18/06/2018, 16:28

Tổ chức xã hội và bộ máy quản lí hành chính tỉnh Hà Giang trước tháng 8-1945

Khổng Đức Thiêm I . KHU VỰC NGƯỜI TÀY – NÙNG 1.1. Người Tày – Nùng và chính sách dân tộc của nhà nước phong kiến Là một trong những dân tộc, những chủ nhân đầu tiên có mặt từ thời kỳ Văn Lang – Âu lạc, ...

indochina_eth_1970.jpg

                                                                Khổng Đức Thiêm

I . KHU VỰC NGƯỜI TÀY – NÙNG

BAN DO HA GIANG.gif

1.1. Người Tày – Nùng và chính sách dân tộc của nhà nước phong kiến

Là một trong những dân tộc, những chủ nhân đầu tiên có mặt từ thời kỳ Văn Lang – Âu lạc, do đó từ xa xưa, người Tày đã được mệnh danh là Thổ dân, dân Thổ trước trên một dải biên thùy, suốt một mạch từ Tuyên Quang, Hà Giang đến Cao Bằng, Lạng Sơn. Đây cũng là những danh xưng khẳng định về tính chất bản địa lâu đời của người Tày trên đất Hà Giang.

Người Nùng tuy cùng gốc nhóm với người Tày nhưng lớp đến trước hầu như đã bị Tày hóa còn lớp đến sau xuất hiện ở địa phương muộn tới hàng chục thế kỷ, chia thành nhiều nhóm khác nhau như Nùng Dín tập trung nhiều ở Hoàng Su Phì, Xín Mần, Vị Xuyên; Nùng Xuồng ở Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ; Nùng An ở Vị Xuyên, Bắc Quang.

Tựa lưng vào núi rừng, hướng về phía thung lũng, tập hợp vài ba dòng họ với nhau, người Tày – Nùng dựa nên các bản với độ dăm, ba chục nóc nhà, có đường ranh giới riêng. Mỗi một bản như thế nơi thì nhà cửa nối dài rải rác, nơi thì mật tập quy tụ theo sông suối. Nhiều bản trong một khu vực hợp nhau thành mường. Mối quan hệ giữa bản này với bản khác tạo thành mối quan hệ liên bản – đồng đẳng giữa các đơn vị xã hội đồng cấp. Dần dần, cùng với tiến trình lịch sử, nhiều bản – mường liên kết với nhau, tạo ra mối quan hệ siêu bản, điều này có nghĩa là bên cạnh các đơn vị xã hội đồng cấp còn có mô hình chính trị – xã hội lớn hơn, hay nói khác đi là mô hình sơ khai của nhà nước đã xuất hiện với tên gọi khá quen thuộc trong xã hội người Tày – Nùng, đó chính là chế độ Quằng. Quằng là biểu hiện, là hệ quả tất yếu của mối quan hệ siêu bản, tuy được hình thành trên cơ sở vài ba chục bản nhưng đều có phạm vi lãnh thổ và hệ thống luật tục riêng. Đứng đầu các liên bản, siêu bản (mường, châu) là các Quằng thế tập, các chúa đất và chủ linh hồn của toàn khu vực, dù cho về mặt danh nghĩa, người Tày – Nùng không có lãnh thổ riêng nhưng mỗi bản làng truyền thống đều có một phạm vi cư trú được xác định bao gồm đất ở, đất canh tác, các loại rừng và đất rừng, các nguồn nước.

Chế độ Quằng xuất hiện trong xã hội người Tày – Nùng trước khi nhà Lý ra đời. Nhờ điều kiện địa lý và lịch sử có những nét khác biệt so với khu vực trung châu, bên cạnh đó là trình độ về kinh tế và xã hội còn thấp nên các Quằng – thường được gọi là Thổ tù hoặc Tù trưởng vẫn đóng vai trò lớn trong việc kiểm soát toàn bộ quyền lực ở khu vực miền núi phía Bắc. Cho nên ta không lầy làm ngạc nhiên, nhà Lý vẫn để các Tù trưởng cai quản địa phương theo tập quán pháp – luật tục của họ. Để duy trì ảnh hưởng của mình đến các khe động dọc theo biên giới, vua Lý chủ trương kết thân với các Tù trưởng, Động trưởng, Tộc trưởng thông qua việc ban chức tước cao cho họ (Giáp Thừa Quý ở Lạng Châu, Vi Thủ An ở Tô Mậu, Hoàng Kim Mãn ở Môn Châu, Nùng Tồn Phúc ở Thảng Do, Nùng Tồn Lộc ở Vạn Nhai, Dương Đạo ở Vũ Lặc, Nùng Trí Cao ở Tư Lăng, Lưu Kỷ ở Quảng Nguyên, Hà Hưng Tông ở Vị Long). Hơn thế nữa, như học giả Hoàng Xuân Hãn đã chỉ ra trong biên khảo Lý Thường Kiệt: “Vua Lý không chia rẽ Hoa Di và đã lợi dụng sự hôn nhân để liên kết các dân tộc biên thùy”[1].

Nhận định trên của Hoàng Xuân Hãn là chân xác. Momoki Shiro – Phó giáo sư tại Đại học Osaka (Nhật Bản) trong luận văn Gia đình các vua nhà Lý và sự xuất hiện của Vương triều phụ hệ ở Việt Nam trình bày tại Hội thảo Quốc tế lần thứ nhất về Việt Nam học (7-1998) xác nhận thêm:

“Vai trò chính trị của các phụ nữ, kể cả các con gái nuôi, trong gia đình các vua Lý nhiều khi được coi là công cụ cho chính sách liên minh nhờ vào các cuộc cưới gả cho những nhân vật có thế lực ở địa phương (Châu mục, Thủ lĩnh v.v…). Qua việc này, vua có thể xây dựng và duy trì quan hệ đồng minh với các thế lực địa phương. Hiện tượng “đồng minh hôn nhân” với thế lực ở Lạng Châu (Bắc Giang và Lạng Sơn ngày nay), là thế lực khống chế đường bộ đi Quảng Tây, đã được các tài liệu ghi chép nhiều nhất. Năm 1027, Lý Công Uẩn (Thái Tổ) ra lệnh cho một người em trai đánh vào lãnh tổ Trung Quốc ở vùng Quảng Tây với sự hướng dẫn của con rể Công Uẩn là Thân Thừa Quý – theo Việt Sử lược, Bình Dương công chúa cưới Thân Thiệu Thái là Lang Châu mục (năm 1029), và con trai của bà là Thân Đạo Nguyên cưới Thiên Thành công chúa vào năm 1066. Năm 1059, Thánh Tông đã đến thăm nhà của phò mã là Thân Cảnh Nguyên. Năm 1167, Thiên Cực công chúa (con gái của Anh Tông?) cũng cưới một nhân vật mang tước hiệu Lang Châu mục Hoài Trung hầu. Ngoài ra, Dương Cảnh Thông, người được bổ nhiệm làm Lang Châu mục (Việt Sử lược), cũng được gọi là Phò mã lang (Đại Việt Sử ký toàn thư).

Như đã giới thiệu, con gái nuôi của Thánh Tông được gả cho họ Lê ở Chân Đăng châu, và mẹ đẻ của Anh Tông cũng thuộc họ này. Năm 1036 (Việt Sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư), Khánh Thành công chúa (hoặc Kim Thanh), cưới Phong Châu mục (Phong Châu nằm ở bên cạnh Chân Đăng châu) là Lê Thuận Tông. Phía sau họ Lê ở vùng Vĩnh Phú ngày nay có họ Hà ở Vị Long châu (Tuyên Quang ngày nay), khống chế đường bộ đi Vân Nam. Ở đấy, Hà Di Khánh đã cưới Khâm Thánh công chúa (em gái của Nhân Tông), và Hà Công Phụ đã cưới Hoa Dương công chúa (Việt Sử lược). Giữa họ Hà còn có Hà Thiện Lãm là Thượng Uy châu mục (không rõ ở chỗ nào), đã cưới Trường Ninh công chúa (Đại Việt Sử ký toàn thư). Ở các vùng khác, Dương Tự Minh, một thủ lĩnh của Phú Lương châu (Thái Nguyên ngày nay), cưới được hai công chúa là Diên Bình công chúa (năm 1127) và Thiều Dung công chúa (năm 1142 – đều theo Đại Việt Sử ký toàn thư).

Khi cưới Khâm Thánh công chúa, Hà Di Khánh mới lên mười tuổi. Đồng minh hôn nhân có ý nghĩa quyết định để vua có thể khống chế các địa phương bởi vì các thành viên nam của gia đình vua thời Lý, khác với thời Tiền Lê và thời Trần ít khi đóng ở địa phương. Do đó các cuộc cưới gả giữa những người con trai thuộc các dòng họ có thế lực với các công chúa có thể được tiến hành ngay từ khi họ còn rất ít tuổi. Hơn nữa, sự điều động của con rể và qua đó những người cùng họ và thuộc hạ, có ý nghĩa quan trọng ngay cả ở thủ đô, như trường hợp Dương Tự Minh cầm đầu lực lượng chống lại Đỗ Anh Vũ vào nửa đầu đời Anh Tông”[2].

Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Q.II.33) cũng ghi nhận: “Năm Kỷ Tỵ (1029)… thời bấy giờ không đặt tiết trấn; các việc quân sự và dân sự ở các châu đều do Châu mục cai quản. Các châu miền thượng du lại giao cho bọn Tù trưởng địa phương quản lãnh. Nhà vua sợ khó khống chế được họ nên mới kết mối giao hảo bằng cuộc hôn nhân để ràng buộc họ, từ đó việc gả công chúa cho châu mục trở thành lệ thường của nhà Lý”[3].

 Dưới thời Trần, thế lực của các Quằng vẫn được giữ vững. Ngoài việc Trần Thái Tông (Trần Cảnh) đem gả toàn bộ các cung nhân và con gái tôn thất nhà Lý cho Tù trưởng các khe động để phủ dụ, thu phục, chính sách đối với khu vực miền núi đã có những chuyển động khác biệt. Lệ gả công chúa cho các Châu mục được bãi bỏ, thay vào đấy là việc cử những người am hiểu phong tục các dân tộc đến cai trị các địa phương vùng núi hay nơi biên cảnh song song với việc phong tước trao quyền cho các thủ lĩnh.

Nhiều người trong hoàng tộc hoặc quan lại đã hoàn thành xuất sắc trọng trách triều đình giao phó. Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật tinh thông nhiều tiếng địa phương được dân chúng vùng Đà Giang, Tuyên Hóa kính trọng. Trần Khánh Dư thì giữ yên một vùng biển đảo Yên Quảng. Thiều Thốn, Nguyễn Công Ngân vỗ về dân chúng một dải biên cương Đoàn Thành – Thất Nguyên (Lạng Sơn).

Dưới thời Lê, triều đình vẫn tiếp tục tuân thủ những quy củ có từ các triều đại trước đối với các dân tộc thiểu số. Các chức Đoàn luyện, Thủ ngựu, Tri châu, Đại tri châu được đặt ra để bổ dụng các Tù trưởng, dành cho họ nhiều quyền hạn rộng lớn, để họ toàn quyền cai quản địa phương tuân theo tập quán pháp. Đối với các vùng biên ải, nhà nước ngày càng quản lý chặt chẽ hơn. Ngoài việc các Thổ tù nhận được sắc phong của triều đình, nhiều quan lại là người Kinh được cử lên trấn giữ miền núi. Không ít người ở vùng xuôi đã nối đời cai trị tại địa phương, trở thành phiên thần của triều đình.

Đến cuối thời Lê, nhìn chung chính sách của nhà nước đối với vùng núi và các dân tộc thiểu số không có nhiều xáo trộn. Triều đình tiếp tục ban chức tước cho các tù trưởng địa phương như Tri châu, Cai châu, Đồng tri châu, Tuyên úy sứ, Chiêu thảo sứ, Phòng ngự sứ. Nhân dân gọi chung những người được hưởng các chức tước kể trên là Phụ đạo.

Chính sách dân tộc dưới thời Nguyễn có bước biến chuyển quan trọng. Ngay sau khi lên ngôi, tháng 8-1802 Gia Long đã cho phép các phủ, huyện, châu ở Tuyên Quang (gồm cả Hà Giang sau này), Quảng Yên, Thái Nguyên (gồm cả Bắc Cạn sau này), Hưng Hóa (sau chia thành Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và một phần Phú Thọ), Lạng Sơn, Cao Bằng và Thanh, Nghệ được phép lấy người dân tộc thiểu số làm Thổ quan, Quản lĩnh. Về phép tuyển lính, các trấn kể trên cứ 10 đinh lấy 1, đặt làm các Thổ binh, cho các Thổ mục cai quản. Đến tháng 10 năm ấy, nhà vua lại ra chỉ dụ ban quan tước cho các Thổ tù ở Bắc Hà (các phiên thần ở Tuyên Quang, Hưng Hóa, Thái Nguyên là Nông Phúc Liêm, Ma Thế Cố cho làm Tuyên úy đại sứ); Ma Sĩ Trạch, Nguyễn Quảng Chiến, Nguyễn Khắc Trương, Ma Thế Nhị, Đinh Công Vương, Đinh Công Trinh cho làm Tuyên úy sứ; Đinh Công Kiên cho làm Chiêu thảo sứ; Phan Bá Phụng làm Khâm sai các đội; Cầm Nhân Nguyên làm Phòng ngự đồng tri; Lê Kim Công làm Phòng ngự thiêm sư. Mấy tháng sau (12-1802) khi phiên thần các trấn Tuyên Quang, Sơn Tây, Thái Nguyên, Cao Bằng như Đinh Công Thể, Ma Thế Cố vào bái yết ở hành tại, Gia Long còn cho các đình thần bàn luận để ban quan tước cho họ theo các thứ bậc khác nhau.

Cuối năm 1804, Gia Long chuẩn y lời tâu của quan Bắc Thành, cho Nguyễn Hựu Trấn làm Cai đội, Trần Đăng Viên làm Bình luận ở châu Vị Xuyên vì đây là khu vực trọng yếu nơi biên cương; cho họ đem thủ hạ lập làm 2 đội Am Sơn để đóng giữ đất ấy. Nhà vua còn sai Thổ mục sở tại ghi chép về những người còn bị bỏ sót thuộc hai châu Đại Man (nay là Chiêm Hóa) và Bảo Lạc (nay thuộc Cao Bằng).

Tháng 5-1810, triều đình cho kê khai danh sách các Phiên thần, Phụ đạo ở Tuyên Quang và 5 ngoại trấn thuộc Bắc Thành để nhà nước xem xét lại việc cấp chỉ và bằng cũng như việc cho cai quản Thổ binh.

Tháng 3-1811, chiểu theo nguyện vọng của dân chúng sở tại, triều đình cho Chánh thuộc Hùng nhất Ma Doãn Điền lãnh chức Châu trưởng châu Đại Man. Để đề phòng Thổ mục châu Vị Xuyên là Nguyễn Thế Niệm có thể khởi loạn, ngoài việc sai trấn thần chia dân số 3 tổng Tiên Yên, Mục Hà, Lâm Đường và 2 xã Tụ Long, Phấn Võ làm 7 thuộc, chọn 7 người giỏi làm Cai thuộc, triều đình còn cử Ma Doãn Điền về cai quản thêm các Cai thuộc của châu Vị Xuyên.

Tháng 11-1821, dưới thời Minh Mệnh, viên Tuyên úy đồng tri trấn Tuyên Quang là Nguyễn Thế Nga cùng nhiều Thổ tù các châu dọc biên giới Bắc thành vào Huế chầu lạy, được nhà vua ban cấp triều phục, y phục hoặc bạc tiền theo thứ bậc khác nhau. Tại Kinh thành, các Thổ tù được sai vẽ đồ bản cương giới và kê sơ thế hệ truyền nối để tâu lên nhà vua. Các Thổ ty của trấn Tuyên Quang là Nguyễn Quảng Khải, Nông Văn Vân được bổ làm Thổ tri châu và Thổ tri huyện, trật Chánh cửu phẩm và Thổ lại mục, cho cai quản dân trong vùng để nộp thuế cho nhà nước. Để từng bước xóa bỏ chế độ Thổ quan nhằm thực thi chính sách người Kinh và người Thổ cùng cai trị vùng núi, Minh Mệnh đã nghị chuẩn việc cho tạm đặt ra các chức vụ mới như: Cai châu, Phó châu và Lại mục chuyên quản các châu ở nơi biên trấn. Những chức này, triều đình cho phép các quan đứng đầu trấn chọn người có năng lực ở địa phương làm. Đến năm 1827, Minh Mệnh xóa bỏ các chức quan: Tuyên úy đại sứ, Tuyên úy sứ, Chiêu thảo sứ, Phòng ngự đồng tri, Phòng ngự thiêm sự… trao cho các Thổ tù cai trị ở miền núi được đặt ra từ đầu thời Nguyễn thay bằng các chức Tri phủ, Tri huyện, Huyện thừa như ở vùng người Kinh, nhưng các viên quan này đều do người địa phương phụ trách có thêm chữ Thổ đằng trước (Thổ tri phủ thì bậc tòng Lục phẩm; Thổ tri huyện thì bậc tòng Thất phẩm; Thổ huyện thừa thì bậc tòng Bát phẩm; Thổ lại mục thì bậc tòng Cửu phẩm).

Năm Minh Mệnh thứ 9 (1828), nhằm hạn chế bớt quyền lực của các Thổ tù, tên gọi các chức quan được chuẩn đinh lại như Thổ tri phủ đổi làm Thổ tri châu bậc tòng Thất phẩm; Thổ cai châu đổi làm Thổ tri châu bậc tòng Thất phẩm; Thổ cai huyện đổi làm Thổ tri huyện bậc tòng Thất phẩm; Cai châu (chưa vào ngạch) đổi làm Thổ lại mục bậc tòng Thất phẩm; Phó châu (chưa vào ngạch) đổi làm Thổ lại mục bậc tòng Cửu phẩm.

Tháng 7-1829 nhân việc khuyết Thổ tri châu ở Hàm Yên và Thổ ty các châu Lục Yên, Thu Châu, Đại Man, Vị xuyên, Bảo Lạc già yếu xin cho thế tập, Minh Mệnh cho bãi bỏ lệ Thổ ty thế tập ở Bắc Thành. Kể từ đây, các châu, huyện thuộc các trấn Tuyên Quan, Thái Nguyên, Quảng Uyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hưng Hóa tùy theo công việc ít nhiều, dân số đông thưa mà đặt ra Thổ tri châu, Tri huyện, Huyện thừa, Lại mục trong số những người thanh liêm, tài năng, cần cán, được dân tin phục, không cứ là Thổ ty, Hào mục.

Theo quy định, cứ số đinh từ 5000 người, số ruộng từ 500 mẫu trở lên thì ở châu đặt 1 Thổ tri châu, huyện đặt 1 Thổ tri huyện cùng Thổ lại mục; cứ số đinh 100 người, số ruộng 100 mẫu trở lên thì châu đặt 1 Thổ tri châu, huyện đặt 1 Thổ huyện thừa; đinh điền không đủ 100 chỉ đặt 1 Thổ lại mục theo đúng chỉ dụ của Minh Mệnh:

“Các châu huyện thuộc trấn Tuyên Quang, Thái Nguyên, Quảng Yên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hưng Hóa trong thành hạt, theo công việc nhiều hay ít, dân số đông thưa, nên đặt Thổ tri châu, Tri huyện, Huyện thừa, Lại mục thì nghĩ định rõ ràng; không cứ Thổ ty, Hào mục, cứ trong hạt ai là thanh liêm, tài năng cần cán vốn e dân tin phục thì chọn cử tâu lên không được theo trước xung là tập quản”[4]. Mãi tới đầu năm 1831, Minh Mệnh mới giải thích rõ thực chất của việc bãi bỏ chế độ Thổ ty thế tập ở các trấn biên giới như sau: “Vì lệ thế tập đời xưa, là để đền công. Nhưng con cháu công thần, nếu có người hư hỏng triều đình phải truất bãi thì lại thương tổn đến ân điển. Ví như nhà Hán phong các tước hầu chỉ núi vạch sông mà thề nhưng mới một vài đời chỉ còn có ban, bốn người thì sách thề cũng chỉ là hão? Chẳng gì bằng luận công phong tước cho công thần ấy, còn con cháu thì tùy tài trao chức, thế là giữ cho trọn vẹn, cứ gì phải thế tập mới là đền công”[5]. Có thể gọi đây là cuộc cải cách lớn chia đặt các đơn vị hành chính ở địa phương trong phạm vi cả nước. Minh Mệnh coi cuộc cải cách này là một phen quy hoạch lớn lao khiến cho nước nhà có phên dậu giữ gìn, yên như thái sơn bàn thạch.

Cũng từ năm 1831, để tập trung nhiều hành vào tay triều đình, Minh Mệnh chia cả nước làm 29 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên; tất cả đều trực thuộc chính quyền trung ương. Các tỉnh do Tổng đốc đứng đầu, có Tuần phủ, Bố tránh, Án sát giúp việc.

Các đơn vị hành chính dưới là phủ, huyện (ở miền núi là châu), tổng, xã. Đứng đầu phủ là Tri phủ, đầu huyện là Tri huyện, đầu tổng là Chánh tổng, đầy xã là Lý trưởng. Đối với các châu ở miền núi, Tri châu thường được chọn lựa trong các Tù trưởng, Thổ tù, Lang đạo. Ở miền thượng du, tình hình chính trị thường không ổn định, nên các vua nhà Nguyễn đặt một chế độ kèm cặp và kiểm soát các quan chức người địa phương, trao cho các quan lại người Kinh từ trung ương cử về thực hiện, có nhiệm vụ chủ yếu là đốc xuất việc thu thuế, do thám và đàn áp các âm mưu phản loạn. Một số tù trưởng trung thành và tin cậy ở các địa phương xa xôi và hiểm yếu được triều đình dựa vào và trao cho quyền hạn đặc biệt, phong làm phòng ngự sử. Bên cạnh phòng ngự sử thì thường đặt một viên quan người Kinh gọi là Chiêu thảo sứ hoặc Phủ Man sứ. Các quan chức này gọi là lưu quan.

Chính sách lưu quan được Minh Mệnh mô phỏng từ chính sách thời Ung Chính 91723-1735) – triều Thanh Thế Tông theo đề xuất của Tổng đốc Vân – Quý Ngạc Nhĩ Thái và đem áp dụng lần đầu tại vùng dân tộc Miêu thuộc Vân Nam và Quý Châu (Trung Quốc).

Minh Mệnh cho rằng chính sách này, “quyền hành nặng, nhẹ kiềm chế lẫn nhau, chức tước lớn, nhỏ ràng buộc lấy nhau, thực là một chính sách hay trong việc giữ nước trị dân. Nếu mô phỏng mà làm có lợi nhiều lắm”.

Để ngăn chặn và hạn chế sự chống đối của lực lượng Thổ quan, Minh Mệnh dụ vỗ về: “Các phủ, huyện, châu Thổ ở các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, hiện có Thổ tri huyện, Thổ tri châu, Thổ huyện thừa, thì cho đều ở lại chức cũ, hợp lực theo quan do Chính phủ bổ đến (lưu quan) để làm việc”. Song song với những việc làm kể trên, Minh Mệnh còn cho đổi toàn bộ các mường, động thành xã để thống nhất đơn vị hành chính cấp cơ sở trên toàn quốc. Ngoài ra lại đặt những đơn vị hành chính giữa các xã và huyện châu đó là tổng giống như các tỉnh miền xuôi. Thông qua chế độ lưu quan, nhà Nguyễn đã trực tiếp với tay xuống tận các châu huyện miền núi biên giới phía Bắc trực tiếp quản đất, thu tô thuế và bắt lính, lao dịch.

Tháng 4-1835, triều đình bắt đầu cho thực thi đặt chức lưu quan ở các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng vì Minh Mệnh cho rằng những nơi này nhiều năm không yên đều do Thổ huyện, Thổ châu lợi dụng địa thế xa vắng thường họp nhau nổi loạn. Đồng thời, triều đình cũng thuận cho việc đem chia huyện Vị Xuyên làm 2 huyện Vị Xuyên và Vĩnh Tuy với lý do núi khe hiểm trở, địa thế xa khơi. Chánh đội trưởng Ma Doãn Đô được thăng quyền lãnh Thổ tri huyện Vĩnh Điện; Ma Doãn Cang làm Bang biện huyện vụ; Hoàng Kim Quy, Mai Văn Đạo hiệp đồng cai quản công việc ở đồn An Châu.

Tháng 4-1836, thổ ty các tỉnh Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên được vào chầu ở Huế nhân dịp khánh tiết dự lĩnh ban ơn. Thổ tri phủ Nguyễn Văn Biểu, Suất đội cơ Thái Hùng Nông Văn Văn và 8 người khác được ở lại kinh làm việc. Lại cho tỉnh Tuyên Quang chọn 1-2 người Thổ và 5-6 con em sĩ dân cho đi học chữ và tiếng nói để về dạy cho dân Để Định, Vĩnh Điện ven biên giới. Ngoài ra triều đình còn cho Lễ khoa cấp sự trung Hà Thúc Chương đến An Lạc, Ngọc Mạo để xét hỏi sự trạng. Sau khi khảo sát, Hà Thúc Chương dâng sớ lên triều đình xin đặt mỗi trạm 1 người Kinh biết chữ và được cấp lương để trừ tệ quan quân đi lại sách nhiễu còn đối với việc tuyển người vào các chức vụ ở phủ huyện thì phải hết sức cẩn thận vì ở Tuyên Quang chỉ có Tri phủ Yên Ninh là Phạm Dược phần nào còn biết chính thể trị dân, dân sợ mà mến; Nguyễn Đăng Tuyển ở Vị Xuyên, Kiểu Năng Thân ở Vĩnh Tuy thì dung túng thuộc hạ sách nhiễu; tỉnh phải giảm việc sung quân và đày lính đến Vĩnh Điện, Để Định; miễn cho việc thu thuế bỏ thiếu; cho người địa phương vào ngạch thổ dõng mà không tuyển vào biền binh; thưởng hậu cho người bắt được giặc dã. Triều đình phải chú trọng kén người trung hậu, hiểu việc quân như Nguyễn Khắc Khoan, Mai Văn Đạo và đừng coi thường vì họ là người Thổ; đặt thêm lính ở phủ, chứa đủ lương thực, đóng quân ở đồn Vân Trung để khống chế đường quan yếu đến An Lạc, Ngọc Mạo.

Nói về vị trí chiến lược và tầm quan trọng của vùng đất Hà Giang, ngay sau cuộc tiến quân lần thứ nhất đánh dẹp Nông Văn Vân tại châu Bảo Lạc vào cuối năm Minh Mệnh thứ 14 (1833), trên đường về, Nguyễn Công Trứ dã dâng tập “Thỉnh an” lên vua, trình bày vị trí chiến lược của vùng đất An Biên, Hà Giang, xin đặt tỉnh thành tại đây, để chế ngự vùng thượng du miền Bắc.

“Thỉnh an” tuy có nghĩa là hỏi sức khỏe vua, nhưng thực chất là bản báo cáo hàng tháng, do các Tổng đốc dâng lên triều đình. Mở đầu “Thỉnh an” tác giả trình bày yếu tố về địa lý, từ thành Tuyên Quang men theo dòng sông Lô đến đồn An Biên đối ngạn với Hà Giang (tương đương với đoạn quốc lộ số 2 ngày nay, từ tỉnh lỵ Tuyên Quang đến tỉnh lỵ Hà Giang) phải mất 8 ngày đường; từ đó tiến đến châu Bảo Lạc (tương đương với đường 34 ngày nay, từ tỉnh lỵ Hà Giang đến huyện lỵ Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng), sào huyệt của Nông Văn Vân, lại phải mất thêm 8 ngày; đó là chỉ kể đường đi, không phải đánh nhau, cũng phải mất đến nửa tháng:

“Thự Tổng đốc Hải Yên là Nguyễn Công Trứ có nói trong tập thỉnh an rằng: “Tỉnh Tuyên Quang tiếp giáp với huyện Hùng Quan thuộc phủ Đoan Hùng, tỉnh Sơn Tây. Từ tỉnh đến đồn An Biên hết 8 ngày đường; từ đồn An Biên do đường An Định, Bắc Nhự đến Vân Trung (Bảo Lạc) thì hết 5 ngày; nếu do đường Đại Miện, Tiểu Miện đi Vân Trung thì hết 8 ngày. Tính suốt ra, từ tỉnh thành (Tuyên Quang) đến châu Bảo Lạc, đi được yên lành cũng đã hơn nửa tháng”[6].

Với đường giao thông xa xôi khó khăn như vậy, mọi sự tiếp tế lương thực, tiếp viện quân lính, lại chỉ dựa vào tỉnh Sơn Tây tại cuối dòng sông Lô; nên trong quá khứ gặp nhiều sự trở ngại, như đồn An Biên tại Hà Giang mấy lần bị mất không kịp cứu, vùng châu Bảo Lạc Nông Văn Vân nổi dậy, không dập tắt được kịp thời:

“Núi sông hiểm trở, đều thuộc đất của Thổ ty, khi có việc xẩy ra, chờ được tin báo thường quá chậm không kịp việc. Phương chi những việc quan trọng đều do tỉnh Sơn Tây điều khiển, sự đi lại và điều động phải hàng tuần hàng tháng mới xong. Công việc có khi bị trở ngại và lầm lỡ cũng do vì tình thế cách trở xui nên thế”[7].

Đích thân hành quân qua vùng An Biên, Hà Giang; thự Tổng đốc Hải Yên Nguyễn Công Trứ nhận định rằng đất này có vị trí chiến lược đủ để khống chế các vùng xung quanh; lại có khả năng tự túc, tự cường lập tỉnh thành lớn.

Riêng về mặt địa hình quân sự, ông nhận định rằng vị trí An Biên rộng rãi, trước có sông Lô ngăn chặn, ba mặt núi đá ôm quanh; các phía phải, trái, núi hiểm có thể làm quan ải chặn giữ. Về an ninh xa có các sông Đại Miện, Tiểu Miện; hoặc các vùng An Định, Bách Đích có thể xây đồn để chặn giữ:

“An Biên là nơi trung độ nhất của Tuyên Quang, mặt trước có dòng sông ngăn chặn, ba mặt có núi đá ôm quanh, quãng giữa rộng rãi, chứa được vài vạn người, có thể lập tỉnh thành. Tòng Tạo bên hữu, Lạp Lĩnh ở bên tả có thể xây dựng quan ải, phía nam con sông có núi đất, xây pháo đài để phòng thủ được nghiêm. Như thế tự thành một nơi hiểm trở có thể ở được. Ngoài ra các nơi xung yếu như Đại Miện, Tiểu Miện, mỏ son Bách Đích và An Định đều đắp đồn để ngăn chặn; những chỗ bị nghẽn lấp quanh co, chật hẹp thì cho khai đào, sửa phẳng để dễ đi lại”[8].

Từ vị trí chiến lược này, giống như cái trục của cỗ xe, có thể lần theo nan quạt, tỏa ra bốn phương; hoặc theo đường 34 hiện nay để đến các châu Mèo Vạc, Bảo Lạc; hoặc theo sông Gâm, sông Năng đến hồ Ba Bể (Bắc Cạn) thuộc vùng đất tỉnh Thái Nguyên thời đó; hoặc xuôi dòng sông Lô qua tỉnh lỵ Tuyên Quang ngày nay để đến tỉnh thành Hưng Hóa, hoặc ngược sông Lô đến châu Vị Xuyên để kiểm soát vùng mỏ Tự Long (vùng này sau Hiệp ước Thiên Thân 1885 nằm trong bản đồ Trung Quốc).

“Như vậy thì mặt tây có thể chống giữ Bảo Lạc, Lục Yên, mặt đông có thể trấn áp Đại Man, Vị Xuyên, mặt nam có thể khống chế Hưng Hóa, mặt bắc có thể thông với Thái Nguyên; thực được cái thế ở chỗ trọng mà trị chỗ khinh, chẳng khác gì thân người sai khiến chân tay vậy. Vận động đã nhanh, tin tức lại nhậy, có thể ngăn chặn được cái chưa nảy mầm, tiêu trừ những cái không yên tĩnh”[9].

Điều quan trọng là vùng đất chiến lược này có thể tự túc, tự cường; Nguyễn Công Trứ ước tính cần bỏ ra 3 năm cải tạo, đưa dân vào khuôn phép, để về lâu về dài không còn mối lo biên giới:

“Rồi thay đặt những kẻ đầu trưởng để cai trị vỗ về dân, khiến chúng noi khuôn theo phép, tai thấm, mắt nhuần, thì không quá 3 năm có thể biến đổi thói man thành phong tục người kinh, lâu dài tuyệt được mối lo biên giới”.

Về lực lượng quân sự, thì ngoài số quân hiện hữu, cho mộ thêm 2 cơ binh địa phương, khuyến khích ban chức tước để khích lệ người chiêu mộ:

“Hơn nữa, trước giờ, số biền binh thuộc tỉnh được phái đi nã giặc đến gần một nửa, số hiện còn tại ngũ, sợ điều khiển không đủ. Nhưng thổ mục trong tỉnh và những thủ hạ của thần, gặp khi có việc quân, kể cũng đắc lực. Nay cho xin mộ người lập làm 2 cơ binh, mỗi cơ 600 người. Kẻ nào mộ được 69 người, thì cho làm suất đội, kẻ nào mộ được 10 đội cho làm quản cơ. Số lính mộ trong đám lậu đinh này không những có thể dùng để sai phái, mà những kẻ không có căn cước ghi trong sổ sách cũng được quản thúc. Như vậy cũng là một cách tăng thêm quân và dẹp yên giặc”.

Về mặt kinh tế, Nguyễn Công Trứ thấy được tiềm năng nông nghiệp của vùng châu thổ sông Lô quanh Hà Giang. Là chuyên viên về dinh điền, ông đề nghị chỉ cần tiếp tế 6 tháng lương thực để giúp cho dân khẩn hoang, sau đó có thể tự cung cấp được:

“Nói về nhu phí: Hạt này đất màu mỡ; núi, chỗ nào cũng gieo trồng được. Vừa rồi những chỗ thần đi qua thấy thóc lóa để lộ trong rừng, trong gò. Hơn 4000 binh dõng đi trận chuyến này, suốt từ tháng 10 đến tháng chạp, mà một xã Vân Quang cung cấp không thiếu thốn, thì đủ biết những nơi khác. Xét ra, ruộng ở đây không có sổ điền và cũng không nạp thuế. Những đất có thể gieo trồng được còn bỏ hoang rất nhiều. Vậy thì chỉ phải chuyển vận lương thực một lần đủ dùng nửa năm. Sau này, chiêu mộ những dân xiêu tán ở các xã khai khẩn, rồi chiếu những đất thực đã trồng cấy được, châm chước thu thuế, chứa lại để chi dùng, có thể đầy đủ, không sợ thiếu thốn”.

Về công cuộc khai mỏ, thế mạnh của vùng thượng du miền Bắc, ông chủ trương nên kiểm soát chặt chẽ, không cho người Thanh thao túng; làm được như vậy sẽ giúp cho ngân quỹ dồi dào và an ninh được củng cố:

“Lại nữa, các sở mỏ vàng, mỗi năm nộp thuế từ 1 đến 4 lạng, mỗi lạng tính ra 80 quan tiền. Những người Thanh làm mỏ, mỗi nơi tụ tập để kiếm ăn trên dưới 700, 800 người, đều là những kẻ du đãng trốn tránh. Chúng đào xẻ mạch đất, quấy nhiễu dân địa phương, thường gây ra xích mích. Ngày nọ, giặc Vân đi đến đâu, chém giết bừa bãi đến đấy, đều do bọn này hùa đảng, giúp nó làm bậy cả. Số thuế vàng thu nhập ấy, có hay không, đều không đáng kể. Nay xin tạm bắt các mỏ vàng đóng cửa. Đuổi hết về nước những người Thanh tụ tập kiếm ăn tại đây. Sau này, có ai xin trưng, cứ quan địa phương xét thực, sẽ chiếu theo cái lệ “Hộ làm vàng” ở Quảng Nam mà đánh thuế. Rồi thường cho kiểm soát, không để chúng tự giấu bớt như trước. Như vậy, đã dứt được cái lo bất ngờ, mà lại làm dồi dào thêm việc tiêu dùng của nhà nước”.

Nhắm phản bác luận điệu chống đối việc dời tỉnh thành (từ tỉnh lỵ Tuyên Quang đến tỉnh lỵ Hà Giang hiện nay) vì cho rằng nước độc; Nguyễn Công Trứ nêu bằng chứng tại phố chợ tại Hà Giang người Kinh, người Thanh buôn bán sầm uất. Lại theo niềm tin lúc bấy giờ cho rằng nơi nào nước nặng là độc, nước nhẹ là lành; ông cất công cân thử nước sông Lô tại hai vùng, thì thấy không xê dịch mấy, nên kết luận rằng thực chất những lời phản đối chỉ vì ngại đường xa đó thôi:

“Có điều là dời đổi tỉnh thành là việc người ta lấy làm ngại, có hai cớ: Một là ở An Biên lam chướng nặng; hai là đường vận chuyển lương thực khó khăn. Thần đã hai ba lần trù tính: An Biên đối ngạn với Hà Giang, ở đây chợ phố liên tiếp, người Kinh, người Thanh ở lẫn với nhau được phồn thịnh. Vả lại, từ An Biên đến Tuyên Quang cùng ăn một con sông, đã cho cân nghiệm thì nước hai nơi không nặng nhẹ hơn bao nhiêu. Nay cho lam chướng, chẳng qua người ta thích gần, ngại xa đó thôi”[10].

Bản “Thỉnh an” của Nguyễn Công Trứ đưa lên, vua Minh Mệnh cho là có lý, tuy nhiên “Hãy chờ sau này biên giới yên tĩnh, sẽ bàn chưa muộn“[11], nhưng rồi bỏ qua; đó là một điều đáng tiếc. Giả sử lúc bấy giờ (1833) tỉnh thành Hà Giang được thiết lập; có một lực lượng quân sự đủ mạnh để chế ngự vùng thượng dụ và trung du Bắc Kỳ, thì những vụ nổi loạn liên miên của giặc Khách (Tàu) dưới thời Tự Đức được đàn áp kịp thời, đất nước không lâm vào cảnh kiệt quệ. Tuy nhiên giá trị chiến lược của Hà Giang không vì thế mà mai một, sau khi chiếm Việt Nam, thực dân Pháp thấy được sự cần thiết, đã cho lập tỉnh vào đầu thế kỷ 20 (1900), rồi vị thế tỉnh Hà Giang tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay[12].

Sau một số năm thực thi trên đất Tuyên Quang – Hà Giang chế độ lưu quan bắt đầu tỏ rõ sự bất cập và bất lực, điều này thể hiện rõ trong những lời tâu bầy của Nguy Khắc Tuần, Bùi Duy Kỳ, Nguyễn Đăng Giai và Phạm Phủ Thứ.

Tháng 6-1851, Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên là Ngụy Khắc Tuần kêu xin với triều đình 3 việc – trong đó có 2 việc liên quan:

“- Các tổng thuộc hạt ấy hiện đã đặt mỗi tổng 1 Cai tổng, nay xin đặt thêm một Phó tổng, phàm các công việc binh, lương ở trong tổng, do Cai tổng chuyên làm, duy việc xét bắt kẻ gian phi, phòng xét bọn trộm cướp thì do Phó tổng chuyên làm, để có chuyên trách.

– Các huyện, châu đòi đặt lưu quan, chi đến trú ngụ ở ngoài thành, các việc kiện tụng giấy tờ thuế khóa, thường do Tổng Lý làm thay, chỉ có tiếng mà không có sự thực. Nay xin vẫn đặt Thổ quan như trước, để bớt việc, tiền cho dân”[13].

Tự Đức đã giao cho các Bộ bàn bạc để tìm giải pháp. Cuối cùng các Bộ đều đồng tình với đề nghị trên, nhà vua cũng duyệt y nhưng đáng tiếc sự việc chỉ dừng lại ở đấy mà không được thi hành.

Tháng 9-1851, Kinh lược sứ Nguyễn Đăng Giai tâu bầy kế hoạch về biên giới, trong đó đề cập tới vấn đề lưu quan như sau:

“Thổ quan các tỉnh ven biên giới là phên che cho trung châu. Trước đây nhân giặc Vân sinh việc đổi đặt lưu quan, cũng là một việc sửa sang đại đoạn của đại thánh nhân. Nhưng xem ra, giặc Vân nổi loạn, chỉ vài tháng tự có thể dẹp yên, thực vì sào huyệt của giặc có thể trừ bỏ được, mà đất ta, dân ta, hô cũng nhanh, thì mối lo còn ít. Từ khi thi hành phép đặt lưu quan, Thổ ty, Thổ mục nhất khái bỏ đi hết thì quân với dân tiếng nói không giống nhau, phong thổ khác hẳn. Lúc ngày thường thì cho người Mán là dễ nói dối, mượn quân pháp để dọa nạt, tham nhũng tàn khắc, không cái gì là không làm. Thổ dân ở đấy lấy làm giận mà không dám nói ra. Tới khi có việc hô ứng không linh động, làm việc gì là bị ngăn trở, thổ dân vẫn mang lòng giận ghét, ai chịu có lòng thân với người trên, chết vì người trưởng. Thế thì cái tệ lưu quan gấp hai thổ quan, không biết đến thế nào. Xin lượng đặt Thổ quan để trông coi đốc suất dân họ, đoàn kết dân Thổ, bắt phải ngăn chống giặc, mới là mưu chước quân khẩn để yên nơi biên giới.

Lại tỉnh Hưng Hóa, Thái Nguyên, Tuyên Quang đều là nơi địa đầu tiếp giáp, không khỏi bị quân giặc ấy nhân khi sơ hở lại đến cướp bóc. Xin sắc xuống cho các tỉnh ấy dự trước sức giục bọn Thổ mục, Thổ hào cũ đều tự cai quản đốc suất dân họ cùng đoàn kết với nhau, sai ngăn ngừa trước khi có việc, cho yên nơi biên giới. Sau khi việc đã yên rồi, chọn người nào giỏi hơn bổ cho làm thổ huyện úy, hoặc làm thổ huyện thừa; người nào giỏi vừa, bổ cho chức thiên hộ bá hộ, làm việc gọi lính nộp thế, mới là mưu chước yên rỗi lâu dài”[14].

Vua chuẩn cho giao xuống bộ Binh xét. Sau khi lắng nghe, Tự Đức lại cho rằng, lưu quan đặt ra là vốn muốn đổi Thổ quan quy về lưu quan. Duy 2 tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng gần đây có việc ở nơi biên giới, cần khiến cho đoàn kết khi việc yên, trao chức cho, cũng là việc làm theo thời nghi. Còn các tỉnh khác cũng bất tất vội sinh sự đoàn kết làm gì.

Tháng 7-1854, Án sát Tuyên Quang là Bùi Duy Kỳ vào Huế được nhà vua vời vào cung để tham vấn sự tình, nhất là những chính sách đối với người dân các tỉnh nơi biên viễn. Bùi Duy Kỳ tâu:

“Thần xét trong tỉnh hạt, dân Mán, Mèo ở xen lẫn nhau, kỹ nghệ về võ, dân nào cũng đều có người giỏi. Nghĩ xin sức xuống Thổ mục, Thổ hào, Man trưởng, Bang trưởng, đều cho phép chúng được mộ dân làm hương binh. Người nào mộ được 50 tên, bổ thụ cho chức Cai đội, được 500 tên, bổ thụ cho chức Quản cơ, cùng trông coi thống thuộc nhau. Khi vô sự thì cùng nhau yên nghiệp cày cấy, hữu sự thì bắt họp lại hết cả, tính ngày cấp lương, cho đi bắt giặc, thì nơi biên giới có thể vô sự được”. Vua cho là lời tâu ấy có thể dùng được, sai thể theo thế mà thi hành cho khéo[15].

Kỳ lại nói: “Địa hạt tỉnh ấy ở miền thượng du, lúc quốc sơ, phủ, huyện, châu đều dùng Thổ quan; khoảng năm Minh Mệnh đổi lại, đặt ngạch lưu quan. Nhưng vì đất hạt ấy ở nơi biên giới xa, khí độc nặng quá, các viên phủ huyện, vừa mới đến chỗ lỵ sở, liền bị ốm đau, rồi lập tức về tỉh thành điều dưỡng. Thế là có cái danh lưu quan mà không có sự thực lưu quan, muốn cho dân Man Thổ được tập nhiễm dần phong tục dân Kinh, cũng ít lắm! Thần nghĩ: Nên lại đặt thêm 1 viên Thổ huyện thừa, khiến cho thay đi đổi lại, cùng ràng giữ nhau. Dân cư mỗi ngày một đông, thì thủy thổ mỗi ngày lành, sẽ lại chỉ đặt một chức lưu quan thôi thì cũng tiện”[16].

Những đề xuất của Bùi Duy Kỳ tuy được các tỉnh thần các tỉnh biên giới đem ra hội bàn, nhưng đa số vẫn dựa dẫm vào ý chỉ nhà vua nên cuối cùng thống nhất cho rằng: “Từ khi đặt lưu quan đến nay, mỗi khi ở chỗ nào thủy thổ hơi lành, lưu quan ở đó không nhiễm bệnh gì, mà nhân dân cũng đã tập quen, dần nhiễm được phong tục người Kinh. Nay đặt thêm Thổ huyện thừa thì không tiện”[17].

Nghe quần thần tâu bầy, Tự Đức lại quyết cứ giữ chế độ lưu quan.

Tháng 9-1866 trong lời tâu kín về triều đình, Phạm Phú Thứ “lại xin đặt Thổ tù được thế tập mà liệu đánh thuế, khiến cho con em cha anh cùng nhau chống giữ, không như người Kinh chẳng biết tình thế thì đến lúc đó có việc mới mong được việc”[18].

Bao nhiêu lời tâu bầy hợp lẽ nhưng cuối cùng triều đình vẫn cứ cứng nhắc, chẳng hề cải cách và nghe theo.

Việc thi hành chế độ lưu quan của nhà Nguyễn phần nào chứng tỏ sức mạnh của nhà nước đã lan tới các vùng biên viễn, dẹp bỏ được tình trạng cát cứ của không ít Thổ tù, Thủ lĩnh người dân tộc. Tuy nhiên, chính sách này ngay từ đầu đã tỏ ra không phù hợp với phương thức quản lý xã hội cổ truyền của đồng bào các dân tộc, đụng chạm nảy lửa đối với các tập quán pháp khiến cho mâu thuẫn giữa địa phương và nhà nước trung ương ngày một gia tăng.

1.2. Chế độ Quằng và những hệ quả xã hội

Trong khảo luận Văn hóa Việt Nam đa tộc người, Đặng Nghiêm Vạn cho rằng:

Trước đời Lê, các chúa đất miền núi phía bắc đã thiết lập những nhà nước với cấp độ hành chính bậc 3, thậm chí bậc 4, lệ thuộc theo hình thức ki-mi vào triều đình Việt Nam một cách lỏng lẻo, bằng những cuộc thăm viếng, bằng cống nạp, qua quan hệ hôn nhân, nhận chức tước… Đến thời Lê, bộ máy cai trị truyền thống của các “nhà nước” đó được chồng lên trên bởi hệ thống hành chính thống nhất cả nước, nhưng trên thực tế hai chính quyền đó tuy là một nhưng vẫn là hai. Chế độ Thổ quan được thực hiện, chấp nhận sự tồn tại các đơn vị hàng châu, hàng tổng tương ứng với mường lớn, hàng xã với mường nhỏ, bổ nhiệm các Tù trưởng địa phương làm quan chức triều đình, làm bồi thần cai trị thần dân. Tiến lên một bước, triều đình thực hiện chế độ lưu quan. Theo chế độ này, các quan lại người Việt được phái lên cha truyền con nối làm chúa đất một vùng, dưới danh nghĩa một quan chức của triều đình. Họ dần dần bị bản địa hóa, trở thành người địa phương cùng với các tù trưởng gốc bản địa, cai trị dân một vùng. Đó là trường hợp của chế độ Quằng, đồng thời cũng còn là chế độ Thổ ty ở vùng Đông Bắc, vùng Tày – Nùng, chủ yếu ở vùng dọc biên giới và vùng hẻo lánh. Ở Tây Bắc, chế độ lưu quan chỉ thành công một phần ở vùng lưu vực sông Hồng với các chúa đất vùng Tày, còn thất bại ở vùng Mường và Thái. Các quan lại người Việt được cử không dám trực tiếp xuống nhiệm sở, chỉ luẩn quẩn ở trấn Hưng Hóa, thỉnh thoảng đi kinh lý, mặc nhiên chấp nhận sự tồn tại chế độ Lang đạo và Phìa tạo. Các chúa đất Thái và bộ máy cai trị truyền thống vẫn tồn tại cho đến khi Pháp sang và được người Pháp bổ nhiệm dưới danh nghĩa một viên chức chính quyền thực dân.

Khác với vùng Trường Sơn – Tây Nguyên, ở miền núi phía bắc, các tổ chức xã hội cấp trên bản (làng) vẫn có điều kiện xuất hiện sớm một cách vững chắc, nhờ các bản được cố kết với nhau thành một mường nhỏ, các mường nhỏ thành mường lớn và… nhờ việc canh tác ruộng nước được liên kết với nhau bằng một hệ thống thủy lợi theo kiểu mương, phai, lái, lín. Những vùng lớn trong một khu vực; có lúc, có nơi lại chịu sự chỉ đạo của chúa đất một khu vực mà tiêu chuẩn là trung thành với triều đình, có uy tín và thế lực trong vùng, được triều đình tín nhiệm coi là bồi thần, tự cai quản, thu cống nạp, thực hiện binh dịch với triều đình khi cần thiết, giữ vững an ninh trong vùng như các tù trưởng họ Hà, họ Nông; họ Vi, họ Nguyễn, họ Giáp, họ Thân, họ Ma Doãn, họ Bế ở vùng Lao – Hà – Tuyên và Cao – Bắc – Lạng, họ Sa, họ Cầm, họ Đèo vùng Tây Bắc, họ Đinh, Quách, Bạch, Hà ở các mường lớn vùng Hòa Bình, họ Sầm vùng Nghệ An…

Chúa đất các mường lớn (mường hàng châu) thay mặt nhà vua nắm quyền các “nhà nước” nhỏ bé này, với bộ máy cai trị truyền thống của mình, được triều đình chấp nhận bằng cách thay đổi dần trong từng vùng cụ thể, hợp nhất trên hình thức vào hệ thống tổ chức chung của cả nước một cách hợp lý. Trên nguyên tắc ở mỗi mường lớn, tất cả đất đai, rừng núi, sông suối, ruộng rẫy và kể cả con người sinh sống trong các bản làng thuộc lãnh thổ của mường, là thuộc về cộng đồng, thuộc về mường. Nhưng chúa đất đã thành công trong việc nhất thể hóa bản thân mình với cộng đồng, đã đồng nhất số phận của bản thân với số phận toàn dân. “Mường là tạo, tạo là mường”; “có mường phải có tạo, có tạo mới có mường”. Sự đồng nhất hóa người đứng đầu cộng đồng với toàn thể cộng đồng đã ra đời từ thời xã hội bộ lạc, thời còn quan niệm “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”. Người tù trưởng là đại diện cho ý chí thống nhất của bộ lạc trong tất cả mọi việc từ sản xuất đến chiến đấu, từ việc thường ngày đến việc tín ngưỡng tôn giáo. Sự việc đó chỉ trở nên tệ hại khi người đại diện toàn dân đã lợi dụng các hình thức “công cộng”, tự tha hóa, trở thành người bóc lột đồng tộc, tự tách ra khỏi người đồng tộc”[19].

Cũng vẫn Đặng Nghiêm Vạn, tại luận văn Về vai trò của chúa đất trong xã hội tồn tại chế độ Thổ ty, Lang đạo, Phìa tạo xác nhận rằng, từ những năm cuối thế kỷ XIX trở về trước, những chế độ trên ở vùng núi phía bắc đã từng tồn tại song song với tổ chức chính quyền trung ương. Xem xét một cách kỹ lưỡng ta thấy hình như tác giả dùng khái niệm Thổ ty để chỉ chế độ Quằng trong thực thể xã hội người Tày – Nùng. Ở đây, chính tác giả đã chỉ ra rằng, trong những mức độ khác nhau, các chúa đất với những tên gọi khác nhau đã nắm giữ quyền hành điều phối công việc theo các thể chế cũ với một phạm vi nhất định, được triều đình phong kiến trung ương công nhận là bồi thần của mình và phong chức tước tương ứng lãnh thổ mà chúa đất đang cai quản. Quyền hạn và trách nhiệm của chúa đất và giai cấp thống trị ở địa phương được ghi lại trong tập quán pháp hoặc qua sách vở, truyền miệng.

Cách đây 80 năm, trên tờ Đông Pháp, các số ra từ ngày 7-1 đến 31-1-1934, Nguyễn Văn Huyên trong loạt bài viết về Những giống người và chế độ Thổ ty ở châu Chiêm Hóa đã cho biết sau khi đặt ra một loạt câu hỏi: “Xét nguồn gốc và định nghĩa Thổ ty: Thổ ty là gì? Thổ ty có từ bao giờ? Tác giả cho rằng, đó là câu hỏi ta cần phải giải đáp trước khi nói đến chế độ Thổ ty. Vì sách vở thiếu sót, lai lịch thất truyền nên xét nguồn gốc và định nghĩa Thổ ty là một sự rất khó hiểu. Nhưng xét trong quốc sử các tiên triều như Lý, Trần, Lê đều phong tước cho các Tù trưởng Thổ Mán trên thượng du.

Nguyên khi xưa người Thổ cũng là một giống người hay di cư, nên cũng họp thành bộ lạc. Một bộ lạc có nhiều họ (familla), mỗi họ có một người tộc trưởng (patriarche). Trong những người tộc trưởng lại bầu lên lấy một người bộ lạc trưởng (chef de tribe). Như vậy, một hạt thường có nhiều bộ lạc ở, nên phải có một người đứng đầu cả các bộ lạc ấy mà cai trị, nên chi người ta mới họp các Bộ lạc trưởng lại mà bầu lấy một người làm “chùm” trong xứ gọi là Tù trưởng.

Cái chế độ ấy cũng tương tự như chế độ Quan lang ở hạt Hòa Bình, mà vị Tù trưởng nói đây cũng như ông Chánh Quan lang vậy.

Các vị Tù trưởng ấy được quyền lập pháp, hành chính, tùy theo phong tục hạt mình mà cai trị, thật cũng như một nước con con có quyền tự trị (anlonomi) đặt dưới quyền kiểm sát của triều đình.

Cứ đem các điều thuộc về lịch sử để làm luận. Chúng ta có thể xét được nguồn gốc Thổ ty nhưng cứ theo ý kiến thông thường của Thổ dân ở đây thời các họ Thổ ty ở Chiêm Hóa là những họ vì có công tạo bản mà được nhà vua biệt đãi, dân gian tôn kính, mà đời đời lập tước làm quan đầu hạt chứ cũng không do ở những câu chuyện hoang đường như các họ làm quan lang hạt Hòa Bình.

Xem trong gia phả họ Ma Doãn thì đời Lê Thái Tổ (1428) ông Ma Doãn Thịnh vì có công giúp đánh giặc Minh, phục hưng đất nước, được dự hàng khai quốc công thần, phong làm Quý Lộc hầu, quản trị miền Chiêm Hóa. Suy lẽ đó, thời những ý kiến kể trên vị tất đã là không phải mà ta cũng có thể ức đoán được rằng, chế độ Thổ ty có ở Chiêm Hóa từ đời trung cổ.

Các tiền triều như nhà lê thì phong là Phụ đạo ty, về Hoàng triều Nguyễn thị thì đức Minh Mệnh phong là Phiên thần, mà hai chữ Thổ ty xuất hiện từ đời đức Dực tôn Hoàng đế vậy.

Kể tới nay đã hơn 500 năm, các người trong họ Thổ ty vẫn được mang ơn sâu ấy, giữ chính quyền trong hạt, phục tùng triều đình, theo chính thể toàn quốc, nhưng vẫn tùy theo phong tục tập quán bản hạt mà cai trị cho hợp với dân tình cho nên cũng có thể gọi là một chế độ được vậy.

Các họ Thổ ty ở Chiêm Hóa – Ở Chiêm Hóa hiện nay có 3 họ Thổ ty là:

a) Họ Nguyễn Quảng ở làng Côn Lôn, tổng Côn Lôn.

b) Họ Ngô Văn ở làng Vĩnh Yên, tổng Vĩnh Yên.

c) Họ Ma Doãn ở làng Khúc Phụ, tổng Thổ Bình.

Kể trong ba họ ấy thì 2 họ Ngô Văn và Nguyễn Quảng vì đã lâu nay không có ai làm nên công việc gì xuất chúng, tuy cũng vẫn đeo danh hiệu là Thổ ty nhưng xem tình trạng ngày nay đã hầu mất gần hết các quyền lợi riêng, mà sự tín ngưỡng của dân bản hạt đối với 2 họ ấy cũng theo với thời gian mà tiêu tan đi mất rồi. Cho nên tuy có là dòng dõi Thổ ty nhưng tựu trung không có quyền lợi gì đặc biệt làm tiêu biểu cho tính cách Thổ ty của mình.

Còn họ sau là Ma Doãn đang ở thời kỳ thịnh đạt, trên được nhà nước tin dùng, dưới được dân gian mến phục, còn giữ được chút ít tục lệ và quyền lợi riêng làm tiêu biểu cho Thổ ty của mình, thiết tưởng theo đúng chân nghĩa của 2 chữ Thổ ty mà nói thời hiện nay ở Chiêm Hóa chỉ còn có một họ Ma Doãn ấy là đáng kể vậy”[20].

Theo Daitudien.net, Thổ ty là chế độ quy định cho các Tù trưởng hay chúa đất ở các dân tộc thiểu số được cha truyền con nối, cai quản một vùng đất nhất định với điều kiện chịu thần phục triều đình trung ương. Ở Việt Nam, chế độ Thổ ty được các triều đình áp dụng đối với các dân tộc vùng Bắc và Đông Bắc. Ở vùng người Tày Việt Bắc gọi là chế độ Quằng, ở vùng người Thái Tây Bắc – chế độ Phìa tạo; ở vùng người Mường Hòa Bình và Thanh Hóa – chế độ Lang đạo; ở vùng người Thái Thanh Hóa và Nghệ An – chế độ Chúa đất. Các Tù trưởng và các Chúa đất được gọi là Thổ quan. Thổ ty bóc lột nông dân trong phạm vi quản lý của mình dưới các hình thức tô lao dịch và tô hiện vật. Chế độ Thổ ty ở Việt Nam về cơ bản còn tồn tại cho đến năm 1954.

Đàm Thị Uyên trong Tầng lớp Thổ ty của người Tày ở Cao Bằng đầu thế kỷ XX cho rằng: “Ở Cao Bằng trước năm 1945 đã tồn tại một chế độ xã hội gọi là chế độ Thổ ty, người Tày gọi là Quằng. Thổ ty là danh từ mượn của chữ Hán. Theo Từ Hải, Thổ ty là chế độ phong tước cho người địa phương thế tập quản lĩnh các vùng dân tộc thiểu số của các vương triều phong kiến Trung Quốc, khởi đầu từ thời Nguyên, Minh. Theo các cụ già làng ở Bảo Lạc, Bảo Lâm – Cao Bằng, thuật ngữ Thổ ty được sử dụng từ thời Nguyễn. Sau Cách mạng Tháng 8-1945, trong văn kiện của Liên khu ủy Việt Bắc và được các cán bộ chính trị công tác ở vùng dân tộc thiểu số sử dụng phổ biến, Thổ ty là chỉ những chúa đất cát cứ trong các dân tộc Tày, Nùng, Mông ở Việt Bắc.

Quằng (Thổ ty) từng tồn tại ở vùng Bảo Lạc miền Tây Cao Bằng, Đồng Văn – Yên Minh thuộc miền Đông Hà Giang, Mường Giàng (Chiêm Hóa) – Mường Lôm (Na Hang) thuộc miền Đông Bắc Tuyên Quang hay gọi là vùng giáp ranh của ba tỉnh: Cao Bằng – Hà Giang – Tuyên Quang, một khu vực núi non hiểm trở, giao thông trắc trở, thế lực của các Thổ tù lớn mạnh, vào những thập niên 30 của thế kỷ XIX, đã từng liên kết với Nùng Văn Vân, Tri châu Bảo Lạc tiến hành cuộc khởi nghĩa chống lại vua Minh Mệnh, vì thế các Thổ tù ở đây vẫn còn duy trì địa vị của mình cho đến đầu thế kỷ XX, và thậm chí tàn dư của chế độ này còn kéo dài cho đến tận những năm sau Cách mạng Tháng 8-1945[21].

Nguyễn Tuấn Liêu trong Mấy nét tình hình và nhận xét về chế độ Quằng trong dân tộc Tày ở Hà Giang cũng chỉ rõ: “

0