25/05/2018, 17:59
Trải nghiệm hệ điều hành Ubuntu và một số phần mềm ứng dụng phổ biến hiện nay
Trải nghiệm hệ điều hành Ubuntu và một số phần mềm ứng dụng phổ biến Tóm tắt: Bài viết giới thiệu về hệ điều hành mã nguồn mở Ubuntu và một số phần mềm ứng dụng phổ biến tương thích, nhằm giúp cho người dùng có thêm lựa chọn về công nghệ để xử lý công việc cũng như giải trí. Đặc biệt, các ...
Trải nghiệm hệ điều hành Ubuntu và một số phần mềm ứng dụng phổ biến
Tóm tắt:
Bài viết giới thiệu về hệ điều hành mã nguồn mở Ubuntu và một số phần mềm ứng dụng phổ biến tương thích, nhằm giúp cho người dùng có thêm lựa chọn về công nghệ để xử lý công việc cũng như giải trí. Đặc biệt, các phần mềm và hệ điều hành được đề cập dưới đây đều hoàn toàn miễn phí và người dùng sẽ không cần lo lắng mình vi phạm các điều luật về bản quyền khi trải nghiệm những dịch vụ nhiều tiện ích này.
Tóm tắt:
Bài viết giới thiệu về hệ điều hành mã nguồn mở Ubuntu và một số phần mềm ứng dụng phổ biến tương thích, nhằm giúp cho người dùng có thêm lựa chọn về công nghệ để xử lý công việc cũng như giải trí. Đặc biệt, các phần mềm và hệ điều hành được đề cập dưới đây đều hoàn toàn miễn phí và người dùng sẽ không cần lo lắng mình vi phạm các điều luật về bản quyền khi trải nghiệm những dịch vụ nhiều tiện ích này.
- Hệ điều hành mã nguồn mở Ubuntu:
Theo thống kê của Net Appications – một công ty phân tích web chuyên thống kê thị phần toàn cầu của các hệ điều hành – tới tháng 9 năm 2016, Windows là hệ điều hành thương mại được sử dụng nhiều nhất trên các máy tính cá nhân với gần 90% thị phần sử dụng. Tại Việt Nam, thói quen sử dụng các phiên bản của hệ điều hành Windows vẫn gần như được mặc định khi người dùng mua mới hoặc cài đặt lại các máy tính cá nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nguy cơ người dùng sẽ vô tình vi phạm các điều luật về bản quyền sử dụng Windows ngày càng gia tăng khi Microsoft tuyên bố sẽ thắt chặt an ninh và khởi kiện đối với các phiên bản Windows không có giấy phép.
Ubuntu là hệ điều hành mã nguồn mở, thuộc sở hữu của Canonical Ltd – một công ty tư nhân có trụ sở chính tại Anh, được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ thương mại và dịch vụ cho Ubuntu Linux. Mặc dù là hệ điều hành mã nguồn mở, nhưng Ubuntu được xếp hạng là bản phân phối Linux thông dụng nhất, chiếm khoảng 30% số bản Linux được cài đặt trên máy tính để bàn năm 2007. Mục đích chính của Ubuntu là cung cấp một hệ điều hành ổn định, được cập nhật thường xuyên, tập trung vào sự tiện dụng và dễ dàng cài đặt. Công ty sở hữu Ubuntu, thay vì bán hệ điều hành này, đã hướng tới việc tạo ra doanh thu bằng cách kinh doanh các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật.
Ubuntu là hệ điều hành mã nguồn mở, thuộc sở hữu của Canonical Ltd – một công ty tư nhân có trụ sở chính tại Anh, được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ thương mại và dịch vụ cho Ubuntu Linux. Mặc dù là hệ điều hành mã nguồn mở, nhưng Ubuntu được xếp hạng là bản phân phối Linux thông dụng nhất, chiếm khoảng 30% số bản Linux được cài đặt trên máy tính để bàn năm 2007. Mục đích chính của Ubuntu là cung cấp một hệ điều hành ổn định, được cập nhật thường xuyên, tập trung vào sự tiện dụng và dễ dàng cài đặt. Công ty sở hữu Ubuntu, thay vì bán hệ điều hành này, đã hướng tới việc tạo ra doanh thu bằng cách kinh doanh các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật.
Giao diện chính hệ điều hành Ubuntu
- Một số ưu nhược điểm của hệ điều hành Ubuntu
Một trong những lý do khiến Ubuntu được ưa chuộng trên toàn thế giới là người dùng không phải trả bất cứ khoản tiền nào cho bản quyền phần mềm. Ngoài ra, với việc tuân thủ các điều khoản của giấy phép mã nguồn mở GNU, người dùng còn có thể tự mình sửa đổi, sáng tạo, cải tiến và phát hành ra công cộng các phiên bản chỉnh sửa. Bắt đầu được phát hành từ tháng 10 năm 2004, đến nay Ubuntu đã được nâng cấp lên tới hơn 20 phiên bản và với định kỳ 6 tháng một lần. Và với ưu thế này, khách hàng của Ubuntu còn thường xuyên được khuyến khích nâng cấp lên các phiên bản mới nhất để được trải nghiệm những tính năng mới cũng như có được sự hỗ trợ cả về kỹ thuật và kinh nghiệm sử dụng của một cộng đồng người dùng khổng lồ.
Ngoài việc thường xuyên được nâng cấp, Ubuntu còn là hệ điều hành hỗ trợ phần cứng rất tốt với dung lượng yêu cầu không đáng kể, và chạy được trên tất cả các cấu trúc máy tính. Theo trải nghiệm của người dùng, Ubuntu thậm chí còn có thể hoạt động tốt trên những chiếc máy tính được sản xuất từ năm 1995, điều mà ngay cả phiên bản Windows XP của Microsoft cũng không thể đáp ứng được.
Ngoài việc thường xuyên được nâng cấp, Ubuntu còn là hệ điều hành hỗ trợ phần cứng rất tốt với dung lượng yêu cầu không đáng kể, và chạy được trên tất cả các cấu trúc máy tính. Theo trải nghiệm của người dùng, Ubuntu thậm chí còn có thể hoạt động tốt trên những chiếc máy tính được sản xuất từ năm 1995, điều mà ngay cả phiên bản Windows XP của Microsoft cũng không thể đáp ứng được.
Cấu hình phần cứng của hệ điều hành Ubuntu
Một ưu điểm rất lớn của Ubuntu đó là tính bảo mật cao, tránh được khả năng nhiễm virus máy tính từ các website và các phần mềm. Đây là một tính năng rất quan trọng và quý giá dành cho những người dùng không phải là các chuyên gia máy tính.
Không chỉ có Ubuntu là miễn phí, người dùng còn được trải nghiệm bộ phần mềm ứng dụng với số lượng tới thời điểm hiện tại lên tới hơn 100,000 cũng hoàn toàn miễn phí. Những phần mềm này có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu từ giải trí, quản trị dữ liệu, các công tác văn phòng, đến các công việc đòi hỏi chuyên môn cao như đồ họa, thiết kế…
Không chỉ có Ubuntu là miễn phí, người dùng còn được trải nghiệm bộ phần mềm ứng dụng với số lượng tới thời điểm hiện tại lên tới hơn 100,000 cũng hoàn toàn miễn phí. Những phần mềm này có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu từ giải trí, quản trị dữ liệu, các công tác văn phòng, đến các công việc đòi hỏi chuyên môn cao như đồ họa, thiết kế…
Kho ứng dụng của Ubuntu
Có lẽ nhược điểm lớn nhất của Ubuntu là ít phổ biến và số người dùng không quá 1% trên tổng số người dùng máy tính do cái bóng khổng lồ của Windows. Tuy nhiên, với xu hướng phát triển hiện nay, chính Microsoft cũng đã có nhận xét rằng, Linux – nền tảng của Ubuntu- là đối thủ đáng ngại hơn cả Mac OS của Apple. Người dùng sẽ không hề cảm thấy cô đơn khi có được sự hỗ trợ của cả cộng đồng vào bất kỳ thời điểm nào.
Có một vài nhận xét cho rằng, Ubuntu đòi hỏi người dùng phải thành thạo máy tính. Nhưng trên thực tế, vấn đề chính nằm ở sự thích nghi và thay đổi tư tưởng khi chuyển từ thói quen dùng Windows sang Ubuntu. Sẽ chỉ cần từ 4 đến 6 tuần và người dùng sẽ thấy rằng, thời gian dành cho việc làm quen với Ubuntu còn ít hơn so với việc bắt đầu học sử dụng Windows.
Một nhược điểm nữa của Ubuntu là có những người dùng đánh giá chính sách hỗ trợ khách hàng của công ty chủ quản thiếu nhất quán và tốn kém. Tuy nhiên, nếu cài đặt bản dành cho Server, việc có được sự hỗ trợ từ nhà sản xuất là điều cần thiết, ngay cả Windows cũng vậy. Còn nếu chỉ sử dụng bản Ubuntu dành cho cá nhân, một lượng lớn nhân viên hỗ trợ kỹ thuật kiêm người dùng sẽ luôn nhiệt tình giúp đỡ những khó khăn của bạn mà không cần phải trả bất kỳ khoản phí nào.
- Một số phần mềm phổ biến miễn phí tương thích với hệ điều hành Ubuntu
Dù được đánh giá là chưa thực sự phổ biến, tuy nhiên lượng phần mềm có thể sử dụng trên hệ điều hành Ubuntu lại phong phú và có chất lượng không hề thua kém với những ứng dụng tương đương chạy trên Windows. Dưới đây là một số phần mềm thông dụng dùng trong các lĩnh vực giải trí, nghiên cứu và công tác văn phòng chạy trên nền Ubuntu với đặc điểm dễ sử dụng, dễ cài đặt và hoàn toàn miễn phí.
- Libre Office: là bộ công cụ văn phòng với 6 ứng dụng tương tự như Microsoft Office. Libre Office gồm:
- Writer: trình soạn thảo văn bản với các tính năng để phác thảo từ một bức thư đơn giản tới thiết kế một cuốn sách với các bảng và nội dung, các biểu đồ và hình minh họa.
- Calc: trợ giúp thực hiện các bảng tính, quản lý số liệu, tính toán bằng các lệnh và công thức, tạo ra các đồ thị dạng 2D, 3D…
- Impress: tạo ra các bảng trình chiếu với các hiệu ứng đặc biệt.
- Draw: ứng dụng vẽ sơ đồ và các bản phác thảo, các hình minh họa 3D và hình động.
- Base: tạo lập các cơ sở dữ liệu quản lý các bảng biểu hoạt động tương tự như Microsoft Access
- Math: trình soạn thảo phương trình toán học cho phép hiển thị các phương trình, ký hiệu, công thức trong lĩnh vực toán học, hóa học, điện … với các ký hiệu tiêu chuẩn của từng lĩnh vực.
Giao diện chính của Libre Office
- Uget: là phần mềm quản lý download tập tin hiệu quả và tiện dụng. Với tính năng tương đương như Internet Download Manager, Uget hỗ trợ tải tệp tin tốc dộ nhanh với cơ chế tải đa luồng.
phần mềm Uget
- Google Chromium: Trình duyệt web mặc định của Ubuntu là Firefox, nhưng nếu người dùng đã quen với giao diện và cách làm việc của Google Chrome thì cũng vẫn có thể sử dụng trình duyệt này trong Ubuntu.
- Thunderbird: phần mềm quản lý email của hãng Mozilla – công ty sở hữu trình duyệt web Firefox.
Phần mềm Thunderbird
- VLC: là phần mềm nghe nhạc, xem phim hỗ trợ người dùng xem được các định dang media như MPEG, MPEG-2, MPEG-4, DivX, MOV, WMV, QuickTime, WebM, FLAC, MP3, Ogg/Vorbis files, DVDs, VCDs, podcasts...
Phần mềm VLC
- Skype: là ứng dụng nhắn tin trực tuyến, gọi điện được nhiều người yêu thích, skype có thể sử dụng cho gia đình, cá nhân và doanh nghiệp.
Phần mềm Skype
- Dropbox: là dịch vụ tiện ích cho phép người dùng lưu trữ và chia sẻ dữ liệu trực tuyến nhằm bảo vệ cũng như truy cập dữ liệu ở mọi nơi, mọi lúc, với mọi thiết bị. Dropbox được đánh giá là có tốc độ tải và lưu trữ dữ liệu nhanh, tương thích với nhiều hệ điều hành.
Phần mềm Dropbox
- WineHQ: là ứng dụng tạo ra lớp tương thích để sử dụng các phần mềm của Windows trên nền các hệ điều hành như Ubuntu. WineHQ có khả năng khắc phục sự chậm trễ và tăng tốc độ của các ứng dụng Windows khi phải chạy trên nền một hệ điều hành khác. Một đặc điểm đáng chú ý nữa là ứng dụng của Windows chạy qua WineHQ không cần phải chú ý đến phiên bản Windows, điều mà ngay cả Windows cũng không làm được.
Phần mềm WineHQ
Ngoài ra còn rất nhiều các phần mềm ứng dụng chạy trên Ubuntu mà người dùng có thể tự mình tìm hiểu và khám phá. Các bộ cài ứng dụng được lưu trữ trên kho của Ubuntu tại địa chỉ: https://apps.ubuntu.com/cat/applications/software-center/ hoặc nếu đã cài đặt hệ điều hành Ubuntu, người dùng có thể lựa chọn ứng dụng ngay tại Ubuntu store được tích hợp sẵn trên màn hình desktop.
Trên thị trường công nghệ, có rất nhiều hệ điều hành cũng như các ứng dụng phục vụ cho các công việc, mục đích khác nhau mà người dùng có thể lựa chọn. Tuy nhiên, trải nghiệm với hệ điều hành Ubuntu và các phần mềm hoàn toàn miễn phí sẽ không bao giờ là lãng phí thời gian và rất đáng để chúng ta thử. Người dùng cũng không cần lo lắng mình sẽ đơn độc bởi từng phút giây sẽ đều có những bạn đồng hành kiêm kỹ thuật viên hỗ trợ đến từ cộng đồng sử dụng Ubuntu. Ngoài ra, cách xử lý những vấn đề thường gặp phải cũng được chia sẻ rất nhiều trên các diễn đàn và với máy tìm kiếm Google, tin rằng chúng ta có thể giải quyết mọi vướng mắc và cũng sẽ trở thành một người dùng công nghệ thành thạo.
Tác giả: Chu Vân Khánh
Tài liệu tham khảo:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Microsoft_Windows
https://en.wikipedia.org/wiki/Net_Applications
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ubuntu
https://www.ubuntu.com/
https://apps.ubuntu.com/cat/applications/software-center/