25/05/2018, 17:58
Một số chú ý khi sử dụng lệnh tìm kiếm trong Windows 7
Có thể nói, tìm kiếm thông tin luôn là nhu cầu đồng hành với việc sử dụng thông tin. Chính vì thế, khi ra đời Windows 7, ngay góc bên phải cửa sổ Windows Explorer là cửa sổ ô tìm kiếm. Thiết kế này đáp ứng các nhu cầu đa dạng của người sử dụng và việc tìm kiếm tệp tin thư mục trong Windows 7 trở ...
Có thể nói, tìm kiếm thông tin luôn là nhu cầu đồng hành với việc sử dụng thông tin. Chính vì thế, khi ra đời Windows 7, ngay góc bên phải cửa sổ Windows Explorer là cửa sổ ô tìm kiếm. Thiết kế này đáp ứng các nhu cầu đa dạng của người sử dụng và việc tìm kiếm tệp tin thư mục trong Windows 7 trở nên dễ dàng và mang dáng dấp của Google. Việc tìm kiếm thuận lợi như vậy dẫn đến việc phạm vi tìm kiếm rộng hơn, cho kết quả đa dạng hơn. Điều này đặt ra nếu ta muốn tìm kiếm thông tin với độ chính xác cao thì cần dùng thêm các bộ lọc. Bài viết này trình bày một số điểm cần quan tâm sử dụng tùy chọn tìm kiếm và bộ lọc giúp người dùng tìm tin hiệu quả trong trình Windows Explorer.
- Vào trình tìm kiếm
- Cách 1: Tìm kiếm theo chế độ ngầm định Windows: Vào menu Start (có thể gõ phím cửa sổ để mở menu Start) và viết khóa cần tìm vào nhãn Search files and folders
Lựa chọn kết quả tìm được, nếu cần nhắp tiếp vào See more results
- Cách 2: Gõ phím cửa sổ + F.
- Cách 3: Vào hộp Run gõ lệnh search-ms:
- Cách 4: Tìm kiếm dùng trình Windows Explorer, ngầm định là ô phía trênbên phải của cửa sổ và có gắn biểu tượng kính lúp (có thể gõ phím cửa sổ + E để mở Windows Explorer).
- Viết từ khóa tìm kiếm
Việc tìm kiếm nhanh chóng và thành công phụ thuộc rất nhiều vào từ khóa tìm kiếm kết hợp với bộ lọc và tùy chọn tìm kiếm: Tìm cái gì? Tìm như thế nào? Trước hết ta xét ví dụ sau:
Giả sử ta cần tìm tệp có kiểu là .DOC (Nguyện vọng là tìm tệp văn bản Word 2003 trong thư mục TIN_HOC)
Giả sử ta cần tìm tệp có kiểu là .DOC (Nguyện vọng là tìm tệp văn bản Word 2003 trong thư mục TIN_HOC)
- Nếu ta viết từ khóa là .DOC vào hộp tìm kiếm ta được kết quả sau:
Ta thấy chứa rất nhiều kết quả dư thừa do trình tìm kiếm sẽ tìm khóa DOC trong tên, kiểu, đường dẫn cây thư mục, tác giả…dẫn đến các tệp không phải là kiểu .doc cũng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm và khóa không phân biệt chữ hoa hay chữ thường.
- Nếu ta viết từ khóa được đóng ngoặc kép là “.DOC”được kết quả sau:
Kết quả dư thừa đã giảm đi nhờ tìm chính xác từ khóa do từ khóa được đóng ngoặc kép. Tuy nhiên ta không muốn tìm tên tệp trùng từ khóa mà ta chỉ muốn tìm tệp có kiểu tệp trùng từ khóa.
- Nếu ta viết từ khóa là TYPE:.DOC được kết quả sau:
Ở kết quả vẫn dư thừa tuy vậy vẫn chứa kết quả thừa do kiểu tệp chưa đòi hỏi chính xác theo khóa.
- Nếu ta viết từ khóa là TYPE: “.DOC” được kết quả sau:
- Hay viết “*.DOC”cũng thu được :
Qua ví dụ trên ta thấy muốn kết quả tìm kiếm có độ chính xác cao cần khẳng định nó trong khóa tìm kiếm, ở đây ta đã có nhu cầu là các tệp có kiểu là .DOC cần viết kiểu cần tìm đó trong dấu ngoặc kép như: TYPE:“.DOC” hoặc cũng có thể viết “*.DOC” ( dấu * thay cho phần tên bất kỳ, dấu chấm là dấu chỉ sự liên kết giữa tên và kiểu tệp). Ta cần dựa vào nhu cầu tìm kiếm để xây dựng từ khóa tìm kiếm và kết hợp với bộ lọc. Ở ví dụ trên ta đã sử dụng bộ lọc là “TYPE:”để việc tìm kiếm nhanh đủ và đúng, đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm.
- Một số bộ lọc thông dụng của Windows:
- Kind: Tìm kiếm các tập tin theo chủng loại được chỉ định (tài liệu, thư mục, hình ảnh, lịch…).
- Name: Tìm kiếm theo tên tập tin, cho phép tìm trong khoảng tên nào đó.
- Datecreated: Tìm đối tượng được tạo ra theo ngày tháng hoặc trong khoảng thời gian lựa chọn.
- Datemodified: Tìm theo ngày, tháng hoặc trong khoảng thời gian lựa chọn.
- Datetaken: Tìm các tập tin ảnh được chụp theo ngày hoặc khoảng thời gian được chọn.
- Size: Tìm kiếm theo dung lượng của file. Ta cũng có thể tùy chỉnh phạm vi của dung lượng.
- Type: Tìm kiếm các tập tin có kiểu xác định như .bmp, .pdf, .doc,..
Cần chú ý kiểu tệp bắt đầu là dấu chấm “.”. Thực tế kiểu tệp không được hiểu đơn thuần túy như thời DOS trước đây mà Type là Microsoft Word Doccument; là Text Document đều có kiểu .DOC vì DOC là tập con của TYPE nói trên. Vì vậy, khi viết kiểu chính xác của tệp cần đưa vào dấu nháy kép như ở ví dụ trên TYPE: “.DOC”
- Tags: Tìm kiếm tập tin theo các thẻ siêu dữ liệu đi kèm bên trong.
- Length: Tìm theo độ dài của các file nhạc hoặc video
- Authors: Tìm theo tên tác giả của tập tin.
Trong việc sử dụng các bộ lọc nói trên cần chú ý một số từ khóa của bộ lọc cho phép lọc theo phạm vi dữ liệu như size, date..thì cần viết theo luật đoạn con tức là dùng 2 kí tự dấu chấm “..” ( từ … đến) hoặc có thể dùng toán tử quan hệ: bằng =; lớn hơn >; nhỏ hơn Folder options. Chọn thẻ Search: Hủy tùy chọn Include subfolders in results when searching in file foldes của vùng How to search
- Name: Tìm kiếm theo tên tập tin, cho phép tìm trong khoảng tên nào đó.
- Datecreated: Tìm đối tượng được tạo ra theo ngày tháng hoặc trong khoảng thời gian lựa chọn.
- Datemodified: Tìm theo ngày, tháng hoặc trong khoảng thời gian lựa chọn.
- Datetaken: Tìm các tập tin ảnh được chụp theo ngày hoặc khoảng thời gian được chọn.
- Size: Tìm kiếm theo dung lượng của file. Ta cũng có thể tùy chỉnh phạm vi của dung lượng.
- Type: Tìm kiếm các tập tin có kiểu xác định như .bmp, .pdf, .doc,..
Cần chú ý kiểu tệp bắt đầu là dấu chấm “.”. Thực tế kiểu tệp không được hiểu đơn thuần túy như thời DOS trước đây mà Type là Microsoft Word Doccument; là Text Document đều có kiểu .DOC vì DOC là tập con của TYPE nói trên. Vì vậy, khi viết kiểu chính xác của tệp cần đưa vào dấu nháy kép như ở ví dụ trên TYPE: “.DOC”
- Tags: Tìm kiếm tập tin theo các thẻ siêu dữ liệu đi kèm bên trong.
- Length: Tìm theo độ dài của các file nhạc hoặc video
- Authors: Tìm theo tên tác giả của tập tin.
Trong việc sử dụng các bộ lọc nói trên cần chú ý một số từ khóa của bộ lọc cho phép lọc theo phạm vi dữ liệu như size, date..thì cần viết theo luật đoạn con tức là dùng 2 kí tự dấu chấm “..” ( từ … đến) hoặc có thể dùng toán tử quan hệ: bằng =; lớn hơn >; nhỏ hơn Folder options. Chọn thẻ Search: Hủy tùy chọn Include subfolders in results when searching in file foldes của vùng How to search
+ Khi muốn tìmtrong nội dung tệp (ví dụ ta muốn tìm văn bản chứa chữ “Hà Tây” để thay thành “Hà Nội”, Có nghĩa là ta cần tìm từ khóa “Hà Tây” ở cả trong nội dung của tệp):
Vào menu Tools -> Folder options. Chọn thẻ Search: chọn Always search file names and contents ( this might take several minutes) của vùng What to search
Vào menu Tools -> Folder options. Chọn thẻ Search: chọn Always search file names and contents ( this might take several minutes) của vùng What to search
Kết luận.
Thực chất của quá trình tìm kiếm là không biết chính xác đối tượng nhưng muốn tìm ra chúng nhanh và chính xác. Do đó, cần sử dụng bộ lọc thông tin, phần tên còn chưa biết chính xác dùng dấu *, phần thông tin về kiểu tệp nên để trong dấu nháy kép và kết hợp việc lựa chọn phương pháp: Tìm cái gì, Tìm ở đâu, Tìm như thế nào để đạt được hiệu quả cao.
Bài: ThS Nguyễn Long Vân - Khoa Khoa LLCT&KHCB
Thực chất của quá trình tìm kiếm là không biết chính xác đối tượng nhưng muốn tìm ra chúng nhanh và chính xác. Do đó, cần sử dụng bộ lọc thông tin, phần tên còn chưa biết chính xác dùng dấu *, phần thông tin về kiểu tệp nên để trong dấu nháy kép và kết hợp việc lựa chọn phương pháp: Tìm cái gì, Tìm ở đâu, Tìm như thế nào để đạt được hiệu quả cao.
Bài: ThS Nguyễn Long Vân - Khoa Khoa LLCT&KHCB
Tài liệu tham khảo
- Đỗ Quang Vinh (chủ biên) (2010), Tin học đại cương, xuất bản lần 3, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H.
- http://www.pcworld.com.vn/
- Phần mềm Hệ điều hành Microsoft Windows