31/05/2017, 12:28

Truyền thuyết Hồ Gươm

Một năm sau khi đất nước đã yên bình, Lê Lợi – lúc này là vua Lê Thái Tổ - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng (Thăng Long). ĐỨc Long Quân sai sứ giả Kim Quy lên đòi lại gươm báu. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ thì có con rùa vàng nổi lên. Con rùa bơi đón trước mũi thuyền, vươn cổ nói tiếng ...

Một năm sau khi đất nước đã yên bình, Lê Lợi – lúc này là vua Lê Thái Tổ - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng (Thăng Long). ĐỨc Long Quân sai sứ giả Kim Quy lên đòi lại gươm báu. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ thì có con rùa vàng nổi lên. Con rùa bơi đón trước mũi thuyền, vươn cổ nói tiếng người, chuyển lời Long Quân bảo vua lê hoàn trả lại gươm thiêng. Nhà vua rút gươm quảng xuống chỗ thần Kim Quy. Nhanh như cắt sứ giả của Long Quân đớp lấy và lặn xuống nước sâu. Từ dưới làn nước trong xanh ...

Em hãy kể lại theo nguyên bản truyền thuyết Sự tích Hồ Giươm (Ngữ văn 6 - Tập 1).

Bài làm

Ngày xưa, thời giặc Minh đô hộ nước ta, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm bao điều ngang ngược, tàn bảo, khiến dân ta oán than, căn giận chúng đến tận xương tủy. Tự do, đó là điều mong ước lớn lao của đồng bào ta khi ấy. Bấy giờ ở đất Lam Sơn, nghĩa quân nổi lên chống lại giặc xâm lăng. Buổi đầu, người ít, lực mỏng nên thường bị thua. Tuy nhiên, lòng yêu nước và tinh tinh thần đánh giặc vẫn bừng bừng cháy trong lòng dân. Thấy vậy, để giữ tròn lời hẹn ước năm xưa với con cháu nàng Âu Cơ: Khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để con cháu đuổi giặc, lấy lại giang sơn đất nước.

Ở vùng Thanh Hóa có người đánh cá tên là Lê Thận. Chàng tháo vát, hiền lành, tốt bụng nên được mọi người yêu mến. Biết vậy, Long Quân đã chọn chàng như một sứ giả mang lưỡi gươm đến cho nghĩa quân anh hùng. Một đêm nọ, trời đã khuya, gió sông Mã thổi hiu hiu, mát lạnh. Cảnh vật thanh vắng. Như thường lệ, chàng lại đến thả lưới ở bến sông như mọi lần. Lúc kéo lưới lên, thấy nằng nặng, bụng đã mừng thầm, chắc hẳn là cá to. Nhưng khi thò tay xuống bắt thì chẳng thấy cá đâu! chỉ thấy một thanh sắt đen sì nằm gọn lỏn trong lưới. Bực mình chàng vứt thanh sắt xuống nước và tới thả lưới ở một bến khác. Song, lần này lại vẫn thanh sắt chui vào lưới! lần thứ 3 cũng vậy. Lấy làm lạ, Thận đưa lại gần mồi lửa, nhìn cho rõ và reo lên sung sướng:

- A ha! Một lưỡi gươm!

Ít lâu sau, Lê Thận cũng gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Là một người có tài, thông minh, gan dạ nên chàng lập được khá nhiều chiến công anh dũng. Vì vậy một hôm đích thân chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tùng đến thăm. Hôm ấy, có một chuyện là bất ngờ xảy ra, trong xó lều tối tăm, ẩm thấp của nhà Thận, thanh gươm kéo được hôm nọ tự nhiên sáng rực lên. Thấy lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy có hai chữ đề “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song, chuyện đó cũng không ai chú ý và mọi chuyện dần dần quyên đi.

Cho tới mội hôm, khi bị giặc đuổi Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc chạy ngang qua khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có một ánh sáng xanh, rất đẹp phát ra trên ngọn cây đa cổ thụ. Trèo lên, mới biết đó là một chiếc chuôi gươm nạm ngọc rất quý. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi bèn lấy chuôi gươm giắt vào lưng. Ba ngày sau, mấy người gặp lại nhau tại nhà Lê Thận, chủ tướng Lê Lợi bèn kể lại chuyện chiếc chuông gươm và khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in. Mọi người đều kinh ngạc. Lê Thận bèn nâng gươm lên ngang đầu, cung kính nói với mọi người:

- Đây là ý trời phó thác cho minh công khởi nghiệp lớn. Chúng tôi xin dâng lưỡi gươm báu này, nguyện mãi mãi theo minh công, diệt hết bọn giặc Ngô, dành lại non sông Đại Việt.

Từ đó, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng, liên tiếp dành được thắng lợi, làm cho quân Minh bạt vía, kinh hồn. Như có một sức mạnh thần bí, gươm thần mở đường cho họ đánh tràn ra mãi cho đến khi đất nước sạch bóng quân thù.

Một năm sau khi đất nước đã yên bình, Lê Lợi – lúc này là vua Lê Thái Tổ - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng (Thăng Long). ĐỨc Long Quân sai sứ giả Kim Quy lên đòi lại gươm báu. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ thì có con rùa vàng nổi lên. Con rùa bơi đón trước mũi thuyền, vươn cổ nói tiếng người, chuyển lời Long Quân bảo vua lê hoàn trả lại gươm thiêng. Nhà vua rút gươm quảng xuống chỗ thần Kim Quy. Nhanh như cắt sứ giả của Long Quân đớp lấy và lặn xuống nước sâu. Từ dưới làn nước trong xanh ánh lên một vài tia sáng biêng biếc, màu của hi vọng.

Từ đó, hồ Tả Vọng được gọi là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.

Hãy kể lại truyện truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” bằng lời kể của em, đồng thời nêu một vài suy nghĩ của riêng em về câu chuyện đã kể.

Bài làm

Nước Nam đang yên bình thì giặc Minh kéo quân sang đô hộ. Chúng ngang nhiên làm nhiều điều bạo ngược và xem dân ta như cỏ rác. Lòng dân vô cùng oán hận.

Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy, nhưng thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thất bại. Dân ta vẫn làm thân trâu ngựa. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn chiếc gươm thần để làm vũ khí đánh giặc cứu nước.

Một đêm nọ, ở tỉnh Thanh Hóa, có người dân chài tên là Thận đi thả lưới. sau khi quang lưới xuống bến thì kéo lên được một thanh sắt. Lê Thận quang thanh sắt ấy đi rồi đến chổ khác để thả lưới. Lần tứ hai kéo lưới cũng chỉ được một thanh sắt, chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba cũng thế, thanh sắt ấy lại mắc vào lưới. Lấy làm ngạc nhiên,, Thận mồi lửa rọi vào thanh sắt nhìn kĩ thì nhận ra một lưỡi gươm. Lê Thận mừng rỡ đem lưỡi gươm về nhà. Sau đó, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Khát vọng hòa bình và lòng yêu nước đã làm Thận hăng hái, gan dạ, không sự nguy hiểm trước kẻ thù hung hãn. Chủ tướng Lê Lợi và một số tùy tùng đến nhà Lê Thận để bàn việc nước. Căn nhà nhỏ tối om, đột nhiên lưỡi gươm sáng rực lên một góc nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên xem có hai chữ “Thuận Thiên” nhưng không biết đó là báu vật. Rồi mọi người trở về với việc đánh giặc nhưng luôn bị thất bại.

Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng mỗi người một ngả chạy vào rừng. Lúc đi qua khu rừng nọ, Lê Lợi thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên thì phát hiện một chuỗi gươm nạm ngọc. Lê Lợi lấy chuôi gươm giắt vào thắt lưng và liên tưởng đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận.

Mấy hôm sau, Lê Lợi gặp các tướng cùng Lê Thận và kể lại cho mọi người nghe về chuôi gươm. Khi đem tra chuôi gươm vào lưỡi gươm thì vừa vặn như in.

Lê Thận mừng rỡ, nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

- Đây là Trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm này để báo đền tổ quốc.

Từ đó, Nghĩa quân Lam Sơm mỗi ngày một thêm nhuệ khí. Lê Lợi, gươm thần cũng nghĩa quân Lam Sơn tung hoành ngang dọc. Trận nào cũng mang về chiến thắng, quân minh bạt vía kinh hồn. Uy thế thuộc về nghĩa quân Lam Sơn, binh lực mỗi ngày một lớn mạnh. Nghĩa quân xông xáo đi tìm giặc, chiếm được nhiều kho lương thực của giặc để nuôi quân. Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh tràn vô tận, đánh cho đến khi đất nước sạch bóng quân thù. Đất nước thái bình, Lê Lợi lên làm vua.

Một năm sau, Lê Lợi ngự thuyền rồng đi dạo quanh hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi thanh gươm thần. Khi thuyền tiến ra giữa hồ, Rùa Vàng nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước, vua ra lệnh cho thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy thanh gươm thần đeo bên người tự nhiên lay động. Rùa Vàng nhô đầu lên và nói:

- Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!

Vua hiểu ý liền nâng thanh gươm về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, Rùa Vàng há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm xuống đáy hồ nhưng ánh sáng vẫn còn le lói dưới mặt nước trong xanh.

Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Một tên gọi gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Có lẽ đứng trước hồ Hoàn Kiếm thì em cũng nhớ đến gươm thần quý báu, nhớ đến cuộc chiến oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn với những vị tướng hiền tài đã cứu nước cứu dân. Em càng tự hào về đất nước, về lịch sử của dân tộc mà truyền thuyết để lại. Em mong sao Trái Đất hôm nay và mai sau mãi mãi hòa bình.

Kể tóm tắt truyện Sự tích hồ Gươm.

Bài làm

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như có rác, làm nhiều điều bạo ngược.

Nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần chống giặc nhưng đều bị thua. Thấy vậy Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần để đánh giặc.

Lê Thận làm nghề đánh cá ở Thanh Hóa. Một đêm, Thận thả lưới trên bến vắng, ba lần kéo lưới trên đều thấy một thanh sắt nhận ra đó là lưỡi gươm liền đem về cất ở xó nhà. Sau đó Lê Thận đã hăng hái gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng tùy tùng đến nhà Thận, Hôm đó thanh gươm tự nhiên sáng rực lên. Lê Lợi cầm lên xem thấy có hai chữ “Thuận Thiên”.

Một lần đi qua khu rừng, thấy chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa, Lê Lợi giắt vào lưng đem về. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người đã kể lại chuyện bắt được chuôi gươm. Lê Nhận đem gươm ra tra vào chuôi thì vừa như in. Lê Nhận nâng gươm trao cho Lê Lợi và nói rằng đây là Trời có ý phó thác cho mình công việc làm lớn. Lê Lợi với gươm báu trong tay, cùng nghĩa quân nhuệ khí ngày một lớn mạnh. Trên các trận địa, quân Minh kinh hồn bạt vía. Uy danh của nghĩa quân vang khắp nơi. Chiến lợi phẩm thu về ngày càng nhiều. Đời sống của nghĩa quân khá hơn. Thế chủ động tấn công ngày một cao, chẵng mấy chốc đất nước ta quân thù sạch bóng. Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vui Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân đó Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Thuyền rồng tiến ra giữa hồ, thấy con rùa lớn xuất hiện, vua ban lệnh cho thuyền chậm lại. Rùa vàng tiến về phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nghe rùa vàng nói vua hiểu ý, rút gươm trả cho rùa vàng. Rùa vàng lập tức há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.

Gươm và rùa đã chìm xuống nước, người ta thấy vật gì sáng loáng dưới mặt hồ xanh. Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay là Hồ Hoàn Kiếm.

KỂ LẠI SỰ TÍCH HỒ GƯƠM BẰNG LỜI VĂN CỦA EM

DÀN BÀI

I. Mở bài:

Giới thiệu đôi nét từ cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn, do Lê Lợi lãnh đạo.

II. Thân Bài

Kể lại diễn biến sự việc theo trình tự sau đây:

-         Lê Thận kéo lưới bắt cá nhưng cả ba lần kéo lưới lên đều có một lưỡi gươm. Lê Thận tham gia nghĩa quân Lam Sơn.

-         Lê Lợi đến nhà Lê Thận thấy lưỡi gươm.

-         Lê Lợi chạy vào rừng, vô tình thấy chuôi gươm nạm ngọc.

Lê Lợi tra lưỡi gươm ở nhà Lê Thận vào chuôi gươm vừa như in.

-         Có gươm thần, nghĩa quân Lam Sơn dâng cao khí thế đánh giặc Minh xâm lược.

-         Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược thắng lợi đất nước thanh bình, nhân dân chuyên lo việc ruộng đồng, xây dựng đất nước vững bền.

-         Vua đi thuyền trên hồ Tả Vọng, Rùa nổi lên mạn thuyền, xin lại gươm thần.

III. Kết bài

Hồ Tả Vọng xưa kia nay là Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm.

Thanh Gươm trong truyện “Sự tích Hồ Gươm” tự kể chuyện mình

Bài làm

Ta là thanh gươm thần trong truyện Sự tích Hồ Gươm, chắc chắn bạn rất muốn biết rõ về ta. Vậy hôm nay nhân buổi rỗi rãi, đất nước thanh bình ta kể lại câu chuyện này cho các bạn nghe.

Năm ấy, khi ta đang yên ổn nằm ở bên mình đức Long Quân để bảo vệ người mỗi khi người gặp bất trắc, thì bỗng một hôm, ta nhận được lệnh của đức Long Quân:

- Ngươi hãy chuẩn bị lên trần gian cứu nhân dân khỏi lũ giặc cướp nước bạo tàn.

Nghe thấy nhân dân đang gặp hoạn nạn, ta thấy cần phải ngay lập tức cứu giúp dân lành. Bởi vậy, Khi đức Long Quân phán truyền ta liền tuân lệnh ngay, Ngày nói:

- Ngươi hãy lên đó trước và để lại cái chuôi nạm ngọc, ta sẽ có cách gửi lên cho ngươi sau. Nhưng nhớ lên đó một cách thật khéo léo, đừng xuất hiện bất ngờ khiến bà con hoảng sợ.

Tuân lệnh đức Long Quân, đêm đó ta chờ anh ngư dân Lê Thận đi đánh cá mới vội hóa vào lưới của anh ta. Lần thứ nhất khi kéo lên thấy ta, anh ta tưởng ta chỉ là cục sắt bình thường nên vứt lại biển khơi, cho đến lần thứ 2 cũng vậy, ta đâm ra lo quá. Nhưng may thay đến lần thứ ba, anh đã phát hiện ra ta là một thanh gươm nên đưa về nhà.

Về nằm ở góc nhà Lê Thận rồi, ta lại lo lắng không biết làm cách nào để gặp được chủ tướng của nghĩa quân. Thật may, anh đã gia nhập nghĩa quân. Khi đó ta biết chắc chủ tướng Lê Lợi sẽ ghé qua nhà Lê Thận. Ta cứ ung dung ngồi chờ. Cho đến một hôm, Lê Lợi đến nhà Lê Thận chơi, ta liền phát sáng báo hiệu cho chủ tướng biết và ta còn cố tình làm nổi bật dòng chữ “Thuận Thiên” để chủ tướng biết ta là một thanh gươm quý. Nhưng có lẽ Lê Lợi chũng không nhận ra điều đó nên thản nhiên đút ta vào bao gươm của ông.

Cho đến một hôm, đức Long Quân gửi lên cho ta chiếc chuôi vàng và người đã khéo léo để nó trên cây trước mắt của Lê Lợi. Người chủ tướng thông minh này đã nghĩ ngay đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, do vậy trở về ông liền tra chuôi vào chiếc gươm, chúng ta vừa như in, thế là ông đã nhận ra ta là một thanh gươm quý, lúc đó ta nghe thấy ông ta reo lên rất to:

- Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn.

Từ đó, ta luôn bên cạnh Lê Lợi và cũng từ đó tình thế thay đổi hẳn, nghĩa quân đã liên tục dành được những chiến công mới khiến bọn giặc bắt đầu lo sợ. Nghĩa quân của chúng ta chiến đấu khí thế hơn trước nhiều. Thế ta càng ngày càng mạnh, thế địch ngày càng yếu. Nghĩa quân đi đến đâu quân giặc chết như ngả rạ đến đó. vậy là chẵng bao lâu sau trên đất nước chẵng còn một bóng quân thù nào cả. Ta rất vui mừng khi thấy nhân dân reo hò, hạnh phúc trước thắng lợi của Lê Lợi.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ được một năm thì ta nhận được lệnh của đức Long Quân đòi ta trở về dưới kia với rùa Kim Quy. Ta cảm thấy rất buồn vì phải xa những con người anh hùng dũng cảm, những người dân hiền lành, chất phác.

Ta nhớ hôm đó trời quang, mây tạnh, Vua Lê cùng các quan trong triều đang dạo thuyền trên hồ thì anh bạn rùa ngàn tuổi xuất hiện. Trong lúc mọi người đang kinh ngạc, ta liền động đậy báo hiệu cho vua Lê Lợi biết. Hiểu ý của ta, vua Lê tháo ngay gươm đưa trả cho rùa vàng.

Thấm thoát đã bao năm, ta trở về chốn thủy cung, ấy vậy mà trong lòng ta vẫn không nguôi nhớ về trần gian, do vậy thỉnh thoảng ta lại nhờ thần Kim Quy nổi lên mặt nước xem tình hình dân chúng dạo này ra sao.

Thấy đất nước ta ngày một giàu đẹp là ta vui lắm rồi.

Thôi đã muộn rồi, ta phải trở về thủy cung không Long Quân lại trách phạt. Hẹn các cháu một dịp khác nhé.

Hãy kể lại truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”.

Bài làm

Vào thời giặc Minh đô hộ nước Nam, chúng coi nhân dân ta như cỏ rác, hành hạ, bốc lột nhân dân rất dã man. Lúc đó, ở vùng Lam Sơn có một đoàn quân khởi nghĩa do Lê Lợi đứng đầu đã đứng lên chống giặc Minh nhưng do thế lực còn yếu nên nhiều lần thất bại.

Khi đó gươm thần được đức Long Quân sai lên giúp nghĩa quân đánh giặc. Ngài chia gươm làm hai phần gồm chuôi gươm và lưỡi gươm. Lưỡi của thanh gươm được đặt ở dòng sông mà người đánh cá Lê Thận, người được đức Long Quân chọn, hay lui tới quang lưới. Một nữa kia đặt trong rừng đợi khi Lê Lợi tới lấy. và cứ như vậy mọi việc diễn ra theo đúng dự tính của đức Long Quân.

Một đêm nọ, Lê Thận thả lưới ở vùng song đó. Đức Long Quân khéo léo đưa gươm vào trong lưới của Lê Thận.

Thấy lưới nặng, Lê Thận liền kéo lên nhưng không nhận ra đó là lưới gươm quý mà lại tưởng là một thanh sắt nên thất vọng quăng xuống nước. Lê Thận thả lưới lần thứ hai ở một nơi khác. Long Quân lại bơi đến và đưa gươm vào lưới, thấy luyới nặng Lê Thận lại kéo lên. Lần này, chàng tròn mắt ngạc nhiên khi quăng lưới ở một chổ rất xa, nhưng kỳ lạ thay, vẫn kéo lên thanh sắt đó. Lê Thận chần chừ nhưng vẫn không giữ lại mà vứt xuống và thả lưới lần thứ ba, tự nhủ: “chắc trời tối quá nên mình nhìn nhầm thôi mà”. Đến khi kéo lên vì thấy vẫn là thanh sắt đó thì chàng quá đổi ngạc nhiên, tự nhủ đây không còn là sự tình cờ nữa, liền mang ra chổ sáng xem thì nhận ra đó là một lưỡi gươm sáng, Chàng quyết định đem về nhà. Sau khi nhận được gươm, Lê Thận như được tiếp thêm sức mạnh và chàng quyết định tham gia vào nghĩa quân của Lê Lợi. Lê Thận chiến đấu rất hăng hái, gan dạ, không sự hiểm nguy. Một hôm Lê Lợi cùng một số người đến thăm nhà Lê Thận. Ngôi nhà nhỏ bé và tối nhưng bỗng nhiên, từ góc nhà, hai chữ “Thuận Thiên” khắc trên lưỡi gươm sáng bừng lên, lấp lánh. Thấy gươm tự nhiên phát sáng, mọi nhười rất ngạc nhiên, tò mò. Chủ tướng Lê Lợi đã đến tận nơi và nâng lưỡi gươm lên ngăm nghía. Mọi người trầm trồ trước vẽ đẹp của lưỡi gươm nhưng vẫn không biết đó là gươm thần.

Một lần trong khi bị giặc đánh đuổi, Nghĩa quân mỗi người chạy một ngả. Riêng Lê Lợi chạy vào rừng, để đánh lạc hướng giặc, Lê Lợi trèo lên một cây cao, tán lá sum sê. Quân giặc không nhìn thấy nên bỏ đi. Khi chúng đi khỏi, Lê Lợi tụt xuống, tính sẽ trở về thăm dò tình hình quân ta. Khi đi qua một bụi cây, thấy một ánh sáng lạ phát ra, Lê Lợi trèo lên thì bắt được một chuôi gươm nạm ngọc. Ông nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận nên mang chuôi gươm về. Vài ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người trong đó có Lê Thận ngài nói:

- Ta nhặt được một chuôi gươm nạm ngọc quá giá, rất xứng với lưỡi gươm mà Lê Thận đã nhặt được. có lẽ đây là vật báu trời đã ban cho nghĩa quân chúng ta.

Lê Lợi kể cho mọi người nghe tường tận chuyện đã xảy ra hôm trước. rồi đem lưỡi gươm tra với chuôi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in.

Lê Thận nâng gươm thần lên nói với Lê Lợi:

- Đây quả lày ý trời phó cho minh công làm việc lớn. Thanh gươm này là sức mạnh tập hợp từ vùng song nước đến rừng núi, từ miền xuôi đến miền ngược. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình để báo đền Tổ Quốc.

từ khi có thanh gươm nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng Trong tay Lê Lợi, Thanh gươm tung hoành khắp các trận địa, tiêu diệt hàng ngàn quân địch, làm quân Minh bạt vía. Nghĩa quân không phải trốn tránh và ăn uống khổ sở như trước nữa mà còn no đủ và xông pha đi tìm giặc. Uy thế, tiếng tăm của nghĩa quân đánh cho đến khi đất nước không còn bóng quân giặc, nhân dân được hưởng thái bình, yên ấm.

Một năm sau, trong một lần Lê Lợi, bấy giờ đã là vua, đi vãn cảnh ở hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng tiến đến thuyền rồng của nhà vua và cất tiếng nói:

Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân.

Nhà vua hết sức ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của Rùa Vàng và khi hiểu sự tình, nhà vua nói:

- Đất nước được thái bình như ngày hôm nay, đúng là nhờ sự giúp đỡ của Long Quân. Xin đa ta!

Nhà vua tháo thanh gươm luôn mang theo mình và kính cẩn dâng cho Rùa Vàng. Rùa Vàng nhanh chóng đỡ lấy thanh gươm, ngậm vào miệng rồi lặn xuống nước trở về Thủy cung.

Từ đó hồ Tả Vọng – nơi chứng kiến sự trở về của thanh  gươm được mang một cái tên trang trọng: Hồ Gươm.

Đóng vai Lê Thận kể lại chuyện Sự tích Hồ Gươm.

Bài làm

Ta vốn sinh ra và lướn lên ở làng Chài ven biển Thanh Hóa. CÔng việc chính của ta là ngày ngày đi thả lưới kiếm cá để sinh sống. Vào một đêm như thường lệ ta thả lưới trên một bến vắng khi kéo lên thấy nằng nặng trong lòng ta chắc mẩm được mẻ cá to. Ta thò tay vào bắt cá nhưng chỉ thấy có một thanh sắt. Ta quẳng lại xuống nước rồi lại thả lưới ở một chổ khác.

Lần thứ hai khi kéo lưới lên vẫn thấy nặng, ta không ngờ thanh sắt ấy lại mắc vào lưới của mình. Ta lại cầm lấy và quẳng thanh sắt ra thật xa. Lần thứ ba, khi kéo lên thanh sắt ấy lại mắc vào lưới. Ta thấy lạ quá. Cứ như có phép lạ, thanh sắt cứ tìm lưới của ta mà chui vào nên bèn nhận thanh sắt lên đem lại gần mồi lửa để nhìn xem. Ta sung sướng reo to: Ha ha. Một lưỡi gươm!

Cầm lưỡi gươm lên suy nghĩ một lúc lâu rồi ta chợt hiểu đây là ý trời đã ban tặng cho ta.

Lúc đó, trên đất nước ta, bọn gặc Minh vô cùng tàn ác, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến tận xương tủy.

Nghĩa quân Lam Sơn do chủ tướng Lê Lợi chỉ huy đã nhiều lần đánh lại, nhưng có lẽ vì thế lực còn non yếu nên đã thua. Ta nghe nói có lần Lê Lợi cùng nghĩa quân bị giặc bao vây hàng tháng trời ở vùng núi Chí Linh cuối cùng phải thịt cả ngựa để lấy lương thực nuôi quân. Nghĩ đến đây, trong ta bỗng sôi sục lên lòng căm thù giặc. Ta quyết định ra nhập đoàn quân Lam Sơn giúp Lê Lợi đánh giặc cứu nước. Tài võ nghệ cảu ta sau một thời gian ngắn luyện tập thôi đã được Lê Lợi và mọi người rất phục. Rồi một lần, ta đem chuyện lưỡi gươm ra kể với chủ tướng Lê Lợi. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tùng về thăm nhà ta. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên. Lấy làm lạ Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật.

Một hôm, bị giặc đuổi Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả. Ta nghe Lê Lợi kể rằng lúc đi qua một khu rừng, ông bỗng thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây. Ông trèo lên mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà ta, chủ tướng đã lấy chuôi dắt vào thắt lưng đem về.

Khi đem tra gươm vào chuôi thì lạ thay vừa như in. Ta nâng gươm lên ngang đầu và nói với Lê Lợi:

- Đây là trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!

Từ đó, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thế của nghĩa quân vang khắp mọi nơi. Họ không phải trốn tránh như trước nữa, đã có những kho lương thực mới chiếm được của giặc tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn mãi ra, cho đến lúc không còn một tên giặc nào trên đất nước.

Đất nước thanh bình, nhân dân nô nức, vui mừng tôn Lê Lợi lên ngôi vua. Sau khi làm vua, Lê Lợi đã cho ta làm quan trong triều, chuyên quản lý quân đội. Một năm sau, Lê Lợi rủ ta đi dạo quanh hồ Tả Vọng. Khi thuyền rồng tiến ra gần giữa hồ, tự nhiên có một co rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần mang trên người động đậy. Con Rùa Vàng không sự người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi lên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Bấy giờ ta mới hiểu Long Quân đã cho mượn gươm thần để nghĩa quân diệt giặc.

Sau khi nghe Rùa Vàng nói, vua nâng gươm hướng về phía rùa. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước mà ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

Từ đó hồ Tả Vọng được vua và nhân dân gọi là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.

Lê Lợi đánh tan giặc Minh, giải phóng đất nước, lên ngôi vua, xưng đế hiệu là Lê Thái Tổ, đóng đô ở Thăng Long. Tất cả những điều đó Rùa Vàng đều được chứng kiến, tham gia.

Dựa vào sự tích Hồ Gươm trong vai Rùa Vàng, em hãy kể lại câu chuyện này.

Bài làm

Này người bạn nhỏ của tôi ơi! Tôi chính là Rùa Vàng người bạn thân của dân tộc ta từ xa xưa. Sáu trăm năm trước đây, từ ngày Lê Lợi đánh tan bọn gặc Minh giải phóng đất nước, thành lập vương triều nhà Hậu Lê, xưng là Lê Thái Tổ, tôi được lệnh Long Quân ở đây chờ nhà vua trả lại thanh gươm cứu nước “Thuận Thiên”. Vì sao mà có việc này? Để tôi kể cho người bạn nhỏ nghe nhé!

Thủa đó, gặc Minh xâm lược chiếm đánh nước ta, chúng đã dối trời, lừa người, coi sinh mạng nhân dân ta như cỏ rác, thần dân đều căm giạn. Khi ấy, tại Lam Sơn, nghĩa quân tập hợp dưới cờ nghĩa của chủ tướng Lê Lợi, nổi dậy chống lại quân giặc, nhưng vì buổi đầu thế và lực còn non yếu nên nhiều phen bị thất bại. Thấy vậy, đức Long Quân bảo tôi mang gươm thần đến trao cho nghĩa quân để họ dâng lên minh chủ.

Tôi còn nhớ vào một đêm không trăng, không sao trên bến vắng tôi đã bỏ lưỡi gươm vào lưới cảu Lê Thận, một chàng trai võ dũng làm nghề đánh cá nhưng có lòng yêu nước thiết tha. Khi kéo lưới lên thì thấy có một thanh sắt nặng, chàng thất vọng vứt xuống nước. Lần thứ hai, rồi lần thứ ba, tôi lại bỏ gươm vào lưới. Ngạc nhiên, Lê Thận cầm thanh sắt lên, ánh chớp chợt lóe, chàng nhận ra đây là một lưỡi gươm quý nên reo lên mừng rỡ.

Về sau, Lê Thận theo nghĩa quân Lam Sơn, xong pha chiến trận không nề hiểm nguy. Sau đó, Lê Lợi cùng tùy tùng đến nhà Lê Thận. G&a

Nguồn: Nhungbaivanhay.net

0