Trung Quốc và Đông Nam Á 1402-1424
Đô đốc Trịnh Hòa Tác giả : Wang Gungwu. Nguyễn Quốc Vương dịch Trong một vài thập kỉ trước, một sự chú mục lớn đã được đặt vào mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Châu Á khác và có lẽ vấn đề thuộc các mối quan hệ truyền thống của Trung Quốc thường được thảo luận ...
Tác giả: Wang Gungwu.
Nguyễn Quốc Vương dịch
Trong một vài thập kỉ trước, một sự chú mục lớn đã được đặt vào mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Châu Á khác và có lẽ vấn đề thuộc các mối quan hệ truyền thống của Trung Quốc thường được thảo luận nhất là các cuộc viễn chinh trên biển của Trịnh Hòa tới Ấn Độ Dương trong giai đoạn 1405-33. Bởi sự nổi trội của các cuộc viễn chinh này, chúng thường được nhìn nhận như là đặc trưng nổi bật duy nhất của mối quan hệ giữa Trung Quốc với Đông Nam Á trong thời kì này. Bài báo này sẽ cố gắng chứng minh rằng có những câu hỏi khác quan trọng hơn về mối quan hệ Trung Quốc-Đông Nam Á vốn bị bỏ qua trong quá khứ. Bài báo cũng cố gắng so sánh chính sách của Trung Quốc đối với các nước Đông Nam Á với những hoạt động của nó ở nơi khác và đi tới một vài đánh giá về tầm quan trọng của Đông Nam Á đối với Trung Quốc. Để đạt mục đích này tôi đã chọn triều vua Vĩnh Lạc (1402-24),vị hoàng đế đã phái Trịnh Hòa tới Ấn Độ Dương 6 lần và cũng là người tiếp nhận sứ đoàn từ rất nhiều các dân tộc, quốc gia bên ngoài hơn bất cứ một hoàng đế nào trong lịch sử Trung Quốc. Bằng khái niệm “Đông Nam Á” tôi muốn nói tới vùng ngày nay được gọi bằng cái tên như vậy bao gồm cả các quốc gia lục địa và các quốc gia trên biển.
Tuy nhiên, cũng cần phải ghi nhớ rằng có nhiều mức độ về mối quan hệ giữa người Trung Quốc và vô số nhóm người ở Đông Nam Á đã được phát triển trong nhiều thế kỉ trước triều Minh (1368-1644). Vào khoảng thời Đường (618-906), người Trung Quốc đã nhận ra các trung tâm thương mại to lớn ở bờ biển vịnh Thái Lan và biển Java. Các sứ đoàn từ những vùng này tới Trung Quốc trong suốt thế kỉ 7 và 8 và có nhiều hơn trong thời Nam Tống (960-1126), đặc biệt trong nửa sau của thế kỉ thứ 10 và nửa đầu của thế kỉ 11. Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của triều Nam Tống, có rất ít các đoàn sứ thần được tiếp nhận cho tới sau khi người Mông Cổ chiếm đóng phái nam Trung Quốc năm 1276. Những người kế nhiệm ngôi vua Mông Cổ, những ông vua Trung Quốc của triều Minh sau đó đã thừa hưởng truyền thống quan hệ ngày càng gần gũi với Đông Nam Á. Nhưng vào trước triều Minh, những mối quan hệ như vậy phần lớn là không chính thức hoặc bán chính thức và chỉ giới hạn ở các trung tâm kinh tế ở phía nam Trung Quốc. Sự tham gia của triều đình vào thương mại hay thậm chí là triều cống là không đều và tùy thời. Hiếm khi sự chủ động bắt nguồn từ các ông vua Trung Quốc. Các hoàng đế tiếp nhận các đoàn sứ thần của nước ngoài và sau đó đáp lễ nhiều hay ít phụ thuộc vào lời khuyên của các đại thần.
Do đó trong nhiều thế kỉ từ đầu triều Đường sẽ không có mấy ý nghĩa khi bàn thảo về mối quan hệ của Trung Quốc với Đông Nam Á dưới một triều vua riêng. Chỉ có cuộc xâm lược lớn nhằm vào Java dưới triều Kubilai Khan năm 1292 và các sứ đoàn được phái tới khu vực này bởi Hồng Vũ (1368-98), hoàng đế đầu tiên của nhà Minh là có thể được xác định có sự tham gia đặc biệt của hoàng đế và không có cái nào trong số đó có thể thể so sánh với những cố gắng của hoàng đế Vĩnh Lạc nhằm duy trì mối quan hệ với Châu Á rộng mở và có ý nghĩa. Trên thực tế, Vĩnh Lạc là hoàng đế Trung Quốc đầu tiên cho phép chú mục nhiều như vậy tới Đông Nam Á và chủ động trong việc xác định mô hình và bản chất của mối quan hệ của Trung Quốc với các nước trong vùng. Điều này rất ấn tượng bởi vì sự chủ động của triều đình đã từng là quyết định trong mối hệ với nước ngoài trong một thời gian dài, do đó sự vắng mặt của các bước tích cực nhằm khuyến khích mối quan hệ chính thức với Đông Nam Á trước khi hoàng đế Vĩnh Lạc vạch ra sự quan trọng của bản thân ông ta như là một nhân vân trung tâm trong sự phát triển phi thường của thế kỉ 15. Do lý do này, có một sự biện hộ đặc biệt dành cho nghiên cứu về một triều vua trong tiểu luận này. Như tôi sẽ chỉ ra dưới đây, Sự can dự của Trung Quốc vào lịch sử Đông Nam Á trong suốt thời kì 1402-24 phần lớn là sản phẩm của mối quan tâm của cá nhân nhà vua.
Các sử gia Nho giáo luôn luôn nhân mạnh vai trò và nguyên mẫu của hoàng đế và tránh những điều gây tổn hại cho hoàng đế hay không chính thống. Bức tranh rõ ràng về từng hoàng đế như một con người, một kẻ chuyên quyền, một bạo chúa, hoặc thậm chí như một người yếu ớt hay một tay chơi bời là rất hiếm. Điều này đặc biệt đúng khi hoàng đế là người sáng lập vương triều và sử gia phải viết dưới thời cai trị của con, cháu ông ta. Mặc dù hoàng đế Vĩnh Lạc không phải là người sáng lập nhà Minh, sự đoạt ngôi của ông ta vào năm 1402 từ tay người cháu (con trai của anh trai ông ta) đã dẫn tới sự thành lập nhánh các hoàng đế thuộc dòng của ông ta. Miếu hiệu thành tổ của ông ta đã nhấn mạnh mức độ ngang bằng với bố ông ta như là người sáng lập ra vương triều. Do đó lịch sử chính thức về Vĩnh Lạc phần lớn là một hoàng đế có tính cách dũng cảm, một chiến binh lão luyện và mưu lược, nghiêm khắc và lạnh lùng và yêu thương dân chúng. Có những ví dụ về lòng nhân từ của ông ta về trí tuệ của ông và sự thành công của ông ta trong việc cất nhắc các đại thần hay tướng lĩnh. Nhưng chỉ có giữa những dòng khô khan và thận trọng đó chúng ta mới có thể có thể nhìn thấy sự chuyên quyền của ông ta, sự bồn chồn và sự ngông cuồng, bản chất đáng ngờ của ông ta và những mánh khóe chính trị của ông ta .
Triều đại của ông ta là triều đại biến động nhất nhưng các tư liệu đã thành công trong việc làm cho nó kém ấn tượng đi hơn bản thân nó thế. Triều đại ông ta là sự cai trị mạnh mẽ và trực tiếp của cá nhân nhưng sẽ rất khó để chỉ ra những sự kiện ở đó chúng ta biết được đầy đủ cảm xúc và sự tính toán của ông ta. Chúng ta được giới thiệu với một chuỗi các ghi chép dài nhưng nó không chỉ ra cho ta biết được ccs quyết định đã được tạo ra như thế nào. Chúng ta biết rằng thứ bậc cao của giới quan liêu đã trở nên yếu đi sau những vụ hành hình, trừng phạt và từ nhiệm quy mô lớn theo sau sự tiếm ngôi của Vĩnh Lạc, nhưng chúng ta không được nói cho biết ông ta đã sử dụng lực lượng trí thức và hoạn quan những người do chính ông ta lựa chọn như thế nào để giúp ông ta cai trị đế chế. Cáu tiết hơn hết là chúng ta có danh sách của vô số các đoàn sứ thần tới triều đình của ông ta và các ghi chép về nhiều quyết định về việc làm gì với họ, nhưng chúng ta không bao giờ được nhận các chi tiết về ấn tượng của họ với Trung Quốc, đối với vương triều hoặc đối với bản thân Vĩnh Lạc.
Với nền tảng này trong đầu chúng ta có thể hiểu được tại sao các sự kiện của vương triều ông ta , đặc biệt là các cuộc viễn chinh của Trịnh Hòa đã làm khó các sử gia. Tất cả những sự suy đoán về những gì họ (chúng) muốn nói đã bị gây cản trở bởi sự thiếu vắng của các phát biểu rõ ràng về mục đích của chúng. Tuy nhiên, rất nhiều cố gắng giải thích chính sách của Trung Quốc đối với Đông Nam Á và ác quốc gia ở Ấn Độ Dương giới hạn trong tư tưởng của Vĩnh Lạc về chủ nghĩa bành trướng và đế quốc Trung Hoa, và về sự mở rộng tự nhiên của trật tự thế giới Trung Hoa. Không một sự giải thích nào trong số đó là thỏa đáng trong bối cảnh thời đại của những chính sách hướng ra bên ngoài và sự rút lui vào chủ nghĩa biệt lập sau năm 1435. Thật ấn tượng rằng các chính sách của hoàng đế Vĩnh Lạc đối với các liên minh của người Mông Cổ, với Tây Tạng, với các bộ tộc Nữ Chân (Jurchen), với Triều Tiên và Nhật Bản, với các tộc người khác nhau ở vùng phía tây nam Trung Quốc, Miến Điện và Lào cùng các quốc gia Đông Nam Á đã không được các sử gia hiện đại, những người đã viết về các chuyến đi vĩ đại của hạm đội Trịnh Hòa tới bờ biển Đông Phi nghiên cứu nghiêm túc. Thay vào đó, các học giả-những người đã cường điệu các cuộc viễn chinh thường liên hệ chúng với chủ nghĩa đế quốc của phương tây trên biển ở các thế kỉ tiếp theo. Tuy nhiên có xu hướng diễn giải các cuộc viễn chinh của Trịnh Hòa như là điềm báo trước những gì người Trung Hoa sẽ làm ở Đông Nam Á.
Nhưng các sự thực đã không ủng hộ sự diễn giải như thế và chúng ta cần phải nhớ rằng một bức tranh chân thực hơn về mối quan hệ của Trung Quốc với Đông Nam Á trong thế kỉ 15 là điều có thể. Điều này có thể đạt được bằng việc thẩm tra vương triều Vĩnh Lạc kĩ càng hơn. Bằng cách này, chúng ta có thể biết được những gì Vĩnh Lạc thực sự muốn làm hiểu được bối cảnh ông ta phái Trịnh Hòa và các đoàn sứ thần khác tới Đông Nam Á, những gì đã khiến ông ta phải lo lắng, nhưng gì ông ta đã thực sự ra lệnh tiến hành đối với các nước Đông Nam Á và ít nhất chúng ta cũng biết được các quyết định của Vĩnh Lạc tiêu biểu như thế nào trong bối cảnh lịch sử Trung Quốc.
Xin được bắt đầu bằng những điểm nhấn của vương triều Vĩnh Lạc1. Ông ta đã bắt đầu một cách không may mắn. Khi bị cha làm ngơ vào năm 1398 ông ta đã từ chối chấp nhận ngôi vua của người cháu. Trong những tháng người cháu lên ngôi, ông ta đã chống lại thẩm quyền của tân hoàng đế và bắt đầu một cuộc nội chiến. Trong 3 năm từ giữa năm 1399 tới giữa năm 1402, cuộc nội chiến đã chiếm vị trí nổi bật hơn tất cả các sự kiện khác. Sau đó vào ngày 17 tháng 7 năm 1402, sau khi đánh bại quân đội của người cháu và chiếm được kinh đô Nam Kinh, ông ta đã lên ngôi vua. Cho dù điều này không mấy may mắn vì thi thể của người cháu không được tìm thấy và có quá nhiều lời đồn đoán khắp đế chế rằng cháu ông ta, vị hoàng đế hợp pháp, đã trốn thoát và đang lẩn trốn. Hậu quả của việc tiếm ngôi của ông ta là rất lớn. Triều đình mất đi một vài viên quan đại thần và không ai được ông ta thực sự tin tưởng ngoại trừ các tướng lĩnh quân đội trung thành và những viên hoạn quan của ông ta. Chính quyền đã lại được tái lập.
Hành động đầu tiên của ông ta là tái xác nhận chính sách của cha ông và biện luận rằng các quân sư của cháu ông ta đã xuyên tạc các chính sách này. Ông thăng thưởng cho các viên quan còn lại và chỉ định nững người mới để giám sát họ cũng như là các tỉnh và cac khu vực quân sự ở biên giới. Ông tự tay chọn lấy 7 học giả trẻ làm thư kí riêng của mình và với sự giúp đỡ của họ ông đã có khả năng cai trị trực tiếp. Sau đó ông đã ban thưởng cho tất cả những người đã ủng hộ ông bằng tước vị quý tộc, thăng chức, phần thưởng và tiền mặt.2
Vào ngày 22 tháng 8, 5 tuần sau khi ông ta lên ngôi, ông ta đã đón nhận đoàn sứ thần đầu tiên từ một tù trưởng thiểu số ở Vân Nam phía nam Trung Quốc. Một tuần sau, khi sự kháng cự cuối cùng chống lại ông ta bị đập tan tại tỉnh Sơn Đông, ông ta đã phái đoàn sứ thần đầu tiên ra nước ngoài. Đoàn sứ thần này được phái sang Triều Tiên để thông báo về sự lên ngôi của ông ta. Sáu ngày sau vào ngày 4 tháng 9, ông ta đã phái một nhà sư với chỉ dụ lên ngôi của ông ta với Tây Tạng cùng rất nhiều quà tặng. Khoảng 3 tuần sau, ông ta đã gửi một đoàn sứ thần tới các thủ lĩnh người Mông Cổ3. Sau đó vào ngày 3 tháng 10, ông ta đã lệnh cho các sứ giả đi tới các quốc gia sau:
- An Nam
- Hsien-lo (Siam)
- Chao-wa (Java)
- Jih-pen (Japan)
- His-yang (Nam Ấn)
- Liu-ch’iu (Ryukyu)
- Su-men-ta-la (Samudra)
- Chan-ch’eng (Champa)
Đặc biệt, ông ta dành sự hướng dẫn chính sách cho bộ Lễ đối với các quốc gia nước ngoài này như sau:
Dưới triều vua Thái Tổ, khi nhiều nước bên ngoài phái sứ giả đến họ đã được đối xử bằng sự thành thật. Những ai đến với các hàng hóa bản xứ dành để buôn bán cũng được phép làm vậy; và những ai làm ngơ rồi vi phạm luật lệ đều được rộng lượng tha thứ- tất cả điều này nhằm chăm sóc những người đến từ xa. Giờ đây khi tứ hải giai huynh đệ chính là thời điểm để chứng tỏ không có sự chia cắt bên ngoài (shih wu-wai). Hãy cho phép những đoàn sứ giả chân thành đến triều cống tự do. Các ngươi nên giải thích điều này với họ để họ biết mong muốn của ta4.
Ngày tiếp theo, Vĩnh Lạc đã cơ hội lần nữa để đưa ra chính sách về nước ngoài. Đây là việc có liên quan đến sự trở về của các sứ giả Trung Quốc trở về từ các hòn đảo ở “Đông Nam”, có lẽ đã được phái đi dưới triều đại cháu ông ta, những người báo cáo rằng những nhà thám hiểm người Trung Quốc đang cộng tác với những người bản xứ ở đó để hoạt động cướp biển. Vĩnh Lạc ngay lập tức ra lệnh cho một sứ đoàn tới đó lần nước mang theo chỉ dụ sau:
Yêu điều thiện ghét điều ác là bản tính chung của con người. Làm điều xấu do bị người khác ép buộc không có nghĩa bản chất của người đó xấu. Trong quá khứ các ngươi đã chạy trốn bởi các ngươi lo sợ bị trừng phạt hoặc do nghèo đói mà phải sống với những người nước ngoài và cùng họ tham gia cướp bóc để đảm bảo cuộc sống. Lực lượng phòng thủ bờ biển đã không chỉ vô dụng và không có lòng cảm thông mà còn đối xử với các ngươi rất lỗ mãng. Mặc dù có thể các ngươi thấy ân hận (về những gì các ngươi đã làm) nhưng các người không thể bày tỏ điều đó. Ta rất quan tâm tới điều đó.
Ta đặc phái vài người mang theo chỉ dụ của ta tới thông báo cho các ngươi biết điều đó. Những người nước ngoài đó nên trở về vùng đất tôn kính của họ, nhưng ai mong muốn đi tới triều đình sẽ được đối xử hào phóng và gửi trả lại nhà. Những người Trung Quốc đã trốn chạy và lẩn trốn ở những vùng đất của nước ngoài tất cả sẽ được tha thứ cho tất cả những điều sai trái trong quá khứ và cho phép họ trở lại nghê cũ và trở thành những người trung thành lần nữa. Nếu như họ vẫn ngoan cố và từ chối thay đổi do họ dựa vào khoảng cách xa xôi, sau đó ta sẽ lệnh cho quân đội tới để xử trí họ. Lúc đó thì đã quá muộn để hối hận.5
Sau đó, Vĩnh Lạc đã gửi các sứ giả tới Urianghai ở Tây Mãn Châu, và các bộ tộc Mông Cổ khác mời gọi buôn bán và tới tận một nhà nước Hồi giáo xa xôi ở Samarkand. Vào đầu năm 1403, có các sứ đoàn nữa đã được phái tới Triều Tiên và Xiêm cũng như Tây Tạng và vào ngày 4 tháng 3, sứ đoàn quan trọng đầu tiên để mở ra mối quan hệ “ngoại giao” với liên minh Mông Cổ quyền lực nhất dưới thời Khan Tarta vĩ đại. 6
Như vậy chỉ trong 6 tháng lên ngôi Vĩnh Lạc đã phái đi liên tiếp các đoàn sứ thần tới tất cả các quốc gia có ý nghĩa quan trọng đối với đế chế của ông ta. Nhưng có một sự khác biệt quan trọng giữa những sứ đoàn ông ta gửi tới các quốc gia trên đất liền và các sứ đoàn phái tới các quốc gia trên biển. Lý do đối với các mối quan hệ trên đất liền là rõ ràng và không cần đến sự giải thích. Chỉ có các sứ đoàn gửi đi tới các nước trên biển mới nhận được lời hướng dẫn nhân mạnh giá trị của mối quan hệ thương mại thân thiện và cũng có đề cập đến yêu cầu về việc ngăn chặn người Trung Quốc tham gia vào các hoạt động cướp biển. không có gì là ngạc nhiên rằng trong suốt một vài tháng tiếp theo, một kế hoạch toàn diện vận tải ngũ cốc bằng đường biển tới Bắc Kinh và Mãn Châu được lập ra và ở đó xuất hiện rất nhiều các tài liệu tham khảo về đóng thuyền, về cướp biển giữa cửa Dương Tử và Phúc Kiến, về tình hình của các cảng ở sông Dương Tử, về sự thành lập Cơ quan phụ trách thương mại biển và thậm chí là về một cơn bão ở gần Quảng Châu.7
Tôi đã từng bàn luận ở những nơi khác về các sự kiện dẫn tới các sứ đoàn quan trọng tới Malacca và Ấn Độ Dương vào ngày 25 tháng 8, ngày 1 tháng 10 và ngày 28 tháng 10 năm 1403.8 Rằng họ là sự tiếp theo của của những quyết định cuối năm 1402 và đầu năm 1403 liên quan đến mối quan hệ với nước ngoài và điều đó không có gì phải nghi ngờ. Những gì cần phải được thêm vào ở đây là việc các sự kiện này phải được xem xét trong bối cảnh của một loạt các quyết định về mối quan hệ đối ngoại ở tất cả các phương hướng, cả trên bộ và trên biển. Những vùng hoàng đế Vĩnh Lạc bận tâm là các trung tâm của người Mông Cổ, các vùng biên giới phía tây và tây nam như Tây Tạng, Vân Nam, Burma, Lào và An Nam và toàn bộ bờ biển phái nam và phía đông nơi thương mại và cướp biển trở nên khó phân biệt kể từ cuộc nổi loạn của Fang Kuo-chen năm 1348.
Điều này đã đem chúng ta hiện nay tới một sự phát triển quan trọng nhất thứ liên quan đến Trung quôc với những gì chúng ta goij là Đông Nam Á trong suốt những năm đầu của triều vua Vĩnh Lạc. Tôi ám chỉ ddenses sự xung đột của Trung Quốc trong các sự kiện của An Nam (miền bắc Việt Nam hiện nay). 9Điều này đã bắt đầu bằng việc Vĩnh Lạc phái sứ giả tới An Nam vào ngày 3 tháng 10 năm 1402 và An Nam trả lời bằng đoàn sứ giả ngày 21 tháng 4 năm 1403. Nghi ngờ rằng đã có một cuộc tiếm ngôi xảy ra trong 4 năm trước khi triều Trần chấm dứt, Bộ Lễ đã kêu gọi điều tra và ngày 5 tháng 5 năm 1403 một sứ giả đặc biệt đã được phái tới để báo cáo về người kế vị An Nam.
Một cuộc điều tra như thế đã dựa trên những nền tảng nào đây? Vĩnh Lạc có quyền gì khi đặt ra câu hỏi về lá thư của nhà vua mới của An Nam gửi tới ông ta? Chúng tôi quan sát được rằng vị vua mới đã tự gọi mình là Người cai trị tạm thời (chuan-li kuo-shih) và ghi nhớ rằng ông ta được công nhận với một tước bị được ban (feng-chueh). Có phải điều này có nghĩa rằng bản thân An Nam thành thật coi nó là một nước chư hầu ( hoặc thần phục Trung Quốc) và chấp nhận hoàng đế Vĩnh Lạc có quyền điều tra sự hợp pháp của vị vua mới?
Cuộc điều tra hóa ra mất rất nhiều thời gian ở đó hoàng đế Vĩnh Lạc trước tiên đã công nhận vị vua mới và sau đó rút lại sự công nhận khi một người thừa kế của nhà Trần giải thích rằng có một sự tiếm ngôi đã diễn ra. Ông đã tha thức cho kẻ tiếm quyền và trả lại vương miện cho người thừa kế hợp pháp và khi người thừa kế này bị giết nó đã chuyển thành sự xung đột với An Nam. Trong ba năm từ tháng 4 năm 1403 tới tháng 4 năm 1406, sự thương thuyết tỉ mỉ về sự kế vị đã diễn ra. Và cuối cùng nó đã đổ vỡ và chuyển thành sự chuẩn bị cho cuộc chiến tranh bắt đầu vào tháng 5. Vào khoảng tháng 11, chiến dịch đầu tiên được tiến hành ở An Nam. 12 tội chính của kẻ tiếm quyền được liệt kê ra như là lý do của chiến dịch. Thật thú vị khi liệt kê chúng ra ở đây”
(1) Đã giết chết vua Trần người được Trung Quốc công nhận hợp pháp.
(2) Đã thảm sát dòng họ nhà Trần
(3) Đã không sử dụng lịch Trung Quốc và sử dụng niên hiệu của chính mình.
(4) Đối xử tệ với dân An Nam (có chi tiết đi kèm)
(5) Đã thay đổi họ của mình từ Lê sang Hồ
(6) Đã đánh lừa hoàng đế Minh về sự tiếm quyền của mình
(7) Đã lừa gạt hoàng đế Minh và ngăn cản sứ giả nhà Minh
(8) Đã giết chết người thừa kế hợp pháp của nhà Trần
(9) Đã chiếm lãnh thổ bộ tộc của Trung Quốc ở châu Ning-Yuan
(10) Đã giết chết con rể tù trưởng và các phạm các tội khác có liên quan.
(11) Đã làm kinh động nền hòa bình của các bộ tộc ở biên giới
(12) Đã lấy lãnh thổ Ssu-ming fu và chỉ trả lại có một phần.
(13) Đã xúi giục các bộ tộc ở châu His-ping chống lại hoàng đế.
(14) Đã xâm lược lãnh thổ Champa trong thời kì nhà vua có tang
(15) Đã lấy 4 châu của Champa và cướp bóc họ
(16) Đã lấy hơn 100 con voi từ Champa và vài vùng lãnh thổ
(17) Đã ép buộc Champa , một chư hầu của Trung Quốc, sử dụng con dấu và trang phục nghi lễ của An Nam thay vì của Trung Quốc
(18) Đã xâm lược Champa do Champa công nhận Trung Quốc mà không công nhận An Nam.
(19) Đã bắt giữ sứ giả Trung Quốc và Champa tại cảng của Champa.
(20) Đã sỉ nhục Trung Quốc khi cử sứ giả là một tội phạm10
Một trong những từ khóa của lời tuyên bố chiến tranh là là từ gọi An Nam là mi-mi hay “liên quan rất gần gũi”. Điều đó có nghĩa rằng trong bối cảnh này những tội ác đó được xem là cực kì tàn ác. Tôi đã liệt kê đầy đủ chúng để chỉ ra những gì lệ thuộc vào Trung Quốc ở thời điểm đó. 8 cái đầu tiên có thể được miêu tả như là các vấn đề về đạo đức và tư tưởng, 5 cái tiếp theo là vấn đề về an ninh, 5 cái tiếp theo nữa là sự hiếu chiến của An Nam đối với nước chư hầu khác và hai cái cuối cùng là sự xúc phạm tới cá nhân hoàng đế.
Như vậy có đến 4 nhóm vấn đề đã khuấy động khiến cho Vĩnh Lạc phải hành động. Từ cái nhìn của ông ta, nó có thể là sự biện luận thích hợp rằng chúng là sự cực kì khiêu khích. Từ quan điểm của quốc gia bị tấn công danh sách này đã tiết lộ phạm vi Trung Quốc tuyên bố quyền bá chủ của mình. Người ta cũng có thể đặt ra câu hỏi rằng liệu các tội danh nói trên cũng có thể áp dụng cho các nước châu Á khác hay không.
Trước khi tôi cố gắng trả lời câu hỏi đó, hãy cho phép tôi trở lại những chính sách của Vĩnh Lạc đối với nước ngoài ở những phần còn lại của châu Á. An Nam chắc chắn là một trong những vấn đề chủ yếu trong thời ông ta trị vì. Thậm chí ngay cả sau khi kẻ tiếm quyền bị loại bỏ, các nhà lãnh đạo quốc gia đã nổi lên người nọ tiếp người kia thử thách sự thống trị của Trung Quốc. Điều này gây rắc rối cho Vĩnh Lạc suốt vương triều của ông ta và quốc gia này cuối cùng đã bị từ bỏ vào năm 1428 rơi vào tay người anh hùng vĩ đại người An Nam Lê Lợi, người đã chiến đấu 10 năm cho nền độc lập của quốc gia. Ba vấn đề bên ngoài quan trọng khác là sự quấy rối của cướp biển Wako vào bờ biển Trung Quốc từ bán đảo Liaotung và Sơn Đông xuống tới các tỉnh phía nam như Phúc Kiến và Quảng Đông; các cuộc viễn chinh trên biển của Trịnh Hòa tới Ấn Độ dương, và sự sống sót của nhà nước Mông Cổ ở phía bắc. Trong số ba vấn đề này thì điều thú vị cần phải chỉ ra là hai trong số đó phải được giải quyết với các vấn đề thuộc về phòng thủ biển và chỉ có một là vấn đề trên bộ. Nhưng cũng là quá sớm để Vĩnh Lạc nhận ra rằng trong khi các cuộc tấn công của Wako thường xuyên diễn ra và các cuộc viễn chinh của Trịnh Hòa quá đắt đỏ thì những vấn đề thực sự của ông lại nằm ở phía bắc. Chính nơi đó là nơi đế chế dễ bị tấn công và đó cũng chính là lí do ông ta đi lên phía bắc vào các năm 1409-1410, 1413-16 và lần thứ 3 năm 1417 và không bao giờ trở lại Nam Kinh. Vào năm mới năm 1421, kinh đô được chuyến tới Bắc Kinh vĩnh viễn.11
Rất nhiều các sử gia đã nhấn mạnh việc di chuyển kinh đô này và hậu quả của nó đối với mối quan tâm của người Trung Quốc tới Đông Nam Á bao gồm cả An Nam. Mặt khác cũng có những lí do địa lý và lịch sử tốt đẹp khác để di chuyển xuống phương nam. Hơn nữa bản thân hoàng đế Vĩnh Lạc ở nhà ở Bắc Kinh nhiều hơn khi ông còn trai trẻ trong hơn 20 năm trước khi lên ngôi. Tại Nam Kinh, ông cảm thấy lạ lẫm và vô dụng. Tại Bắc Kinh ông là một hoàng đế thiện chiến, dẫn đầu quân đội tiến bước săn tìm quân Mông Cổ và trở về nhà trong chiến thắng và sự hài lòng. Và hiển nhiên rằng không giống như phần lớn người Trung Quốc ở biên giới, người Mông Cổ không bao giờ chấp nhận trật tự thế giới Trung Hoa, tuy nhiên thật thú vị là trật tự đã được sắp xếp. Họ thừa nhận duy nhất quân đội như là người quyết định các sự kiện. Vĩnh Lạc cần phải giữ cho Mông Cổ bị phân tán và chia rẽ họ bất cứ khi một một nhà lãnh đạo mới xuất hiện và do đó ở gần Vạn Lí Trường Thành để cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu, hối lộ và phỉnh phờ họ để làm họ suy yếu. Kể từ khi lên làm hoàng đế, Vĩnh Lạc đã thân chinh tiến hành các chiến dịch ở Mông Cổ trong 5 tháng vào năm 1410, 6 tháng trong năm 1414, 5 tháng trong năm 1422, 4 tháng trong năm 1423 và trong chiến dịch lần thứ 5 năm 1424 ông ta chết tại Yu-mu ở độ tuổi 64. Trong 3 chiến dịch trong số các chiến dịch nói trên, ông ta có được những chiến thắng lẫy lừng nhưng không có trận nào mang tính quyết định.12 Mông cổ duy trì địa vị là kẻ địch hàng đầu trong 180 năm tiếp theo.
Ghi nhớ điều này chúng ta có thể hình dung ra vị trí của biển trong những tính toán của Vĩnh Lạc. Cướp biển Wako không hải là sự đe dọa nghiêm trọng đối với đế chế nhưng sự tấn công của chúng làm gián đoạn giao thông vận chuyển ngũ cốc bằng đường biển từ Dương tử tới các trung tâm quân sự ở Bắc Kinh và Mãn Châu. Do đó kiềm chế wako là một phần của việc phòng thủ biên giới phía bắc. Tương tự tăng cường hạm đội cũng phát huy chắc năng phòng thủ đế chế từ hướng bắc. Mặc dù các hạm đội mạnh đến nỗi phần lớn các con thuyền có thể lên đường viễn chinh mà không làm nguy hại gì tới việc phòng thủ bờ biển, các cuộc viễn chinh của Trịnh Hòa có thể được xem như là một sự bành trướng trên biển cần thiết cho việc đảm bảo an ninh của đế chế. Nhưng chính trong bản thân sự bành trướng đó quyền lực đó đã trở thành nhân tố chính trong mối quan hệ của Trung Quốc với các nước bên ngoài.
Trong cuộc đời của Vĩnh Lạc, các cuộc viễn chinh được tiến hành 6 lần trong các năm 1405-7, 1407-9, 1409-11, 1413-15, 1417-19 và 1421-24 (bản thân Trịnh Hòa trở lại trong năm 1422).13Tầm quan trọng của chúng đối với những mối quan hệ với Đông Nam Á là không thể nghi ngờ. Điều này quả thật đã chứng tỏ một cách ấn tượng sức mạnh tại thời điểm không có quyền lực nào đứng lên cạnh tranh. Nhưng rõ ràng rằng các cuộc viễn chinh này không hướng thẳng đến Đông Nam Á. Chúng đã được gửi đi với các chức năng ngoại giao và thương mại tới các quốc gia xa hơn về phía tây và đi qua eo Mallaca tới đó. Chỉ có ba phần của khu vực bị tác động trực tiếp, các cảng duyên hải phía bắc của Java, cảng Malacca mới thành lập và vương quốc Samudra ở cực bắc của đảo Sumatra. Một cách gián tiếp, cảng Palembang nơi có người Trung Quốc chiếm ưu thế đã sống sót trong một khoảng thời gian như là một tiền đồn của những mối quan tâm thương mại của người Trung Quốc nhưng nó không quan trọng lắm đối với các hạm đội của Trịnh Hòa vốn đã tìm được bến cảng an toàn hơn ở Malacca để đợi sự thay đổi gió mùa.
Tôi đã từng chỉ ra ở nơi khác rằng các cuộc viễn chinh là quan trọng đối với mối quan hệ của Trung Quốc với Malacca và Sumadra và rằng phần lớn các sứ đoàn từ hai quốc gia này tới Trung Quốc được cử đi để đáp lại sự tiên phong của người Trung Quốc. 12 sứ đoàn từ Malacca tới Trung Quốc trong so sánh với 10 sứ đoàn từ Trung Quốc băng qua Malacca và một sứ đoàn đặc biệt tới Malacca và 11 sứ đoàn từ Samudra khi so sánh với 11 đoàn dừng chân tại Samudra và chỉ có một ngoại lệ-một sứ đoàn của Trung Quốc trên đường tới Ấn Độ Dương. Mặt khác, hầu như không có sự tương quan giữa các hạm đội lớn và 21 sứ đoàn từ Xiêm và 17 sứ đoàn từ Java trong cùng thời gian. Cả Cam-pu-chia và Champa đã có các mối quan hệ với Trung Quốc vì nhiều lí do và dựa trên những nền tảng khác nhau. Hơn nữa có các mối quan hệ khác biệt giữa Trung Quốc và các vương quốc ở quần đảo phía đông như Bru-nây và Sulu, nơi đã không có gì đẻ làm với hạm đội đội của Trịnh Hòa hay với mối quan tâm của người Trung Quốc đối với phần đất liền Đông Dương.14
Các hạm đội của Trịnh Hòa và những cuộc hành trình của họ do đó cung cấp cho chúng ta phương tiện để thấy được sự khác nhau giữa các phần của Đông Nam Á. Mặc dù quan trọng trong ảnh hưởng của học đối với các quốc gia Đông Nam Á nhỏ bé nhưng chúng không có liên quan trực tiếp với mối quan hệ của Trung Quốc với Đông Nam Á và có thể nhắc nhở chúng ta rằng đối với người Trung Quốc ở thời kì đó và với nhiều người khác cho tới tận ngày nay rằng không có khái niệm Đông Nam Á như là toàn bộ. Nói tóm lại, cần thiết phải nhìn vô số các phần và các mối quan hệ với Trung Quốc trước khi chúng ta có thể tiến tới bức tranh chung về những mối quan hệ của Trung Quốc với khu vực này.
Tôi đã vừa chỉ ra rằng các mối quan tâm đối với nước ngoài của Vĩnh Lạc là sự quan tâm tới An Nam, Wako, các hạm đội ở Ấn Độ Dương và người Mông Cổ. Trong số đó người Mông Cổ bị khinh miệt trong ngoại giao và An Nam bị sáp nhập như là một tỉnh của Trung Quốc. Cả An Nam và Mông Cổ đều không thể được dùng như là hình mẫu của những mối quan hệ quốc tế. Tuy nhiên hai nước khác có liên hệ trực tiếp và gián tiếp tới những mối quan hệ của Trung Quốc với Đông Nam Á và chúng tôi có thể bắt đầu hữu ích với chúng.
Wako đe dọa toàn bộ bờ biển Trung Quốc và chắc chắn đã gây quan ngại đối với tất cả các con thuyền đi tới Trung Quốc, nơi không được bảo vệ bởi các hạm đội có vũ trang. Chúng cũng có liên quan tới Nhật Bản trong những tính toán của Vĩnh Lạc và những hành động của chúng đã đưa đến keets quả trong lời văn khắc và những bài thơ của Vĩnh Lạc về nước ngoài. Điều này thật là thú vị bởi vì hai hai bài văn, thơ khác đã được gửi tới các ông vua ở Đông Nam Á trong khi bài thứ tư là dành cho vua Cochin ở tây nam Ấn Độ. Mặc dù chúng được viết ở các thời điểm khác nhau nhưng hai bài có liên hệ gần gũi với các hạm đội của Trịnh Hòa, một tới Malacca và một tới Cochin và một tới Bru-nây tại cực đông nam của thế giới được biết đến. Sự so sánh bốn tác phẩm trên sẽ chỉ ra sự giống và khác nhau.
Niên đại của các bài văn và thơ được chỉ ra dưới đây.
(1) Malacca, ngày 11 tháng 11 năm 1405; (2) Nhật, ngày 6 tháng 3 năm 1406; (3) Bru-nây, 20 tháng 12 năm 1408; (4) Cochin, 28 tháng 12 năm 1416. Trước hết, Vĩnh Lạc đã làm điều chưa có tiền lệ khi tự mình viết. Có lẽ ông ta tin rằng Malacca thực sự tìm kiếm một mối quan hệ đặc biệt bởi vì điều này là lần đầu tiene khi nó xảy ra với một quốc gia nằm bên ngoài quỹ đạo văn hóa Trung Hoa.
* In trong J.Chen và N Tarling (eds), Social History of China and Southeast Asia, (Cambridge UP, 1970).
Chú thích:
1Ming T’ai-tsung shih-lu (hay Yung-lo shih-lu), Bản in li-tô, Đài Bắc, 1962, từ dưới đây trở đi được viết tắt là YLSL, từ tập 9 tới 14; Ming-shi (từ đây về sau MS), chuan 5-7; Ming t’ung-chien (Bắc Kinh, 1959), chuan14-18.
2YLSL, chuan 9B-12A; Ming t’ung-chien trang 590-611.
3 YLSL, chuan 10B, 5a-11, 8b.
4 YLSL, 12A, 7a.
5 YLSL, 12A, 9a-b, Ff. Hung-wu’policy of prohibiting private overseas travel, which Yung-lo re-affirmed on 30 July 1402.
6 MS, 5, 8a-b; 6, 1a-b
7 YLSL, chuan 18-27.
8 Wang Gungwu, “The Opening of relations between China and Malacca, 1403-5” trong J. Bastin và R.Roolvink (eds), Malayan and Indonesian Studies (Oxford, 1964), trang 87-104.
9Ming-shih chi-shih pen-mo, chuan 22; đồng thời xem Li Cheng-fu, Chun-hsien shih-tai chih An-nam (Shanghai, 1945), trang 142-6, cung cấp một số chi tiết ngắn gọn. Chi tiết được tìm thấy trong YLSL, chuan 20A-53.
10 YLSL, 60, 1b-4a.
11 MS, 6-7b-10a; 6, 12a-7, 3b; 7, 4b và 7a.
12 MS, chuan 6 và 7.
13 Cuộc viễn chinh 1407-9, 1409-11 đã được tái hiện cẩn thận bởi H.L.Duyvendak trong Toung Pao, đồng thời xem Cheng Ho-sheng, Cheng ho i-shih lupine, Thượng Hải 1948. Cả hai tác giả đã kiểm tra sự nhầm lẫn về ngày tháng của của viễn chinh 1421-24 trong YLSL.
14 Wang Gungwu, “Early Ming Relations with Southeast Asia; a background essay” trong J.K. Fairbank (ed), The Chinese World Order (Cambridge, Mass, 1968), trang 34-62.
Nguồn bài đăng