Quá trình dựng đặt các đơn vị hành chính tỉnh Hòa Bình
Khổng Đức Thiêm Xét thấy dân Mường ở vùng núi phía Tây đồng bằng và các tỉnh miền Nam Bắc Kỳ từ xưa vẫn được đặt dưới một chế độ hành chính đặc biệt, vì vậy, để có thể ngăn chặn một cách hiệu quả sự xâm nhập của kẻ nghịch nhằm giữ nguyên trong chừng mực nhất định tình trạng nói ...
Khổng Đức Thiêm
Xét thấy dân Mường ở vùng núi phía Tây đồng bằng và các tỉnh miền Nam Bắc Kỳ từ xưa vẫn được đặt dưới một chế độ hành chính đặc biệt, vì vậy, để có thể ngăn chặn một cách hiệu quả sự xâm nhập của kẻ nghịch nhằm giữ nguyên trong chừng mực nhất định tình trạng nói trên cũng như bảo tồn phần nào nền tự trị của các xứ Mường, ngày 23 tháng 5 năm Đồng Khánh thứ nhất (tức 22/6/1886), quyền Kinh lược sứ Bắc Kỳ Nguyễn Trọng Hợp đã ký Nghị định về việc thành lập tỉnh Mường. Ngày 27/7/1886 Tổng Trú sứ Trung – Bắc Kỳ Paul Bert ra Nghị định cho phép thi hành.
Lúc này, tỉnh Mường đặt tỉnh lỵ tại phố Chợ Bờ thuộc địa phận tổng Hiền Lương, châu Đà Bắc, do đó nhiều tài liệu gọi đơn vị hành chính mới này là tỉnh Chợ Bờ.
Theo Pierre Grossin trong Tỉnh Mường Hòa Bình (Hoa Binh Muong province) thì khi mới thành lập, tỉnh Mường chia thành 4 phủ tương ứng với địa phận của người Mường ở 4 tỉnh Sơn Tây, Ninh Bình, Hà Nội và Hưng Hóa.
Tại tỉnh Sơn Tây, tách ra một khu vực lập nên phủ Vàng An [viết đúng là Vạn An hoặc Vạn Yên], huyện Đức An, có lỵ sở tại Thủ Phay [viết đúng là Thủ Pháp – một xã thuộc tổng Thủ Pháp thuộc huyện Bất Bạt, phủ Quảng Oai với 7 tổng Tinh Nhục [viết đúng là Hoằng Nhuệ – Bất Bạt], Vũ Vô (viết đúng là Tu Vũ – Bất Bạt], Cao Phong, Cẩm Đới [Bất Bạt], Mỹ Khê, Bối Sơn [Tùng Thiện, Quảng Oai] và Yên Lãng [viết đúng là Yên Kiện – một tổng khi đó thuộc huyện Mỹ Lương, phủ Quốc Oai).
Tại tỉnh Ninh Bình chuyển huyện Lạc Yên thành phủ Lạc Sơn, gồm cả huyện Lạc Thủy. Phủ Lạc Sơn gồm 4 tổng Lạc Thiện, Lạc Nghiệp, Lạc Đạo, Lạc Thành; huyện Lạc Thủy gồm 3 tổng An Lạc, An Bình, An Nghĩa.
Tại tỉnh Hà Nội, chuyển toàn bộ vùng Mường Mỹ Đức lập thành phủ Lương Sơn, lỵ sở đóng tại Kỳ Sơn, gồm 6 tổng Kim Bôi, Dã Cát, Hòa Lạc [tên cũ là Yên Lạc] Phương Hanh [tên cũ là Phương Hương], Lý Lương [viết đúng là Mỹ Lương], Thành Dương [viết đúng là Minh Lương].
Tại tỉnh Hưng Hóa, lập phủ Chợ Bờ gồm toàn bộ 5 châu Đà Bắc, Mai Châu, Mộc Châu, Yên Châu, Phù Yên.
Như vậy, tỉnh Mường ban đầu rộng gấp mấy lần khi tỉnh này được định hình lần cuối.
Về sự kiện này, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên (Q.3, tờ 15 a) cho rằng, Nguyễn Trọng Hợp trong tờ Nghị tâu xin việc đem những vùng hầu như chỉ có người Mường thuộc các châu Lạc Yên (tên cũ là Lạc Thổ), Lạc Thủy của tỉnh Ninh Bình cùng các vùng đất thuộc phủ Mỹ Đức của tỉnh Hà Nội và của tỉnh Sơn Tây hợp thành phủ Lương Sơn và châu Kỳ Sơn của tỉnh Mường. Ở đây, các Sử quan của Quốc sử quán triều Nguyễn đã bỏ sót một khu vực quan trọng được hợp nên từ các châu của tỉnh Hưng Hóa.
Ngày 29/11/1886, quyền Tổng Trú sứ Trung – Bắc Kỳ Paulin Francois Alexandre Vial ban hành Quyết định di chuyển tỉnh lỵ của tỉnh Mường từ Chợ Bờ về Phương Lâm (tổng Hoằng Nhuệ, phủ Vàng An). Tháng 4/1888, tỉnh Mường được gọi là tỉnh Phương Lâm, bãi bỏ các đơn vị hành chính cấp phủ và thay thế bằng các đạo. Tuy nhiên, theo Pierre Brossin, việc trú ngụ ở Phương Lâm gặp gay go vì thời tiết ở đây nóng lắm, nạn lụt hàng năm đã gây tai họa cho khu trung tâm của tỉnh, khí hậu lại không được trong lành. Ngay từ đầu các ông Phó sứ Moulié De Goy, Du frénil đã tuyên bố chuyển lỵ sở trở lại Chợ Bờ. Việc di chuyển đã được quyết định theo Nghị định ngày 27/12/1888. Trước đó, ông đã đi khắp tỉnh và đã tự mình sắp đặt các Quản đạo đứng đầu các vùng tương ứng. Các đạo vùng Mường thuộc tỉnh Sơn Tây cũng được sắp đặt.
Cùng với việc di chuyển tỉnh lỵ về địa điểm ban đầu, nhà cầm quyền Pháp còn tiến một bước trong việc định hình lại tỉnh Mường. Trước hết, phủ Vàng An bị bãi bỏ. Các tổng Tu Vũ, Cẩm Đái, Bối Sơn, Mỹ Khê, Yên Kiện được trả lại cho Hưng Hóa và Sơn Tây tạo ra sự xáo trộn mới vì 13 làng này không muốn chịu sự cai trị của các viên quan lại đương thời của tỉnh ấy, ông Phó sứ Moulíe đã phản đối việc sáp nhập tổng Tu Vũ có người Mường cư trú vào tỉnh Hưng Hóa và chính những người dân có quê hương bản quán ở đó vẫn muốn mình là người của tỉnh Mường (Piere Grossin). Đồng thời, các châu Phù Yên, Mộc Châu, Yên Châu cũng trở về tỉnh Hưng Hóa để chuẩn bị nhập vào Đạo quan binh Sơn La, đổi đạo Mỹ Đức làm phủ Mỹ Đức theo lời tâu của Kinh lược sứ Bắc Kỳ: Năm trước trích 2 huyện Hoài An, Chương Đức ở tỉnh Hà Nội và huyện Mỹ Lương tỉnh Sơn Tây, đổi làm đạo Mỹ Đức để làm phía sau cho tỉnh Sơn Tây, Hà Nội. Nay đã đặt tỉnh mới Phương Lâm, để phòng thủ phía rừng các tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa, Ninh Bình và phủ Mỹ Đức, Các thổ dân đều trích theo quan tỉnh mới quản trị; 3 huyện ở đạo ấy, chỉ còn ít dân Kinh, nên chiều theo địa thế, cho đổi lệ thuộc, để đỡ phiền phí. Về đạo Mỹ Đức, xin đổi làm phủ, trích 4 tổng Tuy Lai, Quảng Xá, Bột Xuyên, Vân Nội thuộc huyện Chương Đức và 4 tổng Thái Bình, Phù Lưu Thượng, Phù Lưu Tế, Trinh Tiết thuộc huyện Hoài An, cộng 8 tổng đổi làm huyện Yên Đức, lệ thuộc vào phủ mới kiêm lý; còn 3 tổng Bài Thượng, Văn La, Quảng Bí thuộc huyện Chương Đức cùng 6 tổng Lương Xá, Chúc Sơn, Cao Bộ, Dã Cát, Phương Hạnh và Yên Kiện, thuộc huyện Mỹ Lương, sáp nhập vào huyện Chương Đức, đổi làm huyện Chương Mỹ, thế là cả phủ hạt mới, đều thuộc tỉnh Hà Nội[1]. Bằng việc làm này, các phủ Lạc Sơn, Lương Sơn và Chợ Bờ cũng bị thủ tiêu.
Tháng 1-1890, Đại tá Pennequin rời Quân khu Sơn La khiến cho Phó Công sứ tỉnh Chợ Bờ J Morel hết sức lo ngại về cái vẻ bề ngoài yên tĩnh của cả một vùng rộng lớn, rất khó giữ vững sau cuộc ra đi ấy nhưng cũng vẫn ra sức phản đối chủ trương đem sáp nhập nó vào tỉnh Sơn La. Viên Phó Công sứ cho rằng, nếu như giữa người Mường và người Kinh có những nét tương đồng nào đó thì giữa người Mường và người Thái lại không được như vậy. Ông ta cũng viện dấn rằng, vào thời nhà Nguyễn, dưới hai triều Minh Mệnh và Tự Đức, kế hoạch lập tỉnh Mường thống nhất đã được vạch ra. Vả lại, tất cả các viên Quan lang đồng tâm phản đối việc hợp nhất và đều bày tỏ vùng đất đai họ đang sống mãi mãi là một tỉnh độc lập.
Mặc dù bị phản đối mạnh mẽ, ngày 21/3/1890 Toàn quyền Đông Dương Piquet vẫn ký Nghị định tái lập đạo Mỹ Đức bao gồm các huyện Chương Mỹ, Yên Đức của tỉnh Hà Nội, huyện Kỳ Sơn và Yên Thủy của tỉnh Mường Chợ Bờ. Các viên Quan lang cũng như Phó Công Sứ J Morel tiếp tục phản đối, đòi lập tại Mỹ Đức một lỵ sở hành chính đứng đầu là một viên Chưởng ấn trực thuộc tỉnh Mường Chợ Bờ. Viên Án sát Đinh Công Nhung, quê ở Mỹ Đức hết lòng ủng hộ kiến nghị trên nhưng nhà cầm quyền Pháp kiên quyết thi hành Nghị định đã ban hành. Ngày 15/4/1890, đạo Mỹ Đức chính thức đi vào hoạt động dưới sự điều hành của một viên Phó Công sứ. Mấy tháng sau, Kinh lược sứ Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải đề nghị Thống sứ Bắc Kỳ ủng hộ đề nghị của ông ta về việc chuyển phần còn lại của tỉnh Phương Lâm thành đạo Phương Lâm. Trong bức thư đề ngày 25 tháng 8 năm Thành Thái 2 (8/10/1890) trình bày về ý đồ kể trên ông ta viết rằng “Hoàng Cao Khải Kinh Lược Bắc Kỳ kính thơ cho quan lớn Thống sứ đại thần rằng tôi xét một hạt dân Thổ ở tỉnh Phương Lâm, nguyên trước lập làm tỉnh, đặt 1 tuần phủ, 1 án sát, vả lại tỉnh ấy chỉ có 1 phủ, 1 huyện, 2 châu (là phủ Lạc Sơn, huyện Kỳ Thủy, châu Mai Châu, châu Đà Bắc) ruộng ít, dân ít, mà việc quan cũng giảm, không nhiều. Vì bằng cứ như vậy mà theo lệ tỉnh trung, tỉnh tiểu đặt ra quan lại và ứng làm mọi việc vả là hư phiếm quá. Huống chi là hạt ấy hết thảy là dân Thổ, nguyên đặt thổ quan quản trị dân thì cũng có nhiều người không có phẩm hàm gì như là đứa thổ ty, thổ mục, tổng lý mà sung bổ đến tuần phủ án sát sợ rằng nhân phẩm không xứng đáng nhau mà đặt làm quan ắt đến nỗi làm bậy. Vậy nên nghĩ đổi lại ra làm đạo Phương Lâm, đặt 1 chánh quản đạo, 1 phó quản đạo”[2] Ngoài ra, ông ta còn đề nghị thu ấn quan và văn bằng của Tuần phủ chuyển sang làm Chánh Quản đạo, Quách Khuê nguyên Quyền Án sát làm Phó Quản đạo.
Thống sứ Bắc Kỳ đã chuẩn y đề nghị của Hoàng Cao Khải. Bộ máy hành chính người bản địa đạo Phương Lâm bị thu lại. Hai châu Đà Bắc, Mai Châu cũng sáp nhập thành châu Mai Đà.
Cũng thời gian ấy, trước sức tấn công của nghĩa quân do thủ lĩnh Đinh Công Huy chỉ huy, hai đồn binh Pháp đặt ở Chợ Bờ và Suối Rút phải di chuyển. Đứng trước mối đe do ngày một tăng, Phó Công sứ Rougry – vốn là cựu sĩ quan pháo binh hải quân, người đến thay chân của J. Morel đã đề nghị chuyển lỵ sở của tỉnh về Hòa Bình nằm ở phía tả ngạn sông Đà, đối diện với Phương Lâm.
Phải chịu đựng những áp lực mới và nhận thấy việc tái lập đạo Mỹ Đức, xé nhỏ tỉnh Mường Chợ Bờ là một sai lầm, ngày 18/3/1891 Toàn quyền Đông Dương Pikê (Piquet) đành ra Nghị định xóa bỏ đạo Mỹ Đức lần thứ hai, trả Chương Mỹ và Yên Đức về Hà Nội, Kỳ Sơn và Yên thủy về tỉnh cũ, chuyển đạo Phương Lâm thành tỉnh Phương Lâm. Cùng ngày, một Nghị định khác cũng được ban hành cho phép chuyển tỉnh lỵ từ Chợ Bờ về đóng tại làng Vinh Diệu xã Hòa Bình và chính thức đổi gọi là tỉnh Hòa Bình.
Viết về nguyên nhân giải thể đạo Mỹ Đức, khôi phục tỉnh Mường, chuyển dịch tỉnh lỵ, Piere Grassin cho biết, vào tháng 5/1890 sự yên ổn như nhà cầm quyền vẫn tưởng không còn nữa. Các toán nổi dậy do Đốc Ngữ cầm đầu hoành hành ngay giữa làn ranh Vạn Bú với Hưng Hóa. Tháng 8/1890, viên cựu Tuần phủ Đinh Tộ đột ngột xin từ chức, nhờ sự giúp đỡ của Đinh Cửu và sự thông đồng của Đốc Ngữ đã cầm đầu một toán nổi loạn có vũ trang đông tới 500 người, lại nhận được sự ủng hộ về lương thực và thuyền bè của các Quan lang trong vùng, đêm 29 rạng ngày 30/1/1891 tấn công dữ dội vào Chợ Bờ, gây nhiều tổn thất cho nhà cầm quyền Pháp. Với sự tiếp tay của khố xanh và các quan An Nam, quân của Đốc Ngữ đã đốt và cướp Tòa Công sứ, chặt đầu ông Phó sứ Rougery. Viên Chánh quản Ziegler và viên Chủ sự Nhà giây thép tuy đã chạy trốn nhưng bốn ngày sau người ta phát hiện ra xác hai người này. Họ bị lính khố xanh Mường bắn gần chết rồi thiêu trong căn nhà mà họ ẩn náu.
Tháng 4-1891, quan Kinh lược sứ Bắc Kỳ đã phải làm một bản tường trình về những nguyên nhân của cuộc tiến công kể trên, đề xuất việc tổ chức lại bộ máy hành chính ở tỉnh Mường Chợ Bờ. Theo bản tường trình này, thì sai làm mấu chốt là ở chỗ người ta muốn áp đặt một chế độ cai trị cũ trích đối với dân chúng Mường, nghĩa là đem đối lập mọi quyền lợi với tổ chức và tập quán của người Mường, mà như ta đã biết, vua Minh Mạng đã có nhiều cố gắng cải thiện trong vấn đề này. Khi các Quan lang không thừa nhận sự cai quản đó, triều đình đã đem lực lượng quân sự đến đàn áp nhưng quân đội triều đình đã chớng nản lòng vì khí hậu rất độc và lối đánh du kích, nhanh chóng lui quân, phá bỏ phương án này rồi giao trách nhiệm cai quản cho các viên Tri châu được lựa chọn trong số các Quan lang và những người Mường có máu mặt.
Đinh Văn Vinh, người Mường lai Kinh, được đề cử vào chức Tuần phủ ở Chợ Bờ, muốn làm cho người khác phải phục mình, nên đã tìm mọi cách làm cho người Mường thù ghét chúng ta (Pháp). Bị đổi đi nơi khác năm 1888, rồi trở về chỗ cũ năm 1890, Đinh Văn Vinh lại tiếp tục đi vào con đường cũ, buộc dân chúng phải thông qua mọi việc với ông ta rồi mới được trình bẩm lên viên Công sứ. Đó chính là nguồn gốc gây nên lòng hận thù và tội tòng phạm do chủ động hoặc bị động mà các toán nổi loạn nhận thấy ở các viên Quan lang. Đây chính là cốt lõi vấn đề mà một bản tường trình đã kết luận rằng, một viên Công sứ ở tỉnh Mường thì phải là một nhà hoạt động chính trị, rằng ông ta không nên can thiệp vào chuyện cãi lộn giữa các dòng họ mà phải đứng trung gian hòa giải, rằng người ta phải làm cho các phe phái trong tỉnh Mường tập hợp nhau lại thành một liên minh, gọi là vùng đất Mường thuộc đạo Mỹ Đức (phủ Lương Sơn và huyện Lạc Thủy), tách riêng Châu Mai và châu Đà Bắc dù rằng trước đây đã có chuyện hợp nhất hai châu đó thành châu Mai Đà hồi tháng 10-1890, vì châu này quá rộng nên dù đã hợp nhất nhưng Mai Đà vẫn lập thành hai vùng riêng biệt.
Việc di chuyển lỵ sở của tỉnh mới về Hòa Bình như ông Rougery đề nghị, đã được thực hiện nhưng vai trò trung tâm hành chính và quân sự của Chợ Bờ vẫn được giữ nguyên. Người ta chỉ thay thế ở Chợ Bờ lính cơ Mường bằng lính cơ người Việt, đặt ra một loại lính cơ Mường dưới sự chỉ huy của một viên Đề đốc người Mường để phòng khi lâm nguy thì sẽ được phái đi đánh dẹp ngay tức khắc.
Đinh Văn Vinh bị đổi đi nơi khác thay thế bằng Đinh Công Nhung – lúc đó làm Phó Quản đạo Mỹ Đức và cử Đinh Tộ làm Đề đốc.
Các viên Tri châu vẫn ở nhà riêng của họ chứ không ở lỵ sở như ông Rougery đã mong muốn. Do đó lại nảy sinh sự sai lầm trước đây. Cuối cùng, người ta không chủ trương thành lập các đội lính để đi trừng phạt những người theo Đốc Ngữ mà là vừa xây dựng cơ ngơi ở Chợ Bờ, vừa xây dựng Hòa Bình thành trung tâm kinh tế – văn hóa bằng chính nhân, vật lực được khai thác tại chỗ một cách triệt để.
Vào thời điểm này, tỉnh Mường Hòa Bình bao gồm 6 châu, 17 tổng, 96 đơn vị hành chính cấp xã như dưới đây.
CHÂU KỲ SƠN: 2 tổng, 10 xã (địa danh ngoài ngoặc là tên giáp, thôn còn trong ngoặc là tên xóm thuộc giáp, thôn hoặc trực tiếp thuộc xã).
- Tổng Hòa Bình 6 xã
– Xã Hòa Bình: Trung (Bích Thượng, Bích Hạ), Thịnh Lang (Suối Trẽ), Tây (Máy, Mí, Nễ, Thăng, Rẽ, Đứng, Gai), Nam (Sủ, Ngòi, Sủ Bến) Đông (Miêu, Mằng), Trung Minh (Suối Ngọc, Suối Chu, Nưa, Nội, Sòng, Lai, Can), Bắc (Thia, Bún), Yên Mông (Trùng, Nhãn, Mít, Nời, Đình, Bướng, Mỵ, Yên Thái, Suối Vôi).
– Xã Mại Thôn (Đình, Cháu, Ngọc Xạ, Gốc Da, Gò Ngô, Mó, Suối Bằng, Giếng, Rộc Môn)
– Xã Phương Lâm (Mát, Đầm, Trang Nghiêm, Yên Lập, Chăm, Chùa, Trại, Rộc Khơi, Sáy, Tháu, Chụ Viễn, Vôi, Nước Lá, Bái Yên).
Xã Quỳnh Lâm (Giậm, Đồng Gạo, Phú Nghĩa, Đồng Chụa, Đồng Sũ, Đồng Nhân, Nau, Cháng, Chù, Mang, Chái, Mỗ, Giang, Lòn).
– Xã Túy Cổ Thượng Thầy (Đồng Bài, Đá Liền); Trung (Vật Lại, Mu, Cuốc, Bái Vàng, Đồi Thông, Giếng, Tôm, Mọm).
– Xã Mông Hóa: Trung (Suối Ngành, Gò Đội, Bái Sấu, Vành, Bái Lai, Vịt, Đám Lâm, Lau Nội); Sét (Sét, Suối Non, Nồi, Chằn, Trúng, Đé Bồ, Sâu, Nhả, Ba); Hạ (Nút, Bún, Trại Đông, Đồng Sông, Pheo, Hoắc, Đồng Bến, Sõng, Róc, Đồng Vàng); Thượng (Đồng Giang, Rụ, Hang Nước, Lũng Hang, Dĩnh, Giò Bùi, Ao Trạch, Gò E, Rối).
- Tổng Cao Phong: 4 xã, phố
– Xã Cao Phong: Trung (Đồng Ngoài, Nà Bái, Bái Tôm, Chị Khét, Xưởng Đầu, Bái Bệ); Nhất (Cau Hạ, Đồng Trong, Trang, Bủn); Bắc (Bưng, Trúng, Tiền Rệ, Rà, Nu, Chiềng, Má, Vỏ, Bôn, Thả); Đông (Nhọi, Rú, Trằng, Quáng, Cán Thượng, Mừng, Rộn); Nan (Suộn, Đúc, Ong, Mạc, Rẹo); Tây (Bằng, Tiếp, Đồi, Lãi).
– Xã Thạch Yên (Đồi Chu, Sớm, Khánh, Giá, Đai, Thôi, Pheo, Bẹ, Bãi Sim, Um, Thang, Thoi, Bạ, Suối Tăng, Quà, cọi, Chám, Dầy)
– Phố Phương Lâm
– Phố Hòa Bình
Nhìn một cách tổng quát, tổng Hòa Bình được cấu tạo bằng phần lớn đất đai của tổng Hoằng Nhuệ (xã Hòa Bình, xã Mai Thôn, xã Phương Lâm, xã Mông Hóa, xã Quỳnh Lâm) và một phần của tổng Tu Vũ (xã Túy Cổ). Toàn bộ 4 xã, phố thuộc tổng Cao Phong được cấu trúc xen kẽ giữa tổng Cao Phong (xã Cao Phong, xã Thạch Yên) và tổng Hòa Bình (phố Phương Lâm, phố Hòa Bình). Điều này cũng có nghĩa là, đến đầu thế kỷ XX, toàn bộ đất đai của châu Kỳ Sơn là phần được tách ra từ huyện Bất Bạt tỉnh Sơn Tây. Các phần đất khác thuộc các tổng Mỹ Khê, Bối Sơn đã được rút về Tùng Thiện – Sơn Tây, tổng Thư Pháp, Cẩm Đới rút về Bất Bạt – Sơn Tây, tổng Yến Kiện rút về Chương Mỹ – Hà Đông.
CHÂU LẠC SƠN: 4 tổng, 47 xã (trong ngoặc là địa danh xóm thuộc xã)
- Tổng Lạc Nghiệp: 9 xã:
Xã Quy Hậu (Khang, Bậy, Nà Khé, Nà Rom, Nà Chạo, Nà Văn, Nà Bóng, Đồng Đai, Bái Xe, Bui, Phơi, Đồi, Bái Vỏ, Suốc Chóc, Bái Mu).
– Xã Mãn Đức (Chiềng Xén, Tầm, Bái Chu, Bái Yên, Bông Canh, Tịnh, Đồng Rừng, Đồng Ảnh, Vin, Chông Đất, Đồng Khì).
Xã Tử Nê (Bục, Chùa, Cú Trong, Cú Ngoài, Bái Tảo, Khung, Các, Nhót, Khải, Trôi).
– Xã Thanh Hối (Chiềng Nen, Đông, Vào, Đồng Cụ, Bớ, Tam, Bái Yên, Quê Môi, Bu, Đôi, Bái Điệp, Đồng Mu).
Xã Đông Lai (Đồi Vong, Ô Ca, Bái Trang, Muộn, Trếch, Hai, Nà Ai, Cóm, Quê Bái, Bưa Á, Khơi Chờ, Hoạch, Đồi Hồng).
Xã Ngọc Mỹ (Chiềng Biệng, Quặng, Cầu Phung, Bua, Đồng Sống, Vĩnh, Tôn, Cút, Cóc, Mè, Sướng, Lãng, Giường).
Xã Sơn Trang (Cọ, Giậm Trong, Giậm Ngoài, Anh, Giã Mụ, Ốc, Giộc, Đầm, Đồi, Vó Ngọc, Bái, Đồi Vong, Vong Ngoài).
Xã Thân Thượng (Chiềng Cốc, Luống Trong, Luống Ngoài, Cò Cáo, Khăng, Trang.
– Xã Phúc Tuy (Chiềng Rồng, Bái, Khoang Trên, Khoang Dưới, Vó Bạ, Đồi, Co, Bùi, Tống, Đầm, Ngoài, Khụ Trong, Quyển, Giộc Khổ).
- Tổng Lạc Thiện 11 xã
Xã An Lương (Quế Phản, Gò Cáo, Quê Rông, Quê Chuông, Bến Bãi, Bưa Khun, Bưa Tang, Quê Yến, Gò Tống, Cõi Khị, Giẩy, Giẩy Dưới, Cò Rẹo, Gò Cun, Gò Ngấn, Khải, Rềnh, Nảnh, Gò Trỏng, Gò Khôn, Gò Bẹn)
– Xã Chí Đạo (Be Trong, Man, Kho, Ot, Ong, Đồi Mông, Sang, Be Ngoài, Be Trên, Bưa Mương)
– Xã Lỗ Sơn (Chiềng Chó, Đồi Khống, Mu Bệ, Đồi Sáng, Nghẹ, Cắm, Cúng, Vó Ché, Đồi, Tăng, Võ, Uy, Giang, Trứng Tráng, Đồi Tồm, Nước Luông).
– Xã Phú Lẫm (Cói Bải, Bái, Yên Trên, Yên Dưới, Bái Mân, Bái Thơm, Đảng, Bái Éo, Quê Tồ, Giẹ, Gò Tượng, Chua Me, Đồng Chạo, Quê Trông, Khù Vả, Bản).
Xã Gia Mô (Đồi, Trên, Dưới, Vó, Lâm Trong, Lâm Ngoài, Giên Trong, Giên Ngoài, Quán Trên, Quán Dưới, Vó Giò, Từng Trong, Từng Ngoài, Gò Kha, Đồng Vẹn, Đồng Sáng, Thang Dưới, Quê Tang)
Xã Phong Phú (Chiềng Lầm, Nà Mận, Gò Toóng, Gò Ly, Chu Mu, Ải, Trọng, Chao, Viện, Vận, Vin).
Xã Tuân Lộ (Lồ, Giọi, Vạn, Nắng, Nà Trên, Chước, Nà Dộng, Lâm Lưu, Đồng Nhập, Đồng Tầm.
Xã Phú Vinh: (Ngâu, Bái Cọi, Đậy, Cá, Khởi, Giác, Bò, Tó, Ong, Nà Táp, Dung, Giộc Sung, Mòi, Khao, Đồng Khiễng, Bưởi, Chung, Khanh, Báy, Phất Cò, Mu Bùi, Hang Hề, Thu).
Xã Địch Giáo (Khạng, Khung, Lạ, Đồng Bả, Xa, Ken, Chạo, Tầm, Nà Khao, Khụ Biệng, Đồi Lò).
Xã Quy Mỹ (Đồng Chiềng, Giâm, Chân Chẹ, U, Thung, Nước Hưng, Nước Lọc, Nước Lấn, Nước Cá, Giạ Giác).
Xã Do Nhân (Khống, Trăng, Bào, Giã, Tà, Giàng, Thưởng, Mu Chiền, Khi, Chiền Chiện).
Xã Mỹ Hòa (Ngay, Chù, Chuồng, Khoang Cáp, Độ, Chào, Bái Bộ, Vậy, Đồng Gầy, Nà Tầm, Thắm, Ong, Nga, Kén, Chúc, Thung, Dai Chu, Bó, Cháu Ngang, Hải).
- Tổng Lạc Thành: 13 xã
– Xã Tân Mỹ (Sào Thượng, Sào Hạ, Câu, Bui, Nạch)
– Xã Tức Mặc (Trống Láo, Mặc, Côm, Át)
– Xã Ngọc Lâu (Mòn, Kháy, Sướng, Mô, Sát, Gì, Bè, Chiềng, Đúng, Sấu, Giộc, Nghì, Thê, Dun, Bái, Bùi Thượng, Bùi Hạ, Bưng, Đầm, Đèn, Đội, Bái Nhạ, Điện Bãi, Cha, Vưng, Bói)
Xã Bình Cảng (Quê Trai, Cảng, Gò Đa, Côi Vạn, Quê Cạnh, Chung, Quyên, Sâu, Thông, Chang, Công)
Xã Vụ Bản (Nghĩa, Đồng Lốc, Vồi, Beo, Đồi Thai, Bưng)
– Xã Vũ Lao (Chiềng Chào, Bến, Cháy, Củ, Mõi).
– Xã Hưng Nhượng (Vin, Khang, Đầm Đút, Bin, Chun, Cỏi)
Xã Vụ Nông (Lâm Hóa, Đạn, Cai, Càng, Sơ, Bớ).
Xã Hoài Ân (Trểnh, Lọt, Búm, Cò Kè, Đồi Bổ, Đồi Điểm, Trán, Re, Cây Si, Đồi Mè, Kho, Đồi Khí, Bài Đa, Ao Cuôn, Đồi Bùi, Ngheo, Đồi Láo, An Chân, Tuôn, Chơ, Chệ, Giuộc Ác, Khanh, Tưa, Vọc).
– Xã An Nghiệp (Diễng, gò Cha, Mạ, Um, Hổ, Giộc Thác, Đam Đa, Thông, Đương, Cò.
Xã Hiếu Nghĩa (Cai, Tinh, Song, Bượm, Chục, Cả Đét, Bu, Chổ, Đồi Mông).
Xã Bỉnh Chân (Cổi, Giào, Mè, Quê Chôi, Quê Kiên, Canh, Quê Tung).
Xã Đa Phúc (Xạ, Bèo, Bưng, Sào, Khả Đang, Đồng Nghĩa, Đồng Hang, Hanh Hóm, Đông Giáng, Thung Nhang, Vó Chác, Heo).
- Tổng Lạc Đạo: 14 xã
Xã Hướng Nghĩa (Vó, Cáo, Chiềng, Mới, Cắt Ngoài, Đồi Mông, Đồng Nang)
– Xã Cư Nhân (Bui, Sỉ, Bưng, Rằm, Đồng Ý)
Xã Định Cư (Sưa, Ky, Chóng, Tầm, Đính, Tầm Thượng, Tôm Hạ, Bán, Mương, Bãi, Hạt, Vó Bái Vớn, Cò Chim, Vó Đa, Yến, Bãi Yên)
Xã Xuất Hóa (Bắp, Thận, Hổ, Cáo, Bầu, Cóc, Sưa Trên, Vỏ, Ngải, Khe)
– Xã Mỹ Thành (Cỏ, Chum, Vó, Đúng, Be, Bùi, Khi, Ngọc, Đồi Cả, Nước Khán, Nước Kháo, Hoàng, Đồi Cò, Bơ).
– Xã Vân Lãng (Tre, Ấm, Trại Trong, Trại Ngoài, Nước Kháng, Lai, Ma, Đổm, Thây, Biên, Kèn, Dụ, Rầu, Bái Muộn, Đồi, Gio, Eo).
Xã Yên Điềm (Trắng, Đống Tang, Đồi Bò, Bãi Cát, Chóng Kén, Chiềng Chệ, Ghềnh, Bơ Mun, Đồng Quy, Nụn, Cú, Giộc Trên, Giộc Dưới, Thế, Bài Lây, Mận, Bạ, Bùi)
Xã Phú Hậu (Vành, Bùi, Bái, Cọi)
Xã Bỉnh Hiểm (Cỏi, Hảo, Chu, Gò Cuốc, Đồn, Đầm Sướng, Gióng Sau, Sung Không)
– Xã Văn Đức (Đục, Bồi, Chén, Tê, Mân, Thiện, Sôi, Giăng, Vá, Nước, Đồi, Thởn, Đồng Mang).
– Xã Tuôn Đạo (Nạc, Chạo, Kỳ, Khụ, Giài, Đồng Quan, Vôi Trên, Nước Chênh, Đồng Tâm, Đồng Đanh, Sào, Mộng, Em, Mọi, Đồng Đôi, Cảm).
Xã Quý Hòa Cừa, Khả, Cáo, Cốc, Ngọc, Đãi Khao, Đồng Củ, Lăng, Dụy, Thang, Đồng Siêu, Đồng Sấu, Bưa Thung, Giậm).
Xã Thượng Nhượng (Trại, Mòi, Mơ, Liêu, Đầu Voi, Nà Ròng, Bớ, Dừa)
Xã Tức Tranh (Chiềng Vang, Lâu, Mới, Quê Đồng, Quê Ngành, Đới, Tróng Tre, Tróng Giao, Thăn, Voi, Thây, Rểnh, Vôi Dưới, Đồng Chè, Tôm, Cua, Động).
CHÂU LẠC THỦY: 3 tổng, 17 xã (địa danh trong ngoặc là tên thôn, chòm)
- Tổng An Nghĩa: 5 xã, 11 thôn.
Xã Trường Môn (Đồng Cú, Vải Đừng, Trường Mòn)
Xã Chiêm Hóa (Ven, Tai, Tháy)
Xã Hưng Thi (Thảy, Sung, Giếng, Giong, Láo).
Xã Đồng Huống.
Xã Chi Nê
- Tổng An Bình: 2 xã, 3 chòm, 5 thôn
– Xã Hậu Bổng (Bống, Rối, Côm).
Xã Bình Lương (Rứa, Ba Đồng Lải, Ninh, Dập, Bát).
- Tổng An Lạc: 10 xã, 31 thôn)
Xã An Lạc (Nghi, Dương, Thung)
Xã Hữu Lại (Dại, Vố Cương, Tế, Sài)
– Xã Thượng Lũng (Bái Cả, Đầm Hồng, Khiển, Cây Chim, Bái Đa, Tên)
– Xã Lạc Thủy (Dậu, Trác, Bạn Lãng, Dọc Cọ)
– Xã Phù Vệ (Làng Cả, Cửa Ly, Đồng Lạc, Bái Trọc)
Xã An Lương (Hang Um, Đắp, Đông Trống)
– Xã Hiện Lũng (Chồn Hiên, Cò Nu, Thung Thang)
– Xã An Thái, (Cẩm, Trệ,
– Xã Thác La
– Xã Phú Lại:
Đây là 2 châu vốn thuộc phủ Thiên Quan của tỉnh Ninh Bình, trước khi đưa vào tỉnh Mường Hòa Bình là toàn bộ huyện Lạc Thổ, một phần của huyện Phụng Hóa, huyện Yên Hóa với những xáo trộn như sau:
– Vào đầu thời Nguyễn, huyện Lạc Thổ có 3 tổng, 25 xã, trang, theo đó:
- Tổng Thạch Bi có 7 xã (Thạch Bi, Phù Liễn, Phú Lẫm, Lỗ Sơn, Thanh Nê, Đông Lai, Hoành Mô).
- Tổng Trung Hoàng có 9 xã, trang (Trung Hoàng, Phúc Chỉ, An Chỉ, Thượng Cốc, Ngọc Minh, Văn Lãng, Văn Minh, Thiên Mụ và trang Núi Cói).
- Tổng Quỳnh Côi có 9 xã, trang (Quỳnh Côi, Ngọc Lâu, Bình Hiển, Phúc Lương, Cửu Nại, Bình Cảng, Tức Mặc và hai trang Chân Phúc, Vũ Lao.
Năm 1836, huyện Lạc Thổ đổi thành huyện Lạc Yên, các tổng cũ bị giải thể để lập thành 4 tổng Lạc Thiện, Lạc Nghiệp, Lạc Đạo, Lạc Thành với một sự xáo trộn lớn:
Tổng Thạch Bi sau khi bị xóa bỏ, một số xã chia thành nhiều xã mới, chỉ còn 4 xã giữ tên cũ, trong đó 3 xã Phú Lâm, Lỗ Sơn, Hoành Mô nằm trong tổng Lạc Thành, xã Đông Lai nằm trong tổng Lạc Nghiệp.
– Tổng Trung Hoàng sau khi bị xóa bỏ, một số xã chia thành nhiều xã mới, chỉ còn 3 xã giữ nguyên nhưng đổi tên, trong đó xã Thượng Cốc đổi thành xã Tích Cốc, xã Thanh Nê đổi thành xã Tử Nê, xã Phúc Chỉ đổi thành xã Phúc Tuy nằm trong tổng Lạc Nghiệp, xã Thanh Nê đổi thành xã Tử Nê, xã Phúc Chỉ đổi thành xã Phúc Tuy nằm trong tổng Lạc Nghiệp và xã Văn Lãng giữ tên cũ nằm trong tổng Lạc Đạo.
Tổng Quỳnh Côi sau khi giải thể, một số xã chia thành nhiều xã mới, trong số 6 xã giữ nguyên tên cũ, có 4 xã Bình Cảng, Ngọc Lâu, Tức Mặc, Vũ Lao nằm trong tổng Lạc Thành; xã Bình Hiển nằm trong tổng Lạc Đạo. Riêng xã Phúc Lương đưa sang tổng Yên Thị của tổng Lạc Phong (Nho Quan – Ninh Bình).
Đối với châu mới Yên Thủy, quá trình chia tách từ các tổng, huyện cũ của Ninh Bình diễn ra với nhiều xáo trộn như sau:
– Huyện Phụng Hóa chuyển một số xã có nhiều người Mường cư trú thuộc hai tổng An Lạc và tổng Lãng Phong để lập ra tổng An Lạc thuộc châu Yên Thủy, trong đó có xã Lạc Tuyền đổi thành xã Lạc Thủy, xã Chân Lại đổi thành xã Hữu Lại và các xã An Lạc, Hiệu Lũng của tổng An Lạc cộng với xã Phú Lai của tổng Lãng Phong. Phần còn lại của huyện Phụng Hóa đổi thành huyện Nho Quan – Ninh Bình.
Huyện Yên Hóa cho chuyển từ tổng Vô Hốt xã Hậu Bổng vào tổng An Bình; xã Trường Môn vào tổng An Nghĩa; xã Thác La vào tổng An Lạc của châu Yên Thủy. Đồng thời, tổng Xích Thổ cũng chuyển xã Hưng Thi vào tổng An Nghĩa của châu Yên Thủy.
Phần còn lại của huyện Yên Hóa đổi thành huyện Gia Viễn – Ninh Bình.
CHÂU LƯƠNG SƠN: 4 tổng 17 xã: (ngoài ngoặc là tên giáp, thôn thuộc xã trong ngoặc là xóm thuộc giáp, thôn hoặc trực thuộc xã).
- Tổng Cư Yên gồm 6 xã:
– Xã Kệ Sơn: Đội Hầu (Đội Hầu, Trại Soan, Nước Vải), Vẻ (Vẻ), Đồng Chúi (Đồng Chíu, Đá Liền, Bãi, Trại Mới, Lọc Sọc, Bãi Soan, Võ Sấu), Thạch (Rút, Chuôn Gà), Nhất (Suối Cỏ, Đầm Đa, Trại Hoa, Gò Cháu, Ngọc Lâm), Nhì (Suối Cốc, Đồng Ỳ), Quê Sụ (Quê Sụ, Quê Nhàm, Rung Ấm, Nước Đảo, Húi), Răm (Vai Đào, Đồng Lau), Cao (Cao, Sáng, Trại Mới, Cường, Bái), Bằng Gà (Chanh, Tháy, Mỏ, Cột, Bài, Cả, Cu Bối, Suối Bu)
– Xã Mỗ Sơn: Mỏ (Mỏ, Đồng Bái, Gò Trúc), Mòng (Mòng Trên, Mòng Dưới, Bưa Đâu), Rổng (Rổng vòng, Bái Dài, Rổng Tầm, Đồng Cấn).
– Xã Nhuận Trạch (Rầm Giới, Cầu Sơn, Đồng Si, Bưng, Giếng Sạ, Đồng Sế, Trại).
– Xã Cư Yên (Đồng Chanh, Suối Sếu, Hang, Suối Rè, Đồng Râm. Giếng Ếm, Đồng Sâm).
Xã Liên Khuê: Liên Khuê (Sen, Nước Lạnh, Đá Cạn), Vân Khuê (Vận, Sim, Gò Chiền, Đồn Vận)
– Xã Thuận Lương (Thuận Lương, Bến Gò, Ngánh, Thượng, Ngánh Hạ, Đồng Sương, Đá Bạc, Nước Đỏ).
- Tổng Bằng Lộ gồm 5 xã (trong ngoặc, ngoài ngặc giống tổng trên):
– Xã Yên Lệ (Trung Mường, Trại Khoai, Trại Hương, Luông, Trại Giữa, Rợn, Đầm Bối, Hội, Gỏng, Trại Yên, Lặt, Đủ, Mùn, Mè, Chám Mỷ).
– Xã Quang Diệu (Đình, Chầm Vao, Đồng Dưới, Đồng Sổ, Thung Mộ, Gắm, Rục Giữa, Đồng Lụa, Đồng, Thuống Trên, Đồng Tơi, Suối, Mọng, Cò, Rục Ngoài, Rục Trong)
– Xã Đáo Lãng ( Chùa, Đồng Dằng, Cổ Động, Đá Thâm, Nhòn, Gò Chè, Gò Chói, Quê Vải, Đồng Dâu, Đồng Cao, Trại Mới)
– Xã Bằng Lộ ( Cửa Khâu, Đồng Bệnh, Đồng Cạn, Đồng Bèn, Đồng Chầm, Suối Sặt, Đồng Âm, Đồng Bồ)
– Quất Lâm ( Quất Lâm, Đồng Bùi, Đồng Vội, Đồng Táu, Đồng Quýt, Đồng Tram, Suối Nấy, Gò Bài, Vai Đá)
- Tổng Thanh Lương : gồm 2 xã ( địa danh trong, ngoài ngoặc giống tổng trên)
– Xã Thanh Lương: Nội ( Mỵ Trong, Mỵ Ngoài); Mỵ ( Cành Trong, Cành Ngoài, Bãi Khoai, Bãi Đóng, Đồng Hòa, Gò Gạo, Suối Trượi, Nà Bờ, Bưa Đăng, Bưa Bèo, Báy); Khai ( Khai, Đồi Vồi, Đồng Chờ, Bái Lộng, Đầm Giàn). Lựng ( Lựng, Bai Xa, Lầm Trong, Lầm Ngoài, Suối Nhội, Rộc Đồng, Mục Mòn); Cuối ( Chạo, Mý, Sụ, Cột, Rạch, Thông, Cai, Bạng Mát). Ngoại ( Sấu Trên, Sấu Dưới ); Gạo ( Voi Lội, Chầm Si, Tre Hóa, Gò Mu, Đê, Cau Dưới, Quèn Màn, Suối Cái, Điếm, Sụ, Sạ, Đồng Rẹ, Cáp, Rộc Mít, Đồng Bến, Đá Chồm, Đồi Him). Yên Lịch ( Chợ, Đồi, Mu, Đệt, Thăng, Chòm My, Lộng, Suối Mọi, Suối Sóc, Chân Dương); Vôi ( Bỉ, Vành, Chợ, Đầm, Đồi Dào, Trằng, Bủa Vường, Quèn Mạn, Đồng Bái, Vôi, Chí).
– Xã Thanh Nông: Vai ( Trại, Giếng Két, Bưng, Bương); Đồi ( Đồi, Phú Hữu, Đồng Gianh,Tân Lâm, Phố Đồi); Ái Nàng ( Ái Nàng, Đông)
- Tổng Kim Bôi: gồm 4 xã ( địa danh trong, ngoài ngoặc như tổng trên)
– Xã Kim Bôi: Bôi Câu ( Bôi Câu, Lạng, Răm, Nước Ruồng, Mõ, Bái, Lột, Sào Đông, Trò, Nuông, Suối Con, Mến, Bãi ); Vố ( Vố, Lục, Bo, Đồi, Gò Cha ); Bôi Cả ( Bôi Cả, Bái Mu, Quê Bộ, Nam, Muôi, Nghìa, Má, Rạch, Yên, Cóc, Giựng, Cháo, Vó Khang, Vọ)
– Xã Hạ Bì: Trung ( Bờ, Chợ, Lũng, Mang, Chiêng, Khoáng, Suối Dâu, Nội, Quê Mè, Nè, Bưa Sy, Bãi Guyền, Bái Bụt, Bưa Bờ, Đầm Trầy, Công Khoai); Ba ( Sáng, Gò Đầm, Lập, Bưa Trám, Sào Trên, Sào Dưới, Sào Bái); Tre ( Tre, Bái Thị, Ngheo, Bãi Cáo, Gò Sắng, Gò Rường); Mớ ( Mớ Đồi, Mớ Đá, Khoắc, Nước Trải, Quê Sung)
– Xã Vĩnh Đồng : Đông ( Thao Cả, Đồng, Ngoài, Đá Cạn, Bụt, Rạnh, Đốc, Ve, Đồng Nang, Lươn); Bắc ( Đầm Rừng, Căn Cay, Bái Cõi, Đám Lấm, Vó Cối, Thao Trong, Cùn Chán, Đầm Hạ, Suối Rèo, Bưa Đầm); Tây ( Trang, Đồi, Rậm Ruờm, Sim, Thung, Cò Lĩm, Thượng Ấm, Lành Anh, Chạo); Nam ( Sầm Thượng, Sầm Hạ, Vó Lươn, Vay, Vãng, Bái Rồng, Sú, Đồng Bến, Vựng, Bưa Rè, Chanh Trên, Chanh Dưới, Bãi Ỏm, Suối Đúng, Bưa Rồng, Đồng Đanh, Khoáng Bưởi, Sống, Suối Láo, Ký, Rai); Trung ( Chiềng Động, Gò Đầm, Cốc, Quê Rù, Ráy, Chung Yên, Cặm Cố, Định)
Xã Nật Sơn: Rếch ( Rếch, Quê Kho, Bái Chạo, Thung, Hòa, Meng Măng, Trung Cấp, Đô Lái, Nà Nang, Suối Sống), Củ ( Củ Trong, Củ Ngoài, Bưa Hồng, Tiệng, Đáp, Trẹo, Hang Nai, Vó Đất, Suối Măng), Đú Sang ( Đú, Bái Tam, Vó Mái, Tráng, Suối Can, Gò Bùi, Bãi, Sáng Trên, Đá Côi, Chầm Dong, Nước Đúc, Đồi Mu, Khoang Dền, Suối Chuộn, Sáng Dưới, Vỏ Láo, Gò Thấu, Suối Láo); Rắng ( Khoang, Mè, Quê Bèo, Quận Bả, Só Rèo, Đồng Si); Rộc ( Rộc, Mát, Gò Chàu, Bưa Cáu, Bọc, Nà Lốc, Đồng Lốc); Chỉ ( Chỉ Trong, Chỉ Ngoài, Ba Bị, Bưởi, Trán, Nèo, Đồng Khô); Cầu ( Cầu, Nhộng, Khuộc, Đúc, Láo Ray, Cuôi, Ốc, Sống, Pheo, Khăn, Nhông, Suối Sống, Bần Sáng, Hang Lờm); Khả ( Khả Trên; Khả Dưới, Đồng Cờn; Tằng Long, Hồi Trên, Hồi Dưới, Đỏng)
Căn cứ vào danh sách tổng, xã đã liệt kê kể trên, toàn bộ địa giới của chân Lương Sơn được tạo nên bởi phần lớn huyện Mỹ Lương, phủ Quốc Oai tỉnh Sơn Tây, sau chuyển về tỉnh Hà Nội. Cụ thể như sau :
– Thuộc tổng Phượng Hạnh là các xã Kệ Sơn, Mỗ Sơn, Nhuận Trạch, Cự Yên, Liên Khê của tổng Cự Yên mới.
– Thuộc tổng Mỹ Lương là xã Thuận Lương của tổng Cự Yên mới
– Thuộc tổng Hòa Lạc là hai xã Yên Lộ , Quang Diệu của tổng Bằng Lộ mới
– Thuộc tổng Dã Cát là các xã Đào Lãng, Bằng Lộ, Quất Lâm của tổng Bằng Lộ mới.
– Thuộc tổng Minh Lương là các xã Thanh Lương, Thanh Nông của tổng Thanh Lương mới
Riêng tổng Kim Bôi vẫn giữ nguyên 4 xã cũ là Kim Bôi, Hạ Bì, Vĩnh Đồng, Nật Sơn.
Từ cuối thế kỹ XVIII, khi viết về Mỹ Lương, Lê Quý Đôn đã đánh giá:
“ Huyện Mỹ Lương chỉ có một tổng Cao Bộ cùng vài bà xã ở tổng khác như Tốt Động, Đăng Tiên, ở vào đồng bằng, còn các xã đều ở một dải ven núi, hai tổng Hạ Bì và Minh Luân, núi rừng hiểm trở rất nhiều lam chướng, những xã trưởng, thôn trưởng gọi là lang đạo cũng như huyện Lạc Thổ.
Xã Tốt Động, huyện Mỹ Lương, ruộng phẳng dân đông, là làng cũ của Đặng Ma La, Thám hoa thời nhà Trần. Ở đấy có đường cái rộng chừng hai trượng, là đường vào Thanh Hoa của triều trước, người ta nói đi đường này rất tắt và gần, nhưng nay đường núi đã bế tắc không đi được nữa.
Xã Đăng Thực, huyện Mỹ Lương, có một khu đền là rừng cây rậm rạp, trong ấy có một khoảng đất vuông, bằng phẳng, chừng hơn một trượng gọi tên là chùa Ngạc, ở giữa có cây đa lớn, ở dưới có bình hương bằng sành, trước bình hương để hai hộp tròn bằng gỗ, đựng hai đồng tiền bằng gỗ, một đồng sấp, một đồng ngửa, đường kính ước hai tấc, không biết có từ đời nào, đều không mục nát mà cũng không ai dám lấy.
Xã Thuần Lương, huyện Mỹ Lương có một gian chùa tên là Lạp Tự ( chùa Săn) lợp bằng cỏ tranh, cột gỗ lim, trong thờ một tượng đá hộ pháp như hình người con trai, cởi trần; đứng trơ xương ra, không biết là ý nghĩa gì? Vài chục năm trước đây, có người khách phương Bắc đem nước giội lên đỉnh đầu tượng đá cho chảy vào bụng rồi thoát ra dương vật đằng trước, như người đi tiểu tiện, xem nước tiểu tiện đi đến chỗ nào, liền đào chỗ ấy lấy số vàng để đấy mang đi. Được mấy hôm, có một con hổ đến ôm tượng đá quật ngã xuống, đến nay vẫn còn”[3].
CHÂU ĐÀ BẮC : 2 tổng, 6 xã và phố ( trong ngoặc là địa danh xóm thuộc xã)
- Tổng Đức Nhàn: 3 xã, 23 xóm
– Xã Đức Nhàn ( Chiềng, Pheo, Giều, Tuổng, Nách, Nghi, Chum)
– Xã Quy Đức ( Riễm, Giâm, Ói Vọi, Ói Luông, Lầu, Đồng Ruộng)
– Xã Hào Tráng ( Lụm, Mó Hém, Sãng, Nựa, Vầy, Bến Mo, Sơn, Giút, Vĩnh, Ngành Tre).
- Tổng Hiền Lương: 2 xã, 11 xóm
– Xã Hiền Lương ( Chiềng, Mơ, Dưng, Kế, Gioi)
– Xã Tú Lý ( Mu, Tĩnh, Công, Riêng, Chòng, Cháu)
- Phố Chợ Bờ
CHÂU MAI: 2 tổng, 5 xã và phố ( trong ngoặc là địa danh xóm thuộc xã).
– Tổng Bạch Mai: 2 xã, 28 xóm
– Xã Mai Thượng ( Chiềng Châu, Mỏ, Nụt, Nàng, Bin, Đáy, Hiềng, Nà Sò, Lác, Nhót Sô, Sô, Chiềng Trọng, Tòng, Thông Khoe, Tẹt, Mang, Vãng, Đậu, Cha Long, Đồng Bảng, Bâng Bốn).
– Xã Tân Mai ( Khoang, Đoi,Phúc, Thốn Lốn, Nọt, San, Cô Nào)
- Tổng Thanh Mai
– Xã Mai Hạ ( Chiềng Hạ, Tồn, Khán, Nghẹ, Lầu, Lộng, Củm, Vạn Mai, Chiềng Hịch, Quên, Sim Lim, Ngõa, Cha Lang, Nà Sun, Lãm)
– Xã Bao La ( Chiềng La, Bước, Băng, Cun, Pheo, Lọng Sắng, Bùng, Bốc, Bường, Vân, Báo, Cháng).
– Phố Suối Rút ( Van Chò)
Theo Phạm Thuận Duật trong Hưng Hóa ký lược, chân Đà Bắc nguyên thuộc Châu Mộc trấn Hưng Hóa, năm Ất Dậu đời Lê Cảnh Hưng (1975) chia từ sông Đà về phía bắc thành châu Đà Bắc gồm 5 động Hiền Lương, Thanh Nhàn, Hào Nháng, Tân An, Dĩ Lý; từ sông Mã về phía Nam là châu Mã Nam. Năm Thiện Trị nguyên niên (1841) đổi động làm xã, chia làm 2 tổng:
– Tổng Hiền Lương có 2 xã Hiền Lương, Cẩm Nang
– Tổng Thanh Nhàn có 3 xã Thanh Nhàn, Hào Tráng, Quy Đức
Châu Mai cũng thuộc trấn Hưng Hóa, gồm 3 động Bao La, Mai Thượng, Mai Hạ. Năm Minh Mệnh thứ 19 (1839), ngoài việc đổi các động ở Châu Mai thành xã, thêm xã Tân Mai, Châu này còn thành lập thành 2 tổng:
– Tổng Thanh Mai có 2 xã Bao La, Mai Thượng.
Vào khoảng đầu năm 1894, người Mường ở các làng Giã Cát, Hòa Mục và Bach Thạch thuộc tổng Giã Cát, phủ Quốc Oai, tỉnh Hà Nội đòi được trở lại tỉnh Mường.
Cuối năm 1896, do việc các điều chủ Chausse và Magnan xin lập đồn điền có nêu Toàn quyền Đông Dương một lần nữa tính đến chuyên chỉnh đốn lại tỉnh Mường Hòa Bình cũng như đề ra phương án sáp nhập Chi Nê vào tỉnh Hà Nam khiến cho nhà chức trách ở địa phương lo ngại, đến mức có viên Đề đốc quê ở Giã Cát, nơi ông ta đã làm Quan lang đã bỏ làng mà đi. Tháng 9/1898, tận dụng tình hình trên, Quách Cửu – cựu Tri phủ Lạc Sơn và Quách Trấn – cựu Phó Quan lang ở Chợ Bờ đã đòi đưa Lạc Sơn và Lạc Thủy vào tỉnh Ninh Bình. Đề xuất trên nhận được sự hậu thuẫn của Ủy viên Tòa Công sứ trị trận ở Nho Quan vì ông ta nhận ra ngay mối lợi do việc địa bàn cai quản được mở rộng nhưng vấp phải sự phản đối kịch liệt của người Mường và lúc này mới lộ chuyện Quách Cựu và Quách Tuấn đánh tráo những giấy tờ có chữ ký của dân địa phương trong đơn xin giảm thuế sang đơn xin sáp nhập về Ninh Bình.
Tháng 4/1889, châu lỵ Lạc Sơn được thành lập ở Hoài Ân thuộc tổng Lạc Thành, châu lỵ Lạc Thủy được thành lập ở Chi Nê thuộc tổng Yên Nghĩa.
Hệ quả của những việc được vạch ra từ cuối năm 1896, đến ngày 24/10/1908 mới được thực thi. Đó là sự kiện toàn bộ châu Lạc Thủy của tỉnh Mường Hòa Bình được Toàn quyền Đông Dương Klobukouski ban hành Nghị định cho sáp nhập vào tỉnh Hà Nam.
Ngày 1/12/1924, một số làng của tổng Vô Hốt trước đây thuộc huyện Yên Hóa – Ninh Bình được đưa sang châu Lạc Thủy tỉnh Mường Hòa Bình nhập trở lại tổng Vô Hốt cũ mà lúc này đang nằm trong phủ Nho Quan – Ninh Bình.
– Năm 1939, châu Đà Bắc và Châu Mai sáp nhập thành châu Mai Đà.
Cách mạng tháng 8/1945 thành công, các đơn vị hành chính cấp châu của tỉnh Hòa Bình vẫn giữ nguyên như cũ nhưng đổi châu thành huyện, bỏ cấp tổng vốn là đơn vị hành chính cấp trung gian giữa huyện và xã. Cuối năm 1946, tỉnh Hòa Bình gồm 4 huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn, Lạc Sơn và Mai Đà (khi đó Lạc Thủy vẫn thuộc Hà Nam) cùng với các tỉnh Sơn Tây, Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Sơn La, Lai Châu được đặt trong một đơn vị hành chính cấp trung gian giữa Trung ương và tỉnh là Khu II. Bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, địa phương tiếp tục có những xáo trộn các đơn vị hành chính như sau:
– Ngày 25/1/1948, tỉnh Hòa Bình thuộc Liên khu III do việc Chủ tịch Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 120- SL hợp nhất các Khu II, Khu III và Khu XI thành Liên khu III. Trong thời gian ấy, ba xã Hòa Bình, Thịnh Lang và Yên Nông từ huyện Kỳ Sơn.
– Đầu năm 1956, xã Lũng Vân, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa chuyển sang tỉnh Hòa Bình, sáp nhập vào xã Toàn Thắng, huyện Lạc Sơn (chưa rõ ngày, tháng và cấp thẩm quyền ban hành văn bản.
Ngày 15/7/1948, bộ trưởng Bộ Nội Vụ ban hành Nghị định số 354 – NV/ Nghị định về việc sáp nhập xã Thuần Lương thuộc huyện Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình vào huyện Chương Mỹ của tỉnh Hà Đông; sáp nhập xã Mỹ Sơn và xã Cao Dương thuộc huyện Mỹ Đức vào huyện Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình.
Ngày 28/5/1949, Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu III ban hành Nghị quyết về việc sáp nhập xã Thanh Nông và Thanh Lương thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình thành một xã.
– Tháng 6-1949, châu Mai Đà về khu XIV,sau đổi là khu Xrồi lại chuyển sang trực thuộc Liên khu Việt Bắc (không rõ cấp nào ban hành Quyết nghị). Theo Báo cáo số 17357 HC/LK3 của Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu III ngày 21/12/1949 tỉnh Hòa Bình khi đó có 3 huyện là Kỳ Sơn, Lương Sơn và Lạc Sơn với 88 xã.
– Ngày 9/8/1950 Chủ tịch nước ban hành Sắc lệnh số 13 – SL về việc chuyển huyện Mai Đà từ Liên khu Việt Bắc về tỉnh Hòa Bình thuộc Liên khu III.
Tháng 1/1951, Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu III ban hành Quyết định chuyển trở lại 3 xã Hòa Bình, Thịnh Lang, Yên Mông từ huyện Đà Bắc về huyện Kỳ Sơn.
Ngày 6/4/1951, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 79/TTg trả xã Mai Châu từ huyện Lạc Sơn về huyện Mai Đà (có lẽ xã này được chuyển về Lạc Sơn từ giữa năm 1948 khi Mai Đà từ Liên khu III sáp nhập về Liên khu Việt Bắc.
Ngày 1/5/1953, Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu III ban hành Quyết định cắt 5 xã phía tây huyện Nho Quan (tức các xã trước đây đưa trở lại tổng Vô Hốt) là Quảng Minh, Phú Thịnh, Đoàn Kết, Bảo Lương và Yên Sơn nhập trở lại huyện Lạc Thủy, đồng thời đưa huyện Lạc Thủy trực thuộc tỉnh Hòa Bình.
Tháng 8/1954, Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu III ban hành Quyết định chia xã Thạch Yên thuộc huyện Kỳ Sơn thành hai xã Yên Thượng, Yên Lập; chia xã Cao Phong cùng huyện thành 8 xã Dũng Phong, Nam Phong, Tân Phong, Tây Phong, Thu Phong, Xuân Phong, Đông Phong và Bắc Phong.
Trong năm 1954, Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu III còn ban hành Quyết định thay đổi đơn vị hành chính của huyện Yên Thủy, theo đó chia xã Quảng Ninh thành hai xã Ngọc Lương và Yên Trị; xã Phú Thịnh thành 3 xã Lạc Thịnh, Yên Lạc, Phú Lai; xã Đoàn Kết thành 2 xã Đoàn Kết, Hữu Lợi, xã Bảo Lương đổi tên thành xã Bảo Hiệu; xã Yên Sơn thành xã Lạc Lương.
Trong khoảng thời gian từ năm 1955 đến năm 2009, tỉnh Hòa Bình tiếp tục có nhiều thay đổi về các đơn vị hành chính từ cấp xã, cấp huyện đến cấp tỉnh như sau:
Ngày 2/1/1955, Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu III ban hành Quyết định số 357 – QĐ chia xã Thạch Bi huyện Lạc Sơn thành 9 xã: Địch Giáo (5 xóm), Quy Mỹ (5 xóm), Do Nhân (5 xóm), Tuân Lộ (6 xóm), Phong Phú (8 xóm), Phú Vinh (10 xóm), Mỹ Hoa (14 xóm), Quyết Thắng (5 xóm), Phú Cường (11 xóm).
Ngày 15/5/1955, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 530 – TTg tái lập thị xã Hòa Bình; chia xã Yên Quang huyện Kỳ Sơn thành 3 xã Yên Quang, Yên Bình, Yên Trung
– Đầu năm 1956, xã Lũng Vân, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa chuyển sang tỉnh Hòa Bình, sáp nhập vào xã Toàn Thắng, huyện Lạc Sơn (chưa rõ ngày, tháng và cấp thẩm quyền ban hành văn bản).
Ngày 9/8/1956, Ủy ban Hành chính Liên khu III ban hành Quyết định số 489 chia xã Mai Thượng huyện Mai Châu thành 7 xã: Đông Bảng (4 xóm), Tòng Đậu (7 xóm), Thung Khe (3 xóm), Chiềng Sai (7 xóm), Nà Phòn (5 xóm) Nà Mèo (4 xóm, Chiềng Châu (7 xóm), Nà Mèo (4 xóm), Chiềng Châu (7 xóm).
Ngày 25/8/1956, Ủy ban Hành chính Liên khu III ban hành Nghị quyết số 321 NG.Q/TC chia xã Dân Tiến huyện Lạc Sơn thành 5 xã: Xuất Hóa 6 xóm), Yên Hậu (8 xóm), Bình Hẻm (3 xóm), Văn Nghĩa (10 xóm), Mỹ Thành (3 xóm).
Ngày 15/9/1956, Ủy ban Hành chính Liên khu III ban hành Quyết định số 378 TC/CB chia xã Quyết Thắng huyện Lạc Sơn thành 6 xã: Ngổ Luông, Lỗ Sơn, Do Mô, Yên Phú, Chí Đạo, Định Cư; chia xã Kiến Thiết huyện Lạc Sơn thành 5 xã: Phúc Tuy, Chí Thiện, Ngọc Mỹ, Văn Sơn, Thượng Cốc.
– Ngày 21/9/1956, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 1053- TTg chia huyện Mai Đà thành 2 huyện Đà Bắc và Mai Châu. Huyện Đà Bắc ở phía bắc sông Đà có các xã Toàn Sơn, Tu Lý, Hiền Lương, Hào Tráng. Quy Đức, Đức Nhân. Huyện Mai Châu ở phía nam sông Đà có các xã Mai Thượng, Pu Bin, Mai Hạ, Bao La, Tân Mai.
– Ngày 10/11/1956, Ủy ban Hành chính Liên khu III ban hành nghị định số 565 TC/CB chia xã Toàn Thắng huyện Lạc Sơn thành 3 xã: Bắc Sơn, Lũng Vân, Nam Sơn; ban hành Quyết định số 566 TC/CB chia xã Quy Đức huy Đà Bắc thành 8 xã Tiền Phong, Dân Lập, Tân Lập, Yên Hòa, Đoàn Kết, Trung Thành, Tân Minh, Cao Sơn.
Ngày 22/1/1957, Ủy ban Hành chính Liên khu III ban hành Quyết nghị số 140 QN/LK3 chia xã Đức Nhàn huyện Đà Bắc thành 8 xã Đồng Ruộng, Đồng Chum, Mường Chiềng, Tân Pheo, Giáp Đắt, Suối Nánh, Mường Tuổng, Đồng Nghê; ban hành Quyết nghị số 141 QN/LK3 chia xã Tự Do huyện Lạc Sơn thành 3 xã Ngọc Lâu, Ngọc sơn, Tự Do; ban hành Quyết nghị số 142 QN/ LK3 chia xã Cao Dương huyện Lương Sơn thành 5 xã Tân Thành, Hợp Châu, Long Sơn, Cao Dương, Cao Thắng; ban hành Quyết nghị số 146 QN/LK3 chia xã Mông Hóa huyện Kỳ Sơn thành 4 xã Dân Hòa, Mông Hóa, Phúc Tiến, Dân Hạ; ban hành Quyết nghị số 147 QN/LK3 thành lập xã Sủ Ngòi huyện Kỳ Sơn trên cơ sở sáp nhập các xóm Sủ (nguyên thuộc xã Trung Minh), Xóm Ngòi và xóm Sủ Bến (nguyên thuộc xã Dân Chủ) cùng huyện; ban hành Quyết nghị số 148 QN/LK3 chia xã Tiến Xuân huyện Kỳ Sơn thành 2 xã Tiến Xuân, Đông Xuân; ban hành Quyết nghị số 149 QN/LK3 chia xã Đoàn Kết huyện Lạc Sơn thành 5 xã Đông Lai, Thanh Hối, Mãn Đức, Tử Nê, Quy Hậu; ban hành Quyết nghị số 214 QN/LK3 chia xã Kim Bôi huyện Lương Sơn thành 5 xã Kim Tiến, Kim Bình, Kim Bôi, Hợp Kim, Kim Sơn.
Ngày 15/3/1957, Ủy ban Hành chính Liên khu III ban hành Quyết nghị số 206 QN/LK3 đổi tên xã Trung Bì huyện Lương Sơn thành xã Trung Sơn; đổi tên xã Xuân Bì cùng huyện thành xã Thượng Bì.
Ngày 27/7/1957, Ủy ban Hành chính Liên khu III ban hành Quyết nghị số 469 TC/KB chia xã Hùn