18/06/2018, 16:07

Trung Quốc – Ɖài Loan: Một chủ đề tế nhị và phức tạp

Phạm Ɖình Lân …Taiwan rộng 36.000 km2 với gần 25 triệu dân, có một nền kinh tế ổn định, một trình độ khoa học kỹ thuật vững chắc nên không thể xem thường đó là miếng mồi ngon dễ nuốt của Trung Quốc được. Không thể so sánh Taiwan với bất cứ một trong 4 ngoại tỉnh (Tân Cương, ...

trungquocdailoan

Phạm Ɖình Lân

…Taiwan rộng 36.000 km2 với gần 25 triệu dân, có một nền kinh tế ổn định, một trình độ khoa học kỹ thuật vững chắc nên không thể xem thường đó là miếng mồi ngon dễ nuốt của Trung Quốc được. Không thể so sánh Taiwan với bất cứ một trong 4 ngoại tỉnh (Tân Cương, Tây Tạng, Mãn Châu, Nội Mông) nào của Trung Quốc….

Người Tây Phương biết đảo Ɖài Loan qua tên gọi Taiwan hay Isla Formosa (Ɖảo Ɖẹp) do người Bồ Ɖào Nha đặt vào thế kỷ XVI.

Ɖảo Taiwan (Ɖài Loan) rộng 36.000 km2, nằm về phía đông nước Trung Hoa. Dân số đảo lối 24 triệu người. Các dân tộc thiểu số chiếm 4,5%, tức 1,08 triệu người. Eo biển Taiwan là hải lộ trọng yếu đối với Hoa Bắc, Triều Tiên, Nhật Bản và đông bộ nước Nga, nối liền với các quốc gia Ɖông Nam Á ở Tây Nam Thái Bình Dương.

Năm 1894 Trung Hoa bị Nhật đánh bại phải ký hiệp ước Shimonoseki nhượng quần đảo Penghu (Bành Hồ) và Taiwan (Ɖài Loan) cho Nhật (1895). Từ năm 1895 đến 1945 Taiwan đặt dưới sự cai trị của Nhật. Trong đệ nhị thế chiến nhiều người Taiwan chiến đấu trong quân đội Nhật. Trong số nầy có anh của cựu tổng thống Lee Teng Hui (Lý Ɖăng Huy). Năm 1945 Nhật bại trận. Ɖảo Taiwan được trả lại cho Trung Hoa Quốc Dân Ɖảng do Chiang Kaishek (Tưởng Giới Thạch) đứng đầu. Năm 1949 phe Quốc Dân Ɖảng (Kuomintang) của Chiang Kaishek bị phe Cộng Sản của Mao Zedong (Mao Trạch Ɖông) đánh bại. Chiang Kaishek rút quân ra đảo Taiwan. Taiwan trở thành Trung Hoa Dân Quốc (Zhong Hua Min Guo).

Tổng thống Chiang Kaishek luôn luôn nuôi hoài bão tái chiếm lục địa, lật đổ chế độ Cộng Sản do Mao Zedong lãnh đạo. Từ năm 1949 đến năm 1988 Quốc Dân Ɖảng là độc đảng cầm quyền ở Taiwan. Lãnh đạo Trung Hoa Dân Quốc là thống chế Chiang Kaishek. Khi ông mất, con ông là Chiang Ching Kuo (Tưởng Kinh Quốc) kế vị, lãnh đạo đảo quốc. Năm 1988 Chiang Ching Kuo mất, Lee Teng Hui, phó tổng thống xử lý quyền tổng thống. Năm 1990 ông được bầu làm tổng thống. Ɖó là người Hà Cá (Hakka: Khách Gia hay người Hẹ) gốc Taiwan đầu tiên làm tổng thống ở Taiwan dưới thời Quốc Dân Ɖảng. Bản thân Lee Teng Hui cũng là đảng viên Quốc Dân Ɖảng

Ɖảo Taiwan được sự bảo vệ của Ɖệ Thất Hạm Ɖội Hoa Kỳ. Hoa Kỳ và Taiwan ký hiệp ước hỗ tương  (1955). Taiwan nhận viện trợ của Hoa Kỳ. Ɖến năm 1965 Hoa Kỳ ngưng viện trợ Taiwan. Taiwan trở thành một quốc gia có nền kinh tế lành mạnh ở Ɖông Á. Về phương diện bang giao quốc tế Trung Hoa Dân Quốc vẫn còn được xem là đại diện của Trung Hoa tại tổ chức Liên Hiệp Quốc. Nước nầy bị mất ghế đại diện Trung Hoa, một trong năm cường quốc có quyền phủ quyết trong tổ chức LHQ, vào năm 1971 khi Hoa Kỳ chuẩn bị bang giao với Trung Quốc. Các quốc gia bang giao với Trung Quốc không được bang giao với Taiwan và chỉ nhìn nhận có một nước Trung Hoa mà thôi. Chiang Kaishek chết năm 1975 sau khi chứng kiến cảnh mất ghế đại diện Trung Hoa tại LHQ. Suốt thời gian 1949 – 1971 Trung Hoa Dân Quốc chỉ là cái bóng mờ của một cường quốc có quyền phủ quyết tại diễn đàn LHQ. Taiwan không được gia nhập vào tổ chức LHQ sau năm 1971. Dưới mắt của Trung Quốc đó là một tỉnh nội phản của Trung Quốc. Taiwan bị cô lập ngoại giao trên thế giới ngay cả với quốc gia đồng minh lâu đời của Trung Hoa Dân Quốc: Hoa Kỳ. Hiện nay Taiwan chỉ còn bang giao với trên 20 quốc gia Châu Mỹ La Tinh và hai đảo Thái Bình Dương. Một mặt Hoa Kỳ bang giao mật thiết với Trung Quốc. Mặt khác, thỉnh thoảng Hoa Kỳ bán võ khí cho Taiwan tự vệ trước sự đe dọa của Trung Quốc mặc cho sự phản đối của Beijing.

Chiang Ching Kuo (Tưởng Kinh Quốc) là con của Chiang Kaishek với người vợ đầu tiên. Ȏng được thụ huấn ở Liên Sô trong thời kỳ Quốc-Cộng Liên Minh lần thứ nhất. Khi Chiang Kaishek đàn áp Cộng Sản năm 1927, Stalin không cho ông về nước. Ȏng ở lại Liên Sô và có vợ Nga. Năm 1937 ông mới được Stalin cho về nước sau khi Chiang Kaishek chấp nhận Liên Minh Quốc-Cộng lần thứ hai vào năm 1936 sau khi bị tướng Zhang Xue Liang (Trương Học Lương) bắt cầm tù ở Sian (Tây An). Khi cầm quyền ở Taiwan, Chiang Ching Kuo chọn Lee Teng Hui (Lý Ɖăng Huy), một người Hà Cá sinh ở Taiwan thời Nhật thuộc, làm phó tổng thống. Ȏng có khuynh hướng “Ɖài Loan hóa” và dân chủ hóa chánh trị trên đảo và cho người kế vị là một người địa phương. Nên nhớ rằng khi quân Quốc Dân Ɖảng ra đảo Taiwan, họ gặp sự đề kháng dữ dội của người Taiwan. Có 20.000 người địa phương bị giết chết trong vụ xung đột võ lực nầy. Một số không nhỏ người Taiwan có cảm giác họ bị người lục địa và Quốc Dân Ɖảng cai trị. Vì vậy việc làm của Chiang Ching Kuo rất quan trọng trong việc dân chủ hóa và “Ɖài Loan hóa” sinh hoạt chánh trị trị trên đảo. Ȏng không dám nghĩ đến việc truyền quyền lực lại cho một trong những người con lai Nga của ông.

Lee Teng Hui (1923 – ,) là một người trí thức có chuyên môn cao. Ȏng học ở Nhật và Hoa Kỳ. Ȏng nắm giữ chức vụ tổng thống Trung Hoa Dân Quốc từ năm 1988 đến 2000. Năm 1996 là năm có tổ chức bầu cử dân chủ đầu tiên ở Taiwan. Ȏng tái đắc cử dễ dàng nhờ những thành quả tốt đẹp do ông mang lại cho đảo quốc khi làm đô trưởng  Taipei (Ɖài Bắc) và tổng thống đảo quốc Taiwan. Trung Quốc không có cảm tình với Lee Teng Hui vì:

  • Ȏng không thiết tha trong việc thương thuyết thống nhất với lục địa. Theo ông, Taiwan là một nước và Trung Quốc là một nước. Muốn thống nhất, Trung Quốc phải dân chủ hóa.
  • Ȏng là người sinh ra ở Taiwan chớ không phải người Hoa trên lục địa.
  • Ȏng có vẻ thán phục Nhật hơn là Trung Quốc. Sau khi không còn làm tổng thống, ông sang Nhật và thăm viếng đền Yasukuni vì anh của ông là một quân nhân trong quân đội Nhật hoàng và được thờ trong đền nầy.

Uy tín của Lee Teng Hui rất cao vì ông đã đem lại sự phồn vinh cho đảo quốc Taiwan, một trong Tứ Hổ Kinh Tế ở Á Châu. Taiwan nổi tiếng về kỹ thuật sản xuất computer trên thế giới. Taiwan vẫn hiên ngang trước những giàn hỏa tiễn của lục địa hướng về họ.

Năm 1986 đảng Dân Chủ Tiến Bộ (DPP: Democratic Progressive Party) ra đời. Ɖó là đảng đối lập đầu tiên ở Taiwan đối đầu với Quốc Dân Ɖảng.

Sự thành công của Lee Teng Hui suốt 12 năm cầm quyền, chánh sách dân chủ hóa đời sống chánh trị Taiwan và khuynh hướng biến Taiwan thành một quốc gia độc lập của ông làm cho Quốc Dân Ɖảng khó chịu nhưng đường lối ấy khích lệ đảng Dân Chủ Tiến Bộ. Nó giúp cho lãnh tụ đảng Dân Chủ Tiến Bộ, Chen Shui Bian (Trần Thủy Biển), đắc cử tổng thống Taiwan suốt hai nhiệm kỳ (2000 – 2008).

Chen Shui Bian (Trần Thủy Biển, 1950 – ) có đường lối chống Quốc Dân Ɖảng và ảnh hưởng của hai vị tổng thống họ Chiang (Tưởng). Ȏng tìm cách:

  • Xóa bỏ hình ảnh và tư tưởng của Chiang Kaishek trong quần chúng.
  • Dùng chữ Taiwan thay thế cho Republic of China (ROC: Trung Hoa Dân Quốc). Trên giấy thông hành đề chữ TAIWAN thay vì Republic of China. Trong học trình giảng dạy trên đảo, sách giáo khoa nhấn mạnh đến Taiwan thay vì China (Trung Hoa). Tạp chí Free China Review (Tạp Chí Trung Hoa Tự Do) được đổi thành Taiwan Review (Tạp Chí Ɖài Loan), từ điển nhân vật Who’s Who in the Republic of China được đổi thành Who’s Who in Taiwan.

Cố nhiên Trung Quốc rất ghét Chen Shui Bian. Ȏng này không chấp nhận tiền đề TRUNG HOA MỘT NƯỚC. Ȏng không sốt sắng giao thương với thuộc địa.

Từ năm 1994 đến 1999 Chen Shui Bian là đô trưởng thủ đô Taipei của đảo quốc Taiwan. Ȏng là người ngoài đảng Kuomintang (Quốc Dân Ɖảng) đắc cử tổng thống đầu tiên với một tỷ lệ tương đối nhỏ. Ȏng không có nhiều uy tín như Lee Teng Hui mặc dù ông cố gắng nới rộng bang giao quốc tế trong lúc Trung Quốc trở thành môt cường quốc kinh tế và quân sự  có vị thế ngoại giao vững chắc trên thế giới. Chen Shui Bian tham dự đám tang Ɖức Giáo Hoàng John Paul II năm 2005 cũng như Ma Ying Jeou (Mã Anh Cửu) dự lễ đăng quang Ɖức Giáo Hoàng Francis vào tháng 03 năm 2013 vừa qua mặc cho sự phản đối của Beijing (Bắc Kinh). Tòa Thánh Vatican trở thành chỗ dựa ngoại giao lớn nhất của Taiwan hiện nay sau khi bị các nước bang giao với Trung Quốc phải tuân theo nguyên tắc TRUNG HOA MỘT NƯỚC. Nhưng dù sao Taiwan cũng là một đảo quốc dân chủ và phồn vinh, tự sản xuất phi cơ và hỏa tiễn khi Hoa Kỳ từ chối bán cho Taiwan một số võ khí mà Taiwan cần.

Taiwan cũng không đến nỗi là một quốc gia bị cộng đồng quốc tế, kể cả Trung Quốc, xem thường được.

Singapore chỉ rộng trên 700km2 với lối 6 triệu dân là một đảo quốc duyên dáng và giàu có được thế giới ngưỡng mộ.

Taiwan rộng 36.000 km2 với gần 25 triệu dân, có một nền kinh tế ổn định, một trình độ khoa học kỹ thuật vững chắc nên không thể xem thường đó là miếng mồi ngon dễ nuốt của Trung Quốc được. Không thể so sánh Taiwan với bất cứ một trong 4 ngoại tỉnh (Tân Cương, Tây Tạng, Mãn Châu, Nội Mông) nào của Trung Quốc.

Singapore có 75% dân số gốc Hoa nhưng họ tự hào là người Singapore hơn là người Trung Hoa.

Taiwan chưa đến trình độ ấy vì Quốc Dân Ɖảng từ lục địa đến mặc dù người Taiwan được hưởng độc lập, tự do và hạnh phúc mà toàn dân Trung Hoa lục địa mong mỏi nhưng chưa đạt được. Dư âm về nguồn gốc và niềm tự hào Hán tộc vẫn còn phảng phất trong tâm não của các đảng viên Quốc Dân Ɖảng.

Quốc Dân Ɖảng ở Taiwan càng lúc càng hướng về lục địa theo tiếng gọi của dân tộc chủ nghĩa. Khi Chen Shui Bian nắm quyền hành pháp trên đảo, quyền lập pháp nằm trong tay Quốc Dân Ɖảng. Năm 2005 lãnh tụ Quốc Dân Ɖảng là Chien Chan thăm viếng Beijing (Bắc Kinh) và xác nhận TRUNG HOA MỘT NƯỚC. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2004 Chen Shui Bian tái đắc cử trong một cuộc vận động bầu cử đầy vất vả và nguy hiểm. Nữ ứng cử viên phó tổng thống, bà Anette Lu tức Lu Hsu Lien, bị bắn nhưng chỉ bị thương nhẹ mà thôi. Bạo lực được sử dụng trong một quốc gia mới tập tễnh trên đường xây dựng dân chủ.

Trung Quốc không ngừng gây áp lực quân sự đối với Taiwan dưới thời Chen Shui Bian khiến dân chúng Taiwan lo sợ bị Trung Quốc xâm chiếm bằng võ lực. Quốc Dân Ɖảng chỉ trích Chen Shui Bian không mở rộng giao thương với lục địa và có đường lối “độc lập” cực kỳ nguy hiểm cho an ninh Taiwan. Quốc Dân Ɖảng tìm mọi cách ngăn chận không cho Chen Shui Bian ra tranh cử tổng thống lần thứ ba và tố cáo vợ chồng Chen Shui Bian về tội tham những, hối lộ.

Ma Ying Jeou (Mã Anh Cửu, 1950 – ) thắng ứng cử viên của đảng Dân Chủ Tiến Bộ Frank Hsieh Chang-ting với tỷ lệ gần 59% trong cuộc bầu cử năm 2008. Phe đối lập của Quốc Dân Ɖảng cho rằng Ma Ying Jeou sinh trên lục địa (Hong Kong) và có thẻ xanh của Hoa Kỳ. Mã học luật ở Ɖại Học New York và Harvard, MA. với bằng tiến sĩ luật. Mã từng là thông dịch viên Anh ngữ cho tổng thống Chiang Ching Kuo. Dĩ nhiên Mã có tinh thần Hán tộc. Ȏng chống lại đường lối độc lập của Chen Shui Bian. Ȏng nầy mất quyền đặc nhiễm một giờ đồng hồ sau khi Ma Ying Jeou tuyên thệ làm tổng thống. Chen Shui Bian bị câu lưu về tội tham nhũng hối lộ. Ȏng bị còng tay đi ngoài đường cho công chúng thấy và bị đưa ra tòa xử chung thân (2009). Vợ của ông, bà Wu Shu-jen, cũng bị cầm tù vì tội hối lộ. Ɖó là cách hạ nhục và răn đe trên một đảo quốc vừa dân chủ hóa sau một thời gian dài thi hành chánh sách độc đảng trị, gia đình trị và lục địa trị.

Ma Ying Jeou lãnh đạo Quốc Dân Ɖảng đi ngược với đường lối của Chiang Kaishek vì tình thế thay đổi và chuyển biến hoàn toàn khác với hoàn cảnh sôi sục hận thù Quốc-Cộng của thời 1949. Ma Ying Jeou chống lại chủ trương Taiwan độc lập. Ȏng có đường lối thích hợp với Trung Quốc. Việc giao thương giữa đôi bên phát triển tốt đẹp. Taiwan mở cửa đón người lục địa thăm viếng đảo quốc. Thương ước Taiwan-Trung Quốc được ký kết với nhiều điều lợi cho Taiwan. Tháng 03 năm 2014 thành viên Phong Trào Hướng Dương biểu tình chống sự phê chuẩn thương ước mở rộng với lục địa.

Về chủ quyền trên Lưỡi Bò rộng 3 triệu km2 trên Biển Ɖông và chòm đảo Senkaku, Ma Ying Jeou có dự phần vào cuộc tranh chấp chủ quyền trên đảo Senkaku và Trường Sa. Ȏng thiên về lập trường của Beijing. Ɖường Lưỡi Bò đã có dưới thời Chiang Kaishek khi Trung Hoa chưa có một thế đứng vững mạnh trên thế giới. Nhật vẫn còn chiếm giữ đảo Taiwan.

Ma Ying Jeou không hề lên tiếng về việc Trung Quốc xâm phạm bãi cạn Scarborough của Phi Luật Tân hay quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vì Taiwan đã chiếm đảo lớn nhất trong quần đảo san hô Trường Sa. Năm 1939 Nhật chiếm Trường Sa và cho rằng quần đảo nầy thuộc Taiwan. Gần đây Taiwan lên tiếng tố cáo Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam lấp biển nới rộng đảo nhân tạo làm căn cứ quân sự nhưng không đá động đến việc Trung Quốc đang làm chuyện ấy trên một qui mô rộng lớn hơn như thiết lập một hàng không mẫu hạm bất động không bao giờ chìm ngoài biển!

Nhìn chung, Quốc Dân Ɖảng của Ma Ying Jeou tiến gần Cộng Sản Trung Quốc. Tổng thống Ma tin tưởng vào công thức áp dụng cho Hong Kong để tiến đến thống nhất Taiwan với Trung Quốc: MỘT QUỐC GIA HAI HỆ THỐNG.

Cuộc đấu tranh dân chủ của sinh viên học sinh Hong Kong vào cuối tháng 09 năm 2014 cho thấy sự tin tưởng của Ma Ying Jeou vào Beijing không ổn. Sinh viên, học sinh Hong Kong tranh đấu để đòi chánh quyền Beijing tôn trọng sự tự trị của Hong Kong trong vòng 50 năm theo thỏa ước đã ký với Anh vào năm 1984 và quyền tự do ứng cử trong cuộc bầu cử năm 2017. Vì căn cứ vào quyết định của Beijing, ứng cử viên phải qua sự duyệt xét lý lịch và chuẩn nhận của một Ủy Ban gồm những thành viên thân Beijing.

Cuộc biểu tình của sinh viên, học sinh Hong Kong kéo dài hai tháng và bị đàn áp bằng hơi cay, đánh đập và bắt bớ với những lời lên án, mạt sát của truyền thông Trung Quốc. Những sự kiện nầy làm cho uy tín của Ma Ying Jeou ở Taiwan suy giảm trầm trọng. Công dân Taiwan tự hào dè dặt về nguồn gốc Hán tộc và sự về nguồn với Trung Quốc Cộng Sản có nghĩa là họ phải hy sinh tự do và hạnh phúc đang có trên đảo quốc. Trường hợp Trung Quốc thống nhất với Taiwan sẽ không giống với Tây Ɖức và Ɖông Ɖức thống nhất năm 1989. Sự phân chia giữa lục địa Trung Hoa và đảo Taiwan xảy ra bằng một cuộc chiến hận thù đẫm máu. Giữa Tây Ɖức và Ɖông Ɖức không có cuộc xung đột đẫm máu nào xảy ra. Sự qua phân nước Ɖức là hậu quả của sự bại trận của nước nầy năm 1945. Nó do sự quyết định của các quốc gia Ɖồng Minh thắng trận. Người Tây Ɖức phải hy sinh cao độ để nâng đỡ đồng bào của họ ở Ɖông Ɖức sau khi nước Ɖức thống nhất. Sự đóng góp của Ɖông Ɖức cho kinh tế quốc gia chỉ chiếm 7%. Bây giờ toàn dân hai miền đồng hợp lực biến nước Ɖức thành nột quốc gia có nền kinh tế phồn thịnh ở Âu Châu và trên thế giới.

Beijing có xem Taipei (Ɖài Bắc) bình đẳng với họ không? 25 triệu dân Taiwan không phải cưu mang 1,5 tỷ dân lục địa nhưng sẽ bị sự hiếp đáp và đối xử bất bình đẳng như kẻ chiến thắng đối với kẻ chiến bại. Hong Kong có bình đẳng với Shanghai (Thượng Hải) không? Hay họ bị Beijing rủa sả vì nói tiếng Quảng Ɖông và tiếng Anh thay vì tiếng Quan Thoại.

Người Taiwan bày tỏ sự lo sợ của họ bằng lá phiếu trong cuộc bầu cử địa phương ngày 29-11-2014. Ma Ying Jeou và Quốc Dân Ɖảng hòa dịu và tin tưởng Beijing. Cả Beijing lẫn Washington đều hài lòng với đường lối hòa dịu nầy của ông. Nhưng dân chúng Taiwan lo sợ và không tin tưởng vào những gì Cộng Sản Trung Quốc hứa. Trường hợp Hong Kong dẫn họ đến với thực tế phũ phàng làm tan biến mọi lý tưởng viển vông trong tâm não họ. Ɖảng Dân Chủ Tiến Bộ (DPP) thắng lớn trong cuộc bầu cử địa phương ở 13 trên 22 thành phố trong đó có thủ đô Taipei và Taichung (Ɖài Trung). Ở Taiwan các đô trưởng Taipei đều được đắc cử tổng thống.

Lee Teng Hui làm đô trưởng Taipei từ năm 1978 đến 1981. 
Chen Shui Bian làm đô trưởng Taipei từ năm 1994 đến 1998. 
Ma Ying Jeou làm đô trưởng Taipei từ năm 1998 đến 2006.

Sự thất cử nặng nề của Quốc Dân Ɖảng (KMT) trong cuộc bầu cử địa phương vào tháng 11 năm 2014 cho thấy ứng cử viên tổng thống của Quốc Dân Ɖảng trong kỳ bầu cử của năm 2016 sẽ không gặp nhiều thuận lợi. Thủ tướng Jiang Ji-huah (Giang Nghi Hoa) từ chức. Tổng thống Ma Ying Jeou từ chức lãnh đạo Quốc Dân Ɖảng. Kết quả cuộc bầu cử tháng 11 năm 2014 được xem như thái độ dè dặt của người Taiwan đối với việc thống nhất với lục địa dù dưới dạng nào.

***    

Beijing sẽ không vui nếu Quốc Dân Ɖảng thất cử trong cuộc bầu cử năm 2016 sắp tới. Khuynh hướng “Ɖài Loan hóa” sẽ sống dậy với đảng Dân Chủ Tiến Bộ (DPP). Từ khi hội nhập vào cộng đồng thế giới, Trung Quốc tìm mọi cách cô lập Taiwan và Ɖức Ɖạt Lai Lạt Ma. Họ luôn luôn gọi vấn đề Taiwan và Tây Tạng là vấn đề cốt lõi. Sự phát triển kinh tế và quân sự của Trung Quốc càng làm cho tiếng nói của họ càng có trọng lượng trên thế giới. Hoa Kỳ rụt rè mỗi khi bán võ khí cho Taiwan vì sợ phật lòng Beijing. Nhưng cũng nhờ hoàn cảnh ngang trái, khó khăn nầy mà Taiwan tự sản xuất võ khí và phi cơ chiến đấu để tự vệ. Trung Quốc không dễ bắt nạt Taiwan như bắt nạt Việt Nam vì chánh quyền của họ do dân bầu lên chớ không phải do Trung Quốc sắp xếp. Quốc Dân Ɖảng hay Ɖảng Dân Chủ Tiến Bộ trên đảo Taiwan là đảng chánh trị của dân chúng trên đảo, không giống như đảng Cộng Sản Việt Nam với đảng Cộng Sản Trung Quốc. Kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật của Taiwan rất vững vàng nên Trung Quốc không thể chi phối dễ dàng.

Giả sử chánh quyền Taiwan trong hai năm sắp tới rơi vào đảng Dân Chủ Tiến Bộ, Trung Quốc sẽ làm gì? Có thể chánh quyền của đảng Dân Chủ Tiến Bộ không công khai tuyên bố độc lập để Trung Quốc có lý do dùng võ lực đánh chiếm đảo. Nếu, vì bất cứ lý do gì, Trung Quốc đánh chiếm Taiwan thì Nhật là quốc gia chịu nhiều thiệt thòi. Ɖó là thiệt hại kinh tế khi eo biển Taiwan bị Trung Quốc chiếm ngự và gây khó dễ cho tàu bè chở hàng xuất nhập của Nhật. Ɖại Hàn cũng gặp khó khăn tương tự nhưng có thể ở cấp độ nhẹ hơn. Về phương diện chiến lược, Nhật bị bao vây. Quần đảo Okinawa bị đe dọa còn nói chi đến Senkaku. Chính vì vậy, dù muốn dù không Nhật cũng cần can thiệp nếu Trung Quốc tấn công Taiwan. Lúc ấy Hoa Kỳ cũng khó nằm yên. Nếu Trung Quốc tấn công mà không chiếm được Taiwan thì lục địa sẽ đại loạn! Ɖó là cảnh cáo cầy không sợ cọp bịnh. Hong Kong có thể trở thành một đảo quốc khác giống như Singapore, vừa thạo tiếng Anh vừa nói tiếng Quảng Ɖông. Chế độ độc đảng trị sẽ gặp nhiều thử thách khó vượt qua.

Trong trường hợp ngược lại, nguyên trạng được tôn trọng. Ɖảo quốc Taiwan rơi vào cảnh:

Ɖể lâu cây gió thành kỳ, 
Ɖá kia lăn lóc có khi thành vàng.

Nguồn bài đăng

0