23/05/2018, 15:21

Tính khối lượng thức ăn cho cua biển

Bài viết mô tả phương pháp tính khối lượng thức ăn cho ; Thực hiện được chế độ cho ăn đúng kỹ thuật; Tuân thủ các khâu kỹ thuật trong xác định chế độ cho ăn. – Định kỳ hàng tháng kiểm tra sinh trưởng của cua. Chỉ tiêu cần quan tâm xác định chiều dài và khối lượng trung bình của cua nuôi. – ...

Bài viết mô tả phương pháp tính khối lượng thức ăn cho ; Thực hiện được chế độ cho ăn đúng kỹ thuật; Tuân thủ các khâu kỹ thuật trong xác định chế độ cho ăn.

– Định kỳ hàng tháng kiểm tra sinh trưởng của cua. Chỉ tiêu cần quan tâm xác định chiều dài và khối lượng trung bình của cua nuôi.

– Xác định kích cỡ cua biển ở các giai đoạn phát triển nhằm mục đích lựa chọn kích cỡ thức ăn và khẩu phần thức ăn phù hợp với giai đoạn đó.

Xác định cỡ cua biển

Thu mẫu cua

Thu mẫu cuaThu mẫu cua

– Lẫy mẫu để ước lượng tương đối chính xác số cua có trong ao để giúp quản lý thức ăn cho tốt.

– Ước lượng số lượng cua có trong ao phải kết hợp nhiều cách bao gồm: sự hiện diện của cua ở bờ ao, sử dụng lưới kiểm tra sàng ăn.

+ Có thể dùng lưới ước lượng số lượng cua tuy nhiên cũng chỉ cho một con số phỏng chừng.

+ Sử dụng sàng ăn là rất quan trọng để kiểm tra việc cho ăn. Mức ăn của cua tốt hay không phản ánh khả năng sử dụng thức ăn, sức khỏe và số lượng cua có trong ao và điều kiện môi trường sống.

– Căn cứ vào số lượng cua thả, số lượng cua ước lượng còn lại trong ao tại thời điểm xác định ta tính toán được tỷ lệ sống của cua nuôi.

– Cách làm:

+ Bước 1. Xác định vị trí lấy mẫu: Sàng ăn thường là một tấm lưới mịn với khung có gờ cao không quá 5cm và diện tích sàng ăn từ 0,4 – 0,5 m² với sàng hình tròn với đường kính 70 – 80cm và 0,64m² đối với sàng hình vuông (cạnh 80 x 80 cm). Số lượng sàng ăn khoảng 1 cái cho 1500m²; sàng ăn nên đặt sát đáy ao và những nơi có môi trường trong sạch và hơi xa bờ ao. Vị trí sàng được đặt đều trong ao kể cả khu vực giữa ao.

Số lượng sàng ăn cần tính theo diện tích ao nuôi như sau: Số lượng sàng ăn cần tính theo diện tích ao nuôiSố lượng sàng ăn cần tính theo diện tích ao nuôi

+ Bước 2. Xác định số lượng mẫu: Để đảm bảo kết quả chính xác cần thu ngẫu nhiên ít nhất 30 con cua, sau đó đem cân khối lượng của 30 con và tính giá trị trung bình. Thu mẫu bằng vó hoặc sàng ăn tại các vị trí xác định.

+ Bước 3. Xác định khối lượng trung bình:

Khối lượng trung bình của 1 con cua được xác định bằng cách:

Khối lượng trung bình 1 con (kg/con) = Khối lượng cua mẫu thu (kg)/ Số lượng con cua có trong mẫu (con)

Chú ý: + Mẫu thu phải ngẫu nhiên.

+ Số lượng mẫu thu để cân càng lớn độ chính xác càng cao.

Xác định cỡ cua

+ Bước 1. Cân trọng lượng 30 con cua mẫu bằng cân đĩa.

+ Bước 2. Đo lần lượt 30 con cua mẫu, trước tiên đo chiều dài bằng thước đo.

– Đếm số cua trong sàng làm căn cứ xác định khối lượng cua nuôi có trong ao để quyết định lượng thức ăn cần sử dụng.

– Cần phải xác định tương đối chính xác khối lượng cua có trong ao, nếu xác định khối lượng cua nhiều thì đưa thêm thức ăn và ngược lại, tránh dư thừa hoặc thiếu thức ăn.

– Để xác định số lượng cua có trong ao, dựa vào:

+ Số lượng cua trung bình của 1m² sàng ăn x diện tích ao nuôi

+ Số lượng cua trung bình của 1m² sàng ăn = Tổng số cua có trong các

sàng ăn/ tổng diện tích (m²) của các sàng ăn kiểm tra.

Xác định khối lượng cua biển trong ao/đầm

– Xác định khối lượng cua trong sàng

– Xác định khối lượng cua trung bình: cân mẫu 30 con

Khối lượng TB (gr) = Khối lượng 30 con cua/ 30

– Tính khối lượng cua trong ao

– Khối lượng của cua có trong ao được xác định như sau: số lượng cua xác định có trong ao x khối lượng cua trung bình 1 con cua (kg)

Để xác định khối lượng thức ăn cho cua trước tiến chúng ta tiến hành thu mẫu cua, xác định cỡ cua như nội dung 1 để làm căn cứ tính toán xác định khẩu phần thức ăn và tính khối lượng thức ăn.

– Lượng thức ăn cho ăn hằng ngày được xác định căn cứ vào khối lượng cua nuôi trong ao tại thời điểm kiểm tra và khẩu phần cho ăn.

– Khẩu phần ăn hàng ngày dao động từ 4 – 6 % (Khối lượng cua có trong ao). Nếu là động vật nhuyễn thể cả vỏ thì phải đạt 30 % (trọng lượng thân cua)

+ Tháng nuôi 1: khẩu phần ăn là 6% (Khối lượng cua có trong ao)

+ Tháng nuôi 2: khẩu phần ăn là 6 % (Khối lượng cua có trong ao)

+ Tháng nuôi 3: khẩu phần ăn là 5 % (Khối lượng cua có trong ao)

+ Tháng nuôi 4: khẩu phần ăn là 5 % (Khối lượng cua có trong ao)

+ Tháng nuôi 5: khẩu phần ăn là 4 % (Khối lượng cua có trong ao)

+ Tháng nuôi 6: khẩu phần ăn là 4 % (Khối lượng cua có trong ao)

– Khối lượng thức ăn cho cua ăn = Khối lượng cua nuôi x khẩu phần ăn.

Ví dụ 1: + Khối lượng cua thả ban đầu là 100kg;

+ Khẩu phần ăn theo tháng: 6%

=> Khối lượng thức ăn cho ăn hàng ngày là: (100 x 6%)/100(kg)

Khối lượng thức ăn/ngày là 6kg.

Ví dụ 2: + Tháng nuôi thứ 3 kiểm tra khối lượng cua có trong ao là 300kg.

+ Khẩu phần thức ăn theo thời gian nuôi xác định là 5%.

=> Khối lượng thức ăn hàng ngày là: (300 x 5%)/100(kg)

– Xác định chế độ cho ăn:

+ giai đoạn cua còn nhỏ chúng ta cho ăn 1 lần/ngày

+ khi cua lớn cho ăn 2 lần/ngày và tốt nhất là cho cua ăn vào lúc mát của buổi sáng và chiều tối.

0