Lịch sử buổi đầu nước Nga
Quá trình hình thành của nhà nước Kievan Rus biên dịch: hongsonvh Kievan Rus , Hoặc Kyivan Rus là cái tên được đặt ra bởi Nikolai Karamzin cho Đại Công quốc Rus thời Trung Cổ. Đại Công quốc này tồn tại từ khoảng 880 đến giữa thế kỷ 13 khi nó tan rã. Người ta cho rằng cuộc xâm ...
Quá trình hình thành của nhà nước Kievan Rus
biên dịch: hongsonvh
Kievan Rus , Hoặc Kyivan Rus là cái tên được đặt ra bởi Nikolai Karamzin cho Đại Công quốc Rus thời Trung Cổ. Đại Công quốc này tồn tại từ khoảng 880 đến giữa thế kỷ 13 khi nó tan rã. Người ta cho rằng cuộc xâm lược của người Mông Cổ năm 1237-1240 đã góp phần lớn cho sự sụp đổ của Công quốc này.
Được thành lập bởi các bộ lạc Đông Slav và thương nhân Scandinavia (Varangians) được gọi là ” Rus ” và tập trung ở Novgorod, Công quốc này sau đó bao gồm vùng lãnh thổ về phía nam tới Biển Đen, phía đông tới Volga và phía tây đến Vương quốc Ba Lan và Đại công quốc Litva. Trong thế kỷ thứ 9, Kiev, một bộ lạc Slav định cư mà trong đầu thế kỷ thứ 9 đã phải trả tiền cống nộp cho người Khazar, nhưng đã bị người Varangians chiếm vào năm 864 và trở thành thủ đô của Rus ‘. Công quốc Rus ‘được nhiều người coi là tiền thân đầu tiên của ba quốc gia Đông Slav hiện đại: Belarus, Nga và Ukraina.
Triều đại Vladimir Vĩ đại (năm 980-1015) và con trai ông -Yaroslav I Wise (năm 1019-1054) đã tạo nên kỷ nguyên vàng – Golden Age của Kiev, thời này cũng là thời người Rus chấp nhận Kitô giáo và tạo ra bộ luật đầu tiên của người Đông Slav bằng văn bản, đó là bộ Russkaya Pravda. Những thủ lĩnh đầu tiên của người Rus ‘ nhiều khả năng là tầng lớp chiến binh người Scandinavia cai trị một phần lớn người Slav đã quy phục. Người Scandinavia dần dần kết hôn và hòa nhập với dân Slavic – vị vua thứ ba được biết đến như là Sviatoslav I của Rus ‘, là cháu trai của Rurik và ông đã có một tên Slav. Quyền lực của Công quốc dần dần bị yếu đi vào thế kỷ 13 và Kievan Rus ‘tan rã do các cuộc nội chiến của các thành viên hoàng tộc, sự sụp đổ của các mối quan hệ thương mại Rus ‘- Byzantine do sự xuống dốc của Constantinople, sự cạn kiệt của các tuyến đường thương mại và tiếp theo là việc người Mông Cổ xâm lược nước Nga (Kievan Rus ‘ ).
Buổi đầu lịch sử
Các hồ sơ lịch sử đầu tiên
Theo truyền thuyết cuả người Norman ở đầu thế kỷ thứ 9, các bộ lạc người Rus phía bắc được tổ chức một cách lỏng lẻo thành Rus ‘Khaganate, đây là đề xuất bởi một số nhà sử học không là người Nga và nó có thể được coi như là một nhà nước tiền thân của Kievan Rus. Các nhà lãnh đạo đầu tiên của người Rus ‘ nhiều khả năng là một tầng lớp chiến binh Scandinavia cai trị một phần lớn người dân Slav’.
Theo quấn Primary Chronicle, cuốn biên niên đầu tiên của Kievan Rus, lãnh thổ của nhà nước Kievan tương lai được phân chia giữa quốc gia của người Varangian và Khazaria. Laurentian Codex nói rằng kể từ năm 859 ( các bộ lạc Đông Slav) Chud, Slovene, Merya và Krivichi phải trả tiền cống nộp cho người Varangian, trong khi người Khazar lại đánh thuế ( các bộ lạc Đông Slav) Polians, Sieverians và Vyatichs. Trong năm 862 có một cuộc nổi dậy lớn khi ( các bộ lạc ) Chud, Ilmen Slavs, Merya và Krivichi đuổi người Varangian ngoài biển mà không cống nộp cho họ. Sau đó họ bắt đầu đường ai nấy đi. Một số các bộ lạc (không chính xác bộ lạc nào) đã quyết định mời Rus Varangians để cai trị họ. Sau đó ba anh em người Varangian ( Viking Thụy Điển ) tên là Rurik, Sineus, và Truvor đã lập nên Novgorod, Beloozero và Izborsk. Sau đó hai năm, hai người em qua đời chỉ còn lại Riurik và chỉ còn lại Riurik-người cai trị duy nhất. Ông lần lượt lập nên các chức danh nakhodniks để giúp ông ta quản lý đất đai. Thành phố quan trọng nhất trở thành thủ đô Novgorod để cai quản các bộ lạc Ilmen Slavs, thành phố Polotsk – Krivichi, thành phố Rostov – Merya, thành phố Beloozero – Veps và thành phố Murom – Muroma. Cuốn biên niên lấy tên ông làm xuất phát của Triều đại Rurik. Cuốn biên niên sử viết:
Trong năm 6367 (năm 859): người Varangians từ ngoài biển vào đã thu cống nộp từ các bộ lạc Chuds, Slavs, Merias, Veses, Krivichs…
Trong năm 6370 (năm 862): [Họ] đẩy người Varangians quay trở lại biển khơi và từ chối trả tiền cống nộp và họ cố gắng để cai quản lẫn nhau. Nhưng giữa họ không có luật pháp tồn tại và bộ lạc này thì chống lại bộ lạc kia. Do đó bất hòa xảy giữa bọn họ và họ bắt đầu một cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc. Họ nói với nhau: ” chúng ta hãy tìm kiếm một vị hoàng tử, người có thể cai trị chúng ta và phán xử chúng ta theo tập quán” Do đó, họ ra nước ngoài để tìm người Varangians và người Rus. Đặc biệt là người Varangian được gọi là người Rus từ Thụy Điển, cũng giống như một số khác được gọi là người Thụy Điển, và những người khác là Norman và Angles, rồi vẫn còn những người khác như người Goth [Gotlanders], vì họ đã được đặt tên như vậy. Người Chud, người Slav, người Krivich và người Ves sau đó nói với người Rus, “đất của chúng tôi là rất rộng lớn và giàu có, nhưng không có luật pháp, hãy đến và cai quản chúng tôi như những vị hoàng tử, hãy cai quản chúng tôi bằng luật pháp.”. Ba người anh em đã tình nguyện đi với họ. Họ mang theo tất cả những người Rus.
Hai trong số các boyar của Riurik, Haskold và Dyr là những người không có chung dòng máu với Riurik, họ hỏi ông ta rằng liệu họ có thể mang gia đình của họ đến Tsargrad. Đi dọc xuống hạ lưu sông Dnepr họ thấy một khu định cư tên là Kiev và họ đã giải phóng người dân ở nơi này khỏi phải cống nộp người Khazar và định cư luôn ở đó, cuối cùng họ đã chinh phục được phần còn lại của vùng đất Polian.
Thành lập Kievian Rus
Rus Kiev đã chính thức được thành lập bởi Hoàng tử Oleg (Helgu theo ghi chép cuả người Khazar) vào năm 880. Lãnh thổ của quốc gia của ông nhỏ hơn nhiều, so với lãnh thổ của Yaroslav Thông thái. Trong 35 năm tiếp theo, Oleg và chiến binh của ông chinh phục hàng loạt các bộ lạc Đông Slav (Smolensk và Liubech) và bộ lạc Finnic. Năm 882, Oleg truất ngôi Haskold và Dyr và đặt Kiev trực tiếp dưới sự quản lý của chính mình và chọn nó làm thành phố thủ đô. Năm 883, Oleg chinh phục người Drevlians và áp đặt vào họ các khoản cống nạp bằng lông thú. Vào năm 884 ông đã chinh phục được người Polians, Drevlians, Severians, Vyatichs và Radimichs trong khi tiếp tục chiến tranh với người Tivertsi và Ulichs. Những bộ lạc sau ( người Tivertsi và Ulichs ) sống ở trong khu vực được biết đến bởi các nhà sử học Hy Lạp như là Great Scythia (vùng hạ lưu của sông Dniester và sông Dnepr). Năm 907, Oleg dẫn đầu một cuộc tấn công vào thành phố Constantinople với 80.000 chiến binh được vận chuyển bằng 2.000 tàu, để lại Igor ở Kiev. Oleg cố gắng áp đặt một khoản cống nộp vào người Byzantine không ít hơn một triệu grivna. Năm 912, ông đã ký một hiệp ước thương mại với Đế quốc Byzantine như là một đối tác bình đẳng. Sau này sau cái chết của Oleg trong năm 912, người Drevlian cố gắng để tách ra, nhưng đã chinh phục một lần nữa bởi Igor. Năm 914, Igor ký kết một hiệp ước hòa bình với người Pechenegs, một bộ tộc du mục đi qua Rus Kiev về phía Sông Danube để tấn công vào đế quốc Byzantine.
Nhà nước Kievan mới rất thịnh vượng vì nó có một nguồn cung cấp dồi dào lông thú, sáp ong và mật ong xuất khẩu, và cũng vì nó kiểm soát ba tuyến đường thương mại chính của Đông Âu: tuyến đường thương mại Volga từ Biển Baltic đến Phương đông, tuyến đường thương mại Dnepr từ biển Baltic đến Biển Đen và tuyến đường thương mại từ người Khazar đến người Germanic.
Không có tài liệu rõ ràng khi nào danh hiệu Đại công tước-Grand Duke lần đầu tiên được sử dụng đại chúng, nhưng tầm quan trọng của công quốc Kiev đã được công nhận sau cái chết của Sviatoslav I (Sviatoslav dũng cảm; cai trị từ năm 945-972) và cuộc chiến tranh giữa Vladimir Vĩ đại và Yaropolk I. Khu vực Kiev chi phôí nhà nước Kievan Rus trong hai thế kỷ tiếp theo. Đại Hoàng tử-Grand Prince của Kiev kiểm soát các vùng đất xung quanh thành phố, và người thân của ông ta chính thức cai trị các thành phố trực thuộc khác và cống nộp cho ông ta. Thời đỉnh cao của quyền lực nhà nước là vào thời điểm triều đại của Prince Vladimir (Vladimir Đại đế, r. 980-1015) và Prince Yaroslav (Yaroslav khôn ngoan; r. 1019-1054). Cả hai nhà cầm quyền tiếp tục mở rộng Kievan Rus một cách vững chắc mà bắt đầu từ thời đại của Oleg.
Vladimir lên nắm quyền lực ở Kiev sau cái chết của cha ông-Sviatoslav I tại năm 972 và sau khi đánh bại Yaropolk- người anh cùng cha khác mẹ của ông trong năm 980. Khi là Hoàng tử của Kiev, thành tích đáng chú ý nhất là của Vladimir là Kitô giáo hóa Kievan Rus , một quá trình bắt đầu vào năm 988. Cuốn biên niên sử nói rằng khi Vladimir quyết định chấp nhận đức tin mới thay vì tôn thờ tượng thần truyền thống (tà giáo) của người Slav, ông đã gửi ra một số cố vấn uyên bác nhất và những chiến binh giỏi nhất của ông như là sứ giả đến các phần khác nhau của châu Âu. Các sứ giả đến thăm các tín hữu của nhà thờ Latin, người Do Thái và Hồi giáo, cuối cùng họ cũng đã đến Constantinople. Họ bác bỏ Hồi giáo bởi vì, ngoài những thứ khác nó cấm uống rượu và Do Thái giáo, vì thần của người Do Thái đã phép người mình chọn để tước đoạt đất nước của họ. Họ phát hiện các nghi lễ tại nhà thờ La Mã là ngu si và đần độn. Tuy nhiên, tại Constantinople, họ đã quá kinh ngạc bởi vẻ đẹp của nhà thờ Hagia Sophia ( nhà thờ cụ bà Sophia ) và sự phụng sự được tổ chức ở đó đã ảnh hưởng lên tâm trí của họ và sau đó họ muốn theo đức tin này. Sau khi về đến nhà, họ thuyết phục Vladimir rằng đức tin của Byzantine là sự lựa chọn tốt nhất, rồi Vladimir đã thực hiện một chuyến hành trình đến Constantinople và bố trí để kết hôn với Công chúa Anna, em gái của hoàng đế Byzantine, Basil II.
Việc Vladimir lựa chọn Kitô giáo phương Đông cũng có thể phản ánh quan hệ cá nhân gần gũi của ông với Constantinople, lúc trong đang thống trị vùng Biển Đen và tầm quan trọng của nó trên tuyến đường thương mại quan trọng nhất của Kiev – truyến đường sông Dnepr. Tuân thủ Giáo Hội phương Đông là tầm nhìn xa có hiệu quả về các mặt chính trị, văn hóa và tôn giáo. Nhà thờ phương Đông có các nghi thức tế lễ được viết bằng chữ Cyrillic, được sao lục từ các bản dịch tiếng Hy Lạp đã được xuất bản cho Người Slav. Sự tồn tại của các ấn phẩm này đã tạo điều kiện cho việc chuyển đổi sang Thiên Chúa giáo của người Đông Slav và cho họ làm quen với Triết học Hy Lạp cơ bản, các môn khoa học và biên soạn lịch sử mà không cần thiết phải đến học tập tận Byzantine. Ngược lại, nền giáo dục của nhân dân trong thời trung cổ ở Tây Âu và Trung Âu thì lại ảnh hưởng từ văn hóa Latin. Họ muốn độc lập và thoát khỏi văn minh La Mã và tự do học tập các nguyên lý của Latin, người Đông Slav phát triển văn học và nghệ thuật của mình, khá khác biệt với những người dân ở quốc gia Chính thống giáo phương Đông khác. Sau Sự ly khai lớn năm 1054 ( Giáo hội phương Tây ly khai khỏi chính thống giáo ), nhà thờ Nga vẫn duy trì sự hiệp thông với cả Rome và Constantinople trong một thời gian, nhưng cũng như hầu hết các nhà thờ phương Đông cuối cùng đã tách để đi với Chính thống giáo phương Đông.
Triều đại của Yaroslav
Yaroslav, được gọi là “khôn ngoan”, cũng phải tham gia cuộc tranh giành quyền lực với anh em của mình. Mặc dù ông lên cầm quyền ở Kiev vào năm 1019, ông đã không đưa ra các thể chế luật pháp vào tất cả các vùng của Kievan Rus cho đến 1036 cùng với Mstislav Vladimirovich ( cũng là hoàng tử và cai trị một phần Kievan Rus ) từ năm 1024. Giống như Vladimir, Yaroslav mong muốn cải thiện quan hệ của Kiev với phần còn lại của châu Âu, đặc biệt là Đế chế Byzantine. Cháu gái của Yaroslav, Eupraxia, con gái của con trai ông ta-Vsevolod I, Hoàng tử của Kiev, đã kết hôn với Henry III-Hoàng đế La Mã Thần thánh. Yaroslav cũng sắp xếp cuộc hôn nhân của em gái và ba người con gái cho các vị vua của Ba Lan, Pháp, Hungary và Na Uy. Yaroslav cũng là người đã ban hành đạo luật Đông Slav đầu tiên, Russkaya Pravda; cho xây dựng các tòa thánh Sophia ở Kiev và ở Novgorod; bảo trợ các giáo sĩ địa phương và tu viện, và ông được cho là đã có công thành lập một hệ thống trường học. Con trai của Yaroslav đã phát triển Kiev Pechersk uLavra (tu viện), chức năng của nó trong Kievan Rus như là một trường học của giáo hội.
Trong những thế kỷ tạo nền tảng quốc gia tiếp theo, các hậu duệ của Rurik chia sẻ quyền lực trong việc cai trị Kievan Rus. Quyền thừa kế được chuyển từ người anh đến các em trai và từ người chú cho người cháu trai, cũng như từ người cha cho con trai. các thành viên trẻ tuổi của hoàng gia thường bắt đầu sự nghiệp chính thức của họ như là người cai trị của một huyện nhỏ, tiến đến là một tỉnh có nhiều sinh lợi và sau đó đấu đá với nhau về ngôi thèm muốn ở Kiev. Trong thế kỷ 11 và thế kỷ 12, các hoàng tử và các tùy tùng của họ là một tập hợp của các quý tộc Slavic và Scandinavia thống trị xã hội Kievan Rus. Các dũng sĩ hàng đầu và các quan lại nhận được thu nhập và đất của các hoàng tử và cung cấp cho họ sự phục vụ về chính trị và quân sự. Xã hội Kievan thiếu hệ thống các thành phố tự trị rất tiêu biểu trong chế độ phong kiến Tây Âu ( ví dụ như TP La Rosen của Pháp chẳng hạn). Tuy nhiên, các thương gia ở đô thị, nghệ nhân và người lao động đôi khi cũng có ảnh hưởng vào nền chính trị thông qua một hội đồng thành phố – veche , trong đó bao gồm tất cả các đàn ông đã trưởng thành trong thành phố. Trong một số trường hợp, các veche hoặc tiến hành đàn phán với các nhà cai trị hoặc trục xuất họ và mời những người khác để thay thế. Ở dưới cùng của xã hội là một tầng nô lệ. Ở cấp cao hơn là một tầng lớp nông dân phải cống nộp, những người lao động còn nợ tiền thuế của các hoàng tử. Tầng lớp nông nô ( Serfdom ) rất đặc trưng ở Tây Âu thời kỳ này thì lại không tồn tại trong Kievan Rus ( nhưng ở nước Nga sau này thì có ).
Sự nổi lên của các khu vực trung tâm
Rus Kiev đã không thể duy trì vị trí của nó như là một nhà nước mạnh mẽ và thịnh vượng, một phần vì sự hợp nhất của những vùng đất khác nhau dưới sự kiểm soát của một gia tộc cầm quyền. Vì các thành viên của gia tộc ngày càng trở thành nhiều hơn, họ xác định là gắn quyền lợi của bản thân với quyền lợi của khu vực ( mà họ cai trị ) hơn là với quyền lợi của Công quốc. Do đó, các hoàng tử đã gây chiến với nhau và thường xuyên tạo liên minh với người nước ngoài như Cumans, Ba Lan và Hungary. Trong những năm 1054-1224 không ít hơn 64 công quốc đã được dựng lên rồi lại sụp đổ, có đến 293 hoàng tử đưa ra đòi hỏi về thừa kế ngôi vị và tranh chấp của họ đã dẫn đến 83 cuộc nội chiến. Cuộc tranh giành quyền lực nổi bật nhất là cuộc xung đột nổ ra sau cái chết của Yaroslav Thông thái. Công quốc Polotsk đã tranh giành quyền lực của Đại Hoàng tử bằng cách chiếm Novgorod, trong khi Rostislav Vladimirovich đang bận chiến đấu để chiếm cảng Tmutarakan thuộc Chernigov ở Biển Đen. Ba trong số các con trai của Yaroslav đầu tiên liên minh là với nhau sau đó lại quay ra đánh lẫn nhau đặc biệt là sau thất bại của họ trước người Cuman tại Trận sông Alta năm 1068. Đồng thời một cuộc nổi dậy nổ ra tại Kiev, mang lại quyền lực cho Vseslav của Công quốc Polotsk – người ủng hộ dị giáo truyền thống Slavic. Đại Hoàng tử Iziaslav phải trốn sang Ba Lan để yêu cầu hỗ trợ và trong vài năm sau đã quay trở lại để thiết lập trật tự. Vấn đề trở nên phức tạp hơn vào cuối thế kỷ 11 và đưa Công quốc vào hỗn loạn và chiến tranh liên tục xảy ra. Theo sáng kiến của Vladimir Monomakh II trong năm 1097 Hội đồng liên bang đầu tiên của Kievan Rus được họp ở thành phố Liubech gần Chernigov với mục đích chính để các bên tham chiến thương thảo với nhau. Tuy nhiên ngay cả việc này cũng đã không thực sự làm ngừng cuộc chiến mà chỉ tạo một khoảng thời gian cần thiết để nghỉ ngơi mà thôi.
Các cuộc Thập tự chinh cũng đem lại một sự thay đổi trong các tuyến đường thương mại của châu Âu và làm tăng tốc sự đi xuống của Kievan Rus. Năm 1204 binh lính của Thập tự chinh lần thứ tư đã cướp phá Constantinople, làm tuyến đường thương mại qua sông Dnepr trở nên khó khăn. Đồng thời các hiệp sỹ Teutonic Knight của cuộc Thập tự chinh phía Bắc đã chinh phục được khu vực Baltic và đe dọa Vùng đất của Novgorod. Cùng với việc Liên minh Ruthenia của Kievan Rus bắt đầu tan rã thành các Công quốc nhỏ hơn vì thành viên Hoàng tộc của Triều đại Rurik ngày càng nhiều lên. Nhà thờ Cơ đốc giáo chính thống của Kievan Rus, trong khi phải đấu tranh với người dị giáo để tồn tại và mất căn cứ chính vì Constantinopol đang trên bờ sụp đổ. Một số trong những khu vực trung tâm chính sau này đã phát triển thành Novgorod, Chernihiv, Halych, Kiev, Ryazan, Vladimir của Klyazma, Vladimir của Volyn, Polotsk và những vùng khác.
Cộng hòa Novgorod
Ở phía bắc, Cộng hòa Novgorod rất thịnh vượng vì nó kiểm soát tuyến đường thương mại từ Sông Volga đến Biển Baltic. Khi Kievan Rus bị xuống dốc, Novgorod lại trở nên độc lập hơn. Một chính thể địa phương cai quản Novgorod; các quyết định lớn của chính phủ được biểu quyết bởi một hội đồng thành phố, một hoàng tử cũng được bầu như là lãnh đạo quân sự của thành phố. Trong thế kỷ 12, Novgorod mua lại cho chính mình chức Tổng-giám-mục, Một dấu hiệu cho thấy nó trở lên quan trọng hơn và ngày càng độc lập về chính trị.
( Cộng hòa Novgorod sẽ được đề cập kỹ hơn ở phần các chiến dịch của Hoàng tử Alexander Nevsky)
Phía Đông Bắc, công quốc Vladimir-Suzdal
Ở phía đông bắc, người Slav liên tục mở rộng lãnh thổ mà cuối cùng vùng này đã trở thành Đại công quốc Moskva bởi việc chinh phục và sáp nhập với các bộ lạc Finnic ở đây từ trước đó. Thành phố Rostov là trung tâm lâu đời nhất của phía đông bắc, sau đó được thay thế đầu tiên là Suzdal và sau đó là bởi thành phố Vladimir, mà sau này nó trở thành thủ đô của công quốc Vladimir-Suzdal. Một làn sóng di cư lớn từ khu vực phía bắc Kiev đã được ghi lại, để tránh những cuộc đột kích của người du mục Turk ( Thổ ) từ ” Thảo nguyên hoang dã”. Vì vậy các vùng đất phía Nam đã bị bỏ hoang và ngày càng nhiều các boyar, quý tộc, nghệ nhân … đã đến vùng đất của công quốc Vladimir, công quốc Vladimir-Suzdal ngày càng khẳng định mình như là một thế lực lớn trong Kievan Rus. Năm 1169 Hoàng tử Andrey Bogolyubskiy của công quốc Vladimir-Suzdal giáng một đòn nặng vào sức mạnh của Kievan Rus khi quân đội của ông ta chiếm lấy thành phố Kiev. Hoàng tử Andrey sau đó đưa em trai của ông lên làm người cai trị Kiev trong một thời gian ngắn, trong khi Andrey tiếp tục trị vì vương quốc của mình ở Suzdal. Như vậy, quyền lực chính trị bắt đầu tuột khỏi Kiev từ nửa sau của thế kỷ 12. Năm 1299 cũng vì các đợt xâm lược của quân Mông Cổ, vùng thủ phủ đã được chuyển từ Kiev tới thành phố Vladimir và Vladimir-Suzdal đã thay thế Kiev chở thành một trung tâm tôn giáo của các vùng phía Bắc.
Phía Tây nam, công quốc Galicia-Volhynia
Về phía tây nam, công quốc Halych/ Galicia-Volhynia đã phát triển quan hệ thương mại với các hàng xóm như Ba Lan, Hungary và Lithuania và nổi lên như là sự kế thừa của Kievan Rus. Ở đầu thế kỷ 13, Hoàng tử Roman Mstislavich chinh phục Kiev, thống nhất hai vương quốc riêng biệt trước đó và đảm nhiệm chức vụ Đại công tước Kievan Rus. Con trai ông, Hoàng tử Daniil (R. 1238-1264) là vị vua đầu tiên của Kievan Rus nhận một vương miện từ Giáo-hoàng La Mã mà không phá vỡ mối quan hệ với Constantinople. Tuy nhiên, sau một cuộc chiến tranh kéo dài và không thành công chống lại quân Mông Cổ kết hợp với lục đục nội bộ trong số các hoàng tử và sự can thiệp của nước ngoài đã làm suy yếu công quốc Galicia-Volhynia. Với sự kết thúc của dòng họ Mstislavich-chi nhánh của Rurik ở giữa thế kỷ 14, công quốc Galicia-Volhynia không còn tồn tại; Ba Lan chinh phục vùng Galich; Gediminas-Đại công tước Lithuania chiếm Volhynia, bao gồm cả Kiev trong năm 1321, kết thúc sự cai trị của triều đại Rurik trong thành phố. Nhà cầm quyền Lithuania sau đó đảm nhiệm cai trị luôn cả vùng Ruthenia.
Lý do của sự xuống dốc và sụp đổ
Một sự kết hợp của một loạt các sự kiện đã dẫn đến sự suy sụp của Kievan Rus. Sự nổi lên của các trung tâm khu vực đóng một vai trò rất lớn. Hệ thống thừa kế độc đáo, quyền lực được chuyển giao không phải từ cha sang con trai, mà đến các thành viên lớn tuổi nhất của triều đại cầm quyền, tức là trong nhiều trường hợp cho người anh trai cả của người cai trị, dẫn đến nuôi hận thù liên tục và sự cạnh tranh trong gia đình hoàng gia. Giết người để đoạt ngai vị là một cách khá phổ biến để có được quyền lực.
Sự xuống dốc của Constantinople – một đối tác thương mại chính của Kievan Rus, đóng một vai trò to lớn. Các tuyến đường thương mại từ người Varangians đến người Hy Lạp, theo con đường này hàng hoá được chuyển từ Biển Đen (Chủ yếu là từ Byzantine) Thông qua Đông Âu đến Baltic, là nền tảng cho sự giàu có và thịnh vượng cho Kiev. Kiev là quyền lực chính và khởi xướng trong mối quan hệ này, một khi Đế quốc Byzantine rơi vào tình trạng hỗn loạn và trở thành nguồn cung cấp thất thường, lợi nhuận bị cạn kiệt và Kiev mất đi sự hấp dẫn của nó. Các tuyến đường khác đi qua Kiev lại không phải là tuyến đường chính. Một tuyến đường chính khác, tuyến đường Thương mại Volga nằm xa về phía đông và phía bắc của Kiev và sau này đóng góp vào sự phát triển của Đại công quốc Moscow.
Cuộc chiến Rus’-Byzantine 860
Cuộc chiến Rus-Byzantine năm 860 là chiến dịch quân sự lớn duy nhất của quân viễn chinh Rus ‘Khaganate được ghi chép lại trong các nguồn tài liệu của Byzantine và Tây Âu nguồn. Các tài liệu khác nhau liên quan đến các sự kiện diễn ra và có sự khác biệt với các nguồn tài liệu hiện đại và hoặc sau đó,còn kết quả chính xác là như thế nào thì chưa biết. Theo tài liệu của Byzantine thì người Rus định chiếm Constantinople một cách bất ngờ, khi đế quốc đang sa lầy vào các cuộc chiến liên tục Byzantine-Arab và không thể đối phó với mối đe dọa từ người Rus. Sau khi cướp bóc các vùng ngoại ô của thủ đô Byzantine, người Rus rút lui, mặc dù bản chất của việc rút quân này và thực sự thì bên nào chiến thắng cuộc chiến này đang là chủ đề tranh cãi. Sự kiện sau đó này đã dẫn đến một truyền thuyết của Chính Thống giáo, đó là gán sự giải thoát của thành phố Constantinople cho một sự can thiệp kỳ diệu của Theotokos ( Đức mẹ Maria ).
Bối cảnh
Đế quốc Byzantine tiếp xuc lần đầu tiên với người Rus trong năm 839. Thời điểm đặc biệt của cuộc tấn công cho thấy người Rus đã được thông báo về điểm yếu của thành phố, các hoạt động quân sự đã không cắt đứt các tuyến thương mại và giao thông trong các năm 840 và 850. Tuy nhiên, mối đe dọa từ người Rus ở năm 860 đến một cách bất ngờ, và không ai có thể đoán trước, như Photius đã gọi “như một bầy ong bắp cày”. Đế chế lúc đó đang chiến đấu để đẩy lùi bước tiến của người Ả Rập trong bán đảo Tiểu Á. Trong tháng 3 năm 860, đơn vị đồn trú ở pháo đài chính Lulon đã bất ngờ đầu hàng người Ả Rập. Trong tháng Tư hoặc tháng Năm, hai bên đã trao đổi tù binh và chiến sự chấm dứt trong một thời gian ngắn, tuy nhiên vào đầu tháng Sáu Hoàng đế Michael III rời Constantinople đến Tiểu Á để triển khai một cuộc tấn công vào vương quốc Hồi giáo Abbasid.
Ngày 18 tháng 6 năm 860, vào lúc hoàng hôn, một đội tàu khoảng 200 chiếc của người Rus căng buồm tiến vào Bosporus và bắt đầu cướp bóc các vùng ngoại ô của Constantinople. Những kẻ tấn công đã đốt cháy những căn nhà và giết chết nhiều người dân. Không thể làm gì để đẩy lùi những kẻ xâm lược, Giáo trưởng Photius kêu gọi con chiên của ngài cầu xin Theotokos ( Đức mẹ Maria ) cứu vớt thành phố. Sau khi tàn phá các vùng ngoại ô, người Rus đi vào Biển Marmora và đổ bộ xuống Hòn đảo của các hoàng tử ( the Isles of the Princes), nơi mà cựu giáo trưởng Ignatius của Constantinople đang sống vào thời điểm đó. Người Rus cướp bóc các ngôi nhà và các tu viện, giết người, bắt tù nhân. Họ đã bắt 22 người hầu của cựu giáo trưởng, đưa những người này lên tầu và chặt họ ra từng khúc bằng rìu.
Vụ tấn công xảy ra bất ngờ với người Byzantine “giống như một tiếng sét từ trên trời”, như nó đã được mô tả bởi giáo chủ Photius trong bài văn tế nổi tiếng của ông viết về sự kiện này. Hoàng đế Michael III đã đi vắng khỏi thành phố, lực lượng hải quân của họ quá khiếp sợ và không thể sử dụng lửa Hy Lạp, loại vũ khí chết người. Bộ binh của Đế quốc (bao gồm cả những binh sĩ bình thường được đồn trú gần với thủ đô nhất) đã đi chiến đấu với người Ả Rập ở Tiểu Á. Việc phòng thủ trên đất liền của thành phố đã bị suy yếu bởi sự vắng mặt của các đơn vị đồn trú, nhưng việc bảo vệ biển cũng có thiếu sót. Hải quân Byzantine được sử dụng để tấn công cả người Ả Rập và người Norman ở trong Biển Aegean và Địa trung hải. Những sự việc này xảy ra đồng thời làm cho các bờ biển và các đảo ở Biển Đen, vịnh Bosporus và biển Marmara dễ bị tấn công.
Cuộc xâm lược tiếp tục cho đến ngày 4 tháng 8, khi, trong một số bài giảng của mình, giáo trưởng Photius cho rằng có một điều kỳ diệu từ trên trời xuống và cứu được thành phố từ mối đe dọa nghiêm trọng như vậy. Các bài giảng của Photius cho các ví dụ đầu tiên về cái tên “Rus” ( Người Byzantine đọc là Rhos,) được đề cập trong một nguồn tài liệu của Byzantine-Hy Lạp, trước đây các cư dân của vùng đất phía bắc của Biển Đen thường được gọi theo cách cổ xưa là “Tauroscythians”. Các bài giảng của giáo trưởng cho người ta biết được rằng họ không có người cai trị tối cao và sống ở một số vùng đất phía bắc xa xôi. Photius gọi họ là ” Những người không được biết đến – unknown people “, mặc dù rằng một số sử gia muốn dịch cụm từ như là “người vô danh”, chỉ ra các địa chỉ cuả các mối liên hệ trước đó giữa Byzantians và Rus ‘.
Các truyền thuyết sau đó
Các bài giảng của giáo trưởng Photius không cung cấp manh mối về kết quả của cuộc xâm lược và những lý do tại sao người Rus lại rút về đất nước của họ. Các nguồn tin sau này cho rằng họ rút lui nhanh chóng vì Hoàng đế đang quay trở lại thủ đô. Tiếp tục câu chuyện, sau khi Hoàng Đế Michael III và giáo trưởng Photius thả tấm mành có vẽ hình Đức mẹ Maria xuống biển, đã có xuất hiện một cơn bão đánh tan các tàu của người rợ. Trong thế kỷ sau, người ta nói rằng Hoàng đế vội vã đến nhà thờ tại Blachernae và có tổ chức một đám rước chiếc áo choàng của Đức mẹ Maria trên bức tường của Theodosian ( các bức tường thành để bảo vệ thành phố được xây từ thời Hoàng Đế Theodose ). Di tích quý giá này của Byzantine đã được nhúng tượng trưng ra biển và một cơn gió lớn ngay lập tức nổi lên và đắm các tàu của người Rus. Truyền thuyết đã được ghi lại một cách trung thực bởi George Hamartolus, người cung cấp bản thảo rất quan trọng cho quấn Biên niên sử. Các nhà viết sử người Kievan lại đưa các cái tên Askold và Dir vào các tài liệu vì họ tin rằng hai người Varangian này đã quản lý Kiev vào năm 866. Đó là năm (bỏ qua một số điều không minh bạch trong quấn niên đại) người Rus tiến hành chuyến viễn chinh đầu tiên vào thủ đô của đế quốc Byzantine.
Tài liệu của Nestor về cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa người Rus và Byzantine có thể đã góp phần vào sự phổ biến của hình ảnh Đức mẹ Maria ở Nga ( mà quả thật ở Nga hình như người ta sùng Đức mẹ hơn cả chúa Jêsu thì phải). Việc cứu thoát một cách kỳ diệu thành phố Constantinople từ đám người man rợ xuất hiện trong một bức tranh thánh của Nga, mà họ lại không cần quan tâm đến một điều lý thú rằng đám người rợ kia lại có thể đã xuất phát từ Kiev. Hơn nữa, khi Blachernitissa (Theotokos of Blachernae – chân dung Đức mẹ ) được đưa đến Moscow trong thế kỷ 17, người ta nói rằng là bức tranh thánh này đã cứu được Tsargrad ( theo người Nga thì Tsar là Hoàng đế, grad là thành phố vậy Tsargrad là thành phố của Hoàng Đế hay chính là Constantinople) khỏi sự hủy diêt của quân đội của “khagan Scythia” – chứ không biết rằng từ chính quân đội của người Rus, sau khi Michael III cầu nguyện trước Đức mẹ Maria. Không ai để ý rằng câu chuyện tồn tại song song rõ ràng với các chuỗi sự kiện được mô tả bởi Nestor. ( cũng khá hài hước nhưng cũng chẳng mấy ai quan tâm đến Lịch sử mà họ chỉ quan tâm đến tin ngưỡng, như ở ta ối người dẫm đạp lên nhau để lấy ấn đền Trần, nhưng hỏi cụ Trần nào vậy? ối người không biết)
Trong thế kỷ thứ 9, một câu đồng dao bất ngờ được đồn đại một cách đại chúng rằng tại một chiếc cột cổ ở Forum of Taurus có một dòng chữ tiên đoán rằng Constantinople sẽ bị chinh phục bởi người Rus. Truyền thuyết này cũng được biết đến trong nền văn học của Byzantine, được hồi sinh bởi Slavophiles ( một phong trào văn học ở Nga) trong thế kỷ 19, khi Đế quốc Nga lao vào giành giật địa điểm của thành phố Constantinople từ Đế chế Ottoman. ( và nếu không có các bác Anh, Pháp, Áo … thì thành phố Constantinople đã thuộc về nước Nga rồi)
Ý kiến trái ngược
Như đã được chứng minh bởi các nhà sử học hiện đại chuyên nghiên cứu về Byzantine như Oleg Tvorogov và Constantine Zuckerman và một số người khác, thì các nguồn tin từ thế kỷ thứ 9 và các nguồn sau đó lại trái ngược với các thông tin đã được đưa ra ở trên. Theo họ thì trong bài giảng vào tháng 8 của ông, giáo trưởng Photius không hề đề cập đến sự trở lại thủ đô của Hoàng Đế Michael III mà cũng chẳng có phép lạ với tấm hình Đức mẹ ( mà trong nguồn tác giả tự nhận là một người tham gia).
Mặt khác, Đức Giáo Hoàng Nicholas I, trong một lá thư gửi tới Hoàng Đế Michael III vào ngày 28 tháng 9 năm 865, đã đề cập đến việc các khu ngoại ô của thủ đô đế quốc đã bị đột kích gần đây và người dân ở ngoại ô được phép rút lui mà không phải chịu hình phạt nào. Biên niên sử Venecia của John Deacon lại ghi rằng Normanorum gentes ( người Norman), đã tàn phá suburbanum ( vùng ngoại ô ) của Constantinople và đã trở về vùng đất riêng của họ với chiến thắng (“et sic praedicta gens cum triumpho ad propriam regressa est”).
Có vẻ là chiến thắng của Michael III trước người Rus là một sản phẩm được tưởng tượng ra bởi các sử gia Byzantine ở giữa thế kỷ 9 và sau đó trở thành điều bình thường và được chấp nhận trong biên niên của người Slav vì họ chịu ảnh hưởng của Byzantine. Tuy nhiên, các ký ức về một chiến dịch thành công đã được truyền miệng trong số những người Kievan và có thể đã được ghi chép trong tài liệu của Nestor về chiến dịch của chúa Oleg năm 907, mà nó lại không được ghi ở trong bất kỳ nguồn Byzantine nào.
Cuộc chiến Rus-Byzantine năm 907
Cuộc chiến Rus-Byzantinenăm 907 được đề cập trong quấn Biên niên sử-Primary Chronicle với cái tên Oleg của Novgorod. Quấn biên niên sử này ngụ ý rằng đó là hoạt động quân sự thành công nhất của người Rus để chống lại Đế quốc Byzantine. Ngược lại, rất đáng buồn là các nguồn tài liệu Byzantine-Hy Lạp đã không đề cập gì đến nó cả.
Theo quấn biên niên
Quấn biên niên mô tả cuộc đột kích năm 907 chi tiết một cách đáng kể. Ký ức về chiến dịch này dường như đã được truyền miệng trong nhiều thế hệ người Rus. Như vậy thì có thể các ghi chép sẽ phong phú về các sự kiện mang màu sắc về văn hóa dân gian hơn là ý nghĩa lịch sử.
Theo cuốn sách này thì các phái viên Byzantine đã cố gắng đầu độc chúa Oleg trước khi ông này có thể đến gần thành phố Constantinople. Vị thủ lãnh người Rus nổi tiếng về khả năng tiên tri của mình, đã từ chối không uống chén rược có thuốc độc. Khi lực lượng hải quân của ông đã tiến vào trong tầm nhìn của Constantinople, ông đã tìm thấy các cửa chính cửa thành phố bị đóng chặt và lối vào vịnh Bosporus bị chặn bởi dây xích sắt.
Tại thời điểm này, viện binh của Oleg đã đến nơi: ông cho tiến hành một cuộc đổ bộ lên bờ của khoảng 2.000 chiếc thuyền monoxylae ( tựa như thuyền canoeing ngày nay) được lắp các bánh xe. Sau khi các con thuyền của ông cập bến, chúng được chuyển đổi để di chuyển bằng bánh xe ( có thể là các con thuyền của người Rus được lắp các bánh xe bằng gỗ và khi lên bờ họ biến con thuyền thành những chiếc xe – điều này chỉ mang tính truyền thuyết ), ông đã chỉ huy họ đến trước bức tường của Tsargrad và dựng các tấm lá chắn của họ trước các cánh cổng của thủ đô đế quốc.
Sự đe dọa tới thành phố Constantinople lúc này được gỡ bỏ bởi các cuộc đàm phán hòa bình mà thành quả là Hiệp ước Nga-Byzantine năm 907. Căn cứ vào hiệp ước, người Byzantine trả một khoản cống mười hai grivnas cho mỗi chiếc thuyền cuả người Rus.
Chiến dịch của chúa Oleg không phải là điều tưởng tượng mà là rõ ràng từ các văn bản xác thực của hiệp ước hòa bình, đã được ghi chép lại trong quấn biên niên sử. Các học giả ở thời hiện tại có xu hướng giải thích sự im lặng của các nguồn Hy Lạp đối với chiến dịch của Oleg của niên đại chính xác của Chronicle Chính. Một số giả định cho rằng cuộc tấn công thực sự diễn ra vào năm 904, khi người Byzantine đang có chiến tranh với Leo xứ Tripoli. Một giả thuyết hợp lý hơn được đưa ra bởi Boris Rybakov và Lev Gumilev: Các tài liệu đề cập đến chiến dịch Rus-Byzantine năm 860 trong thực tế đã được mô tả nhầm trong nguồn của người Slavonic như là một thất bại của Kievan.
Mặc dù thường xuyên có sự xung đột về quân sự, quan hệ giữa Rus và Byzantine dường như chủ yếu lại là hòa bình. Người Rus đầu tiên được Kitô hóa trong năm 860 theo ghi chép của Giáo trưởng Photius. Trong một bức thư của ông, Giáo trưởng Nicholas Mysticus nói về mối đe dọa rằng là người Rus sẽ tiến hành một cuộc xâm lược vào Bulgaria. Các sử gia suy ra từ tài liệu của mình rằng Byzantine đã có thể kiểm soát được người Rus trong thời gian trị vì của chúa Oleg cho kết thúc triều đại của ông.
Hơn nữa, có một đội ngũ đáng kể người Rus tham gia vào đội ngũ của đế chế và đã tham gia vào các cuộc viễn chinh của hải quân Byzantine trong suốt thế kỷ thứ 10. Một hải đội lính đánh thuê gồm 700 lính Rus tham gia chinh phạt đảo Crete năm 902. Một đơn vị gồm 415 lính người Rus khác gia nhập đội vệ binh Varangian.