị loại…)

Bên ngoài, nối với Trại lớn mới, dọc theo hành lang lớn ở phía thường phạm, có nhà y tế và hai cái kho, một chứa các công trang (quần áo may sẵn đã  đóng dấu nhà tù, chăn chiếu, màn, nón…) để cấp phát cho tù hàng năm, một nửa chứa các dụng cụ (cuốc xẻng, dao, quang gánh, dành sọt) để tù lĩnh trước khi đi làm. Cạnh hai kho này là cửa vào khu thường phạm. Cũng có lúc giam tù chính trị (thuộc các đảng phái Phục quốc, thân Nhật như bác sĩ Trần Văn Lai, Hộ pháp Phạm Công Tắc) trong một thời gian ngắn.

Hành lang lớn là nơi tù xếp hàng đi làm bên ngoài như vào rừng chặt cây, xe củi, xe nước, lấy tre, đập đá, đục lỗ chôn mìn, nung vôi, đóng gạch, chăn nuôi, trồng trọt, cắt cỏ, quét dọn các công sở, làm rèn, làm mộc … Tù hình sự có khoảng hai ba chục người, chuyên làm công việc vệ sinh bên trong.

Đường rông chạy quanh ba mặt nhà tù sau tường bao, rộng 1,50m, rải đá xanh dầy đầm kỹ. Phối hợp với chòi canh trung tâm, có hai chòi nữa (2 và 3) ở hai góc tường bao phía sau Trại lớn cũ. Giữa tường trong phía trước, có một hõm tam giác nhỏ, cửa gỗ lim dày mở ra trên đường rông, trong có hai bệ nằm xi măng. Đây là xà lim cách ly (cellule isoléc) quen gọi tắt là idôlê, dành cho người tù mắc các bệnh truyền nhiễm như lao, hủi.  Thời gian 1940-1945, ở đó chỉ có hai người bị bệnh lao phổi: Tô Hiệu và Đoàn Xuân Kiều.

Trừ đường rông lát đá, còn nền hành lang lớn, nền sân chung và nền các trại giam đều láng xi măng dày. Phần lớn các sạp nằm trong trại đều bằng gỗ. Riêng  ở Căng, một phần ba Trại lớn cũ, một đầu Trại 2, thì đổ bệ xi măng. Trong các Trại lớn cũ, Trại 2 và 3 mỗi trại có một đoạn gác xép gỗ làm theo chiều ngang nhà, còn ở Trại lớn mới thì làm theo chiều dọc. Trên tất cả các sạp nằm đều có xích đông dài chạy suốt, cũng gọi là giá (étagère), cao ngang ngực để người tù xếp quần áo và đồ dùng riêng. Không có cùm sắt (hoặc trước có nhưng đã tháo dỡ đi) giống như ở Hỏa Lò, hay Côn Đảo, vì ở đây đã có hầm sâu để giam tù bị phạt. Các cửa sổ đều ở sát mái nhà, trong song ngoài lưới sắt, bên trong lúc nào cũng tranh tối tranh sáng. ở ngoài trời nắng bước vào trong trại phải định thần một lúc, hoặc nhắm mắt lại rồi mở ra mới trông rõ dần. Trừ cửa hầm sâu chỉ có song sắt, còn tất cả các cánh cửa khác đều bịt tôn kín, chừa một lỗ nhỏ bằng quyển sách để lính canh, cai tù có thể nhìn vào được mỗi khi đi tuần. Tất cả đều được sơn nhựa đường đen ngòm.

Cuối Trại lớn cũ xây một bệ gạch rỗng sát tường, giữa hai bên sạp nằm, dùng làm nhà vệ sinh hở. Anh em tù không sử dụng, mất vệ sinh và khó coi, mà thay thế bằng một cái thùng gỗ vuông thấp, kèm một thúng tro để ngay dưới gầm sạp. Ai lỡ phải đi ban đêm, thì để luôn ở chỗ mình, sáng sớm tự bê ra đổ vào nhà xí chung ở ngoài sân. Lại có thêm một đôi thùng sắt để chứa nước tiểu ban đêm, ban trật tự trong cắt phiên lần lượt gánh đi đổ và cọ rửa hàng ngày. Bình thường người tù lành dạ thì không sao. Gặp phải khi rối loạn tiêu hoá do ăn uống hoặc do thời tiết thì hết sức phiền toái, có khi thành tai hoạ. Thùng phân và thùng tro chuyển chỗ xoành xoạch, lịch kịch suốt đêm. Có khi mót quá, hai ba người cùng chổng mông vào nhau mà xì xoẹt. Cảnh tình vừa buồn cười vừa thảm đạm.

Cổng chính ra vào nhà tù không lớn lắm nhưng kiên cố, được làm bằng những thanh sắt lực lưỡng hàn liền với nhau, trên có dòng chữ Pháp .Pénitencier Sơn La (Ngục Sơn La) đúc bằng sắt gắn trên cao ở giữa hai đầu hai trụ cột. Có hồi, sau những cuộc vượt ngục của tù chính trị, xếp ngục cho bắt thêm mấy bóng điện to, trông như những con mắt lồi, soi mói, trừng trộ, nhưng không đủ sáng ban đêm, nên vẫn là những con mắt mù[4].

Một con đường đất chạy ngang trước mặt nhà tù, một đầu dẫn sang nhà xếp ngục, đầu kia chạy sang Toà sứ và các công sở, hành chính Sơn La. Sát cạnh trái nhà tù là Trại Giám binh, phía này không có đường rông. Cách sau lưng nhà tù khoảng 200m có một nhà thờ Tin lành nhỏ, linh mục là người Canađa. Cách nhà tù hơn 1 km, trên một ngọn đồi thấp, có trại lính lê dương. Dưới chân dốc trước nhà tù dựng một bulgalou (nhà gỗ, nhà một tầng) có lính canh gác. Mé phải nhà tù, sườn núi dốc đứng, không thể lên xuống được. Bên kia đường, xế trước cổng nhà tù, có một lán nhỏ bằng cái lều chăn vịt. Củi lấy ở rừng về xếp đống ở đây. Hàng ngày kíp nhà bếp cắt bốn người ra đó bổ củi dùng cho bếp nhà tù, cho xếp ngục, và Toà sứ.

Thẳng trước cổng nhà tù là con dốc chính xuống núi, bắt vào đường ra chợ Chiềng Lề, đi Mường La, ngược lại thì đi Lai Châu. Từ chân dốc, có lối sang bản Hẹo và các bản khác của đồng bào Thái. Ngang dốc, có đường xuống vườn rau, và chuồng trại chăn nuôi của nhà tù. Gần vườn rau có khu đóng gạch, nung vôi.

Hàng ngày tù phải leo dốc, đổ dốc nhiều lần để đi làm. Năm này qua năm khác, lúc nào người tù cũng phải hối hả ngược xuôi làm lụng quần quật, dưới sự trông coi của lính khố xanh, đôi khi với mức khoán quá sức của xếp ngục, công sứ. Người tù – tuy vẫn cố giữ sức và khéo léo đối phó để hạn chế sự bóc lột của chúng – nhưng do bị mệt mỏi kéo dài, sức lực vẫn cứ tiêu hao dần, trở thành cái mồi cho vi trùng bệnh tật.

Mặc dù được mở rộng đồng thời với nhiều nhà tù khác trong cả nước, nhưng diện tích giam cầm vẫn không đủ chỗ để giam cầm những chiến sĩ cách mạng.

2 .THỰC THI CHẾ ĐỘ LAO TÙ HÀ KHẮC

Với dã tâm một thời gian không lâu, sốt rét, bệnh tật và công việc khổ sai sẽ tiêu hao chúng một cách êm thấm, thực dân Pháp đã thực hiện ở nhà ngục Sơn La một chế độ tù đày hết sức khắc nghiệt về ăn, ở và công việc khổ sai hàng ngày.

Chế độ ăn uống của tù nhân do Thống sứ Bắc Kỳ quy định đã rất ngặt nghèo, lại còn bị bọn giám ngục tìm cách bớt xén. Bữa ăn mỗi người được một nắm cơm nếp lẫn trấu và sạn với muối trắng, hoạ hoằn mới có bữa canh rau già nấu suông. Ngày tết, ngày lễ, mỗi người được vài miếng thịt lợn luộc chấm với muối, không có bát đũa, phạm nhân phải ăn bốc. Đến nước lã cũng rất hạn chế. Mỗi buổi sáng mỗi người chỉ được phát 1 bơ sữa bò nước lã vừa để uống, vừa để rửa.

Mỗi một năm phạm nhân được phát 1 bộ quần áo bằng vải thô, 1 chiếc chiếu, 1 chăn sợi mỏng không đủ chống chọi với cái lạnh giá của miền rừng núi. Nơi giam cầm thì ngày nóng như thiêu đốt, đêm lạnh đến thấu xương[5].

Hàng ngày khi xương mù còn bao phủ dày đặc, tiếng kèn đã giục giã phạm nhân xếp hàng điểm danh để đi làm. Đi chậm, đi nhanh, hay nói chuyện  đều bị đánh đập. Những người ốm yếu vẫn phải đi làm những công việc như đục lỗ đặt mìn phá đá, chặt và kéo gỗ, đẩy xe chở đá, gỗ, cát, nước, gạo, củi… Những đợt đi chở gỗ ở Mai Sơn, chở gạo ở Tạ Bú, đường xa, đèo cao, dốc đứng, suối sâu phạm nhân phải đi ròng rã 3, 4 ngày đường. Ngoài ra, họ còn phải làm đường, nung gạch, đốt vôi. Công việc nặng nhọc thường xuyên xảy ra tai nạn, sức khoẻ giảm sút nhanh chóng, nhiều người mắc bệnh nhưng thuốc men thiếu thốn, cho nên trong những năm 1930-1936, hàng trăm chính trị phạm đã gửi thân lại khu gốc ổi[6]. Riêng năm 1933, trong 8 tháng, đã có hơn 60 người chết, trong đó có nhiều chiến sĩ ưu tú của Đảng như các ông Sáng, Tuệ, Bòm, Bò, Hiến, Tích …

Trước cảnh sống vô cùng khổ cực đó, các phạm nhân đã đề cao tình thơng yêu đồng đội giúp đỡ lẫn nhau. Đối với những người ốm đau đều được chăm sóc tận tình. Anh em đã dành những khẩu phần ăn tốt hơn để đồng đội bồi dưỡng, thay phiên nhau đấm bóp, lấy tay làm gối, nhường chỗ nằm nơi có không khí, cởi áo làm chăn đắp cho bạn lúc bị sốt. Công việc khổ sai hàng ngày, việc nhẹ dành cho người yếu, việc nặng những còn tương đối khoẻ gánh vác. Nhờ tình thương yêu đùm bọc, đoàn kết đấu tranh, không phân biệt đảng phái, động viên an ủi lẫn nhau, các chính trị phạm đã vượt qua những ngày đầy  gian khổ mà “thần chết” luôn luôn bám sát bên người.

Để thực hiện dã tâm nham hiểm giết dần những người cách mạng, ngoài chế độ tù đầy khắc nghiệt để hành hạ, làm cho thân thể người tù tàn phế, bọn cầm quyền Pháp còn cử lên Sơn La những tên Công sứ khét tiếng hung ác: Công sứ Saint Poulof. Trong thư gửi cho Thống sứ Bắc Kỳ năm 1932, Công sứ Saint Poulof đã nói rằng: “Xin ngài cứ tiếp tục gửi chính trị phạm lên Sơn La. Bọn này nếu ở Hoả Lò, là những hạng hung hăng khó trị, thì rồi đây tới đất Sơn La chỉ trong vòng 6 tháng thôi vi trùng sốt rét sẽ làm cho chúng suy nhược và trở nên hiền hoà- Chúng sẽ tự định đoạt lấy cuộc sống của chúng”. Bên cạnh những tên thực dân cáo già nham hiểm như Saint Poulof cousseau, ở ngục Sơn La còn nhiều tên tay sai gian ác như chánh xếp Gabori, tên lính Xoaxăngken (số 75), tên đội nhất Sedơnong (số 1111) luôn luôn đánh đập tù nhân bất kể lúc nào.

Đoàn tù chính trị đầu tiên bị đầy lên ngục Sơn La vào cuối năm 1930 gồm 24 người. Thành phần của đoàn tù khá phức tạp: Có tù cộng sản, tù Quốc dân đảng và một số tù thường phạm.

Đoàn tù này từ Hoả Lò, lên xe lửa đi Yên Bái, từ Yên Bái đi bộ qua Nghĩa Lộ đến Tú Lệ, Ngọc Chiến, Tạ Bú vào Sơn La. Trên con đường dài điệp trùng đó họ phải vượt qua bao nhiêu đèo cao, dốc đứng vô cùng gian lao vất vả.

Đoàn thứ hai bị đày lên ngục Sơn La vào mùa thu năm 1931, gồm có 40 người. Từ Hoả Lò các chính trị phạm bị dồn lên ô tô bịt kín đưa đến bến Ngọc, Hòa Bình, sau đó đi thuyền lên Suối Rút, cứ 10 người đi một thuyền, 2 người chung 1 xích. Từ Suối Rút, tù nhân phải đi bộ dọc đường 41 đến Sơn La. Ngay khi ở Hỏa Lò, các chính trị phạm đã chuẩn bị sẵn sàng truyền đơn giấu trong người để rải trên đường đi. Mặc dầu đi đường vất vả lại bị bọn lính áp tải đánh đập dã man, mọi người vẫn hát những bài ca cách mạng và hò la. Sau 10 ngày gian nan vất vả, đoàn tù mới tới Sơn La.

Cuối năm 1931, đoàn tù chính trị thứ ba gồm có 50 người bị kết án khổ sai 5 năm đày lên Sơn La.

Đầu năm 1932, nhân cái chết của anh Sáng, lần đầu tiên các chính trị phạm tổ chức lễ truy điệu long trọng, gây tác động mạnh mẽ đến tinh thần của phạm nhân, góp phần thúc đẩy phong trào đấu tranh lên một bước, khiến cho binh lính cũng phải bớt đánh đập tù chính trị. Một số phạm nhân cộng sản đã tranh thủ tuyên truyền và tranh thủ được anh em y tá nhà thương để khi có thuốc họ ưu tiên cho người đau ốm.

Tất cả những hình thức tổ chức đơn giảm trên là mầm mống của một tổ chức hoàn chỉnh sau này.

Sau 10 năm được đào tạo tại Pháp, ngày 16/8/1932, Bảo Đại rời nước Pháp về nước. Ngày 10/9/1932, Bảo Đại ra Đạo dụ số 1, tuyên bố chấp chính và khẳng định chế độ quân chủ của Nam triều, tiến hành một số cải cách về quan trường, giáo dục, hành chính, đề ra mấy biện pháp khoan hồng đối với tù nhân người bản xứ bị giam giữ trong các lao tù, trong đó có nhà tù Sơn La.

Tháng 11/1932, danh sách 133 phạm nhân đang bị giam giữ trên đồi Khau Cả được đưa vào diện khoan hồng tuỳ theo mức độ nguy hiểm và thời gian thi hành án, bao gồm:

– 65 người phóng thích có điều kiện: Quàng Văn An, Ngô Văn Ngụ, Nguyễn Văn Rược, Đào Đình Mẫn, Nguyễn Sĩ Phụng (Đạt), Phạm Ngọc Rủ (Xuyên), Đỗ Ngọc Chấn, Đặng Văn Tu (Thanh), Phạm Thịnh, Trần Văn Quang, Trần Văn Thìn, Nguyễn Như Chấp, Đàm Văn Hoà, Đỗ Đức Hoạt, Phạm Đình Nhu, Tạ Văn Đang, Chu Đình Vọng, Nguyễn Văn Kiêm, Đông Phi, Vũ Năng Sung, Hoàng Văn Pho, Nguyễn Văn Thiết, Nguyễn Khánh Phú, Nguyễn Lạc, Vũ Văn Phong, Nguyễn Văn Thấu, Vũ Huy Huệ, Bùi Văn Tâm, Phạm Văn Minh, Nguyễn Văn Ry, Đặng Văn Lữ, Hoàng Văn Viên, Đỗ Duy Đoá, Nguyễn Văn Thâm, Nguyễn Văn Phiên, Đỗ Gia Phú, Đỗ Văn Chuẩn, Trần Hiển, Lê Duệ (Tuệ), Lê Danh Triều, Bùi Văn Giám, Phạm Văn Bang, Nguyễn ý, Trịnh Ngọc Lâm, Trần Ngọc Đông, Nguyễn Đức Chất, Trần Đức Quý, Nguyễn Văn Nhân, Quàng Văn Nhăng, Lò Văn Ngoi, Bùi Chính Tâm, Phạm Xuân Xá, Nguyễn Khắc Kính, Nguyễn Tam Đa, Vũ Sang (Phiến), Phạm Văn Trung, Lê Văn Mu, Quàng Văn Phăng, Lò Văn Trung, Dương Văn Quảng, Lê Văn Hoan, Lê Văn Hiển, Lò Văn Chiến, Lò Văn Trai.

–  69 người giảm thời hạn tù: Lê Phiên (Tiêu), Vũ Như, Trần Thiên, Phan Trung, Bùi Kiên, Tô Sĩ (Bát Sĩ), Ngô Lang (Cần), Lương Đống, Phương Hữu Hân, Nguyễn Văn Đăm, Nguyễn Văn Bân, Trần Lê Đệ, Lâm Văn Sinh, Dương Xuân Mai, Đặng Văn Huy, Bùi Văn Miễn, Trần Văn Thi, Hoàng Văn Năng, Doãn Chính, Đặng Trí, Phan Văn Tỉnh, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Văn Liễn, Trần Kim Biều, Nguyễn Văn Khiết, Nguyễn Văn Thỏa, Nguyễn Dương, Trần Văn Lai, Trần Rõi (Rỹ), Phạm Hàm, Vũ Nhương (Trát), Nguyễn Xuân Hà, Nguyễn Văn Các, Nguyễn Văn Thao, Nguyễn Đạt Khôi, Trần Văn Lập, Đào Ngọc Hoà, Nguyễn Văn Dinh, Vũ Văn Lành, Trần Ngọc Biếm, Nguyễn Đức Cử, Nguyễn Văn Vạc, Đỗ Văn Đức, Phạm Văn Lợi, Bùi Danh Thắng, Nguyễn Văn Thời, Nguyễn Văn Dương, Nghiêm Đình Mẫn, Trịnh Văn Đức, Nguyễn Văn Lữ, Nguyễn Văn Vinh, Phạm Văn Kỳ, Phạm Đình Khôi (Lân), Mai Dưỡng (Hoà), Nguyễn Viết Tiệp, Trần Quang Thụy, Nguyễn Văn Quản, Nguyễn Hữu Đỗ, Trương Văn San, Nguyễn Văn Thịnh, Vũ Văn Nhượng, Phạm Ngọc Hoà (Giao), Nguyễn Đình Mai, Ngô Quang Châu, Phạm Ngọc Phổng, Vũ Văn Độ, Nguyễn Đình Ngọc, Nguyễn Văn Vĩ .

Số phạm nhân được ân xá kể trên chiếm gần nửa số người đang bị giam giữ ở nhà tù Sơn La. Tuy nhiên, sự kiện trên chỉ là chiêu bài mỵ dân, vì vào tháng 2/1933, lại có đoàn tù thứ tư gồm 210 người, đông nhất từ trước đến thời điểm này bị đày lên Sơn La. Trong đoàn có các Trung ương Uỷ viên, Xứ uỷ viên, Tỉnh uỷ viên và cán bộ của các cấp uỷ như các ông Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Lan, Đỗ Ngọc Du, Khuất Duy Tiến, Trường Chinh, Lê Duẩn mà bọn thực dân Pháp đã xếp vào “những phần tử nguy hiểm”. Những tù nhân này đã bị dồn lên ô tô bịt kín, chở đến bến Cầu Đất rồi bị dồn tất cả xuống 2 chiếc tàu của hãng Bạch Thái Bưởi, được chia ra làm 4 toán, mỗi toán trên 50 người, cứ 10 người xâu chung một dây lõi luồn qua xích tay (2 người 1 xích). Trước khi rời Hỏa Lò, những người tù cộng sản đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, đã lập hai ban trật tự và đối ngoại, để việc tổ chức đi đường được trật tự, tránh để kẻ địch đàn áp. Ông Trường Chinh nhận viết một số tài liệu huấn luyện cho tù nhân chính trị, trong đó có các cuốn như Cộng sản sơ giải, Hai chiến thuật, Phê bình và tự phê bình, Công vận, Nông vận, phân công cho một số người Thái khâu tài liệu vào mép chăn, gấu quần, gấu áo.

Áp tải đoàn tù này là viên quan ba Môghe, 4 viên quan một và 200 lính. Đề phòng tù trốn khi xuống tàu, chúng cho xích chân tù thành từng chuỗi, tuy nhiên khi anh em đấu tranh đòi mở xích chân, tên Môghe đã phải nhượng bộ. Từ Chợ Bờ đến Sơn La, chúng bắt anh em phải đi bộ. Cuộc hành trình đầy gian lao, khổ ải trên chặng đường quanh co, khúc khuỷu, đèo cao dốc đứng, đất đá gồ ghề, sức khoẻ của tù nhân giảm đi nhanh chóng, nhiều anh em không còn đủ sức để chống đỡ. Trước tình hình đó, các thành viên trong ban đối ngoại đã bàn với anh em đấu tranh với Môghe, đòi giải quyết một số yêu sách:

– Đi 2 ngày phải cho nghỉ 1 ngày.

– Mỗi ngày chỉ đi từ 15 đến 20 km, đi đêm và đi sớm, trưa phải được nghỉ lâu hơn.

– Bỏ dây thừng, người ốm được đi tự do không phải xích chân tay.

– Phải có thuốc xoa bóp và thuốc chữa bệnh cho những người ốm.

Thấy tù nhân kiên quyết đấu tranh, lại được một số binh lính giác ngộ ủng hộ, nên Môghe đã buộc phải chấp thuận những yêu sách nói trên.

Trên đường đi và những nơi nghỉ lại như ở thị trấn Suối Rút, Mộc Châu một số bà con đã mang đến cho anh em quà bánh. Sự chăm sóc ấy đã khích lệ thêm nghị lực cho cuộc đấu tranh của tù chính trị.

Sau 13 ngày đi đường, đoàn tù thứ tư đã tới Sơn La. Ngay hôm sau Saint Poulof cùng Giám binh đã đến nơi giam giữ đe doạ: “Ở Hà Nội các anh đấu tranh chống Chính phủ, lên đây, các anh chẳng đấu tranh được với chúng tôi đâu. Vì chỉ vài ngày nữa, các anh sẽ phải đấu tranh với vi trùng sốt rét”.

Để ngăn chặn tù nhân có thể liên lạc với nhau, chúng đã phân tán và cùm chặt họ trong các buồng giam. Những anh em được liệt vào loại tù nguy hiểm nhất càng bị theo dõi, giam cầm chặt chẽ hơn. Khí hậu và chế độ tù đày khắc nghiệt và bệnh tật hiểm nghèo đã cướp đi nhiều cán bộ ưu tú của Đảng, như các ông Trần Văn Lan, Phạm Văn Ngọ.

Tin tù chính trị ở Sơn La bị chết nhiều bay về Hà Nội và nhiều địa phương trong cả nước, tạo nên một làn sóng công phẫn trong quần chúng nhân dân và trong các gia đình tù nhân. Đây cũng là thời điểm phong trào đấu tranh của nhân dân tiến bộ Pháp lên rất cao. Chính phủ của Đảng Xã hội cấp tiến lên cầm quyền ở Pháp, đã phải cử một Phái đoàn do Râynô làm trưởng đoàn sang kinh lý Đông Dương. Trong đoàn có bà Ăngđrê Viôlitx là nhà báo tiến bộ. Trong thời gian ở Việt Nam bà đã được cung cấp nhiều tài liệu sống, được tai nghe, mắt thấy những tội ác dã man của đế quốc Pháp. Khi về nước, bà đã viết cuốn Đông Dương kêu cứu, lưu hành cả trong và ngoài nước Pháp, đã gây ra một làn sóng căm phẫn với tội ác dã man của đế quốc Pháp ở Đông Dương. Căn cứ vào tố cáo của bà, Hội quốc tế cứu tế đã liên tiếp gửi thư đòi Chính phủ Pháp phải ân xá tù chính trị ở Đông Dương và các thuộc địa khác.

Trước làn sóng công phẫn, phản đối của nhân dân trong nước và ngoài nước, tháng 10/1933, Toàn quyền Đông Dương Pasquié đã đi kinh lý Sơn La, cùng đi có Thống sứ Bắc Kỳ Pages. Công sứ Saint Poulof và bọn tay sai quan lại địa phương đã chuẩn bị đón Pasquié ngay tại ngục Sơn La.

Biết được tin đó, tù chính trị đã chuẩn bị tổ chức đấu tranh, cử đại diện đưa yêu sách cho Saint Poulof với các vấn đề như sau:

– Phải chuyển tù chính trị về xuôi.

– Phải được ăn gạo tẻ, không ăn gạo nếp.

– Phải được nhận tiền, bưu kiện, quà cáp và thuốc men của gia đình hoặc thân nhân gửi đến.

– Thả những người bị bắt và bị tù oan.

– Không được đánh đập và bắt tù làm việc nặng nhọc.

Anh em còn tố cáo chế độ tù đày dã man, đã làm cho nhiều người chết, những người còn lại trong tù là những người ốm yếu, bệnh tật. Thái độ  kiên quyết của tù nhân đã buộc Saint Poulof phải nhận bản yêu sách và hứa sẽ nghiên cứu để giải quyết. Thắng lợi bước đầu này đã củng cố thêm niềm tin ở mọi người. Một số tù chính trị được đưa bằng thuyền hoặc đi bộ về lại Hỏa Lò (Hà Nội).

Tháng 10/1934, đoàn tù thứ năm gồm 62 người lại được đưa lên ngục thất Sơn La. Tiếp theo đó, vào tháng 5/1935 chúng lại đưa tiếp đoàn tù thứ sáu gồm 50 người đến nhà tù này. Trong đoàn có các ông Nguyễn Lương Bằng, Đặng Việt Châu, Phạm Quang Lịch. Có nhiều người bị đày lên Sơn La lần thứ hai như các ông Trường Chinh, Bùi Vũ Trụ, Hoàng Đình Dong.

Lúc bấy giờ thành phần tù chính trị không thuần nhất. Bên cạnh số đông là tù cộng sản và cảm tình của đảng, còn có tù quốc dân đảng và tù thường phạm. Nhưng do sự tuyên truyền, thuyết phục của những người cộng sản, dần dần anh em tù quốc dân đảng đã thống nhất với những chủ trương do anh em tù cộng sản đề ra. Để lãnh đạo mọi người đoàn kết đấu tranh với chế độ tù đầy dã man, các ông Nguyễn Lương Bằng, Trường Chinh đã bí mật tập hợp những tù nhân cộng sản từ nhà tù Hỏa Lò bị đày lên ngục Sơn La thực hiện chủ trương: Thăm dò và lôi kéo tù quốc dân đảng; cùng nhau đoàn kết để tổ chức đời sống và gác bỏ những thành kiến về đảng phái; lập ra một uỷ ban để chỉ đạo sinh hoạt trong ngục từ giữ trật tự vệ sinh chung trong trại và ngoài trại đến đối phó với gác ngục và cai, lính cũng như giao dịch với nhân dân địa phương, chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau khi ốm đau… Một uỷ ban thống nhất tù chính trị gọi là Hội đồng Thống nhất được thành lập gồm có 5 người, 2 chủ tịch, 2 uỷ viên và 1 tổng thư Hội đồng đã thành lập các ban và chỉ định người phụ trách các ban trật tự trong, ban trật tự ngoài, ban nhà bếp, ban hợp tác xã, tổ nhà thuốc. Các ban,  tổ hoạt động theo quyền hạn trách nhiệm do Hội đồng Thống nhất nhà tù quy định và được tự chủ trong hoạt động của mình, nhưng không hoạt động công khai, không ra sách báo như ở Hỏa Lò.

 Trong điều kiện hết sức khó khăn, bị khống chế về mọi mặt, Hội đồng Thống nhất đã đề ra những quy định đối với tù nhân:

Về sinh hoạt trong trại:

  1. Không được cãi nhau to tiếng, phát khùng, văng tục. Ai vi phạm, anh em nhắc nhở, nếu phải đến ban trật tự can thiệp mà không nghe thì phạt 1 ngày quét nhà.

2, Không được lăng nhục nhau, đánh nhau, chửi nhau. Ai vi phạm  thì ban trật tự phạt từ 1 đến 3 ngày quét nhà.

  1. Không được vứt rác (giấy vụn, vỏ hoa quả, lá bánh) hay nhổ xuống nền nhà, lối đi. Ai vi phạm thì phạt từ 1 đến 3 ngày quét nhà hay giặt quần áo cho anh em ốm.
  2. Quá 9 giờ tối không được làm ồn như nói to, đánh đàn… (trừ tập thể diễn kịch). Ai vi phạm quy định, trưởng ban trật tự sẽ cảnh cáo, không sửa chữa thì sẽ phạt 1 ngày quét nhà hoặc phục vụ anh em ốm.
  3. Rửa mặt buổi sáng hay rửa chân buổi tối chỉ được 3 bơ nước, tắm thì tranh thủ khi đi làm, nếu tắm ở nhà thì chỉ được nửa thùng. Nước dùng cho trật tự phát, hay tự đi lấy đều phải thực hiện đúng quy định.
  4. Suất ăn chia cho từng mâm, hoặc cho từng người; trường hợp đi làm về muộn sẽ do nhà bếp chia. Anh em làm bếp có nhiệm vụ làm tốt món ăn và cố gắng thay đổi món ăn cho anh em. Làm bếp được hưởng mức ăn gấp 2 lần anh em khác. Ai vi phạm quy định thì bị phê bình và cử người khác làm thay. Để đỡ khó nhọc cho anh em làm bếp, chủ nhật trật tự cắt phiên anh em làm thay.

Về đi làm ở ngoài

  1. Nếu vi phạm điều 1, điều 2 trong khi đi làm thì bị phạt nặng hơn, do Hội đồng Thống nhất quyết định.

8 . Không được mua rẻ bán đắt, không tranh nhau mua những thứ do đồng bào địa phương bán; phải theo giá bình thường mà mua. Nếu trả cùng giá mà đến người thứ 2 hay thứ 3 đồng bào mới bán thì hàng mua được chia đều cho nhau, nhường cho người ốm.

  1. Không được trêu ghẹo phụ nữ, lợi dụng, xin xỏ hay lấy cắp của đồng bào. Ai vi phạm thì bị cảnh cáo, phạt từ 1 đến 3 ngày quét nhà hoặc phục vụ anh em ốm. Trường hợp nặng hơn do Hội đồng Thống nhất xem xét.
  2. Đi làm phải theo đúng mức sếp ngục giao mà đã được anh em chấp nhận như khiêng nước 7 chuyến (tù thường phạm 9 chuyến), xe gạch v.v… Nếu sốt trong khi làm không bảo đảm được mức, phải nói với trật tự trưởng.

Khai bệnh và xin thuốc

  1. Có bệnh mới được khai và xin thuốc, ốm thật thì tổ y tế can thiệp với xếp ngục cho ở nhà. Bệnh thường như sốt nhẹ, cảm, ho, ghẻ lở thì tổ y tế cho thuốc. Bệnh nặng thì tổ y tế đề nghị y sĩ vào khám và cho thuốc.

Thái độ với sếp ngục, giám  thị, lính coi và thầy thuốc

  1. Lễ độ lịch thiệp, nhưng không qụy luỵ. Không được tâng bốc họ để bị coi thường mình, như gọi sếp ngục hay thầy thuốc là “quan”. Nếu có việc phải trình bày với sếp ngục, giám binh khi đi làm thì nhờ trật tự trưởng hay anh em biết tiếng Pháp nói giúp.

Đây là những điều chủ yếu trong sinh hoạt; còn về phần hợp tác xã sản xuất, có những quy định cụ thể hơn. Những quy định nói trên phù hợp với điều kiện của những người tù bị giam cầm, mọi người có thể đồng tình và chấp nhận được.

Do đã trải qua nhiều nhà tù của đế quốc, nên những người khi bị đày lên Sơn La đã rút được nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức đấu tranh trong nhà tù và trên đường đi. Muốn đấu tranh thắng lợi trong hoàn cảnh bị giam cầm thì phải tìm được lý lẽ, phải đề ra những yêu sách đúng mức, vừa tầm mà bọn thống trị có thể chấp nhận như mùa hè nằm trên nền xi măng dưới mái tôn nóng như thiêu như đốt, nhất là những khi có gió Lào thổi tới, tù nhân chỉ yêu cầu nhà ngục làm trần để giảm sức nóng.

Những yêu cầu bước đầu đã được giải quyết, mọi người tiếp tục đưa những yêu cầu tiếp như cần phải đóng xe bò chở nước để giảm sức của anh em, phải thả ông Nguyễn Lương Bằng và các người khác đang bị giam dưới hầm tối nếu không mọi người sẽ tuyệt thực.

Rút kinh nghiệm các đoàn tù trước lên Sơn La, dưới sự chỉ đạo bí mật của các ông Trường Chinh và Nguyễn Lương Bằng, anh em tù đấu tranh kiên quyết để nắm được nhà bếp, nhà thuốc và sản xuất hàng thủ công vì có nắm được những khâu quan trọng này mới có điều kiện huy động mọi người vào cuộc đấu tranh chống lại chế độ tù đày hà khắc.

Để chuẩn bị về mặt lý luận, ông Trường Chinh đã viết cuốn Chống chủ nghĩa cải lương và mở các lớp học lý luận, góp phần nâng cao trình độ cho tù chính trị. Nhiều lớp huấn luyện ngắn ngày cho những người bị án nhẹ và những lớp văn hoá, học ngoại ngữ cũng được tổ chức. Ngoài chương trình học tập, ban huấn luyện còn nói chuyện về ngày thành lập Đảng, Công xã Pari, ngày Quốc tế Lao động, Cách mạng tháng Mười Nga, Xô viết Nghệ Tĩnh, Công xã Quảng Châu …

Để góp phần cải thiện đời sống và lập quỹ cứu tế phục vụ những lúc ốm đau, Hội đồng Thống nhất đã chủ trương thành lập Tổ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tiếp xúc với binh lính, viên chức và nhân dân phố Chiềng Lề, mọi người nhận thấy đây là một thị trường tiêu thụ những mặt hàng cần thiết trong đời sống hàng ngày như rổ, rá, đũa, chổi, thìa, nồi, xoong; những đồ trang sức như nhẫn, vòng đeo tay, dây chuyền hay đồ trang trí như hoa giấy. Nguyên liệu để sản xuất những mặt hàng này lại dễ kiếm và có những thứ đã tự có. Đồ trang sức được chế tạo từ những chiếc gáo dừa được đồng bào các dân tộc ưa chuộng. Tổ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong tù đã góp phần lớn vào việc cải thiện đời sống cho anh em trong tù nhờ những quy định chặt chẽ đối với người sản xuất như

0