18/06/2018, 15:25

Trận Hải chiến Sena Gallica

biên dịch hongsonvh Các bên tham chiến Đế quốc Byzantine Chỉ huy : John Valerian Sức mạnh : 50 tàu chiến Thương vong và thiệt hại: Tối thiểu Vương quốc Ostrogothic Chỉ huy: Indulf Gibal Sức mạnh : 47 tàu chiến Thương vong và thiệt hại: 36 tàu bị mất, phần ...

biên dịch hongsonvh

Các bên tham chiến
Đế quốc Byzantine
Chỉ huy : John Valerian
Sức mạnh : 50 tàu chiến
Thương vong và thiệt hại: Tối thiểu
Vương quốc Ostrogothic 
Chỉ huy: Indulf Gibal
Sức mạnh : 47 tàu chiến
Thương vong và thiệt hại: 36 tàu bị mất, phần còn lại bị đốt cháy sau đó

Trận Sena Gallica là một trận hải chiến ngoài khơi bờ biển Adriatic thuộc nước Ý trong mùa thu năm 551 giữa Đông La Mã (Byzantine) và một hạm đội của người Ostrogoth, trong Chiến tranh Gothic (535-554). Nó đánh dấu sự kết thúc sự thống trị của người Goth ở vùng biển của La Mã, và bắt đầu trỗi dậy của người Byzantine trong cuộc chiến tranh dưới sự lãnh đạo của Narses. Đó cũng là trận đánh lớn cuối cùng chiến đấu trong biển Địa Trung Hải trong hơn một thế kỷ, cho đến khi có trận Masts vào năm 655.

Trận Sena Gallica là một trong những bước ngoặt của Chiến tranh Gothic và của Lịch sử Tây Âu, sau trận này người Ostrogoth ( Đông Goth) đang chiếm đóng nước Ý không thể gượng lại được trước sức mạnh của người Byzantine ( Đế quốc Đông La Mã), rồi thậm chí cả người VidiGoth ( Tây Goth) đang cát cứ tận Tây Ban Nha cũng bị Byzantine tiêu diệt, nhưng rồi kiệt sức vì chính cuộc chiến tranh này mà người Byzantine cũng chẳng giữ được nước Ý ( Tây La Mã) trong bao lâu cho đến khi rợ người Lombard từ ven bờ Danub tràn xuống, còn Tây Ban Nha thì lại rơi vào tay người Hồi giaó Bắc Phi? mà những tộc người này lại bị người Frank dưới sự lãnh đạo của Charlomagne giòng Carolingian chinh phục và dần lập ra ba nước Pháp, Đức, Tây Ban Nha như ngày nay. Tóm lại ta có thể nói rằng nếu không có trận Sena Gallica thì có lẽ bản đồ Tây Âu đã khác đi rất nhiều so với ngày nay.

Bối cảnh chung trước khi xảy ra trận đánh

Vào Năm 550, chiến tranh Gothic đã trải qua mười lăm năm. Những năm đầu của cuộc chiến là một loạt những thành công của đội quân quy mô tương đối nhỏ của Byzantine dưới sự chỉ huy của Belisarius, và những cuộc tấn công này đã dẫn tới sự sụp đổ của thành phố Ravenna ( thủ đô của Vương Quốc Otstrogoth) và dường như đã phục hồi lại được sự thống trị của Đế quốc La Mã tại Ý kể từ trước những năm 540. Sau đó, Hoàng đế Justinian I đã gọi Belisarius quay chở lại Constantinople. Các chỉ huy còn lại sớm bắt đầu quay ra cãi vã với nhau, trong khi người Goth tập hợp lại lực lượng của họ. Dưới sự lãnh đạo của vua mới cực kỳ dũng cảm Totila của họ, người Goth nhanh chóng đảo ngược tình hình, và đánh bại các lực lượng của Đông Đế chế. Thậm chí việc Belisarius quay trở lại cũng không ngăn cản được các đợt sóng tấn công của người Ostrogoth. Đến năm 550, người Đông La Mã chỉ còn lại trong tay một số ít các cứ điểm phòng thủ ở duyên hải ven biển Adriatic, và mùa xuân năm đó thậm chí Totila đã tiến hành xâm lược Sicily, một căn cứ chiến lược của người Đông La Mã. Với mong muốn phá hoại sự xâm nhập dễ dàng của Đế chế vào nước Ý và tăng cường khả năng tiếp viện binh lính hoặc củng cố tiền đồn của họ, Totila đã tạo ra một lực lượng hải quân gồm 400 tàu chiến để chiến đấu với Đông đế quốc tại vùng biển này. Cùng lúc đó hoàng đế Đông La Mã Justinian I cũng gấp rút chuẩn bị một chiến dịch lớn cuối cùng để thu hồi nước Ý, và chiến dịch này được đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của thái giám Narses

Đế quốc Byzantine ( 330 — > 1453) hay còn gọi là Đế quốc Đông La Mã, là Đế quốc La Mã trong thời kỳ Trung Cổ, trung tâm là thủ đô Constantinople, được cai trị bởi các Hoàng đế La Mã. Đế quốc này được gọi là Đế quốc La Mã bởi các thần dân và lân bang của nó. Sự phân biệt giữa “Đế quốc La Mã” và “Đế quốc Byzantine” hoàn toàn chỉ là một quy ước hiện đại, không hề có một ngày cụ thể cho việc chia tách Đế chế Đông và Tây La Mã, , nhưng một điểm quan trọng là Hoàng đế Constantine I chuyển thủ đô của Đế chế từ Nicomedia (trong vùng Anatolia) đển một thành phố Hy Lạp trên vịnh Bosphorus, và thành phố này được đổi tên là Constantinople (hoặc “Roma mới”), nay chính là thành phố Istambul của Thổ Nhĩ Kỳ. Đế chế luôn được duy trỳ là một trong những lực lượng mạnh nhất về kinh tế, văn hóa, và quân sự tại Âu Châu, Bất chấp những thất bại và mất mát về lãnh thổ, đặc biệt là trong các cuộc chiến tranh La Mã-Ba Tư và Byzantine-Arab . Đế chế phục hồi trong thời gian triều đại Macedonus trị vì (867 — >1056 SCN ), phát triển mạnh mẽ trở lại một lần nữa để trở thành sức mạnh siêu cường tại Đông Địa Trung vào cuối thế kỷ 10. Tuy nhiên, sau năm 1071 phần lớn bán đảo Tiểu Á, khu trung tâm của đế quốc đã bị mất đã bị chiếm mất bởi người Seljuk Turk. Sự phục hồi của vương quốc Komnenia trong thế kỷ 12 làm Đông La Mã lấy lại vùng đất này và tái thống trị nó một thời gian ngắn, thành lập nhưng sau đó lại bị chiếm mất bởi những người thừa kế kém cỏi. Đế quốc Đông La Mã đã nhận được một đòn sinh tử trong năm 1204 bởi quân Thập tự chinh lần thứ tư (thay vì tấn công quân Hồi giáo bảo vệ mộ chúa, quân Thập tự chinh đã xông vào ăn cướp thành phố Constantinople của người anh em theo Ky Tô dòng chính thống giáo, vốn dĩ là để lấy tiền trả nợ cho Cộng hòa Vơnidơ ?” nay Giáo hoàng La Mã đã có lời xin lỗi???), Khi đó nó bị giải tán và chia thành hai quốc gia đối địch là Byzantine Hy Lạp và Latinh. Bất chấp sự hồi phục sau cùng của Constantinople và sự tái lập của Đế chế vào 1261, dưới sự cai trị của Hoàng Đế Palaiologan, các cuộc nội chiến nổ ra trong thế kỷ 14 tiếp tục bào mòn sức mạnh của Đế quốc. Hầu hết các lãnh thổ còn lại của nó đã bị mất trong chiến tranh Byzantine-Ottoman. Đỉnh điểm là sự Sụp đổ của thành phố Constantinople và vùng lãnh thổ còn lại của nó vào tay người Hồi giáo Ottoman Turk trong thế kỷ 15. Có truyền thuyết rằng lúc đó một nàng công chúa thuộc Byzantine dòng Kytô chính thống ( Sophia Paleologue ) chạy đến và xin sự che chở của Giáo Hoàng La Mã đang tại vị, Giaó hoàng công bố thông tin cho các quân vương theo công giáo ở khắp Châu Âu để xem ai hào hiệp ra tay cưu mang nàng, thì có vua Nga là Ivan III mang quà sính lễ đến đầu tiên, vì vậy người Nga thường cho rằng họ chính thức là thừa kế của Đế quốc Byzantine và quốc huy của nước Nga với con đại bàng có hai đầu chính là biểu tượng thừa kế từ Đông La Mã.

Hải quân Byzantine

Hải quân Byzantine là lực lượng hải quân của Đế quốc Byzantine. Cũng giống như đế quốc nó phục vụ, nó được phát triển trực tiếp từ Hải quân của đế quốc La Mã, Nhưng so với tiền thân của nó thì Hải quân Byzantine đã đóng một vai trò lớn hơn trong việc bảo vệ và sự sống còn của nhà nước. Trong khi hạm đội của Đế quốc La Mã chỉ phải đối mặt với rất ít các mối đe dọa lớn bằng hải quân, và hoạt động như là một lực lượng hỗ trợ, bổ sung uy thế cho các chiến đoàn, thì biển lại có giá trị quan trọng sống còn đến sự tồn tại của Byzantine, và à một số nhà sử học đã gọi Byzantine là một “đế chế hàng hải”.

Các mối đe dọa đầu tiên đến quyền bá chủ của Byzantine trong Địa Trung Hải đã được tạo ra bởi người Vandal ở thế kỷ thứ 5, nhưng mối đe dọa này được kết thúc bằng các cuộc chiến tranh của Justinian I ở thế kỷ thứ 6. Việc tái thành lập, duy trì và sử dụng một hạm đội tầu galley dromon ở thời kỳ này cũng điểm đánh dấu khi hải quân Byzantine bắt đầu từ gốc là HQ La Mã và phát triển theo bản sắc, đặc tính riêng của nó. Quá trình này được đẩy mạnh với sự khởi đầu của các cuộc chinh phục của người Hồi giáo ở thế kỷ thứ 7. Sau những thất bại ở Levant và sau đó là ở Châu Phi, lúc này Địa Trung Hải được chuyển đổi từ ?o ao nhà của Đế Chế La Mã ” thành một chiến trường giữa Byzantine và người Ả Rập. Trong cuộc đấu tranh này, hạm đội Byzantine đã đóng quan trọng, không chỉ cho việc bảo vệ các tài sản ở xa của đế chế xung quanh lưu vực Địa Trung Hải, mà còn là sự chống trả các cuộc tấn công vào thủ đô của đế chế, thành phố Constantinople từ phía biển. Bằng việc sử dụng vũ khí mới được phát minh “lửa Hy Lạp”, hải quân của Byzantine chở nên nổi tiếng nhất và đáng sợ nhất với vũ khí bí mật này, Constantinople đã được bảo vệ từ nhiều cuộc bao vây và rất nhiều trận hải chiến để giành cho được thành phố này.

Chiến lược và chiến thuật

Khi nghiên cứu các hoạt động hải quân thời cổ đại và thời Trung cổ, một điều rất cần thiết là phải hiểu được những hạn chế về kỹ thuật của đội tàu galley. Nếu tầu galley không được điều khiển tốt trong vùng nước có sóng lớn thì nó sẽ dễ dàng bị chìm ngập bởi sóng biển, đó sẽ là thảm họa ở vùng biển mở; lịch sử nhiều lần lặp lại với trường hợp các hạm đội galley bị chìm do thời tiết xấu (ví dụ như thất bại của La Mã trong Chiến tranh Punic lần đầu tiên). Thời gian để sử dụng được buồm thường bị giới hạn từ giữa mùa xuân tới tháng Chín. Khoảng xa mà một chiếc galley có thể đi được, ngay cả khi sử dụng được buồm, bị hạn chế và thụ thuộc vào số lượng nguồn cung cấp nó có thể mang theo. Đặc biệt là nước, trở thành một nguồn cung cấp cực kỳ quan trọng. Với mức tiêu thụ ước tính khoảng 8 lít/ ngày cho mỗi tay chèo của nó, đây chính là một yếu tố quyết định cho việc hoạt động trong môi trường khan hiếm nước ngọt và nắng chói trang của bờ biển Đông Địa Trung Hải. Với các tầu lớp Dromon nhỏ hơn ước tính chỉ có thể mang 4 ngày nước uống. Điều này có nghĩa rằng hạm đội các tầu galley bị hạn chế trong việc vận động trên các tuyến đường ven biển, và thường xuyên phải cập bến để bổ sung nguồn cung cấp của cho hạm đội chúng. Điều này cũng được chứng thực trong cuộc viễn chinh của Byzantine ra nước ngoài, từ cuộc viễn chinh của Belisarius trong chiến dịch chống lại người Vandal, cuộc viễn chinh Cretan. Vì lý do này mà Nikephoros Ouranos nhấn mạnh sự cần thiết phải có sẵn ” Thủy thủ với những kiến thức chính xác và kinh nghiệm về biển, để nhận biết được gió nào thổi từ những cơn biển động và nào thổi từ đất liền. Họ cũng cần phải biết khu vực nào có đá ngầm trong lòng biển, và nơi nào nước biển không đủ sâu, và vùng đất mà họ đang bơi dọc theo đó cùng với các đảo lân cận các bến cảng và khoảng cách giứa các cảng đó. Họ cần biết ở đâu có nước và các nguồn cung cấp nước.

Các trận hải chiến thời Trung cổ ở Địa Trung Hải vì thế về cơ bản thường xảy ra ở ven biển và vùng nước cạn, thực hiện việc xâm chiếm miền ven biển và hải đảo, chứ không để kiểm soát biển nó được hiểu ngày hôm nay. Hơn nữa, sau khi từ bỏ đòn đánh ramming, đòn thực sự là vũ khí sát thủ có trước sự ra đời của thuốc súng và đạn nổ, của các trận hải chiến, “không thể đoán trước, không còn có thể có sự hy vọng vào một sức mạnh nào đó để có một lợi thế về vũ khí hoặc kỹ năng của đội thủy thủ mà sự thành công có thể được mong đợi..” theo lời của John Pryor. Nguyên văn “more unpredictable. No longer could any power hope to have such an advantage in weaponry or the skill of crews that success could be expected.” Chính vì thế mà các cẩm nang hướng dẫn về hải quân của người Byzantine thường nhấn mạnh chiến thuật thận trọng, với sự ưu tiên cho việc bảo tồn các đội tàu của chính mình, và tìm cách mua các tin tình báo chính xác. Nhấn mạnh được đặt vào việc đạt được chiến thuật bất ngờ và ngược lại, về việc tránh bị đánh một các bất ngờ từ đối phương. Lý tưởng nhất là trận chiến chỉ diễn ra khi người Byzantine hoàn toàn yên tâm rằng họ có ưu thế vượt chội về quân số hoặc các bố trí chiến thuật. Quan trọng là phải có một lực lượng có đủ sức mạnh và một chiến thuật phù hợp để đối phó với một đối phương đã được tìm hiểu kỹ.

Ví dụ như Leo đệ lục chẳng hạn, ông ta có những chiến thuật khác nhau để đối phó với những tầu chiến nặng nề và chậm chạp của người AiCập (koumbaria), hoặc những tầu nhỏ và nhanh của người Slavs và Rus (akatia, hoặc monoxyla)

Vẫn theo Leo VI, trong một chiến dịch, sau khi tập hợp các đội tầu khác nhau tại các căn cứ vững chắc dọc theo bờ biển, hạm đội gồm đội tầu chính, bao gồm các tàu chiến có mái chèo, còn đội tầu phụ trợ (touldon) gồm các tàu vận tải buồm và tàu vận tải có mái chèo, sẽ được gửi đi ra xa khỏi khu vực sẽ xảy ra trận đánh.Hạm đội được chia thành các hải đội, và các mệnh lệnh được truyền từ tàu này đến tàu khác thông qua các tín hiệu cờ (kamelaukia) và lồng đèn.

Khi đã tiếp cận đối phương, và trong một trận chiến, một đội hình tuân thủ theo trật tự là cực kỳ quan trọng, nếu đội hình rơi vào rối loạn, tàu của họ sẽ không thể hỗ trợ cho nhau và rất có thể sẽ bị đánh bại. Hạm đội mà thất bại trong việc giữ trật tự đội hình hoặc không thể tự nó hình thành một đội hình đánh trả (antiparataxis) phù hợp với chiến thuật của đối phương, thường phải bỏ chạy hoặc bị phá vỡ trong cuộc chiến. Diễn tập chiến thuật do đó được dự định để phá vỡ đội hình của đối phương, bao gồm cả việc sử dụng các chiến thuật mưu mẹo khác nhau, như tìm cách chia cắt lực lượng đối phương và thực hiện thao tác tấn công bên sườn, giả vờ rút lui hoặc lẩn trốn trong một trận phục kích. Thật vậy, Leo VI khuyên chống công khai đối đầu trực tiếp và ủng hộ việc sử dụng các chiến thuật mưu mẹo để thay thế. Cũng vẫn theo Leo VI, một đội hình lưỡi liềm dường như là đội hình chuẩn, với kỳ hạm thì ở trung tâm và các tàu nặng hơn ở các mũi của đội hình, để nhằm mục đích đánh vào các cánh của đối phương. Một loạt các biến thể và chiến thuật tấn công, phản công khác rất sẵn có, được sử dung tùy thuộc vào hoàn cảnh.

Một khi các đội tầu đã tiến lại đủ gần, hai bên bắt đầu tấn công lẫn nhau bằng các tên lửa, bằng cả mũi tên và lao. Mục đích không phải là để đánh chìm tàu địch, mà để gây thiệt hại cho thủy thủ đoàn của đối phương trước khi nhảy sang bong của đối phương để tấn công, đây là hành động quyết định. Khi sức mạnh của đối phương được đánh giá là giảm vừa đủ, các tầu phải tiến thật gần vào tầu địch, mỗi tàu áp mạn một chiếc, và thủy thủ vũ trang cùng các tay chèo nhảy lên tàu địch và tham gia vào các cuộc chiến đấu tau đôi.

Không giống như các tàu chiến thời cổ đại, tàu của Byzantine và Ả Rập không tính năng ram, và các phương tiện chủ yếu cho một trận đánh tàu diệt tàu là hành động xung phong lên boong của đối phương và bắn tên lửa, cũng như việc sử dụng các vật liệu dễ cháy như lửa Hy Lạp. Mặc dù có danh tiếng đáng sợ đến tận về sau này, nó chỉ có hiệu quả trong những hoàn cảnh nhất định, và không phải là vũ khí quyết định chống tàu ram trong tay các đội chèo có kinh nghiệm.

Giống như người tiền nhiệm của họ, người La Mã, tàu Byzantine được trang bị máy phóng nhỏ (mangana) và nỏ bắn ballistae (toxoballistrai), những dụng cụ này phóng ra đá, mũi tên, lao, bình chứa lửa Hy Lạp hoặc các chất lỏng gây cháy khác, chông nhọn bốn chiều (triboloi) và thậm chí cả thùng chứa đầy vôi để kẻ thù nghẹn thở hoặc, như Hoàng đế Leo VI còn nói rằng họ tung sang đối phương cả bò cạp và rắn. Lính thủy và các tay chèo và ở ngăn trên được trang bị giáp nặng để chuẩn bị cho trận chiến (Leo đề cập đến chúng như là “cataphracts”) và trang bị vũ khí cận chiến là dáo và kiếm, trong khi các thủy thủ khác mặc áo khoác (neurika) để tự bảo vệ và chiến đấu với cung và nỏ. Tầm quan trọng của số lượng của tên lửa ( Hỏa châu) trong một trận hải chiến có thể được định lượng từ những kê khai của hạm đội trong cuộc chinh phục Cretan của thế kỷ thứ 10, trong đó đề cập đến 10.000 chông sắt, 50 cây cung và 10.000 mũi tên, 20 tay bắn ballistae với 200 bolt được gọi là myai ( “flies”) và 100 ngọn lao cho mỗi tầu dromon.

Lửa Hy Lạp

” Lửa Hy Lạp” là tên được đặt ra bởi người Tây Âu để nói đến hợp dễ cháy được sử dụng bởi người Byzantine, và bởi vì trong mắt người Tây Âu thì Byzantine luôn được coi là Hy Lạp. Những người Byzantine tự bản thân cũng sử dụng một số tên khác nhau để mô tả nó, nhưng phổ biến nhất là “chất lỏng cháy” . Mặc dù việc sử dụng các hóa chất gây cháy do Byzantine đã được chứng thực để kể từ đầu thế kỷ thứ 6, các chất thực tế được biết đến như lửa Hy Lạp được cho là được chế tạo vào năm 673 và là phát minh của một nhà hóa học đến từ Syria tên là Kallinikos. Phương pháp phổ biến nhất của việc sử dụng lửa Hy Lạp là cho chất lỏng cháy vào một ống đồng lớn (siphon) và phun lên tàu của đối phương. Ngoài ra, nó có thể được đặt vào trong các lọ được bắn ra từ máy đá; catapult, cần cẩu xoay pivoting cranes (gerania)?đây cũng là một trong các phương pháp để đốt tàu của đối phương. Thường thì hỗn hợp sẽ được lưu trữ trong thùng gữ nhiệt, chịu áp suất và và được dẫn tới chiếc ống đồng bằng một số loại bơm trong khi người sử dụng chúng được che chở ở phía sau một tấm khiên sắt lớn. Một phiên bản nhỏ xách tay (cheirosiphōn) cũng tồn tại, được cho là phát minh bởi LeoVI, có hình dạng tương tự đến một hiện đại súng phun lửa hiện đại. Các phương tiện để sản xuất chúng được coi là bí mật quốc gí, và các thành phần của nó chỉ có khoảng đoán hoặc mô tả thông qua các bài viết của Anna Komnene ( công chúa và là học giả của Byzantine TK 11), Do đó thành phần chính xác của nó vẫn chưa ai biết được cho đến tận ngày nay. Theo hiệu ứng của nó, lửa Hy Lạp được coi là khá giống với napalm. Theo các nguồn đương thời thì rõ ràng rằng nó không thể bị dập tắt bởi nước, nhưng thay vì dùng nước để dập tắt nó; người ta có thể dùng cát có thể dập tắt nó bằng cách chặn nguồn oxy, và một số tác giả cũng đề cập đến việc dùng dấm đặc và nước tiểu lâu ngày cũng có thể dập tắt được nó, có lẽ do một số loại phản ứng hóa học nào đó. Nỉ hoặc da ngâm trong giấm cũng được sử dụng để dập tắt nó.

Mặc dù theo các mô tả hơi có phần phóng đại của nhà văn Byzantine, nó vẫn không phải là một loại ?o vũ khí phi thường ” và không ngăn chặn một số thất bại nghiêm trọng. Nhũng hạn chế của việc sử dụng lửa Hy Lạp là phạm vi sử dụng quá gần, và cần phải có cho một mặt biển lặng với điều kiện gió thuận lợi.Tuy nhiên, trong hoàn cảnh thuận lợi và chống lại một kẻ thù chưa có sự chuẩn bị tốt, thì khả năng phá hủy tuyệt vời của nó và tác động tâm lý đã chứng minh sức mạnh của lửa Hy Lạp, như đã được sử dụng nhiều lần vào quân Rus ( khổ bác Nga ngố quá, hay bị quay ròn). Lửa Hy Lạp tiếp tục được sử dụng trong suốt thế kỷ 12, nhưng Byzantine không thể sử dụng nó để chống lại quân Thập tự chinh lần thứ tư, có thể bởi vì họ đã mất quyền kiểm soát các vùng như Kavkaz và bờ biển phía đông của Biển Đen, nơi họ khai thác nguyên liệu để chế tạo các thành phần chính của lửa Hy Lạp. Người Ả Rập có riêng ?o chất lỏng cháy” của họ sau năm 835, nhưng người ta chưa thể được biết được liệu họ có sử dụng công thức của người Byzantine, có thể có được thông qua gián điệp hoặc thông qua sự đào ngũ của đô đốc Euphemios trong năm 827, hoặc họ một cách độc lập tạo ra một phiên bản của riêng mình. Một chuyên luận từ thế kỷ 12 của Mardi bin Ali al-Tarsusi theo yêu cầu của vua Saladin ghi lại một phiên bản của lửa cháy Hy Lạp, được gọi là “naft”, Trong đó công thức nền tảng dựa vào dầu hỏa, với lưu huỳnh và các nhựa cháy khác nhau.

Tầu chiến của người Byzantine

Lớp Dromons và các biến thể của nó

Tàu chiến chính của hải quân Byzantine cho đến thế kỷ 12 là lớp dromon (δρOμ?ν) và các biến thể tương tự. Rõ ràng đây là một sự tiến hóa của tầu galley lớp liburnian hạng nhẹ trong hạm đội của đế quốc La Mã, thuật ngữ này lần đầu tiên xuất hiện trong thế kỷ thứ 5, và được thường được sử dụng cho một loại tầu chiến galley cụ thể trong TK thứ 6. Thuật ngữ dromōn bắt nguồn từ chữ gốc Hy Lạp δρομ -(ά?), có nghĩa động từ là “chạy”, và danh từ là ?o nhà điền kinh? và trong thế kỷ thứ 6 các nhà nghiên cứu như Procopius cho rằng tên gọi này liên quan đến tốc độ của tàu chiến hạng nhẹ. Trong suốt những thế kỷ sau đó, trải qua các cuộc chiến tranh với người Ả Rập, hải quân Byzantine được tăng cường với hai phiên bản hạng nặng hơn hoặc thậm chí có thể cải tiến tới loại có ba hàng cái chèo. Cuối cùng, thuật ngữ này được dùng theo nghĩa chung là “tàu chiến” và thường được dùng lẫn lộn với một khái niệm của Byzantine cho một tàu chiến lớn, chelandion (Tiếng Hy Lạp: ?ελάνδιον, Từ tiếng Hy Lạp Keles, “trươ?ng đua”), Mà lần đầu tiên xuất hiện ỏ thế kỷ thứ 8.

Sự tiến hóa và các tính năng

Sự xuất hiện và tiến hóa của các tàu chiến thời đầu Trung cổ là một vấn đề để tranh luận và phỏng đoán: cho đến gần đây, không có xác của một tàu chiến có mái chèo từ thời đầu Trung cổ được tìm thấy, và thông tin được thu thập bằng các chứng cứ phân tích văn học, nghệ thuật và miêu tả qua phần thô của một số tàu buôn. Phải đến năm 2005-2006 các cuộc đào bới thuộc dự án khảo cổ học Marmaray các vị trí của Cảng Theodosius ( nay là Yenikapi) phát hiện ra những trên 20 tàu Byzantine từ thế kỷ 6 đến thế kỷ thứ 10, bao gồm cả tầu Galley.

Quan điểm được chấp nhận là những cải cách chính tạo ra khác biệt giữa những chiếc tầu lớp dromon đầu tiên với lớp liburnian, và từ đó chở đi trở thành đặc trưng tầu galley Địa Trung Hải, chúng vẫn giữ một boong (katastrōma)đầy đủ, Các rams trên mũi tầu bị bỏ đi và thay vào một chiếc spur để làm tăng tốc độ, và đưa dần buồm tam giác vào sử dụng. Chính xác lý do cho việc từ bỏ ram là không rõ ràng. Bất chấp những mô tả trên chỉ trong thế kỷ thứ 4 – các bản thảo của Vatican Vergil cũng có thể minh hoạ rằng ram đã được thay thế bằng một spur vào cuối thời của tầu galley La Mã. Một khả năng là sự thay đổi xảy ra vì sự tiến triển dần dần của các mộng gỗ, lỗ mộng của phần thân vỏ tầu trong các phương pháp đóng tầu mới để chống chiến thuật rams, tạo nên một bộ khung tầu làm cho chiếc tầu trở nêm mạnh mẽ hơn và linh hoạt hơn, ít nhạy cảm với các đòn ram . Chắc chắn từ đầu thế kỷ thứ chức năng đòn dánh ban đầu của ram đã bị lãng quên, nếu chúng ta đánh giá bởi các ý kiến của Isidore người Sevilla là tầu đã được thiết kế để bảo vệ chống va chạm với các loại đá ngầm dưới nước. Đối với những cánh buồm hình tam giác, các tác giả khác nhau trong quá khứ có ý kiến cho rằng chúng được đưa vào Địa Trung Hải qua người Ả Rập, có thể có nguồn gốc từ Ấn Độ. Tuy nhiên, việc miêu tả qua những phát hiện mới và tham khảo văn học trong những thập kỷ gần đây đã dẫn các học giả đã lùi sự xuất hiện của những cánh buồm hình tam giác tại Levant cho đến cuối thời Hy Lạp hoặc đầu thời kỳ La Mã. Không những buồm hình tam giác, mà cả buồm hình đa giác đã được biết đến và sử dụng trong nhiều thế kỷ (chủ yếu là cho những tầu nhỏ) song song với buồm vuông. Hạm đội chinh phục của Belisarius năm 533 đã rõ ràng có ít nhất một phần trang bị buồm tam giác, điều này tạo ra khả năng rằng sau một khoảng thời gian buồm tam giác đã trở thành tiêu chuẩn cho các tầu dromon lớp, và buồm vuông truyền thống dần dần không còn được sử dụng trong hàng hải trung cổ.

Các tầu lớp dromon mà Procopius mô tả có lẽ là tàu một khoang đơn có 50 mái chèo, sắp xếp với 25 mái chèo mỗi bên. Một lần nữa chúng không giống như Hy Lạp tàu, loại sử dụng phần chìa ra (Outrigger), do đó mở rộng trực tiếp phần thân tàu. Trong lớp tầu dromons ở TK 9 — > 10, hai hàng chèo (elasiai) được chia boong, với các hàng chèo đầu tiên nằm bên dưới, trong khi các hàng chèo thứ hai là nằm ở trên boong, đội chèo này sẽ chiến đấu bên cạnh các lính thủy vũ trang khi xung phong sang tầu địch. Makrypoulias cho rằng có 25 tay chèo bên dưới và 35 ở boong trên cho mỗi bên của một dromon có 120 tay chèo. Chiều dài tổng thể của một chiếc tàu có lẽ khoảng 32 mét. Mặc dù hầu hết các tàu lúc đó có một cột buồm duy nhất (histos hoặc katartion), Các lớp dromon bireme lớn hơn có lẽ cần ít nhất hai cột buồm để cơ động có hiệu quả, giả định rằng một đơn buô?m tam giác làm cho chiếc tàu này sẽ có kích thước ở mức không thể điều khiển. Con tàu sẽ được điều khiển bằng phương tiện của hai bánh lái ở đuôi tầu (prymn”), ở đó còn một chiếc lều (sk”n”) để chứa giường ngủ của thuyền trưởng. Mui tàu (prōra) có đặc trưng một mui tầu cao (pseudopation), để cho ống đồng siphon có thể xả lửa Hy Lạp vào tầu địch, mặc dù các ống siphons phụ cũng có thể được dùng ở giữa hai bên. Một hàng móc (kastellōma) trên đó thủy thủ có thể treo khiên của họ bao xung quanh mặt của tàu để bảo vệ cho thủy thủ đoàn trên boong. Tàu lớn hơn còn có lâu bằng gỗ (xylokastra) ở giữa các cột buồm, tương tự như những chiếc liburnians của La Mã, tạo các vị trí cao cho các cung thủ . Chiếc spur ở mũi tầu (peronion) được dùng để đè lên mái chèo của chiếc tàu địch, phá vỡ chúng và làm cho chúng bất lực trong việc chống lại hỏa châu, và các đợt xung phong.

Quân số và kích thước của hạm đội Byzantine

Cũng như đối với lực lượng bộ binh, kích cỡ chính xác của hải quân Byzantine là một vấn đề tranh luận đáng kể, do và tính chất mơ hồ và nhỏ giọt của các nguồn thông tin chính. Một trường hợp ngoại lệ là số liệu của cuối TK thứ 9 — > đầu TK10 đầu, để chúng ta có một phân tích chi tiết hơn, ngày chinh phục Cretan năm 911. Những thông tin tiết lộ rằng trong thời kỳ trị vì của Hoàng đế Leo VI , Hải quân Byzantine có 34.200 tay chèo và và có khoảng 8.000 lính thủy. Hạm đội chính có 19.600 tay chèo và 4.000 lính thủy. Bốn ngàn lính thủy là lính chuyên nghiệp, ban đầu tiên được tuyển dụng từ các chiến đoàn bởi hoàng đế Basil I những năm 870. Họ là một tài sản quý giá của Hạm đội Đế chế, trái với trước đây việc cung cấp lính thủy phụ thuộc vào lính phụ trợ, lực lượng mới được tin cậy hơn, được đào tạo tốt hơn và là lực lượng phản ứng nhanh theo mệnh lệnh của Hoàng đế. Trạng thái tinh thần chiến đấu cao của các lính thủy được minh họa bằng một thực tế là họ được coi là thuộc về lính cận vệ của đế quốc. Hải đoàn phụ trợ Aegean có 2.610 tay chèo và 400 lính thủy, hải đoàn Cibyrrhaeotic có 5.710 tay chèo và 1.000 lính thủy, Hải đoàn Samian có 3.980 tay chèo và 600 lính thủy , và cuối cùng, hải đoàn Hellas có 2.300 tay chèo và khoảng 2.000 binh sĩ phụ trợ chiến đấu như lính thủy.

Bảng sau đây có chứa số ước lượng bởi Warren T. Treadgold, con số tay chèo của toàn bộ lịch sử hải quân Byzantine:

Năm        300       457       518        540       775       842      959      1025    1321
Tay chèo 32.000 32.000 30.000 30.000 18.500 14.600 34.200 34.200 3.080

Trái với điều mọi người thường nghĩ, người Byzantine hay người Ả Rập, hoặc tiền bối La Mã và Hy Lạp của họ không sử dụng nô lệ làm tay chèo. Trong suốt sự tồn tại của Đế quốc, đội chèo Byzantine bao gồm hầu hết là những người tự do đẳng cấp thấp, những người chỉ có nghề làm chiến sĩ chuyên nghiệp, có nghĩa vụ phải đi lính (strateia) để thanh toán cho số đất đai nhà nước cấp. Trong nửa đầu thế kỷ 10, người ta tính toán rằng phải trả 1 khoản giá trị khoảng 2-3 pounds (0.91-1.4 kg) vàng cho 1 thủy thủ hoặc lính thủy. Tuy nhiên việc sử dụng các tù nhân chiến tranh và người nước ngoài là vẫn có…

Tóm lại ta có thể thấy Hải quân Byzantine tuy không đông nhưng cực kỳ có truyền thống, có kinh nghiệm chiến đấu và chuyên nghiệp, họ cũng được trang bị những vũ khí tốt nhất, hậu cần tốt nhất… và rất xứng đáng để trở thành rường cột của Đế chế

Vương quốc Ostrogoth

Sau khi đế quốc La Mã bị tách ra làm hai, Đông Đế chế và Tây Đế chế, Đông Đế chế vẫn phát triển rực rỡ trong khoảng 10 thế kỷ tiếp theo, nhưng Tây Đế chế bước vào suy sụp. Nguyên nhân của sự suy sụp có nhiều nhưng tựu trung lại là do

– Chế độ chiếm hữu nô lệ đã đến thời kết thúc, nô lệ ở Tây La Mã lúc này không còn muốn sản xuất dẫn đến kinh tế đình đốn và thiếu thốn lương thực.
– Các công dân La Mã chở nên lười nhác và yếu đuối, họ không muốn tham gia quân đội để bảo vệ Đế chế, dẫn đến Tây La Mã phải mộ lính đánh thuê, hoặc cho phép các tộc người Goth định cư trong các tỉnh của mình và trả tiền hàng năm để mua sự bảo vệ của họ — > các tộc rợ này đã nổi loạn khi không được trả tiền.
– Các Hoàng đế Tây La Mã sau này toàn yếu đuối, lại hôn ám nên quyền lực vào tay thủ lĩnh quân sự người nước ngoài như trường hợp Odoacer lật đổ Hoàng đế Tây La Mã Romulus Augustulus và tuyên bố mình rex Italiae ( “Vua của Ý”)
– Cuộc xâm lược của người Hun tuy không trưc tiếp làm đế chế La Mã sụp đổ nhưng hậu quả của nó là các rợ người Otstrogoth và Visigoth do sức ép của người Hun ùa vào lãnh thổ của người Tây La Mã, mà người Tây La Mã cũng chẳng còn sức mà cản

Những tộc người Goth ban đầu định cư ở các vùng như là Rumani, Moldavia và tây Ukraina ?ngày nay từ trước thế kỷ thứ 3 AC, Sự tấn công của Người Hung khoảng năm 370 đã tràn ngập các vương quốc của người Goth. Nhiều bộ tộc Goth không chịu khuất phục người Hun và di chuyển vào trong lãnh thổ Balkan La Mã – đây là nhóm người Visigoth, Trong khi những người khác ở lại phía bắc Danube để làm chư hầu của người Hun và tham gia nhiều trận chiến tại châu Âu, như trong Trận Chalon năm 451. Sự sụp đổ quyền lực của người Hun trong những năm 450 dẫn đến biến động bạo lực hơn nữa trong các vùng đất phía bắc của sông Danube, làm cho phần lớn người Goth trong khu vực này phải di cư tới vùng Balkan. Nhóm người này được gọi là Ostrogoth.

Lịch sử của người Ostrogoth được ghi lại bắt đầu từ họ giành được độc lập từ phần còn lại của Đế quốc Hun sau cái chết của Attila năm 453. Liên minh với chư hầu và đối thủ cũ, các bộ tộc người Ostrogoth do Theodemir lãnh đạo đã đánh tan sức mạnh của con trai của Attila trong Trận Nedao năm 454.

Người Ostrogoth bây giờ có quan hệ tốt với đế quốc Đông La Mã, và đã được Hoàng Đế Đông La Mã cho định cư ở vùng đất thuộc Pannonia. Trong phần lớn của nửa cuối thế kỷ thứ 5, người Đông Goth định cư ở đông nam Châu Âu gần như cùng một chỗ với người Tây Goth đã ở trong thế kỷ trước. Vào năm 484 người Ostrogoth thống nhất lại dưới sự lãnh đạo của Theodoric ( giứa họ có nội chiến giữa người mới di cư và người đến trước), con trai của Theodemir người đã chiến thắng trong Trận Nedao năm 454, và cũng là người đã từng làm con tin ở Đông La Mã.

Một thỏa thuận đã đạt được giữa Zeno hoàng đế Đông La Mã và Theodoric, quy định rằng, nếu chiến thắng thì Theodoric sẽ cai trị tại Ý như là đại diện của hoàng đế Đông La Mã. Theodoric cùng người dân của mình từ Moesia trong mùa thu năm 488 vượt qua Dalmatia và dãy Alps và tiến vào Ý vào cuối Tháng Tám 489, đến Ngày 25 tháng 2 năm 493 Theodoric đã giết được Odoacer hoàn toàn chiếm đóng Tây La Mã và thành lập vương quốc của người Ostrogoth.

Hải quân của người Ostrogoth

Việc thành lập hạm đội của người Tây Goth là một giải pháp tình thế của Vua Ostrogoth, Totila, lúc bấy giờ vì không có hạm đội ông ta không thể tiêu diệt các cứ điểm của người Đông La Mã tại bờ biển. Nhưng thực chất người Tây Goth vốn dĩ là những người du mục, quen với cuộc sống trên đất liền, rất thiện chiến trên thảo nguyên và không thể là những lính hải quân thiện chiến được. Tuy vậy với tài năng của vua Totila, ông vẫn thành lập được hạm đội khoảng 200 tầu chiến, nhờ có hạm đội này mà người Ostrogoth tiêu diệt hết cứ điểm này đến cứ điểm khác ở ven biển của người Đông La Mã, đó là các cứ điểm như Sicillia, Connon, Napoli? và vào một ngày định mệnh năm 551, 47 tầu chiến tốt nhất của hạm đội này tiến vào vây hãm thành phố Ancona

Trận đánh và ý nghĩa

Quân đội hai bên xấp xỉ gần như bằng nhau, hai chỉ huy hạm đội Ostrogoth, Indulf và Gibal (các cựu sỹ quan cũ của Belisarius), muốn giải quyết nhanh gọn người La Mã trong trận chiến ngay lập tức, và căng buồm để vào trận đánh.

Không giống như các cuộc hải chiến thời trước đó, Các tàu chiến của thế kỷ thứ 6 không tính năng rams, hải chiến được tiến hành bằng cách hai bên bắn hỏa châu vào nhau và rồi xung phong đánh giáp lá cà để chiếm tầu của đổi phương. Trong hình thức chiến đấu kiểu này, kinh nghiệm và khả năng duy trì đội hình của các tàu chiến được coi là cực kỳ thiết yếu, và các thủy thủ đoàn dày dạn kinh nghiệm của Byzantine hoàn toàn chiếm lợi thế so với các thủy thủ đoàn thiếu kinh nghiệm của người Goth. Ngay sau đó trong cái nóng của trận đánh, một số tàu Goth trôi dạt ra khỏi đội hình chính và dễ dàng bị phá hủy, trong khi những tầu khác lại bơi quá gần với nhau nên không thể cơ động. Cuối cùng, các tầu chiến của người Goth hoàn toàn mệt mỏi tan rã và hạm đội tàu của họ quay đầu bỏ chạy ngay như khi họ có cơ hội. Họ đã mất 36 tàu, và Gibal bị bắt, trong khi Indulf với phần còn lại bỏ chạy theo hướng Ancona. Ngay sau khi ông ta đến gần trại quân bộ binh của của người Goth, ông ta lao tầu của mình lên bờ và đốt chúng.

Thất bại đáng kinh ngạc này đã làm mất nhuệ khí của lực lượng bộ binh người Goth, và ngay lập tức họ từ bỏ cuộc vây hãm cứ điểm Ancona và rút lui. Theo ngay sau đó là một loạt những thành công của người Đông La Mã, và trận Sena Gallica thực sự có thể được coi là đánh dấu sự khởi đầu của một bước ngoặt làm thay đổi hoàn toàn tình hình chiến sự, từ phía đang diễn biến có lợi cho người Goth sang phía Đông đế quốc Byzantine.

Totila (chết 1 tháng 7 năm 552) là vua của vương quốc Ostrogoth từ 541 cho đến khi ông trong trận đánh Trận Taginae. Ông đã tiến hành các cuộc Chiến tranh Goth chống lại Đế quốc Byzantine để làm bá chủ nước Ý. Hầu hết các bằng chứng lịch sử về Totila là từ biên niên sử của nhà sử học người Byzantine tên là Procopius, người trực tiếp hành quân cùng tướng chỉ huy của Byzantine Belisarius trong Chiến tranh Goth.

“Totila” là tên danh hiệu của một người đàn ông có tên thật là Baduila, Sinh ra tại Treviso, Totila được bầu làm vua sau cái chết của chú của mình là Ildibad, ông có tham dự vào vụ ám sát người thừa kế của Ildibad, anh em họ của Totila tên là Eraric năm 541. Theo sách sử chính thống của Byzantine và thậm chí của nhà sử gia Goth Latinh Jordanes viết trước khi kết thúc Chiến tranh Gothic, là Totila là một kẻ cướp ngôi: Jordanes ”””” Getica (551).

Cuộc sống và sự nghiệp của ông là phục hồi vương quốc của người Gothic tại Ý, và ông đã bắt đầu gánh vác nhiệm vụ này ngay từ khi mới lên ngôi, ông đã tập trung những người Goth lại với nhau và truyền nhiệt huyết cho họ, Đánh bại một cuộc tấn công của người Byzantine trên chiến lũy của người Goth tại thành phố Verona vào mùa đông năm 541, và làm tan rã một đội quân mạnh hơn của người Byzantine tại Faenza (Trận Faventia) vào mùa xuân năm 542.

Lại có được một chiến thắng nữa trong năm 542, lúc này ông tránh khỏi một vị trí được bảo vệ một cách kiên cường, thành phố Florence, và trong thung lũng Mugello nơi Totila cho thấy bản chất bao dung của mình bằng cách đối tử tốt với tù nhân của mình và để họ cảm phục rồi quy phục mình, ông ra khỏi vùng được phòng thủ tốt Toscana với lực lượng mở rộng của mình, trong khi đó ba tướng Byzantine rút khỏi Florence, chia lực lượng của họ đển Perugia, Spoleto, và Rome, các thành phố mà Totila sẽ mang quân đến bao vây.

Trong khi đó, thay vì theo đuổi những cuộc chinh phục vào trung tâm nước Ý, nơi mà các lực lượng của Đế Chế quá ghê gớm so với quân đội nhỏ của mình, ông đã quyết định chuyển các hoạt động của mình ở phía nam của bán đảo, nơi ông chiếm giữ Beneventum và nhận được sự quy phục của các tỉnh Lucania và Bruttium, Apulia và Calabria, cơ bản là toàn bộ các vùng Hy Lạp ở phía nam (vùng nam nước Y nhưng vẫn ảnh hưởng văn hóa Hy Lạp lúc bấy giờ), ông sử dụng những khoản thuế mà đáng lẽ họ phải nộp cho Đế chế theo lợi ích của mình.

Chiến lược của Totila là di chuyển nhanh và nắm lấy quyền kiểm soát vùng nông thôn, để các lực lượng Byzantine kiểm soát những thành phố được bảo vệ tốt đặc biệt là các cổng thành. Cuối cùng khi Belisarius quay trở lại Italia, các tài liệu của Procopius cho rằng, “trong một khoảng thời gian năm năm ông đã không thành công trong một lần đặt chân trên bất kỳ một vùng đất đất nào… trừ một vài nơi trong một số pháo đài, và trong thời gian này ông đã cho gương buồm đi thăm hết cảng này tới cảng khác. ” Totila dùng mưu kế với những thành phố cần phải có sự bao vây, san bằng bức tường của các thành phố đã đầu hàng ông ta, chẳng hạn như Beneventum. Sự chinh phục chinh phục nước Ý của Totila được đánh dấu không chỉ bởi sự thần tốc mà còn bởi lòng nhân đạo, và Gibbon ( nhà sử học kiêm thành viên quốc hội Anh TK 18) nói “không lừa dối một ai, dù hoặc là bạn bè hay kẻ thù, những người phụ thuộc vào sự tin tưởng hay sự khoan hồng của ông ta.” Tuy nhiên, sau một cuộc vây hãm thành công một thành phố kháng cự quyết liệt, chẳng hạn như tại Perugia, Totila lại tỏ ra tàn nhẫn

Một cuộc bao vây được cần đến ở Napoli, đây là nơi mà các báo cáo về sự đối sử nhân đạo của Totila với các đối thủ người La Mã của mình tại Cumae và thị thành khác ở xung quanh làm cho suy yếu tinh thần. Hoàng Đế Justinian đã được báo động, sự ghen tức của hoàng đế đối với viên tướng giỏi Belisarius khiến ông này bị giữ lại tại Constantinople. Một cố gắng để giải tỏa Napoli bằng đường biển là vô ích vì sự chậm trễ không cần thiết, và một cơn bão làm tan vỡ một nỗ lực thứ hai, tướng Demetrius người chỉ huy đợt giải tỏa này rơi vào tay Totila. Các điều khoản của Totila đồn trú Conon đang bị đói tại Napoli và rộng lương, và họ đã mở của thành đầu hàng vào mùa xuân năm 543.

Các công sự của thành phố bị san bằng một phần. Totila dành mùa sau tự thiết lập vị trí của mình ở phía Nam và làm giảm túi tiền của đối phương, trong khi quân đội không được trả lương của Đế chế đã làm những việc ô danh là cướp bóc các làng quê nghèo ở miền trung Italia, khi Totilas chuyển sự chú ý của mình đển Rome, ông ta đã có thể tự hào về hành vi khác nhau của người Goth và Hy Lạp trong cuộc đàm phán đầu tiên của ông với các thành viên nghị viện của Rome. Tuy người Goth bị từ chối nhưng tất cả các linh mục Arian (linh mục của dùng Kito chính thống, quốc đạo của Đông La Mã) bị trục xuất khỏi thành phố

Tới cuối năm 545 vua Goth đã chuyển đến Tivoli và chuẩn bị để bỏ đối và bắt Rome phải đầu hàng, việc này được kết thúc trước khi Belisarius và những đội quân đang tiến lên để giải vây cho nó. Giáo hoàng Vigilius trốn đến một nơi an toàn ở đảo Syracuse, khi ông gửi một đội tàu chở lương thực để nuôi thành phố, Hạm đội của Totila lao vào chúng ở gần cửa sông Tiber và chiếm lấy đội tầu này. Hạm đội Đế chế, được chỉ huy bởi vị tướng vĩ đại, di chuyển lên phía sông Tiber và thất bại trong việc giải vây cho thành phố, và sau đó nó bị buộc phải mở cửa để đầu hàng người Goth.

Rome bị cướp phá, mặc dù Totila đã không thực hiện các đe dọa của mình là biến nó thành một đồng cỏ chăn gia súc, và khi quân đội Goth rút lui về phía Apulia, Rome chìm trong thảm cảnh. Tuy nhiên, các bức tường và công sự nhanh chóng được phục hồi, và một lần nữa Totila lại hành quân chống lại nó. Ông ta bị đánh bại bởi Belisarius, người mà tuy nhiên lại không tận dụng được lợi thế của mình. Một vài thành phố bao gồm cả Perugia bị chiếm bởi người Goth, trong khi Belisarius vẫn không có hoạt động gì và sau đó đã bị triệu hồi khỏi Italy. Năm 549 Totila tiến lên lần thứ ba để chống lại Rome, nơi mà ông ta đã chiếm thông qua sự phản bội của một số lính phòng thủ bị bỏ đói.

Kế hoach tiếp theo của Totila là các cuộc chinh phục và cướp phá Sicily, Sau đó ông khuất phục Corse và Sardinia và gửi một hạm đội người Goth tấn công các vị trí của Đông Đế chế tại các bờ biển Hy Lạp ( khoảng thời gian này trận hải chiến Sena Gallica đã xảy ra). Cùng thời gian này, hoàng đế Justinian I đã dùng các biện pháp mạnh mẽ để kểm soát người Goth. Việc tiến hành một chiến dịch mới được giao phó cho thái giám Narses, Totila hành quân chống lại ông ta và đã bị đánh bại và bị giết tại Trận Taginae (còn gọi là trận Busta Gallorum) vào tháng Bảy năm 552, sau đó chấm dứt được cuộc đấu tranh lâu dài giữa Hy Lạp và Vương quốc Ostrogoth tại Ý, và để Đông Đế chế kiểm soát được Ý trong một khoảng thời gian.

0