Trận Pharsalus 48 BC
Sau khi trận Cannae diễn ra được khoảng 168 năm, một trận chiến nổi tiếng khác lại làm xôn xao người dân thành Rome. Đây là cuộc nội chiến giữa Julius Caesar- người chinh phục xứ Gaul và một nghị viên La Mã, diễn ra đầu năm 49 tr. CN. Bấy giờ Caesar đã vượt qua con sông Rubicon cùng quân đội của ...
Sau khi trận Cannae diễn ra được khoảng 168 năm, một trận chiến nổi tiếng khác lại làm xôn xao người dân thành Rome. Đây là cuộc nội chiến giữa Julius Caesar- người chinh phục xứ Gaul và một nghị viên La Mã, diễn ra đầu năm 49 tr. CN. Bấy giờ Caesar đã vượt qua con sông Rubicon cùng quân đội của mình còn Pompey Đại đế- người chiến đấu cho Viện Nguyên Lão- cho rút quân từ Ý băng qua biển Adriatic về phía Đông. Đầu năm 48 tr. CN, Caesar tiếp tục di chuyển đến vùng mà ngày nay là Albania với bảy binh đoàn, tập trung tiêu diệt Pompey.
I. SỰ KIỆN MỞ ĐẦU
1. Caesar bị vây hãm : Pompey và Caesar gặp nhau ở Dyrrhachium, cố thủ luôn ở đó trong vòng 6 tháng liền và cho xây hai cát cứ- hai pháo đài lớn đối đầu nhau. Vào tháng ba, Mark Anthony- người bạn và người được ủy quyền tìm cách viện binh cho Caesar bằng 4 binh đoàn mà Caesar bỏ rớt lại trong quá trình lưu chuyển quân vì hải quân của ông quá yếu.
2. Caesar điều quân sang vùng đất mới : Liên quân của Anthony bị đánh bại vào ngày 7 tháng 7. Điều này khiến Ceasar chỉ còn một lại sự lựa chọn duy nhất : nếu tiếp tục muốn chiến đấu, ông phải cho hành quân vào sâu nội địa và vượt dãy Pindus. Caesar hy vọng sẽ đập tan được đội quân truy đuổi phía sau của Pompey ở đâu đó gần Hi Lạp- ở một vị trí thích hợp hơn. Cuối cùng hai phe chạm trán nhau ở Pharsalus.
II. ĐIỀU ĐỘNG QUÂN ĐỘI
1. Phương kế của Pompey
Chiến trường được chọn nằm gần bờ sông Enipeus với con sông nằm ở cánh trái quân đội của Caesar, đảm bảo rằng không phe nào đi vòng qua nhau ở sát phía bờ sông và đối với Pompey thì con sông đang bảo vệ cánh phải của ông. Phần quan trọng nhất cuộc chiến diễn ra tại cánh phải quân của Caesar. Pompey mong rằng sẽ chiến thắng bằng việc sử dụng kị binh vượt trội của mình cộng thêm cung thủ và lính nã đá (slinger) để tạo nên một cuộc đột kích vào nhóm kị binh ít ỏi của Caesar ở cánh phải này. Quân đội của Pompey gồm khoảng 64,000 bộ binh và 4,000-7,000 kị binh.
2. Cánh phải của Caesar
Lo sợ đội kị binh nhỏ của mình sẽ bị kị binh của Pompey nghiền nát, Caesar cho trích một đội quân từ mỗi binh đoàn nằm ở hàng bộ binh thứ ba (có ba hàng bộ binh cả thảy), rồi họp các đội quân đó lại tạo thành hàng bộ binh thứ tư và cho giấu họ sau đội kị binh của ông. Phe của Caesar gồm khoảng 33,000 bộ binh (chỉ bằng nửa quân kẻ thù) và 1,400 kị binh (ít hơn 3- 5 lần kị binh kẻ thù).
III. DIỄN BIẾN CHIẾN TRẬN
1. Giai đoạn 1 : Đợt tấn công ban đầu
Bộ binh của Caesar bắt đầu xông vào tấn công hàng ngũ quân địch nằm những 300 yard trước mặt (khoảng 274 mét). Pompey bình tĩnh giữ vững đội hình, mong rằng quân của Caesar sớm kiệt sức vì chạy nước rút cả quãng đường gần 300 mét qua khoảng trống chiến trường trước khi thực sự giao chiến. Nhưng rồi quân đội dày dạn kinh nghiệm của Caesar nhận biết ra mưu mẹo khôn khéo này nên họ đã cho dừng quân ở nửa đoạn đường để lấy lại sức và điều chỉnh lại hàng ngũ lộn xộn của họ.
Bộ binh giao chiến : Sau khi đã ổn định, quân Caesar lao lên giao chiến nửa quãng đường còn lại. Họ phóng lao liên tục vào hàng ngũ của Pompey và rút gươm chuẩn bị cho cuộc đánh xáp lá cà (những bộ binh hạng nhẹ của La Mã có thể ném lao trước khi hỗn chiến, mỗi người lính cầm nhiều cây lao gọi là pilum bằng tay cầm khiên, tay còn lại tự do ném lao. Việc bộ binh có thể thực hiện thêm một phần công việc của cung thủ giúp tăng khả năng sát thương lên kẻ thù, song các cây lao này không bay xa bằng tên của cung thủ được- little_gladius chú thích). Vào cùng khoảng khắc đó hàng kị binh khổng lồ của Pompey tấn công cánh kị binh bên phải của Caesar.
2. Giai đoạn 2 : Chiếc bẫy của Caesar
Theo lệnh Caesar, đội kị binh của ông rút lui ra sau tạo cảm giác thất thế nên hàng kị binh và lính bổ trợ của kẻ thù bắt đầu chìm sâu vào chiếc bẫy. Lúc bấy giờ, kị binh của Pompey kinh ngạc đón nhận đợt phục kích dữ dội bởi 3,000 quân bộ binh dày dạn xông ra từ phía sau đội kị binh của Caesar (tức hàng bộ binh thứ tư được Caesar sắp đặt từ trước). Những người lính từ hàng bộ binh này chiến đấu ngoan cường, đâm lao như cây lao thời Trung Cổ của họ vào các kị binh.
Hiệu quả đến từ sự bất ngờ phát huy tác dụng ngay lập tức. Hàng kị binh của Pompey bị đánh bật, hoảng loạn tháo chạy quay về vị trí ban đầu. Trong quá trình rút chạy, họ bỏ rơi lại những cung thủ và lính nã đá vốn rất dễ bị tiêu diệt nếu đánh xáp lá cà, không chỉ vậy, các lính bổ trợ này còn bị vó ngựa của chính quân Pompey giẫm đạp lên. Kị binh của Caesar chỉ việc rượt đuổi tàn quân kị binh rời rạc này hoàn toàn ra khỏi đội hình chính của Pompey (kị binh hạng nhẹ thường được dùng để tạo bướt đột phá trên chiến trường khi gây hoang mang ban đầu cho bộ binh hạng nhẹ không được vũ trang đầy đủ, cũng như tấn công cung thủ và các loại lính khai hỏa từ xa chỉ vũ trang hạng nhẹ, đuổi rút các tàn quân khỏi đội hình chính, nhưng bản thân kị binh cũng có kẻ thù đáng sợ là lính đâm mâu nếu họ lỡ bị hỗn chiến với nhóm lính này-little_gladius chú thích).
3. Giai đoạn 3 : Lực lượng Caesar vây bọc
Hàng bộ binh thứ tư của Caesar sau đó xoay lại đe dọa bên hông và phía sau cánh trái quân đội của Pompey; cùng lúc đó, Caesar cho thúc hàng bộ binh thứ ba (hàng bộ binh cuối cùng trong đội hình chính, trong khi các hàng đầu đang giao chiến thì hàng này chờ đợi) dàn lên trước mặt hàng bộ binh đầu tiên. Bây giờ tình cảnh quân đội của Pompey khá hiểm nghèo : trước mặt là hàng quân mới sung sức, bọc gần phía sau là hàng bộ binh thứ tư của Caesar. Mặc dù nắm trong tay quân số vượt trội, nhưng sự lo lắng và hoang mang phân tán tư tưởng khiến Pompey quên không điều động cánh quân bên phải đội hình xông lên ngăn cản đà tiến công của Caesar.
Pompey rút quân : Pompey đã cho quân rút khỏi chiến trường thay vì nỗ lực củng cố đội hình và chạy chữa cho những mất mát đã xảy ra. Ông lui về trại quân cố thủ của mình và chờ đợi kẻ chiến thắng đang đến, trong khi quân đội của ông bị đánh tan tác. Khi lực lượng Caesar đổ bộ lên trại quân đó, Pompey- một thời là từng là anh hùng La Mã đã bỏ chạy trong sự hổ thẹn. Ngày sau đó các cánh quân còn lại của Pompey đầu hàng Caesar và chiến tranh gần như kết thúc.
IV. KẾT CỤC :
1. Con số thương vong vẫn còn nằm trong vòng nghi vấn
Caesar tính rằng Pompey mất 15,000 quân và 24,000 lính bị bắt. Asinius Pollio- một tướng trong quân đội Caesar thì ước lượng bên địch mất 6,000 người. Caesar nhắm số quân của ông mất 200 người- mặc dù con số này không chắc là thấp như vậy.
2. Hai vị tướng bất hạnh
Pompey rút lui từ Pharsalus sang Ai Cập. Ở đây ông bị pharaoh Ptolemy XIII sai người ám sát. Pompey chịu nhiều nhát đâm trên lưng và bị chặt đầu, xác ông bị thiêu và đầu được đem gửi cho Ceasar như là quà tặng từ vua Ai Cập nhưng Caesar không xem đó là chiến lợi phẩm, ông cho thiêu chiếc đầu của vị tướng xấu số và bày tỏ lòng thương tiếc. Ptolemy XIII bấy giờ được 15 tuổi và có một chị gái đồng cai trị nhưng đang tiếm quyền là Cleopatra VII 21 tuổi- người sau này tạo nên mối tình lãng mạn với Caesar, khi ông tới Ai Cập định giúp Ptolemy XIII giành lại ngai vàng. Cuộc diện kiến bí mật với vị nữ hoàng trẻ khiến Caesar thay đổi ý định, ông chính thức đưa Cleopatra lên làm Pharaoh.
Caesar phát động cuộc nội chiến với Viện Nguyên Lão và những người đối kháng vì họ công bố ông là kẻ thù của dân chúng nhằm hạn chế quyền lực của ông, mặc dù Caesar đã dốc lòng chinh phục thành công xứ Gaul và sát nhập nó vào đế chế La Mã. Không còn đối thủ nào đáng kể sau cái chết của Pompey, Caesar trở về Rome với địa vị chính trị mới. Ông được bổ nhiệm làm thống chế và thành nhà lãnh đạo độc tài cùng điều hành công việc với một Viện Nguyên Lão được cải tổ lại; đầu năm 44 tr. CN, Caesar được bầu làm lãnh đạo tối cao mãi mãi. Nhiệm kì ngắn ngủi đó chỉ kéo dài được vài tháng trước khi Ceasar bị một nhóm nghị viên sát hại, song ông đã kịp đưa vào nhiều cải tổ khôn ngoan mang tính xây dựng cao (hợp thời hóa hệ thống lịch, cải biến luật La Mã và làm Nghị Viện dân chủ hơn cùng nhiều cải cách hợp lí khác)…
Nguồn bài viết : http://ngoisaoblog.vn
FACT FILE : Sau cái chết bi thảm của Marcus Licinius Crassus ở Parthia, chế độ Tam Hùng đầu tiên (the First Triumvirate_ chế độ ba người đứng đầu này giúp giữ cân bằng quyền lực trong nghị viện và tránh một cuộc chiến giành quyền lực) gồm Crassus, Pompey và Caesar thì chỉ còn lại hai người lãnh đạo đứng đầu. Pompey vốn là con rể của Caesar, chồng của Julia- con gái yêu của Caesar. Sau cái chết của Julia năm 56 tr. CN, gạch nối giữa hai con người đầy quyền lực cũng đã vỡ vụn. Cộng với những chiến thắng của Caesar trong đợt chinh phục xứ Gaul và quyền cai trị của ông ở vùng đất phía Tây đe dọa vị trí ngang hàng của Pompey, cuộc nội chiến này là không thể tránh khỏi.
Thông tin thú vị : Nếu bạn tra từ điển chữ ” rubicon”, bạn sẽ thấy thành ngữ ” to cross/pass the Rubicon ” có nghĩa là ” chuyện đã lỡ liều”. Câu này có lẽ xuất phát từ tình huống của Caesar khi vượt sông Rubicon trước trận Pharsalus (chỉ là tôi vô tình tìm ra thông tin này trong từ điển Lạc Việt, mặc dù từ điển này không có mục tra danh từ riêng). Năm 49 tr. CN, sau ba chiến thắng thuyết phục của Caesar ở Illyricum, Cisalpine và Transalpine thuộc xứ Gaul cũng như một phần chịu ảnh hưởng từ Pompey, Viện Nguyên Lão cho triệu hồi Caesar về Rome; nhưng với điều kiện phải giải thể quân ngũ, đi một mình và đạc biệt không được vượt sông Rubicon (con sông chia tách vùng Cisalpine xứ Gaul và lãnh thổ nước Ý) . Đối với Caesar, điều này quá nguy hiểm bởi vì nếu một mình trở về Rome như thế , ông sẽ bị những người ủng hộ Pompey sát hại. Vì vậy Caesar không chỉ không bỏ quân đội của mình- những người lính đã từng vào sinh ra tử và tuyệt đối trung thành mà ông còn quyết định vượt sông Rubicon (ngày 10 tháng 1 năm 49 tr. CN) và cuộc nội chiến nổ ra. Caesar nhanh chóng di chuyển qua Ý nhưng đã không kịp ngăn Pompey rút quân băng qua biển Adriaric về phía Đông. Nhà sử học Hi Lạp nổi tiếng Plutarch đã kể lại rằng lúc vượt sông Rubicon, Caesar từng nói một câu “Alea iacta est” tức “The die is cast” nghĩa nôm na là “chuyện đã lỡ làm không thể thay đổi được, hay bút sa gà chết”.