Suy ngẫm lại về “Hệ thống triều cống”: mở rộng biên độ khái niệm về chính trị Đông Á lịch sử
Các sứ đoàn các nước trong triều đinh trung Hoa Tác giả: Zhang Feng Phó giáo s ư khoa Quan hệ quốc tế , đại học Tsinghua. Người dịch: Nguyễn Quốc Vương Một đặc điểm đáng chú ý của việc nghiên cứu chính trị Đông Á lịch sử là sự vắng bóng của các học thuyết mang tính ...
Tác giả: Zhang Feng
Phó giáo sư khoa Quan hệ quốc tế , đại học Tsinghua.
Người dịch: Nguyễn Quốc Vương
Một đặc điểm đáng chú ý của việc nghiên cứu chính trị Đông Á lịch sử là sự vắng bóng của các học thuyết mang tính gốc rễ chính xác giải thích các mối quan hệ giữa đế chế Trung Hoa và các quốc gia láng giềng và giải thích chúng hoạt động như thế nào. Thứ nổi tiếng một thời gian dài trong lĩnh vực này là tư tưởng về “hệ thống triều cống” và tầm quan trọng của nó đối với việc tổ chức nên ý nghĩ (tư tưởng) của chúng ta về chính trị Đông Á lịch sử. Nhưng cái gì là “hệ thống triều cống” khi nó được sử dụng bởi vô số các học giả? Viễn cảnh và mô hình hệ thống triều cống hữu ích như thế nào trong việc soi sáng chính trị Đông Á lịch sử? Trong bài báo này, tôi sẽ đánh giá một cách phê phán các tác phẩm đáng kính về “hệ thống triều cống” trong nỗ lực làm rõ các khái niệm và mở rộng các chủ đề chính về các mối quan hệ đối ngoại của Trung Quốc truyền thống và động cơ chính trị rộng lớn hơn giữa Trung Quốc và láng giềng. Tôi viết từ cái nhìn khoa học chính trị nhưng có dựa nhiều vào thành tựu của các học giả nổi tiếng trước đó bàn về chủ đề này.
Ngoại trừ một vài ngoại lệ đáng chú ý trong những năm gần đây, “quan hệ quốc tế” của Đông Á lịch sử hầu như là lĩnh vực chủ yếu của các nhà sử học. Lịch sử ngoại giao Đông Á chứng kiến một thời kì ấn tượng của sự sáng tạo tri thức từ những năm 1930 tới những năm 1960, nhờ chủ yếu vào tác phẩm tiên phong của John King Fairbank (1) sau nó mối quan tâm của các nhà sử học mờ dần (2). Các nghiên cứu trong “thời kỳ cổ điển” 30 năm về quan hệ đối ngoại của Trung Quốc đã tạo ra những hiểu biết và đặt nền tảng cho sự hiểu biết về chính trị Đông Á lịch sử. Nhưng sự nhầm lẫn khi phân tích và sự bỏ sót mang tính thực tiễn là rất rõ ràng trong phần lớn nghiên cứu. Vào những năm 1980, các nhà sử học bắt đầu tái kiểm tra “hệ thống triều cống” của Fairbank và cái khung “Trật tự thế giới Trung Hoa”, làm bộc lộ các giả thuyết bị che giấu và đem ra ánh sáng các bằng chứng lịch sử mới mâu thuẫn với sự diễn giải. Nhưng mặc dù nghiên cứu này phê phán Fairbank, nhìn chung nó đã không cố gắng thay thế mô hình hệ thống triều cống của ông bằng bất cứ cái khung giải thích nào khác.
Các nhà khoa học chính trị và đặc biệt là các học giả quan hệ quốc tế (IR) nên có mối quan tâm đối với chính trị Đông Á lịch sử. Nó là lĩnh vực màu mỡ cho sự đổi mới học thuyết như là lịch sử châu Âu đã được dùng để phát triển các học thuyết quan hệ quốc tế hiện đại. Nhưng mặc dù tiềm năng xây dựng học thuyết của nó được công nhận, có tương đối ít các học giả bước vào lĩnh vực được trang bị bởi các nghiên cứu học thuyết và lịch sử sâu sắc. Bất cứ nghiên cứu nào tiến hành với chủ đề này thường đều dựa trên nguồn tư liệu thứ cấp,thứ đã cản trở sự đổi mới học thuyết và phân tích ở nơi đầu tiên (3). Một vài tác phẩm đã cố gắng một cách có ý thức khai thác Châu Á lịch sử cho sự phát triển học thuyết và đã tạo ra sự tiếp cận và hiểu biết tươi mới. Hai tác phẩm mới mẻ nhất là Cultural Realism của Johnston và War and State Formation in Ancient China and Early Modern Europe (4)
Nhưng mặc dù cả hai cuốn sách đã tạo ra cái nhìn quan trọng về văn hóa chiến lược của Trung Quốc và quá trình hình thành nhà nước ở Trung Quốc cổ đại nhưng không tác phẩm nào trình bày nhiều về bản thân hệ thống triều cống. Và ngoại trừ tác phẩm gần đây của Bantly Womack (5), hầu như không có học giả IR nào thẩm tra một cách có hệ thống hệ thống triều cống. Khuynh hướng “lấy Trung Quốc làm trung tâm” mở rộng trong cả các nhà sử học và học giả IR-rõ ràng trong xu hướng tập trung vào các mối quan hệ đối ngoại của Trung Quốc đối với sự ngăn ngừa của nó trong việc đối phó với các chính thể khác trong vùng-bao gồm sự thiếu sót về sự chú ý này.
Mặt khác nhiều học giả IR Trung Quốc tìm kiếm sự hấp dẫn của hệ thống triều cống. Một vài người nghĩ nó như thể là một nguồn phát triển “trường phái Trung Hoa về quan hệ quốc tế” (6).
Điều này có thể đúng nhưng trước hết chúng ta cần biết nguồn gốc và sự tiến hóa của tư tưởng về “hệ thống triều cống”, các đặc điểm chính của nó như là một thể chế lịch sử và sự mạnh, yếu của các mô hình tồn tại của nó trước khi chúng ta có thể sử dụng “hệ thống triều cống” trong các học thuyết Trung Hoa. Các học giả nhất định đã coi “hệ thống triều cống” như là một thực thể lịch sử được đưa đến, không thay đổi và coi sự diễn giải về nó của Fairbank là không có vấn đề gì. Tôi cho rằng luận văn của Fairbank không phải là nền tảng đầy đủ đối với sự phát triển các học thuyết mới. Quan trọng hơn, thay vì dùng “hệ thống triều cống” như là một khái niệm qua đó phát triển các học thuyết Trung Hoa, chúng ta nên trước hết nghĩ về làm thế nào để phát triển các học thuyết về bất cứ loại nào (gì) mà có thể giải thích “hệ thống triều cống” như là một thực thể lịch sử.
Mục đích của bài báo này khiêm tốn hơn. Nó không cố gắng tạo ra khung học thuyết mới để giải thích chính trị Đông Á lịch sử. Suy cho cùng các học thuyết mới là sản phẩm tích lũy của quá trình nghiên cứu theo thời gian. Nhưng tôi sẽ đưa ra một cơ cấu mang tính lựa chọn ở phần cuối bài báo giải thích sự rắc rối trong chính trị triều cống giữa Trung Quốc và láng giềng. Tuy nhiên mục đích chính của tôi là tập trung vào bản thân khái niệm “triều cống” và đánh giá lợi ích mang tính phân tích của các mô hình và cách nhìn mà khái niệm này đã sinh ra để hiểu về các đặc điểm nhất định của chính trị Đông Á lịch sử.
Có ba cách thức có liên quan với nhau ở đó khái niệm “hệ thống triều cống” được dùng trong các tác phẩm tương ứng. Tôi sẽ trao đổi lại từng cái một nhưng tập trung vào các mô hình diễn giải của Fairbank như thể rằng nó là thứ có ảnh hưởng nhất trong việc tạo ra mẫu (sự biến hóa) trong nghiên cứu lịch sử ngoại giao Đông Á (7). Tôi xây dựng nên sự phê phán đối với mô hình này vốn đã tồn tại qua nhiều năm (8) và đưa ra một sự đánh giá mang tính hệ thống mới. Việc những thiếu sót được tìm thấy sẽ không có gì là ngạc nhiên, bởi vì Fairbank viết trong bối cảnh chính trị và xã hội những năm 1930 (9). Nhưng sự phê phán nên có sự đáp trả tích cực.
Tôi sử dụng sự đánh giá này đối với nghiên cứu nền tảng của Fairbank về hệ thống triều cống như là phương tiện tìm tòi qua đó làm rõ các khái niệm mới có thể về chính trị Đông Á lịch sử. Faribank tin rằng “mỗi chủ đề chính sẽ phải được làm lại cho từng thế hệ (10), và thất vọng rằng không có ai nỗ lực thanh lọc hay thậm chí là phá hủy chương trình nghiên cứu của ông (11). 50 năm sau khi các tác phẩm chủ yếu của ông được công bố, thời gian dường như đã chín muồi để đánh giá. Lý luận chung của tôi là từng cái nhìn trong số 3 cái nhìn về hệ thống triều cống mà bài báo này thảo luận đều có hạn chế trong việc giải thích chính trị Đông Á lịch sử. Do đó nó tạo cho tôi cảm giác đề xuất các cơ cấu học thuyết mang tính lựa chọn thứ có thể tạo ra sức mạnh giải thích tốt hơn. Tất nhiên, “hệ thống triều cống” là một khái niệm trước khi nó là một sự thực, nó trước hết là “một phát minh phương tây phục vụ cho mục đích mô tả” (12).Và như vậy người ta có quyền chính đáng hỏi rằng sự phát minh này hữu dụng như thế nào. Mặc dù khái niệm rõ ràng nắm bắt một đặc điểm nổi bật của chính trị Đông Á lịch sử-rằng các mối quan hệ triều cống xét bề ngoài là biểu tượng cho phong tục nghi lễ giữa Trung Quốc và láng giềng-quá nhấn mạnh nó qua nhiều năm đã tạo ra xu hướng trong các câu hỏi mang tính khái niệm và kinh nghiệm. Do đó cái nhìn hệ thống triều cống một cách độc nhất trái lại đã phát triển tốt, cuối cùng đã mâu thuẫn bởi vì chính trị Đông Á lịch sử không bị hạn chế là “triều cống” và các tập tục đi kèm của nó.
Hệ thống triều cống: Ba quan điểm (ba cái nhìn)
“Hệ thống triều cống” gắn bó mới các mối quan hệ đối ngoại của Trung Quốc truyền thống đã trở thành một phong tục quy chuẩn kể từ thế kỉ 19, khi nó lần đầu tiên được thể hiện rằng các khái niệm khác thường của Trung Quốc về các mối quan hệ đối ngoại bao gồm một trong số những nguyên nhân cơ bản gây ra sự thất bại trong việc đối phó một cách thích hợp với các thách thức phương Tây. Sự phức tạp mang tính cấu tạo và văn bản độc đáo mà chính sách đối ngoại Trung Hoa có được tạo ra gắn bó và có liên quan đến “hệ thống triều cống”. Nhưng phải đợi tới khi có sự bàn thảo kĩ lưỡng của Fairbank về nó, từ những năm 1940 đến những năm 1960, rằng “hệ thống triều cống” đã trở thành khái niệm cấu thành chủ yếu trong nghiên cứu về lịch sử ngoại giao Đông Á. Nhưng cho dù mô hình của Fairbank là nổi tiếng nhất thì nó cũng không phải là ý tưởng duy nhất về hệ thống triều cống. Xét một cách rộng rãi có ba quan điểm có liên quan với nhau về hệ thống triều cống trong các tác phẩm học thuật nổi bật.
Quan điểm thứ nhất.
Sẽ là thích hợp nếu bắt đầu bằng mô hình diễn giải của Fairbank, bởi vì nó đã có ảnh hưởng tới một thế hệ học giả và vẫn đóng vai trò là điểm tham khảo cơ bản đối với những sự bàn luận về mối quan hệ đối ngoại của Trung Quốc truyền thống. Mặc dù sau nhiều năm bị chỉ trích ảnh hưởng của nó đã yếu đi, nhưng bất cứ học giả nào viết về hệ thống triều cống cũng sẽ thấy nó là cần thiết để nắm bắt luận điểm của Fairbank. Một sự đánh giá kĩ lưỡng về mô hình này do đó là cần thiết để đánh giá sự hữu ích của cái nhìn hệ thống triều cống đối với việc hiểu biết về chính trị Đông Á lịch sử. Điều này tôi sẽ làm trong hai phần chính sau một đoạn khái quát ngắn về các đặc điểm chính của mô hình này.
Fairbank và Teng đã nhìn hệ thống triều cống như là “Một phương tiện dành cho các mối quan hệ ngoại giao và quốc tế” và “một cái khung cho toàn thể…cơ cấu ở đó các khu vực dã man phi Trung Hoa được đặt vị trí trong cơ cấu bao gồm tất cả chính trị và đạo đức Trung Hoa” (13). Chỉ ra định nghĩa này, Fairbank đã phát triển một mô hình sau đó khi viết rằng có một trật tự Đông Á trong các mối quan hệ triều cống mà trung tâm là Trung Quốc-“Trật tự thế giới Trung hoa”. Mô hình được xây dựng dựa trên giả thuyết về thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm-một khái niệm giả định sự trung tâm và ưu việt của Trung Hoa (14). Thuyết Trung Hoa là trung tâm đã dẫn người Trung Quốc đặt ra cơ cấu đòi hỏi người nước ngoài thừa nhận sự ưu việt của họ. Từ sự giả định này, người ta cho rằng các mối quan hệ của Trung Quốc với các nhà nước khác là có tôn ti trật tự và bất bình đẳng như bản thân xã hội Trung Quốc (15). Trật tự Đông Á lịch sử được “thống nhất và trung tâm hóa trong học thuyết bởi sự ưu việt của Thiên tử. Nó không phải được tổ chức bởi sự phân chia lãnh thổ giữa các vua có địa vị bình đẳng mà là bởi các chư hầu của tất cả các chính thể địa phương đối với hoàng đế có quyền lực ở trung tâm (16).
Tôn ti trật tự của mối quan hệ được xác nhận trên sự ưu việt của Trung Quốc và sự bá chủ đối với nước ngoài và sự phục tùng của họ. Tôn trọng trật tự này và thừa nhận sự ưu việt Trung Hoa là đòi hỏi tuyệt đối đối với các quan hệ mở với Trung Quốc. Do đó, “Nước ngoài, nếu giao thiệp với Trung Quốc được chờ đợi và chỉ có thể giao thiệp khi làm điều đó như là một quốc gia triều cống” (17). Khi phân tích các động cơ riêng rẽ, mô hình thừa nhận rằng các vị vua Trung Quốc khởi xướng quan hệ triều cống bởi vì họ coi trọng thanh thế mà các đoàn triều cống nước ngoài sẽ đem đến cho họ, các vị vua nước ngoài tham gia triều cống bởi vì họ đánh giá cao lợi ích thương mại với Trung Quốc. Do đó, “thương mại và triều cống là các khía cạnh có cùng nguồn gốc của một hệ thống đơn lẻ về quan hệ đối ngoại, giá trị đạo đức của triều cống trở nên quan trọng hơn trong tâm trí của các ông vua Trung Quốc và giá trị vật chất của thương mại trong tâm trí các ông vua dã man (18). “Giá trị đạo đức của triều cống” ngụ ý rằng đối với các vua Trung Hoa, chức năng của triều cống là để chứng thực tính chính thống của các vua. Đối với các vua nước ngoài, thì trái lại, thương mại là động cơ quan trọng nhất, “phần lớn toàn bộ thực thể (hệ thống triều cống), được nhìn từ bên ngoài như là một phương tiện khéo léo của thương mại (19) và “các đoàn sứ triều cống đóng chức năng chủ yếu như là đoàn buôn” (20).
Thêm nữa, sự hấp dẫn văn hóa và “đức trị” là các phương tiện chính qua đó Trung Quốc thực thi ảnh hưởng của mình và “các vị vua phi Trung Hoa tham dự vào trật tự Trung Hoa bằng việc tuân thủ các dạng thức và lễ nghi thích hợp trong mối quan hệ của họ với thiên tử (21). “Trật tự thế giới Trung Hoa” do đó là một hệ thống văn hóa có tính nổi trội dựa trên cả hai phía chủ yếu thông qua giáo huấn và tập tục văn hóa, và quan trọng nhất trong đó là sự tuân thủ lễ nghi. Rõ ràng rằng mô hình này đã miêu tả và diễn giải mối quan hệ chính thức giữa Trung Quốc và láng giềng và trải qua thời kì bao gồm lịch sử Đông Á từ buổi bình minh của nền văn minh Trung Hoa cho tới tận thế kỉ 19. Nhưng cũng nên nhớ rằng Fairbank, trong vai trò là nhà sử học, đã không có ý muốn áp dụng khái niệm “hệ thống triều cống” của ông đối với “chính trị học quốc tế” của Đông Á trong cái cách tương tự như các nhà khoa học chính trị thường làm. Fairbank “đã không hề kì vọng gì về việc thiết lập một học thuyết chung về lịch sử Trung Hoa và đã diễn đạt sự không bằng lòng đối với việc học thuyết hóa trừu tượng ở nhiều nơi” (22). Câu hỏi lớn cho ông là làm thế nào để hiểu và định nghĩa “Trật tự thế giới Trung Hoa” và bản chất của nó, và chính vì lý do này mà ông đã nhấn mạnh cái nhìn lấy Trung Quốc làm trung tâm được nắm giữ bởi các vị vua Trung Quốc và giới elite. Fairbank có lẽ chưa bao giờ chủ định dấn thân vào công việc cung cấp một cái khung toàn diện để qua đó diễn giải các mối quan hệ quốc tế Đông Á (23). Sự tiếp cận của ông đưa ra các ý tưởng chính nhất định như là tổ chức nên các khái niệm mà nghiên cứu xa hơn sẽ thanh lọc và phát triển. Do vậy, mô hình của ông được đánh giá thích hợp theo khái niệm “hệ thống triều cống” và “cơ cấu trật tự Trung Hoa” đã nắm bắt bản chất của trật tự Đông Á lịch sử chính xác như thế nào. Các thiếu sót của nó có thể sau đó chỉ ra các vùng cần phải tiếp tục cải thiện để chúng ta có sự hiểu biết cao hơn về chính trị Đông Á lịch sử.
Quan điểm thứ hai
Quan điểm thứ hai, thường thấy ở các nhà sử học Trung Quốc với nền tảng khác nhau trong các bài viết học thuật của người Trung Quốc, xem hệ thống triều cống như là một sự quản lý quan liêu đối với các mối quan hệ đối ngoại (24).
Nó tập trung vào sự phát triển mang tính tổ chức và chức năng của một hệ thống phức tạp các quy tắc và quy trình mà các quan chức-trí thức của Trung Quốc bày ra cho việc giao thiệp với người nước ngoài.
Truyền thống nghiên cứu này tập trung chủ yếu với sự phát triển lịch sử của các phong tục lễ nghi và các cơ quan quan liêu và giả định văn hóa đằng sau sự biểu hiện mang tính nghi lễ về các mối quan hệ đối ngoại. Ví dụ như trong một nghiên cứu về hệ thống triều cống của nhà Minh, sự tiếp cận này sẽ hầu như bao gồm tổ chức quan liêu của triểu Minh giải quyết đảm nhận mối quan hệ đối ngoại, các nghi lễ tỉ mỉ mà các sứ thần nước ngoài được yêu cầu phải tuân thủ khi tới kinh đô của Trung Quốc, chi tiết về các món đồ triều cống của nước ngoài và quà tặng của Trung Quốc, sự thường xuyên của triều cống, con đường của nó…Nhưng bởi vì hệ thống triều cống được diễn đạt như là sự đổi mới quan liêu của Trung Quốc đối với việc giải quyết các sự kiện đối ngoại từ quan điểm của người Trung Hoa, nó không làm sáng rõ động cơ của Trung Quốc với các nước láng giềng. Hệ thống triều cống được đưa ra bởi người Trung Quốc và từ cái nhìn của người Trung Quốc. Bị hạn chế trong khía cạnh quan liêu về chính sách đối ngoại Trung Hoa và không phải là trật tự Đông Á rộng hơn, nó không đóng vai trò là nền tảng thích hợp cho việc hiểu biết về mối quan hệ toàn diện giữa Trung Quốc và láng giềng. Các học giả viết về chính sách ngoại giao Trung Hoa từ cái nhìn nay có xu hướng tập trung vào các yếu tố nghi lễ và biểu tượng đi kèm với mối quan hệ triều cống. Ví dụ như, trong sự điều tra kĩ lưỡng của ông về sự phát triển mang tính quan liêu của hệ thống triều cống trong lịch sử Trung Quốc, Li Yunquan cho rằng các vua Trung Quốc không đánh giá cao lắm của cải triều cống như là sự xuất hiện của chúng và chức năng của chúng trong việc thể hiện sự ưu việt của Trung Hoa (25). Mặc dù điều này thường đúng với khía cạnh triều cống của các mối quan hệ đối ngoại của Trung Quốc, nó không phải là một sự khái quát hóa đối với chính sách đối ngoại của Trung Hoa truyền thống nhìn tổng thể.
Cái nhìn về hệ thống triều cống như là một sự quản lý mang tính quan liêu đối với các quan hệ đối ngoại rõ ràng là quan trọng đối với việc hiểu biết sự phát triển lịch sử của chính sách đối ngoại Trung Quốc và đặc biệt là sự quan liêu hóa qua các triều đại nhưng nó không giải thích được động cơ chính trị rộng lớn hơn giữa Trung Quốc và láng giềng. Thêm nữa, sự tập trung của nó vào các khía cạnh mang tính quan liêu của hệ thống triều cống đã đặt sự nhấn mạnh quá mức vào chủ nghĩa biểu tượng, do vậy đã lướt qua tầm quan trọng của chính sách đối ngoại Trung Hoa thứ có đặc trưng là sự uyển chuyển và thực dụng.
Quan điểm thứ ba.
Quan điểm thứ ba, được tìm thấy giữa các học giả IR viết từ cái nhìn của trường phái Anh, coi hệ thống triều cống như là một thể chế của xã hội quốc tế Đông Á lịch sử. Trường phái Anh cổ điển định nghĩa thể chế là “một hệ thống thói quen và tập tục được định hình hướng tới sự ghi nhận các mục đích chung” (26). Các nhà học giả theo trường phái tân tự do đã định nghĩa thể chế như là “Sự khẳng định và hệ thống được kết nối của các luật lệ (chính thức và không chính thức) định ra vai trò đối xử, bắt buộc các hành động, và định hình nên sự trông đợi (27). Tuy nhiên các định nghĩa này chồng gối lên nhau, cả hai nhìn nhận các thể chế như là các hệ thống gắn liền với các quy tắc và tập tục cấu trúc và tổ chức nên các mối quan hệ (28).
Yongjin Zhang cho rằng, theo cách nhìn này, hệ thống triều cống là thể chế nền tảng của trật tự Đông Á lịch sử. Theo cách diễn đạt của ông, “Hệ thống triều cống là thể chế nền tảng bao gồm cả giả thuyết triết học và tập tục mang tính thể chế bên trong trật tự thế giới Trung Hoa và thứ tạo nên các mối quan hệ và đảm bảo sự hợp tác giữa Trung Quốc và các thành viên tham dự khác trong Pax Sinica (30). Chính thông qua hệ thống triều cống mà Trung Quốc và các quốc gia khác tiến hành các quan hệ có ý nghĩa với nhau. Hệ thống triều cống trong ngữ cảnh này bao gồm các giả thuyết văn hóa như lấy Trung Hoa làm trung tâm và miêu tả các quy tắc và tập tục, như người nước ngoài thực thi triều cống đối với triều đình Trung Hoa và triều đình Trung Hoa thì tặng lại quà và sắc phong.
Được diễn đạt như là một thể chế trong ngữ cảnh này, hệ thống triều cống trở nên một nhân tố diễn giải trung tâm đối với chính trị Đông Á lịch sử. Tuy nhiên xem xét hệ thống triều cống như một thể chế, mặc dù là rõ ràng thích hợp từ lập trường lý luận cũng đưa đến các vấn đề thuộc về phân tích nào đó. Đầu tiên là việc hệ thống triều cống là thứ duy nhất-mặc dù có lẽ là nổi trội nhất- trong số các thể chế trong hệ thống Đông Á lịch sử.
Nó không thể một mình nắm bắt toàn bộ hình dạng của các mối quan hệ đối ngoại của Trung Quốc bởi vì nó chỉ diễn tả một phần trong các tập tục mang tính thể chế của hệ thống triều cống. Các thể chế khác được định ra bởi trường phái Anh, như chiến tranh và thậm chí là cán cân quyền lực, cũng có thể được tìm thấy trong lịch sử Đông Á. Nhiều nhà phân tích có xu hướng quá nhấn mạnh ấn tượng của hệ thống triều cống trong khi các thể chế khác cũng đóng vai trò quan trọng.Vấn đề thứ hai với cái nhìn mang tính thể chế là việc bản thân các thể chế thường đòi hỏi sự giải thích (30).
Nếu vậy, chúng ta phải hiểu các động cơ, chiến lược và lợi ích đằng sau cấu trúc của Trung Hoa và của các nước khác khi họ tham dự vào hệ thống triều cống, chúng ta cần phải mổ xẻ và giải thích hệ thống triều cống ở chỗ thứ nhất. Câu hỏi không phải là liệu hệ thống triều cống có thể được nhìn nhận như là một thể chế, như là nó chắn chắn như vậy, mà là sức mạnh giải thích và diễn giải của cách nhìn có thể tạo ra.
Thứ ba, xem xét hệ thống triều cống như là một thể chế mà không có sự chú ý thích hợp tới sự đánh giá lịch sử sẽ đưa đến ấn tượng sai lầm rằng nó là thứ gì đó ổn định và không thay đổi suốt trong lịch sử. Tuy nhiên trên thực tế, đặc điểm và bản chất của hệ thống triều cống thay đổi rất ấn tượng trong các thời kì lịch sử khác nhau.
Do đó chúng ta nên nói về các hệ thống triều cống khác nhau hơn là một thứ đơn lẻ trong lịch sử. Việc không thẩm tra các đặc điểm của hệ thống triều cống khi chúng thay đổi qua thời gian có nghĩa rằng đã nhìn lướt qua bản chất thay đổi của chính trị châu Á lịch sử, mặc dù hệ thống triều cống khác xa với chính trị quốc tế trong vùng xét ở tổng thể. Điểm này gợi ý rằng sự không tương thích của cái nhìn mang tính thể chế về hệ thống triều cống phục vụ việc hiểu biết về chính trị Đông Á lịch sử.
Ba quan điểm về hệ thống triều cống rõ ràng có sự liên quan trong các cách thức thú vị, bởi đức hạnh của lý luận chủ yếu của họ và sự tiến triển tri thức. Ví dụ như, quan điểm của Fairbank về hệ thống triều cống như là phương tiện dành cho ngoại giao Trung Hoa chỉ là một bước từ quan điểm thứ ba-trường phái Anh, cái nhìn về hệ thống triều cống như là một thể chế. Khi được hỏi về sự hữu ích của quan điểm thứ hai và thứ ba đối với việc hiểu biết chính trị Đông Á lịch sử, tôi đã tập trung đánh giá về mô hình của Fairbank đồng thời vẫn phát triển những sự phê bình này.
Điểm yếu cố hữu của mô hình.
Phần này đánh giá mô hình của Fairbank về chính bản thân khái niệm của nó.
Câu hỏi đặt ra không phải là nó chống chọi như thế nào trước các bằng chứng lịch sử-phần công việc cho phần tiếp theo- mà là bản thân mô hình đó logic như thế nào. Ba câu hỏi được đặt ra khi đánh giá sức mạnh diễn giải. Thứ nhất: các giả thuyết ẩn dưới mô hình có ích như thế nào? Các mệnh đề diễn giải thường nổi lên từ các giả thuyết và các giả thuyết càng hữu ích thì các mệnh đề sẽ càng tốt hơn. Thứ hai, logic nội tại của nó gắn kết và rõ ràng như thế nào? Các mô hình mập mờ với logic mâu thuẫn gây hoang mang hơn việc chúng làm cho rõ ràng. Thứ ba, sức mạnh giải thích mà nó mang đến nhiều đến mức nào?
Các giả thuyết
Như đã bàn luận ở phần trên, giả thuyết nằm dưới mô hình là thứ thuộc về thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm, ý tưởng rằng các hoàng đế Trung Hoa cho rằng bản thân họ là trung tâm và ưu việt hơn những người khác trong thế giới mà họ biết. Điều này dẫn tới rằng họ sẽ sai khiến các vua nước ngoài thừa nhận sự ưu việt của họ bằng việc thực thi triều cống và chấp nhận địa vị chư hầu. Tuy nhiên cần chú ý rằng tuyên bố của Trung Hoa là “vua của Tianxia” không ngụ ý rằng họ muốn thống trị thế giới mà họ biết (31).
Tianxia được giới hạn tới những vùng xung quanh đế chế Trung Hoa, nơi mà chủ yếu tương ứng với những gì mà ngày nay chúng ta gọi là Đông bắc và Đông Nam Á mà vài phần của Trung Á. Gao Mingshi gần đây đã đề xướng rằng, theo nhận thức của Trung Hoa cổ đại, thế giới sẽ được phân chia làm ba vùng chịu ảnh hưởng của Trung Hoa: vùng chư hầu nội bộ, vùng chư hầu bên ngoài và vùng không phải là chư hầu tạm thời (32).
Trung Hoa không trông đợi mở rộng lãnh thổ của mình đối với các nhà nước thuộc danh sách cuối cùng ở trên và thường đối xử với họ bình đẳng. Ví dụ như, các triều Đường và Tống duy trì quan hệ “anh em” với Turkic, Uighur và nhà nước Tây Tạng trước khi Trung Hoa cuối cùng đã chinh phục họ như Hán đã làm với Xiongnu. Khi các nhà nước bộ lạc này nổi lên và thể hiện sự đe dọa an ninh họ bị đối xử như là kẻ thù hơn là quốc gia triều cống như giả thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm gợi ý.
Vấn đề đầu tiên nổi lên từ giả thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm là việc hữu dụng của nó thay đổi theo thời điểm lịch sử được thẩm tra (33).
Các vị vua Trung Hoa, theo như nghệ thuật tu từ được ghi lại trong các tư liệu lịch sử Trung Hoa, quả thật đã có quan niệm mình là ưu việt kể từ thời tiền Tần. Nhưng sự kiên định rõ ràng về sự ưu việt do họ tự nhận là dối trá đặc biệt khi đưa vào tài liệu “truyền thống tôn trọng trong việc giải quyết tách rời khỏi thực tiễn vì vậy không cần thiết để thay đổi thuật tu từ (34) nên các quan chức-trí thức Trung Quốc phát triển như thể họ lặng ngắm chính sách đối ngoại của đế chế họ.
Liệu các vua của Trung Quốc có thực sự đưa ra các quyết định chính sách đối ngoại chủ yếu dựa vào nền tảng thuộc về sự ưu việt Trung Hoa thông qua lịch sử vương triều suốt hai ngàn năm? Một sự khác biệt ít nhất nên được tạo ra giữa các thời kỳ khi Trung Quốc không thống nhất và yếu bị chia cắt, sức mạnh vật chất và môi trường bên ngoài thường định hình một cách quyết định nhận của các vị vua và đưa ra quyết định. Như Wang Gungwu chỉ ra, nghệ thuật tu từ của sự ưu việt “được dựa trên sức mạnh và vô nghĩa trong các thời kỳ yếu và hỗn loạn” (35). Ông tiếp tục: “Đôi khi nó (tư tưởng về ưu việt) rõ ràng là huyền thoại, một huyền thoại thoải mái và có thể chấp nhận, nhưng cũng như thế ở thời điểm khác nó là một thực tế, một thực tế nuôi dưỡng sự tự hào văn hóa nhưng cũng đòi hỏi giới hạn đạo đức” (36) . Ảnh hưởng của thuyết Trung Hoa là trung tâm đối với việc làm chính sách thực tế do vậy được quy định bởi thực tế sức mạnh. CÁc chính sách và hành động của các vị vua Trung Quốc có thể được định hình nhiều hơn bởi logic của tình huống hơn là các thế giới quan khác nhau và giá trị về tư tưởng triều cống lấy Trung Hoa làm trung tâm (37). Ví dụ như người sáng lập triều Nam Tống nhận thấy bản thân mình buộc phải chấp nhận địa vị như là một chư hầu của triều JIn-địch thủ của ông ta ở phái bắc- vào năm 1138 (38).
Ít gay cấn hơn, các vua của các triều đại Trung Quốc như Hán, Tùy và Đường đã phải ban hành “anh em” hay quan hệ cân bằng khác với các quốc gia láng giềng du mục đầy sức mạnh ở phía tây và phía bắc. Thuyết lấy Trung Quốc làm trung tâm có thể là thuyết hữu ích ở vào các thời điểm khi Trung Quốc mạnh khi thực tế ít nhiều thích hợp với niềm tin vào sự ưu việt. Nhưng thậm chí ở đây người ta phải kiểm tra ảnh hưởng chính xác của nó đối với việc tạo ra chính sách. Nhiều người tin rằng thuyết lấy Trung Quốc làm trung tâm đã dẫn tới sự cứng rắn và thiếu linh hoạt. Nhưng đây không phải là trường hợp cần thiết. Hán, Đường, Minh và Thanh trong các thời kì khác nhau đã thể hiện mô hình mềm dẻo, linh hoạt trong quan hệ đối ngoại (39). Hơn nữa, thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm không luôn đòi hỏi sự thần phục của các vua nước ngoài như là một chư hầu, thậm chí trong cả các thời kì Trung Quốc hùng mạnh. Ví dụ như Đường không khăng khăng đòi hỏi lời tuyên bố của Nhật là chư hầu (40). Từ cái nhìn khác, nếu việc lấy Trung Quốc làm trung tâm quả thật là động lực quan trọng, “sự thúc đẩy chinh phục và cai trị những tộc người “bên dưới” là “rắc rối”(41).
Rõ ràng là thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm đơn thuần không soi sáng nhiều nỗ lực của Trung Quốc trong việc thống trị. Mặc dù những ví dụ này diễn tả rằng tầm quan trọng của thuyết lấy Trung Hòa làm trung tâm trong việc tiến hành chính sách đối ngoại của Trung Quốc không thể bị cường điệu, họ cũng chỉ ra rằng ảnh hưởng của thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm đối với chính sách thay đổi trong các trường hợp khác nhau và cần phải được xác định một cách kinh nghiệm.
Sự hữu dụng mập mờ của thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm trong các thời kỳ Trung Quốc suy yếu gợi ý rằng thuyết về sự ưu việt của Trung Hoa đơn nhất là không đủ và dẫn tới lầm lẫn bởi vì một Trung Quốc suy yếu cũng phải lo lắng về sự sống sót của nó. Điều này ít nhất là những gì nhà Tống trải nghiệm với các địch thủ đầy sức mạnh của nó ở phía Bắc. Đối với những thời kỳ này chúng ta cần một giả thuyết về động cơ của các vua Trung Quốc đối với an ninh của triều đại họ.
John E. Wills, Jr. đã phản ánh tư duy này khi ông nhấn mạnh khái niệm “phòng thủ” (42). Fairbank công nhận rằng đối với các vua Trung Hoa “vấn đề chính trị chủ yếu là làm thế nào để duy trì sự ưu việt của Trung Quốc trong tình thế yếu kém của quân đội”. Sau đó ông đã vạch ra “mục đích và phương tiện trong các mối quan hệ đối ngoại của Trung Quốc” (43).
Tuy nhiên ông đã không hợp nhất các tư duy này trong mô hình của ông. Kết quả là mô hình đã phản chiếu mô hình tư duy về cái nhìn Trung Quốc chính thống, mặc dù Fairbank nhận thức được về các ngoại lệ lịch sử đối với thuyết coi Trung Hoa là trung tâm như đã được thể hiện bởi các vua Trung Quốc (44). Mô hình dường như đem lại một cái nhìn cần thiết về văn hóa Trung Quốc và sự tiếp cận của nó đối với quan hệ đối ngoại, để lại ấn tượng rằng người Trung Quốc đã không thể xem xét dựa trên sự ưu việt của họ.
Các học thuyết chỉ hữu ích đối với sự mở rộng rằng họ có thể thuận tiện trong việc xây dựng mô hình. Mặc dù thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm dường như là một khía cạnh hữu ích và không thể thiếu được của các học thuyết này, nó không thể là duy nhất thậm chí là cái chủ yếu. Will tin tưởng rằng thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm có thể là “nơi sai lầm để bắt đầu” phân tích chính sách đối ngoại của TRung Quốc bởi vì nó tạo nên “vòng tuần hoàn ngắn”, sự cần thiết của việc chú ý đến tất cả các bằng chứng, đối với tất cả các thể chế và mô hình hành động và rút ngắn quá trình diễn giải nên được bắt đầu bằng việc giả định những sự tương tự rộng rãi về nhu cầu và động cơ của con người (45).
Thiếu sót thứ hai trong giả định về sự ưu việt của Trung Hoa là sự phiến diện của nó hay là sự bất hoàn thiện của nó. Nhớ lại rằng mặc dù mô hình có xu hướng hướng tới phía Trung Quốc trong câu chuyện, nhưng nó cũng được giả đinh bao gồm cả động cơ của các vua nước ngoài đối với việc chấp nhận quan hệ triều cống.
Nhưng giả định được tạo ra dựa toàn bộ vào phía Trung Hoa rõ ràng được xem xét rằng các quốc gia nước ngoài có xu hướng bị động khi đáp lại sự khởi xướng của Trung Hoa. Liệu chúng ta có hiểu rằng vua của các chính thể khác nhau tin vào sự ưu việt của Trung Hoa trong việc tiến hành các mối quan hệ đối ngoại một cách đơn giản giống như các vị hoàng đế Trung Hoa nghĩ? Làm thế nào chúng ta biết được nhận thức của chính họ trong mối quan hệ với Trung Hoa nói chung? Tất cả những gì được ban từ mô hình là việc chúng tuân theo cái nhìn Trung Hoa (46).
Cuối cùng, thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm về cơ bản là một giả định văn hóa. Điều này được phản ánh trong xu hướng trong giới học giả lịch sử Mĩ của những năm 1950 và 1960 để đầu tư sức mạnh giải thích khổng lồ trong văn hóa và xã hội truyền thống Trung Quốc (47). Nhưng như đã chỉ ra trước đó, các giả định văn hóa đơn thuần không thể là thứ thích hợp thậm chí đối với chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong các thời kì Trung Quốc hùng mạnh. Sự giải thích văn hóa-xã hội bản thân nó không có vấn đề gì, chúng chỉ cần được hỗ trợ bởi sự giải thích đưa ra các nhân tố khác và ở những mức độ khác.
Một giả định tiềm ẩn khác đôi khi được tìm thấy trong sự phân tích văn hóa là việc “các quan hệ đối ngoại của Trung Hoa truyền thống là những gì khác căn bản với chính sách đối ngoại của các quyền lực lớn khác trong lịch sử và việc một hệ thống độc đáo của ngôn ngữ và công cụ do đó là cần thiết để diễn giải nó. Điều này không cần phải là trường hợp. Ví dụ như sự quan tâm tới quyền lực và lợi ích cùng với văn hóa liệu có quan trọng trong việc tiến hành chính sách đối ngoại của bất cứ quốc gia bên ngoài nào không?
Phải thừa nhận rằng các khái niệm như “sức mạnh”, “an ninh” và “lợi ích” có thể cần được xác định và áp dụng với các không gian và thời gian khác nhau nhưng chúng không phải luôn luôn lúc nào cũng xung khắc với văn hóa. Quá trình trong học thuyết hóa chính trị Đông Á lịch sử đòi hỏi thoát khỏi giả định về sự độc đáo của Trung Hoa hay châu Á và tìm kiếm thay vào đó các mô hình hoặc là sự tương đồng cũng như là sự khác biệt trong các động cơ chính trị qua các khu vực khác nhau.
Tóm lại, Ba vấn đề này để giải quyết với các giả thuyết đằng sau mô hình-sự thất bại trong việc phá hủy thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm, để giải quyết dứt khoát với các giả thuyết chính sách đối ngoại của quốc gia khác và chuyển khỏi mô hình rập khuôn văn hóa-hứa hẹn giá trị của sự đề xuất mang tính diễn giải.
Logic
Logic của mô hình là không rõ ràng. Fairbank nhấn mạnh rằng các vua Trung Quốc sử dụng các mối quan hệ triều cống chủ yếu cho mục đích phòng vệ.
Nhưng ông cũng nói rằng chúng có thể được dùng cho sự hiếu chiến.
“Nói một cách tổng quát dưới triều Tống triều cống được dùng chủ yếu để phòng vệ trong khi dưới triều Mogol nó đóng vai trò bành trướng và dưới thời Thanh nó thúc đẩy sự ổn định trong các sự kiện đối ngoại” (48).
Động cơ nào đối với những sự khác biệt lớn lao này?
Thêm nữa, giả định về sự ưu việt của Trung Hoa liên quan với việc các hoàng đế Trung Hoa sử dụng triều cống cho phòng thủ, gây chiến và ổn định như thế nào?
Những ẩn số này thể hiện một vấn đề cốt lõi trong tư duy của Fairbank về hệ thống triều cống. Có lẽ người ta tin rằng mô hình có thể được khái quát hóa qua lịch sử Trung Quốc nhưng sức mạnh của nó không đáp ứng được mục đích tham vọng này. Fairbank lẽ ra nên giải quyết từng hệ thống triều cống riêng rẽ theo từng vương triều và áp dụng vào từng thời kì cụ thể (ví dụ như cuối triều Thanh). Mô hình nói rằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nhà nước khác là có thứ bậc. Mặc dù thứ bậc này rất dễ hiểu từ cái nhìn của Trung Quốc bởi vì các vua Trung Quốc tin vào sự ưu việt của họ, người ta vẫn tự hỏi các vua nước ngoài đã tới thần phục thứ bậc này như thế nào?
Liệu văn hóa Nho giáo có hấp dẫn như là được nhấn mạnh bởi mô hình? Liệu động cơ buôn bán với Trung Quốc mà mô hình xác nhận có đủ mạnh để khiến các nước ngoài chấp nhận địa vị thấp hơn? Cần phải ghi nhớ rằng các vua của các quốc gia gần Trung Quốc từ Việt Nam tới Nhật Bản tất cả đều có nhận thức tự coi mình là trung tâm trong trật tự thế giới và cái nhìn tự coi mình là trung tâm là ưu việt do đó chỉ tồn tại đơn phương (49).
Cũng không rõ liệu rằng, khi nào và như thế nào thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm chinh phục được nhận thức tự coi mình là trung tâm của các vua khác. Chúng tôi không có phương pháp phân tích nào để giải thích thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm có thể tạo ra trật tự xác thực giữa Trung Quốc và các láng giềng. Và nữa sự mập mờ là việc Fairbank không đề cập các mục đích khác nhau và các phương tiện khác nhau trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong bảng “Mục đích và phương tiện” của ông (50). Nhưng chúng tương thích với mô hình như thế nào? Việc mô hình chưa hoàn thiện do đó là rất rõ ràng.
Quyền lực (sức mạnh)
Trên bề mặt, mô hình tuyên bố giải thích mọi thứ về các mối quan hệ đối ngoại của Trung Quốc như định nghĩa hệ thống triều cống như là “một cơ cấu cho toàn bộ mọi thứ”. Trong nội dung nó nói chủ yếu về các khía cạnh nghi lễ của mối quan hệ triều cống giữa Trung Quốc và láng giềng.
Mô hình cũng tập trung chủ yếu vào mối quan hệ với thứ gọi là vùng Trung Hoa (Khu vực Trung Hoa) đó là các vùng thuộc Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Nhật Bản và Lưu Cầu (Okinawa-ND).
Như chúng ta đã biết về mối quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia ở phía bắc nhiều hoặc ít bao gồm hạt nhân của lịch sử chính trị của nó, chúng ta cũng biết rằng các mối quan hệ này thường mang tính bạo lực nhưng sự giao thiệp triều cống hòa bình không phải là thiếu vắng.
Hơn nữa, những sự bàn luận về các mối quan hệ triều cống hiếm khi đi xa hơn ấn tượng về “triều cống” và mối quan hệ giữa “triều cống” và thương mại. Nhưng triều cống và thương mại không cái nào là quan trọng nhất đối với sự giao thiệp giữa Trung Quốc và các nước khác. Mô hình thất bại trong việc đưa ra sự giải thích đối với vô số các mối quan hệ này. Các động cơ nằm sau chính sách, các phương tiện và chiến thuật được dùng và mô hình giao thiệp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Mô hình đưa ra hệ thống triểu cống như là bản thân trật tự thế giới nhưng câu hỏi trung tâm của nó bị giới hạn trong một phạm vi hẹp là các vấn đề quan hệ triều cống.
Mô hình cũng bị định hướng nặng nề. Sự chú ý không thích hợp mà nó đặt vào phía Trung Quốc trong câu chuyện liên quan đến các chính thể khác đã giới hạn sức mạnh giải thích của nó về lập trường (51).
Thêm nữa, như nó bị ảnh hưởng nặng nề bởi cái nhìn lấy Trung Quốc làm trung tâm, mô hình có xu hướng vẽ chính trị Đông Á lịch sử từ cái nhìn mang tư tưởng Trung Hoa. Điều này không còn nghi ngờ gì nữa đã diễn ra bởi vì Fairbank dựa quá nhiều vào nguồn tư liệu Trung Quốc, thứ mô tả hệ thống triều cống, bởi vì chúng hầu như miêu tả chung chung nhiệm vụ của từng sứ thần nước ngoài tới kinh đô Trung Quốc như là người triều cống hoàng đế.
Được nhìn nhận như là tổng thể, vấn đề lớn nhất của mô hình là việc trở thành “cơ cấu tĩnh thứ thiếu bất cứ cảm quan nào về sự thay đổi và phản ánh chủ yếu trật tự thế giới triều đình Trung Hoa muốn nhận thức” (52).
Bên trong sự xây dựng này nó đem đến sự quan trọng nhất đối với các khía cạnh nghi lễ của các mối quan hệ triều cống, biểu lộ trong việc đưa ra mô hình của việc sắc phong và con dấu chính thống, thực thi các nghi lễ triều cống và dâng sản vật địa phương, thực hiện Khấu đầu (koutou), nhận các quà tặng của hoàng đế và đặc quyền thương mại tại biên giới hoặc tại kinh đô.
Sự nhấn mạnh mô hình dựa trên các vấn đề tạo nên nghi ngờ liệu rằng Trung Quốc và các láng giềng của họ có khả năng giao thiêp đối ngoại chút nào đó hơn là thể hiện các nghi lễ theo thói quen. Nó không thích hợp với tính mềm dẻo của các mối quan hệ, sự thay đổi trong thái độ và chính sách đối với nước khác hoặc sự đa dạng trong các động cơ và chiến lược tiềm ẩn. Sự phê phán của các nhà sử học đối với mô hình như “monochromatic” (đơn sắc) (53) “monolithic” (rắn) và “không thay đổi” do đó là hoàn toàn đúng.
Mô hình và đầu triều Minh
Hệ thống triều cống, cho dù được nhìn nhận như là sự quản lý mang tính quan liêu các mối quan hệ đối ngoại hay được như là một thể chế quan hệ liên bang, đã tiến tới đỉnh điểm về sự phức tạp và sự mở rộng dưới triều Minh, đặc biệt là dưới triều Hồng Vũ (1368-1398) và Vĩnh Lạc (1403-1424) (55). Do đó nó đã tạo ra cảm quan tốt để nhìn nhận xem mô hình của Fairbank hoạt động như thế nào chống lại các sự kiện trong thời kì đầu Minh. Từ lập trường khoa học chính trị, thời kì này là một “phép thử dễ dàng” đối với mô hình của Fairbank. Sự thất bại ở đây đã ném đi giá trị của nó trong câu hỏi. Trong phần này tôi sử dụng các ví dụ từ các mối quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên, Trung Quốc-Nhật Bản, và Trung Quốc-Mông Cổ trong thời Hồng Vũ và Vĩnh Lạc để đánh giá giá trị giải thích của mô hình.
Tôi đặt ra ba câu hỏi sau: thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm hữu ích như thế nào khi nó tương thích với thời kì này của Trung Quốc? Mô hình này nắm bắt các mô hình giao thiệp của các nước láng giềng của Trung Quốc gần gũi đến mức độ nào? Và nó nắm bắt các động cơ, chiến lược, mục đích nằm sau các chính sách đối với các nước khác như thế nào, và cái gì tạo nên bản chất của chính trị Đông Á trong giai đoạn này?
Thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm.
Thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm là một thuyết hữu dụng đối với các giai đoạn khi Trung Quốc thống nhất mà hùng mạnh như đầu Minh. Các hoàng đế đầu thời Minh thường đóng vai trò ưu việt khi tiếp đón các vua nước ngoài điều mà họ trông đợi các vua nước ngoài thừa nhận bằng việc chấp nhận địa vị triều cống (56).
Tuy nhiên có những ngoại lệ đáng chú ý. Joseph Fletcher trước đó rất lâu đã dẫn ra một ví dụ về lá thư của hoàng đế Vĩnh Lạc năm 1418 gửi cho vua của đế chế Timurid trong đó ông đã gọi ông vua này như là một vương triều ngang bằng và trên thực tế đã không tuyên bố mình là ưu việt hơn (57).
Ví dụ chỉ ra rằng thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm không ngăn cản các hoàng đế Trung Quốc thực thi chính sách thực dụng đối với các đối tượng cụ thể. Thậm chí cũng không nhất thiết phải nói rằng “các quốc gia bên ngoài nếu muốn giao thiệp với Trung Quốc thì được mong chờ và cần phải thực thi triều cống” .
Hệ thống cứng nhắc của thái độ Trung Hoa đối với người nước ngoài mà mô hình quy định đã không cho phép sự thực dụng này. Ngầm ẩn trong sự yếu kém này là thất bại giải thích rằng đế chế Trung Quốc giống như mọi quốc gia khác, cũng phải giải quyết vô số vấn đề an ninh có thể tác động tới sự tồn vong của nó. Do đó, dưới những điều kiện cụ thể, sự thực dụng đã lấn át chủ thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm. Trung Quốc không thể trông đợi đảm bảo an ninh ở mọi thời điểm trong khi vẫn duy trì khăng khăng sự ưu việt của minh mà không có có sự mềm dẻo và thực dụng trong chính sách đối ngoại như vào đầu thời Minh (58).
Tính chính xác mang tính miêu tả.
Mô hình khẳng định rằng các vua nước ngoài những người muốn thiết lập quan hệ với Trung Quốc chỉ có thể làm được điều đó khi thực thi triều cống và miêu tả chi tiết các phong tục nghi lễ mà nó tuyên bố là thuộc về mối quan hệ triều cống. Nhưng liệu đây có phải là một sự mô tả chính xác về chính trị Đông Á vào đầu thời Minh?
Sự mô tả có thể áp dụng vào mối quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên nhưng không hề thích hợp với các khía cạnh chính của quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản và Trung Quốc-Mông Cổ. Có những giai đoạn dài trong đó cả Nhật và Mông Cổ đều không đồng ý triều cống nhà Minh. Tướng quân Yoshimochi đã cô lập Nhật Bản khỏi Trung Quốc từ năm 1411 đến năm 1424.
Bốn thập kỉ trước Hoàng tử Kanenaga đã xử tử các sứ thần Trung Quốc và thử thách thuyết lấy Trung Quốc làm trung tâm trong lá thứ gửi tới hoàng đế Hồng Vũ . Trong thời Hồng Vũ hoàng gia Mông Cổ đã từ chối các đồ triều cống nhà MInh và dưới triều đại Vĩnh Lạc, Mahmud, tù trưởng của người Mông Cổ Oirat và Arughtai, tù trưởng của người Mông Cổ phía đông đã không thực thi triều cống thường xuyên (59). Cả người Nhật và người Mông Cổ đều không tham gia triều cống Trung Quốc một thời gian dài đầu thời Minh. Có thể nói rằng sự không nhất quán trong hệ thống triều cống nhà Minh như được mô tả trong mô hình không gây hại chút nào, logic của việc từ chối địa vị triều cống bởi người Nhật và người Mông Cổ là chỉ dấu cho rằng họ không có mối quan hệ nào với Trung Quốc.
Một sự phòng thủ như thế có thể được biện hộ bằng tiền đề rằng tất cả các mối quan hệ đối ngoại là “chính thống” và được phê chuẩn bởi vua Trung Quốc (60). Nhưng sự giải thích này đã thể hiện mô hình ở giá trị giải thích của nó, cần ghi nhớ rằng thậm chí vào các thời điểm khi người Nhật Bản và người Triều Tiên tách khỏi hệ thống triều cống đầu Minh, họ vẫn duy trì-thường là thú vị hơn-các khía cạnh quan hệ với nhà Minh Trung Quốc.
Ví dụ như liệu chúng ta có thể nói rằng lá thư của Yoshimochi gửi Vĩnh Lạc năm 1418 phủ nhận trách nhiệm về những tên cướp biển người Nhật (61) như là một ví dụ của việc giao thiệp giữa Nhật Bản và Trung Quốc hay việc Kanenaga xử tử các sứ thần Trung Quốc và lá thư ương ngạnh của ông ta gửi tới triều MInh (62) không có ngụ ý nói tới mối quan hệ lớn hơn giữa Trung Quốc và Nhật Bản hay quả thật rằng sự kháng cự của người Mông Cổ chống lại các thách thức của nhà MInh Trung Quốc thường có đặc trưng là các cuộc chiến tranh (63) là tượng trưng cho mối quan hệ Trung Quốc-Mông Cổ trong đầu thời Minh? Mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia khác phải được nhận thức như là sự mở rộng bản chất triều cống, bởi vì không phải tất cả các mối quan hệ ở Đông Á lịch sử đều là triều cống.
Fairbank chắc chắc sẽ không phủ nhận thực thế này nhưng sự tập trung của ông và nhiều người khác là vào “triều cống” đã đưa đến ấn tượng rằng các mối quan hệ triều cống là có ở khắp mọi nơi và quan trọng đối với phạm vi thứ ngăn chặn tất cả các khía cạnh khác của mối quan hệ đối ngoại. Như thế, mô hình đã nhìn lướt qua một khía cạnh quan trọng của các động cơ của mối quan hệ đối ngoại của Trung Quốc, bởi vì hệ thống triều cống không phải là phương tiện hay thể chế duy nhất của mối quan hệ quốc tế ít nhiều kiểu “một cơ cấu cho toàn bộ”.
Như Will đã chỉ ra “hệ thống triều cống không phải là tất cả các mối quan hệ truyền thống của Trung Quốc và có lẽ cũng không phải là chìa khóa tốt nhất để hiểu toàn diện về những mối quan hệ này. Các tác phẩm phương tây về mối quan hệ Trung Quốc-Phương tây có thể đã đưa ra sự nhấn mạnh quá mức đối với các đoàn sứ triều cống (64).
Hệ thống triều cống đầu thời Minh, từ cái nhìn thuộc về cơ cấu hay thể chế quan hệ đối ngoại của Trung Quốc, chỉ chứa đựng mối quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên và một phần quan hệ Nhật-Trung và quan hệ Trung Quốc-Mông Cổ.
Phần lớn các mối giao thiệp thú vị giữa Trung Quốc và các láng giềng diễn ra bên ngoài hệ thống triều cống. Làm sao có thể nói rằng từ năm 1368 tới năm 1842 các mối quan hệ đối ngoại về văn hóa, chính trị, kinh tế của Trung Quốc lại được tiến hành trong một thế giới được sắp xếp và trải nghiệm thông qua hệ thống triều cống? (65).
Sức mạnh diễn giải.
Chính s