31/05/2017, 12:28

Bức thư gửi từ máy bay

Theo dõi đường rơi của vật nặng từ máy bay, bạn sẽ thấy một hiện tượng lạ lùng: vật nặng rớt xuống dưới, nhưng trong thời gian đó lại tiếp tục lưu lại dưới máy bay, cứ như là vút theo sợi chỉ vô hình buộc nó vào máy bay. Và khi rơi đến mặt đất, vật nặng sẽ nằm cách xa về phía trước chỗ bạn định ...

Theo dõi đường rơi của vật nặng từ máy bay, bạn sẽ thấy một hiện tượng lạ lùng: vật nặng rớt xuống dưới, nhưng trong thời gian đó lại tiếp tục lưu lại dưới máy bay, cứ như là vút theo sợi chỉ vô hình buộc nó vào máy bay. Và khi rơi đến mặt đất, vật nặng sẽ nằm cách xa về phía trước chỗ bạn định ném.

Hãy tưởng tượng rằng bạn đang ởtrên máy bay, bay nhanh trên Trái Đất. Phía dưới là những địa phương quen thuộc. Lúc này bạn đang bay qua trên ngôi nhà người bạn của bạn. Một ý nghĩ thoáng qua trong trí bạn: «Giá mà gởi được lời thăm anh ấy thì hay biết mấy». Bạn vội vàng viết mấy dòng trên mảnh giấy rồi gói nó vào cùng với một vật nặng nào đó mà sau này ta sẽ gọi đơn giản là «vật nặng», và chờ cho đến lúc ngôi nhà người bạn vừa xuất hiện dưới máy bay, bạn thả «vật nặng» ấy xuống. Bạn hoàn toàn tin rằng, tất nhiên «vật nặng» sẽ rơi đúng vào khu vườn của ngôi nhà ấy. Thếnhưng vật nặng tuyệt nhiên đã không rơi vào chỗ đây, mặc dù vườn và ngôi nhà ởngay dưới thân máy bay.

Theo dõi đường rơi của vật nặng từ máy bay, bạn sẽ thấy một hiện tượng lạ lùng: vật nặng rớt xuống dưới, nhưng trong thời gian đó lại tiếp tục lưu lại dưới máy bay, cứ như là vút theo sợi chỉ vô hìnhbuộc nó vào máy bay. Và khi rơi đến mặt đất, vật nặngsẽ nằm cách xa vềphía trước chỗ bạn định ném.

Ở đây lại cũng biểu hiện định luật quán tính, đúng như đã cản trởviệc sử dụng lời khuyên có sức cám dỗ để đi du lịch theo phương pháp của Becgierac. Chừng nào mà vật nặng còn ở trong máy bay, nó chuyển động cùng với máy bay. Bạn đã buông nó ra, nhưng khi lìa khỏi máy bay và rơi xuống dưới, vật nặng vẫn chưa mất đi vận tốc ban đầu của mình, mà trong thời gian ấy vẫn tiếp tục chuyển động theo hướng cũ trong không khí. Cảhai chuyển động, thẳng đứng và nằm ngang, sẽ cộng lại với nhau, kết quảlà vật nặng bay xuống đấttheo đường cong và luôn luôn lưu lại dưới máy bay (tất nhiên, nếu bản thân máy bay không thay đổi đường bay hay vận tốc bay). Vật nặng bay, thật ra, cũng giống như một vật thể được phóng ra theo phương nằm ngang, chẳng hạn như viên đạn được bắn từ khẩu súng nằm ngang: vật thể vẽ nên đường cong và cuối cùng rơi xuống mặt đất.

Chúng ta nhận thấy rằng, tất cả những điều đã nói ở đây sẽ hoàn toàn đúng nếu như không có lực cản của không khí. Thật ra lực cản này đã ngăn trở sự di động của vật nặng cả phương thắng đứng lẫn phương nằm ngang, vì thế vật nặng không luôn luôn lưu lại ngay dưới máy bay mà tụt lại đằng sau nó.

Phương thẳng đứng có thể bị chệch khá nhiều nếu máy bay bay cao và với vận tốc lớn. Thời tiết lặng gió, vật nặng rơi từ máy bay ở độ cao 1000 m, sẽ bay với vận tốc 180 km/h và rơi xuống ở khoảng cách 700 m về phía trước của vị trí vẽ thẳng đứng

Vật nặng ném từ máy bay, không rơi thng đứng mà rơi theo đường cong.

Đến mặt đất kể từ lúc vật nặng rơi ra khỏi máy bay.

Phép tính chẳng có gì phức tạp (nếu bỏ qua lực cản của không khí). Từ công thức để tính quãng đường rơi tự do trong chuyển động có gia tốc đều S= gt2/2 ta có .

Nghĩa là từ độ cao 1000 m vật nặng phải rơi trong thời gian

.

Trong thời gian đó vật nặng chuyển dịch theo phương nằm ngang được một khoảng cách bằng

l= [(180000 m/s)/3600]14s = 700 m

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0