18/06/2018, 15:57

Tìm hiểu về đất Tây Vực, Trung Quốc

Cương vực lãnh thổ Trung quốc thời Đường Trích từ sách Phật Giáo Tây Vực Tuệ Khai/Thích Tâm Nhãn Tây Vực là cách người Trung Quốc ngày xưa gọi các nước nằm ở phía Tây của Trung Quốc. Nó được ghi chép trong các biên niên sử Trung Hoa từ khoảng thế ...

Cương vực lãnh thổ Trung quốc thời Đường

Cương vực lãnh thổ Trung quốc thời Đường

Trích từ sách Phật Giáo Tây Vực

Tuệ Khai/Thích Tâm Nhãn

Tây Vực là cách người Trung Quốc ngày xưa gọi các nước nằm ở phía Tây của Trung Quốc. Nó được ghi chép trong các biên niên sử Trung Hoa từ khoảng thế kỷ 3 TCN tới thế kỷ 7 và để nói tới khu vực ở phía tây Ngọc Môn quan và Dương quan, phần lớn là để chỉ Trung Á hay là phần phía đông nhất của nó, nghĩa là khu vực bồn địa Tarim  ở Tân Cương

SỰ TRỖI DẬY CỦA CÁC DÂN TỘC VÙNG BIÊN GIỚI PHÍA BẮC: TIÊN TI, NHU NHIÊN, ĐỘT-QUYẾT …. 

Từ khi Ban Dũng5 nhà Hán miễn quan (bị cách chức) trở về sau, tình thế Tây Vực ngày càng bế tắc, tuy hung nô y xa, nhưng các nước bên trong Trung Quốc loạn lạc không cách gì ngăn được. Kế tiếp, Tiên Ti, Nhu Nhiên, Đột-quyết dấy khởi lên thống trị Tây Vực. Các nước từ Thông Lĩnh về phía Tây, muốn thông giao với Trung Quốc cũng không được, nên phần nhiều đều đi theo đường biển. Trước tiên thuật lại sự hưng khởi của các dân tộc phương Bắc có quan hệ với Trung Quốc. 

5 Ban Dũng 班勇: Người An Lăng, Phù Phong (phía Đông bắc Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây ngày nay), thời Đông Hán, tự Nghi Liêu, con Ban Siêu. Năm đầu niên hiệu Nguyên Sơ, An đế (năm 107), Hung Nô phản loạn, ông nhậm chức Trưởng sử Tây Vực, bình được “Xa Sư” sáu nước, lại phát động các nước đánh Hung Nô, giữ được an bình vùng biên cương. Về sau ông bị hạ ngục, cách chức và mất tại nhà.

Sự hưng khởi của tộc Tiên Ti: 

Tiên Ti vốn là một chi của tộc người Hồ ở phía Đông, cư trú ở Siberia thuộc Nga ngày nay, tức là Tiên Ti Lợi-á. Từ đầu thời Hán, sau khi Hung Nô đánh phá bộ tộc Hồ phía Đông thì dân tộc ấy chia làm Ô Hoàn6 và Tiên Ti. Tiên Ti dời về Siberia, rồi di cư xuống phía Nam, dần dần trở nên cường thịnh. Đến thời Hán Quang Vũ, thế lực Hung Nô mạnh, thường liên kết với Ô Hoàn và Tiên Ti xâm lược biên giới đất Hán. Đến khi Đan Vu7 Nam Hung Nô hàng Hán thì Tiên Ti phục tùng Hán. Thời Hán Hòa đế, Đậu Hiến8 đánh Bắc Hung Nô, vùng phía Bắc nhà Hán trống rỗng, Tiên Ti chuyển đến chiếm cứ vùng đất ấy, 

6 Ô Hoàn 烏桓: Một bộ tộc ở phương Bắc cổ đại, thuộc hệ thống tộc Đông Hồ, cũng viết là “烏丸” (Ô Hoàn). Đầu đời Hán, Đông Hồ bị Mạo Đốn, Thiền Vu Hung Nô đánh bại, một bộ phận dân chúng rút về núi Ô Hoàn (nay thuộc nội Mông) nên lấy tên ấy gọi tộc mình.

7 Đan Vu 單于: Thời Hán, người Hung Nô gọi quốc vương của họ là Đan Vu.

8 Đậu Hiến 竇憲: Người Bình Lăng, Phù Phong, đời Đông Hán, tự là Bách Độ, anh của Đậu thái hậu (mẹ của Hoà đế). Khi Hoà đế lên ngôi, Hiến được Thái hậu phong làm Thị trung, thao túng triều chính, sau làm Xa kỵ tướng quân. Năm đầu niên hiệu Vĩnh Nguyên, xuất binh Bắc chinh đánh bại Bắc Hung Nô… Về sau, Hoà đế và Hoạn quan mật mưu tiêu diệt thế lực nhà Hiến và bức Hiến tự sát.

 

Hung Nô còn lưu lại đó hơn mười vạn bộ lạc cũng tự xưng là Tiên Ti, nhân đó mà thế lực Tiên Ti mạnh lên. Thời Hán Hoàn đế, Đàn Thạch Hòe9 của Tiên Ti xuất hiện, không chịu sự kiềm chế của nhà Hán, thế nước rất mạnh, phía Nam chiếm đất Hán, Đông đẩy lùi Phu Dư,10 Bắc chống cự Đinh Linh,11 Tây đánh nhau với Ô Tôn.12 Đất chiếm được từ Đông sang Tây hơn một vạn bốn ngàn dặm, lấy hết đất cũ của Hung Nô. Đất ấy chia ra ba vùng lớn để thống lĩnh là Đông, Trung, Tây. Trung bộ đất ấy từ Thượng Cốc13 trở về Tây đến Đôn Hoàng, hơn 20 ấp ở Ô Tôn theo về hết, chịu sự thống lãnh của tộc Tiên Ti, và Thiên sơn bắc lộ cũng trong phạm vi thống trị của nước ấy. 

Đến thời Ngụy-Tấn, dân tộc Tiên Ti lan tràn khắp phương Bắc, lại tiến vào bên trong biên ải. Từ Liêu Đông đến Hà Tây, bộ lạc ấy đã lập quốc như họ Mộ Dung kiến lập Tiền Yên, Hậu Yên, Tây Yên, Nam Yên; họ Khất Phục lập Tây Tần; họ Ngốc Phát lập Nam Lương; họ Thác Bạt lập Hậu Ngụy; họ Vũ Văn lập Hậu Chu v.v…. Trong số ấy nước hậu Ngụy đến thời Thập Dực Kiện14 là mạnh nhất, phía Bắc có sa mạc, phía Nam chiếm cứ Âm Sơn,15 phía Đông từ Uế Mạch (miền Bắc Triều Tiên ngày nay), phía Tây đến Phá-lạc-na (nay là Fergana), không nơi nào không qui thuận. Vua Tiền Tần là Phù Kiên đến chinh phạt, Thập Dực Kiện bại trận chết, nước bị diệt. Nước phương Bắc kế tiếp khởi lên là Nhu Nhiên.

 

9 Đàn Thạch Hòe 檀石槐: Trưởng tộc Tiên Ti (Tl.?-118), lập quốc tại núi Đạn Hãn (huyện Dương Cao, tỉnh Sơn Tây ngày nay), Bắc Cao Liễu thời Đông Hán.

10 Phu Dư 夫餘: Tên một nước thời xưa, tức Phù Dư 扶餘, nơi tộc Uế Mạch kiến lập. Hiện nay phía huyện Thao Nam, huyện Xương Đồ tỉnh Liêu Bắc, cho đến Nam huyện Song Thành, tỉnh Cát Lâm đều thuộc lãnh thổ nước này.

11 Đinh Linh 丁零: Tên một bộ tộc thời cổ đại, địa phương cư trú của họ hiện nay là thượng du sông Yenisey ở Siberia, cho đến hồ Baikal.

12 Ô Tôn 烏孫: Một dân tộc ở Tây bắc cổ đại. Đầu thế kỷ thứ II trước Tl., Ô Tôn và Nguyệt Thị sống du mục ở vùng nay là Đôn Hoàng, Cam Túc, Kỳ Liên, phía Bắc tiếp cận Hung Nô.

13 Thượng Cốc 上谷: Phía Nam huyện Hoài Lai, tỉnh Sát Cáp Nhĩ ngày nay.

 

Sự hưng khởi của tộc Nhu Nhiên: 

Nhu Nhiên còn gọi là Nhuyễn Nhuyễn. Thủ lĩnh bộ tộc gốc người Tiên Ti, dân bộ tộc là Cao Xa, Đột-quyết, họ Úc Cữu Lư (tên khác là Mộc Cốt Lư, Thủ Ngốc Nghĩa, vì danh từ đó với từ Úc Cữu Lư có âm gần nhau nên con cháu đời sau lấy làm họ). Bộ lạc Nhu Nhiên dấy khởi vào thời Hậu Ngụy mà Thỉ tổ là lính kỵ binh tên là Mộc Cốt Lư. Nguyên Mộc Cốt Lư có tội, chạy trốn vào trong núi, rồi tập hợp số người chạy trốn được hơn trăm người, đến đời con là Xa Lộc Hội mới hình thành bộ lạc, tự lấy hiệu là Nhu Nhiên và bắt đầu có tộc Nhu Nhiên. Truyền qua bảy đời, đến đời con của Ôn Hột Đề16 là Xã Luân thì Nhu Nhiên lớn mạnh lên.

14 Thập Dực Kiện (Kiền) 什翼鞬 (): Thập Dực Kiền (318-376 Tl.), tù trưởng họ Thác Bạt, tộc Tiên Ti, tức là tổ của Thác Bạt Khuê (Đạo Võ đế) triều Bắc Ngụy.

15 Âm Sơn 陰山: Phía Bắc huyện Dương Sơn, tỉnh Quảng Đông ngày nay.

16 Ôn Hột Đề 縕紇提, là thủ lãnh tộc Nhu Nhiên. Sau khi thân phụ ông mất, bộ chúng phân thành hai, ông thủ lãnh Tây bộ. Năm đầu niên hiệu Thái Nguyên đời Tấn (năm 376), ông phản Thát Bạt Tiên Ti theo Thiết Phất Lưu Vệ Thìn (?-391, thủ lãnh Hung Nô thời Thập lục quốc). Năm thứ 16, bị Thác Bạt Khuê đánh, phải di dời đến Vân Trung (nay thuộc vùng Thác Khắc Thác nội Mông Cổ). Năm thứ 19, con ông là Xã Luân lánh về Tây, còn ông không rõ ở nơi nào. 

Bộ lạc ấy đánh chiếm các bộ lạc ở phía Tây Ngũ Nguyên (huyện Ngũ Nguyên, tỉnh Tuy Viễn ngày nay), khiến họ phải chạy ra phía Bắc sa mạc, rồi đoạt lấy đất Cao Xa (một dải Ô Lương Hải ở Tây bắc Ngoại Mông ngày nay), cư trú ở đó, tự xưng là Đậu Đại Khả Hãn. Ô Tôn cũng bị Nhu Nhiên xâm chiếm, chạy về phía Tây vào núi Thông Lĩnh. Từ đó núi Thiên Sơn trở ra Bắc, núi A-nhĩ-thái (Altai)17 trở về Nam hoàn toàn bị Nhu Nhiên xâm chiếm. Các nước vùng “Thiên sơn nam lộ” như Cao Xương, Yên Kỳ, Vu-điền v.v…. đều nô dịch thần phục Nhu Nhiên. Lịch sử nói nước ấy về phía Tây đến Yên Kỳ (nay là huyện Yên Kỳ tỉnh Tân Cương), phía Đông tiếp giáp với Triều Tiên, phía Nam đến tận Đại Thích,18 thường lấy Đôn Hoàng và Trương Dịch19 ở phương Bắc làm nơi gặp nhau. Có thể thấy vùng đất mà dân tộc Nhu Nhiên cai quản rộng như thế nào; thời đó nhằm thời An đế nhà Đông Tấn.

Đến năm Nghĩa Hy thứ 6 đời An đế nhà Đông Tấn (năm 410 Tl.), Xã Luân mất, người em theo ông là Đại Đàn tự lập Mâu Hãn Hột Thăng Cái Khả Hãn,20 là kẻ địch hùng mạnh của nhà Hậu Ngụy ở phương Bắc. Vào năm Nguyên Gia thứ 6 đời Tống Văn đế (năm 429 Tl.), Thái Võ đế nhà Hậu Ngụy thân chinh đại phá Nhu Nhiên, các bộ tộc Cao Xa tranh nhau làm phản, Nhu Nhiên đầu hàng Ngụy với binh chúng 30 vạn người, ngựa chiến hơn 100 vạn con, số tàn quân bị truy đuổi đến tận núi Trác Tà (phía Tây ngoài Mông Cổ), rồi bộ lạc tan rã, Đại Đàn lo buồn phẫn uất mà chết.

17 Núi A Nhĩ Thái 阿爾泰: Hoặc gọi A Nhĩ Thản, nghĩa của tiếng Mông Cổ là “Kim” (vàng), nhân đó cũng gọi là Kim Sơn.

18 Đại Thích 大磧: Đại sa mạc.

19 Trương Dịch: Xem cht. 24, tr. 155.

20 Mâu Hãn Hột Thăng Cái Khả Hãn 牟汗紇升蓋可汗, nghĩa là ông vua chiến thắng.

 

Con ông ấy là Ngô Đề vào triều cống với Ngụy. Các nước Tây Vực cũng kế tục nhau vào triều cống. Sau đó Nhu Nhiên chấn hưng lại, vào năm Đại Minh thứ 4 đời Hiếu Võ đế nhà Tống (năm 460 Tl.), họ lại đánh phá Cao Xương, lập Hám Bá Châu làm vua Cao Xương. Năm Thái Thỉ thứ 6 đời Tống Minh đế (năm 470 Tl.) lại tấn công Vu-điền, sứ giả Vu-điền cầu cứu với Hậu Ngụy, báo cho biết các nước Tây Vực đều thuộc hết về Nhu Nhiên. Từ Ngô Đề truyền được năm đời đến Phục Hồ, vào năm Thiên Giám thứ 5 thời Lương Võ đế (năm 506 Tl.), cùng với Cao Xa đánh nhau ở Bồ Loại Hải (Nay là hồ Ba Lý Khôn, huyện Trấn Tây tỉnh Tân Cương), Phục Hồ bị giết chết. Con là Xú Nô lên thay phá tan Cao Xa, thế lực chợt mạnh lên, đầu tiên phụng sự nhà Ngụy rất cung kính, đến lúc nhà Ngụy chia cắt Đông, Tây thì Văn đế của Tây Ngụy cưới con gái ông ấy làm hậu, thừa tướng Đông Ngụy là Cao Hoan cưới con gái Nhu Nhiên (Nhuyễn Nhuyễn công chúa) làm thất (vợ), hai bên hòa thân. Về sau Đột-quyết hưng khởi, vào năm đầu niên hiệu Thiệu Thái đời Lương Kính đế (năm 555 Tl.), Mộc Chữ Khả Hãn của Đột-quyết đánh Nhu Nhiên, Đặng Thúc Tử chạy sang Tây Ngụy, Thái sư Vũ Văn Thái nhận lời thỉnh cầu của Đột-quyết, bắt hơn ba ngàn người từ Thúc Tử trở xuống giao cho sứ giả Đột-quyết và bị giết hết ở Thanh Môn (cửa Đông nam thành Trường An), Nhu Nhiên diệt vong.

Sự hưng khởi của tộc Đột-quyết: 

Thời Hán, Hung Nô ở phía Bắc bị nhà Hán đánh bại, sau khi chạy về phía Tây, đất để lại bị các bộ tộc Tiên Ti, Nhu Nhiên v.v…. chiếm cứ, rồi Tiên Ti xuống miền Nam, còn Nhu Nhiên trước khi bị diệt thì ở dải đất trung tâm châu Á. Đột-quyết lại hưng khởi, tộc này về nguyên lai truyền thuyết

cũng giống như các tộc khác, Châu thư,21 Bắc sử, Tùy thư22 đều có ghi chép rõ ràng, một thuyết cho là chủng tộc khác của Hung Nô, họ A Sử Na,23 tách thành bộ lạc riêng, sau bị lân quốc đánh phá, tận diệt họ tộc ấy; nhưng có một đứa trẻ còn sống sót, sinh ra mười đứa con mà A Sử Na là một đứa trong số ấy, con cháu sinh sôi nhiều gọi là Nhuyễn Nhuyễn (Nhu Nhiên) đoàn thiết (rèn sắt), cư trú ở phía Nam núi Kim Sơn (nay là núi A-nhĩ-thái). Núi Kim Sơn hình giống như cái mũ trụ24 nên gọi là Đột-quyết. Hoặc có thuyết nói rằng, Đột-quyết vốn có nguồn gốc từ nước Sách, người lớn của bộ lạc ấy có từ sáu đến mười vợ, A Sử Na là con của người vợ nhỏ. Tóm lại bộ tộc này ở phía Bắc Hung Nô, xa đến Tây Hải (Lý Hải25 hoặc là hồ Balkhash)26 thuộc Hung Nô, trải rộng mênh mông đến phía Nam núi A Sơn. Sau đó, Thổ Môn27 mạnh dần lên, bắt đầu thông hôn với Hậu Ngụy, tộc ấy cầu hôn với Nhu Nhiên, Nhu Nhiên cự tuyệt, gọi tộc ấy là: “Thiết nô (nô lệ làm thợ rèn) của ta, sao dám nói ra lời đó”. Đến năm đầu niên hiệu Thừa Thánh, đời Hiếu Nguyên đế nhà Lương (năm 552 Tl.), Thổ Môn phát binh đánh Nhu

21 Châu thư 周書: Sách sử thời Bắc Châu, 50 quyển, do Linh Hồ Đức Phần v.v… phụng sắc biên soạn vào đời Đường.

22 Bắc sử, xem cht. 46, tr. 32. Tuỳ thư, xem cht. 47, tr. 33.

23 Họ A Sử Na 阿史那氏: A Sử Na là họ thủy tổ Đột-quyết. Thời xưa, Đột-quyết có 10 họ đều lấy theo họ người mẹ (mẫu hệ), “A Sử Na” là một trong những họ đó.

24 Mũ trụ (兜鍪 đâu mâu): Mũ sắt, mũ đội đánh trận thời xưa.

25 Lý Hải 裏海: E. Caspian Sea, hồ lớn nhất thế giới, vị trí giữa miền Tây Trung Á và núi Kavkaz.

26 Hồ Balkhash (Ba-nhĩ-khách-thập 巴爾咯什), là hồ nước mặn phía Đông nam nước Cộng hòa Kazakhstan Trung Á của Nga.

27 Thổ Môn 土門: Tên bộ lạc Đột-quyết. Cuối đời Hậu Ngụy, bộ lạc này hưng thịnh dần và bắt đầu thông giao với Trung Quốc, tự lấy hiệu Y Lợi Khả Hãn. 

 Nhiên, Nhu Nhiên thất bại, Đầu Binh Khả Hãn tự sát. Từ đó Thổ Môn tự xưng là Y Lợi Khả Hãn. Ba năm sau tận diệt Nhu Nhiên, tóm thâu đất ấy. Đồng thời em của Thổ Môn là Thất Điểm Mật thống soái mười đại đầu lĩnh, với mười vạn người đánh úp Tây Vực, tự xưng là Khả Hãn, hiệu là bộ lạc Thập Tính (mười họ), đó là Tây Đột-quyết Khả Hãn, cũng là Thỉ tổ của bộ lạc Thập Tính.

Về sau Thổ Môn mất, con là Ất Tức Ký Khả Hãn lên thay. Ất mất, em là Sĩ Cân (tên khác là Yên Đô) lên thay, đó là Mộc Chữ Khả Hãn. Mộc Chữ đánh Nhu Nhiên, kiến thiết vương triều28 ở núi Đô Cân (biên giới phía Nam Tam Âm Nặc Nhan Hãn, bên ngoài Mông Cổ ngày nay), đồng thời phía Tây phá tan Áp-đạt29 (vùng đất riêng của Đại Nguyệt Thị, vị trí hiện nay thuộc núi Badakhshan), phía Đông đuổi Khiết Đan,30 phía Bắc bình định Kết Cốt31(tức là Kiên Côn, hoặc Hiệt Kiết Tư), phía Nam thu phục Thổ-cốc-hồn,32 cương vực mở rộng, phía Đông đến tận Liêu Đông, phía Tây đến Tây Hải (Lý Hải) rộng hàng vạn dặm, phía Nam đến Đại Mạc,33 phía Bắc tận bờ Bắc Hải (hồ Baikal ngày nay),34 

28 Hán: Kiến nha 建牙. Thời xưa khi hưng binh xuất quân, Võ thần xuất quân, đứng trước đại kỳ (cờ), hoặc bộ tộc thiểu số kiến thiết vương triều nơi nào đều gọi là kiến nha.

29 Áp-đạt: Xem cht. 4, tr. 121.

30 Khiết Đan 契丹: Một bộ tộc ở phương Bắc cổ đại, thuộc hệ tộc Đông Hồ, ngôn ngữ có chỗ tương đồng với cổ ngữ Mông Cổ.

31 Kết Cốt 結骨: Bộ tộc cổ đại, cư trú ở phương Bắc Hung Nô, nay là thượng du sông Yenisey. Thời xưa gọi Kiên Côn, đến đầu đời Đường gọi là Kết Cốt, năm thứ 22 niên hiệu Trinh Quán đổi hiệu Hiệt Kiết Tư.

32 Thổ-cốc-hồn 吐谷渾: Bộ tộc ở Tây bắc thời cổ đại, chi nhánh họ Mộ Dung của tộc Tiên Ti ở Liêu Đông. Tổ tiên họ cư trú ở Thanh Sơn nay thuộc tỉnh Liêu Ninh.

33 Đại Mạc: Xem cht. 32, tr. 163.

 

Năm Thái Kiến thứ 4 thời Trần Tuyên đế (năm 572 Tl.), Mộc Chữ mất, lập em là Đà Bát làm Khả Hãn, con ông ấy là Đại La Tiện chẳng phục. Đang lúc thịnh thế, Bắc Tề cát cứ phương bắc, Bắc Châu giành lấy công chúa Tệ Bạch theo phò Đột-quyết, Đà Bát từng nói: “Chỉ cần ta ở mặt Nam, hai con luôn hiếu thuận, lo gì không có vật ấy?” (Bắc sử quyển 99) Chưa bao lâu thì Đà Bát mất, con là Am La lên thay, Mộc Chữ Đại La Tiện chẳng phục, Am La sợ nhường ngôi cho con là Y Lợi Khả Hãn, tức là Nhiếp Đồ, hay gọi Sa Bát Lược Khả Hãn, lại lập Đại La Tiện làm A Ba Khả Hãn để vỗ về an ủi. Lúc này nhà Tuỳ rất hưng thịnh, sai Trường Tôn Thịnh36 dùng kế để ly gián Đột-quyết, về sau quả nhiên phân làm hai bộ phận Đông và Tây. 

Đông Đột-quyết — vào năm Khai Hoàng thứ 4 đời Tuỳ Văn đế (năm 584 Tl.), Đạt Đầu Khả Hãn hàng nhà Tuỳ, Sa Bát Lược Khả Hãn cũng xin hoà hiếu thân thiện, nhà Tuỳ lại trợ giúp em của Sa là Mạc Hà Khả Hãn đánh A Ba Khả Hãn của Tây Đột-quyết. Sa mất, em là Xử La Hầu lên ngôi tức Mạc Hà Khả Hãn. Mạc Hà mất, con của Sa Bát La là Ung Ngu Lư lên ngôi, là Đô Lan Khả Hãn.37 

 34 Hồ Baikal (Bối-gia-nhĩ 貝加爾), vị trí phía Tây bộ Siberia hướng Đông nước Nga, giữa tỉnh Irkutsk oblast và nước Cộng hòa tự trị Buryat A. S. S. R.

35 Taskhent (Tháp-thập-can 塔什干), thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Uzbekskaja S.S.R.

36 Trường Tôn Thịnh 長孫晟: Trường Tôn Thịnh (552-609), tự là Quí Thịnh, người Lạc Dương, Hà Nam thời Tuỳ, đa mưu túc trí, võ nghệ siêu quần. Đầu đời Tuỳ, Đột-quyết Nam chinh, ông hiến kế sách ly gián các bộ tộc Đột-quyết. Văn đế giao cho ông hành sự. 

Nhà Tuỳ lại muốn ly gián họ nữa, con của Xử La Hầu là Nhiễm Can hiệu là Đột Lợi Khả Hãn ở phương Bắc sai sứ cầu hôn, được nhà Tuỳ đem công chúa An Nghĩa gả cho, còn Đô Lan cầu hôn thì cự tuyệt, do đó Đô Lan đánh Đột Lợi, cướp phá biên giới nhà Tuỳ, Đột Lợi chạy trốn vào Trung Quốc được phong làm Khải Dân Khả Hãn. Khải Dân Khả Hãn mất, con là Đốt Cát lên thay, đó là Thỉ Tất Khả Hãn. Vào năm Đại Nghiệp thứ 11 (năm 615 Tl.), Dương đế đi tuần thú phương Bắc bị Thỉ Tất vay khốn ở Nhạn Môn (tại tỉnh Sơn Tây ngày nay), được công chúa Nghĩa Thành cứu thoát. Lúc đó, thế lực nhà Tuỳ đã suy yếu, người theo về Đột-quyết rất đông, phía Đông của Thỉ Tất từ Khiết Đan, Thất Vi, về phía Tây đến tận Thổ-cốc-hồn, Cao Xương đều thần phục họ, xạ tiễn, binh lính hàng trăm vạn. Những kẻ cát cứ xưng hùng như Lưu Võ Châu, Vương Thế Sung v.v… đều quay mặt về phương Bắc xưng thần, sách vở đầu đời Đường đều ghi chép, có thể thấy sự hùng mạnh của thế lực ấy.

Tây Đột-quyết — khởi lên từ con của Mộc Chử là Đại La Tiện (A Ba Khả Hãn), sau khi bị Đông Đột-quyết bắt giết, nhân dân và chư hầu lập con của Ương Tố Đặc Lặc là Nê Lợi Khả Hãn, ông mất, con là Đạt Mạn lên thay, đó là Xử La Khả Hãn. Sau khi Xử La bị tiểu Khả Hãn của phương Tây là Xạ Quỹ đánh bại, Xạ tự lập làm Đại Khả Hãn, khai thác cương thổ, đông đến Kim Sơn (nay là núi A-nhĩ-thái), Tây đến Tây Hải, hầu hết các nước về phía Tây Ngọc Môn38 đều thần phục họ, kiến thiết vương triều39 ở núi Tam Di40 phía Bắc Qui-tư, cùng đối địch với Đông Đột-quyết. Xạ Quỹ chết, em là Thống Diệp Hộ Khả Hãn lên thay, phía Bắc chiếm Thiết Lặc, phía Tây chống Ba-tư, phía Nam tiếp giáp Kế Tân, chiếm cứ đất cũ của Ô Tôn, làm bá chủ cả Tây Vực, dời triều đình về Thiên Tuyền phía Bắc Thạch Quốc (một dải Tashkent). Hầu hết các nước Tây Vực đều được Tây Đột-quyết bảo vệ, sử gọi là “sự hưng thịnh của Tây Nhung chưa từng có vậy”. Đây là thời kỳ cực thịnh của Tây Đột-quyết. 

37 Đô Lan Khả Hãn 都蘭可汗: Hay gọi Đô Lam Khả Hãn 都藍可汗 (?-599), là Đông Đột-quyết Khả Hãn (đời Tuỳ), tại vị từ năm 588-599 Tl., tên Ung Ngu Lư, hiệu Hiệt Ca Thi Đa Na Đô Lam Khả Hãn, con Sa Bát Lược Khả Hãn. Lúc đầu cùng Tuỳ thông hảo, sau nhà Tuỳ sai Trường Tôn Thịnh dùng kế ly gián nên cùng Nhiễm Can (Đột Lợi [Khải Dân] Khả Hãn) đánh nhau.

 

Sự hưng khởi của tộc Thiết Lặc: 

Thiết Lặc và Cao Xa nguyên là một bộ tộc, đều xuất phát từ Đinh Linh.41 Đinh Linh nguyên ở phía bắc Hung Nô, đến đầu nhà Ngụy, tộc đó bị nhà Ngụy đánh phá nên nhiều người trong tộc ấy dời về phía Nam sa mạc, xưng là Cao Xa. Những người lưu lại Mạc bắc (sa mạc phía Bắc) và đất cũ của tộc ấy sử gọi là Thiết Lặc.
Bộ tộc Thiết Lặc rất nhiều, “Bắc sử” từng  ghi chép: 

“Tổ tiên của Thiết Lặc là con cháu của Hung Nô. Chủng loại rất nhiều, từ phía Đông của Tây Hải, họ nương theo núi chiếm cứ hang động ở, truyền thống thường như vậy chẳng dứt. Phía Bắc sông Độc Lạc (Sông Thổ Lạp ở Ngoại Mông ngày nay) có Bộc Cốt, Đồng La, Vi Hột, 

38 Ngọc Môn 玉門: 1- Tên cổng, tức cổng Ngọc Môn (Ngọc Quan), phía Tây huyện Đôn Hoàng tỉnh Cam Túc ngày nay. 2- Tên huyện, phía Tây huyện Tửu Tuyền tỉnh Cam Túc.

39 Hán: Kiến nha. Xem cht. 28 trước.

40 Nay là núi Hán Đằng Cách Lý ở phía Bắc huyện Khố-xa. (cht. Tg)

41 Đinh Linh: Xem cht. 11 trước. 

Bạt Dã Cổ, xét lại đều là hiệu của các họ Sĩ Cân, Mông Trần, Thổ Như Hột, Tư Kết, Hồn, Hộc Tiết v.v… binh lực hùng mạnh có thể đến hai vạn. Từ Y Ngô (nay là huyện Y Ngô tỉnh Tân Cương) trở về phía Tây, phía Bắc Yên Kỳ (nay là huyện Yên Kỳ tỉnh Tân Cương), cạnh núi Bạch Sơn thì có Khiết Tệ, Bạc Lạc Chức, Ất Hí, Tô Bà, Na Hạt, Ô Hộ Khất, Cốt Dã Hí, Ư Ni Hộ v.v… binh lực hùng mạnh có đến hai vạn. Phía Tây nam núi Kim Sơn có Tiết Diên Đà, Hí Lặc Nhi, Thập Bàn, Đạt Khiết v.v… hơn một vạn binh. Phía Bắc Khương quốc42 cạnh biển A-đắc (Hàm hải)43 thì có A Hí, Hạt Tài, Bát Hốt, Tỉ Can, Bối Hải, Hạt Tỳ Tất, Hà Tha, Tô Bạt, Dã Mạt, Yết Đạt v.v… có ba vạn binh. Ở Đông-Tây Đắc Nghi Hải (Nghi, hoặc Lý Hải)44 có các họ Tô Lộ Yết, Tam Tố, Yết, Miệt, Tróc Tát Hốt v.v… hơn tám ngàn binh. Phía Tây Phất Lâm (tức La-mã) thì có họ Ân Khuất, A Lan, Bắc Nhục, Cửu Ly, Phục Ốt v.v…  gần hai vạn người, phía Nam-Bắc Hải thì có Đổ Ba v.v… Tuy mang họ khác nhau nhưng gọi chung là Thiết Lặc, đều không có quân trưởng, phân chia thành hai hệ Đột-quyết Đông và Tây”.45

Nhưng trong Đường thư46 ghi chép về bộ lạc Thiết Lặc có sự thêm bớt: 

42 Khương quốc 康國: Nay phía Bắc dải Samarkand, Trung Á.

43 A-đắc thuỷ 阿得水, hay gọi là biển (hồ) A-lạp 阿拉() (Aral Sea), tức biển Hàm (Hàm Hải). Vị trí giữa nước Cộng hoà Uzbekskaja và Kazakhstan, miền Tây nam nước Nga. Hồ này lớn thứ tư thế giới. (xem thêm cht. 19, tr. 20).

44 Lý Hải: Xem cht. 25 trước.

45 Xem Bắc sử quyển 99. (cht. Tg)

46 Tân Đường thư: Xem cht. 11, tr. 126. 

“Bộ lạc ấy gọi là Viên Hột, Tiết Diên Đà, Khiết Bật Vũ, Đô Bá, Cốt Lợi Cán, Đa Lãm Cát, Bộc Cốt, Bạt Dã Cổ, Đồng La, Hồn, Ân Kết, Hộc Tiết, Hề Kết, A Trật, Bạch Tập, gồm mười lăm chủng tộc đều ở rải rác phía Bắc dải sa mạc”.47

Các bộ lạc nêu trên đều thần phục với Đột-quyết, vì người Thiết Lặc giỏi cưỡi ngựa bắn cung nên thường cung cấp cho Đột-quyết kỵ binh, nhưng Đột-quyết đối đãi người Thiết lặc như trâu ngựa:

“Năm đầu niên hiệu Đại Nghiệp, Xử La Khả Hãn của Đột-quyết đánh các bộ tộc Thiết Lặc, đánh thuế nặng, thu lấy sản vật của họ, lại nghi kỵ Tiết Diên Đà v.v… sợ họ làm binh biến, liền tập họp tướng lĩnh của họ hơn trăm người giết hết. Do đó họ đồng loạt nổi dậy làm phản”.48

Từ đó họ ủng hộ và lập Ca Lăng của bộ tộc Khiết Bật làm Mạc Hạ Đại Khả Hãn, Dã Hí của bộ tộc Tiết Diên Đà làm Tiểu Khả Hãn, thường đánh phá binh của Xử La. Mạc Hạ được nhiều bộ tộc khác ủng hộ, Y Ngô, Cao Xương, Yên Kỳ đều quy thuận. Năm Đại Nghiệp thứ ba (năm 607 Tl.), họ cướp phá biên giới, Dương đế sai tướng ra Đôn Hoàng, thất lợi, Thiết Lặc liền sai sứ tạ tội, Bùi Củ phụng sứ vỗ yên họ. Đến khi Xạ Quỹ của Tây Đột-quyết tấn công giết chết Xả La thì Mạc Hạ, Dã Hí đều bỏ Hãn, đồng loạt trở lại thần phục Tây Đột-quyết.
Tóm lại, các tộc nêu trên đều lấy vùng biên giới phía Bắc làm căn cứ địa, nhưng Tây Đột-quyết và Thiết Lặc thì lấy Thiên sơn bắc lộ” làm căn cứ, các nước vùng “Thiên sơn nam lộ” thường làm nô dịch cho họ 

47 Xem Tân Đường thư 142, thượng. (cht. Tg)

48 Xem Bắc sử quyển 99. (cht. Tg).

 

ĐỊA THẾ VÀ TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TÂY VỰC 

Vào cuối đời Hán, các nước Tây Vực phân chia hơn 50 nước. Đến thời Ngụy Tấn trở về sau, từ Tam quốc phân tranh, ngũ Hồ loạn Hoa, rồi cuộc đối đầu Nam-Bắc Triều, thẳng đến đời Tuỳ, các nước Tây Vực lớn nhỏ công phạt thôn tính lẫn nhau, tình huống rối loạn cũng giống như Trung Nguyên. Căn cứ trong “Ngụy lược”,49 “Tấn thư”,50 “Bắc sử”, “Nam sử”51 ghi chép chung về tình hình các nước, xin lược thuật lại như sau:
Nước Thiện Thiện: Thủ đô là Hãn Nê thành, là nước Lâu Lan xưa, sau nước ấy có các nước Thả-mạt,52 Tiểu Uyển,53 Tinh Tuyệt54 v.v…, địa khu bao quát có Nặc Khương,55 Thả-mạt và Đông bắc bộ Vu-điền ngày nay, ở phía Đông Tarim đại (sa mạc) Qua-bích.56           

49 Ngụy lược: Xem cht. 68. tr. 71.

50 Tấn thư: Xem cht. 44, tr. 32.

51 Nam sử 南史: Bộ sách sử gồm 80 quyển, do Lý Diên Thọ soạn thời Đường; ghi lại lịch sử thời Nam Triều, từ đời Tống đến đời Trần, 170 năm.

52 Thả-mạt 且末: Hiện nay trong sa mạc Gobi, phía Bắc huyện Thả-mạt tỉnh Tân Cương.

53 Tiểu Uyển 小宛: Vị trí hiện nay trong sa mạc, biên giới huyện Thả-mạt tỉnh Tân Cương.

54 Tinh Tuyệt : Phía Đông huyện Hòa-điền tỉnh Tân Cương ngày nay.

55 Nặc Khương 諾羌: Nay là huyện Nặc Khương tỉnh Tân Cương.

56 Tarim đại Qua-bích, Hán: Tháp-lý-mộc đại Qua-bích 塔里木大戈壁: 1- Tarim là thung lũng nội lục rộng nhất Trung Quốc, vây quanh giữa núi Thiên Sơn và Côn Lôn, trong có sa mạc Qua-bích (Gobi) (xem cht. 32, tr. 163). 2- Tarim cũng là tên con sông (xem thêm cht. 15, tr. 51). 

Nước Vu-điền: Rộng cả ngàn dặm, núi liền lớp lớp. Sau Vu-điền có Nhung Lư,57 Hãn Nhĩ (?), Cừ Lặc,58 Bì Sơn59 (Bì Quỹ, Bồ Sơn) v.v…, bao gồm khu vực Vu-điền, Bì Sơn, Hoà-điền (Khotan) ngày nay v.v… Đô thành nước ấy vuông 8, 9 dặm. Bên trong có 5 đại thành và vài mươi thành nhỏ. Ba mươi dặm về phía Đông thành có sông Thủ Bạt (tức là sông Hoà-điền) sản xuất ngọc thạch. Đất thích hợp với ngũ cốc, cây dâu tằm, cây gai, nhiều ngọc đẹp, có ngựa tốt, lạc đà, lừa. Hình pháp nước ấy hễ giết người là xử tử, còn các tội khác tuỳ theo nặng nhẹ mà trừng phạt. Phong tục, vật sản đại lược giống Qui-tư. Truyền thống tôn trọng Tam bảo; chùa tháp, Tăng ni rất nhiều. Vua rất kính tín, ngày nào thiết lập trai đàn, nhà vua đích thân quét dọn, dâng cúng thực phẩm. Năm mươi dặm về phía Nam thành có chùa Tán-ma, tức là chỗ La-hán Tỳ-kheo Lô-chiên vì vua nước ấy tạo tháp hình bát úp. Trên đá có chỗ đi chân không của vị Bích-chi Phật mà hai dấu chân vẫn còn. Năm trăm dặm về phía Tây Vu-điền có chùa Tỷ-ma, là chỗ Lão Tử hoá Hồ thành Phật.60 Phong tục không có lễ nghĩa, nhiều đạo tặc, dâm dục phóng túng. Người của các nước từ Cao Xương trở về phía Tây đều mắt sâu mũi cao, chỉ có người nước này là rất giống người Hoa Hạ.

Nước Đại Nguyệt Thị:61 Thủ đô là thành Thứng-giám-thị,62 đương thời Ký-đa-la63 hưng binh vượt qua phía Nam núi Đại Sơn (núi Hindu Kush),64 xâm lược Bắc Thiên Trúc, năm nước từ Kiền-đà-la trở ra phía Bắc đều thần phục Đại Nguyệt Thị. Bấy giờ Kế Tân, Đại Hạ, Cao-phụ, và cả Thiên trúc đều lệ thuộc Đại Nguyệt Thị.

Những nước nêu trên đều ở hướng Nam (Tây Vực).

 

57 Nhung Lư 戎盧: Trong sa mạc Gobi, phía Đông huyện Lạc Phố tỉnh Tân Cương ngày nay.

58 Cừ Lặc 渠勒: Vị trí hiện nay trong sa mạc, biên giới huyện Lạc Phố tỉnh Tân Cương.

59 Bì Sơn: Xem cht. 32, tr. 131.

60 Lão Tử hoá Hồ thành Phật: Truyền thuyết Lão Tử vào Ấn Độ giáo hoá Phật, hoặc Lão Tử chuyển sanh thành Phật, là do Phật giáo và Đạo giáo chống nhau nên phát sanh ra thuyết đặc dị này. Căn cứ Hậu Hán thư Liệt truyện quyển 20, hạ, Tương Giai truyện ghi: Lão Tử vào Di Địch làm Phù-đồ (Phật). Tam quốc chí Ngụy thư, Bùi Chú dẫn, truyện Tây Nhung trong Ngụy lược ghi: Lão Tử xuất Quan (Quan Trung) đi về Tây, qua Tây Vực vào Thiên Trúc giáo hoá người Hồ, Phù-đồ cũng là đệ tử ngài v.v… Sự phát sinh thuyết Lão Tử hoá Hồ làm Phật cũng có nguyên do: 1- Đồ chúng Đạo giáo muốn đề cao địa vị Đạo giáo trên Phật giáo; 2- Đồ chúng Phật giáo muốn tông giáo ngoại lai này là có nguồn gốc từ Trung Quốc nên dựng lên thuyết này. 

61 Nước Đại Nguyệt Thị: Vị trí hiện nay là một dải Đông tỉnh Thanh Hải và Tây Trung bộ tỉnh Cam Túc.

62 Theo Phật quang đại từ điển: Đại Nguyệt Thị sau khi chủ định, thủ đô là thành Lam Tử (nay phía Bắc Afghanistan), Bắc (sông) Qui Thủy. Từ Hải (từ điển) v.v…: Thủ đô là thành Bạc La.

63 Ký-đa-la, tức là Wema Kudphises (Diêm-cao-trân) vào thời Tấn Mẫn đế, đã từ Bộc Đạt vượt qua Đại Tuyết Sơn, vượt qua sông Ấn Độ chinh phục vương quốc Ô-đức-cổ-phổ-bồi, chiếm hai vùng Bắc và Trung Ấn Độ. Lúc đó biên giới quốc gia Đông, Tây, Nam, Bắc đều ba, bốn ngàn dặm, đổi hiệu là Áp-đạt, kiến lập đô thành ở sông Oxus, phía Nam gọi là Bạt-đình-diên tức là thành Ba-nhĩ-khắc ở biên giới phía Bắc Afghanistan, tục gọi là Tiểu Thành Vương-xá. Nhưng vua ấy có thành quách mà chẳng ở, thường tuần qua vùng núi Thổ-hỏa-la (xem rõ ở truyện Áp-đạt của Ngụy thư và Lạc Dương già-lam ký). (cht. Tg)

64 Hindu Kush (Hưng-đô-khố-thập 興都庫什), dải núi lớn ở Trung Á.

65 Nước Yên Kỳ 焉耆國: Hiện nay huyện Yên Kỳ tỉnh Tân Cương. 

 

Nước Yên Kỳ:65 Thủ đô là thành Viên Cừ, đô thành rộng hai dặm vuông, trong nước gồm có 9 thành. Không có kỷ cương pháp lệnh, binh lính trang bị đao, cung, giáp, giáo dài. Về hôn nhân đại lược giống với Hoa Hạ. Người tử vong đều thiêu đốt rồi mới chôn. Chế phục (để tang) của nước ấy đủ bảy ngày mới trừ phục. Người lớn đều cắt tóc để làm đẹp đầu. Văn tự giống với văn tự Bà-la-môn. Tục thờ Thiên Thần (tức là Yêu giáo) và tôn sùng Phật pháp. Rất trọng ngày mùng 8 tháng 2, mùng 8 tháng 4, vào những ngày đó người nước ấy đều y theo Thích giáo (đạo Phật) mà trai giới hành đạo. Khí hậu lạnh, ruộng đất màu mỡ. Ngũ cốc có lúa nước, lúa tẻ, đậu, lúa mì; súc vật có lạc đà, ngựa, nuôi tằm chẳng để lấy tơ mà chỉ bổ sung cho sợi bông. Thường chuộng rượu nho, thích âm nhạc. Mười dặm về phía Nam có biển (tức là hồ Bosten), cá, muối, rau ráng dồi dào. Các vùng thuộc nước ấy có Úy Lê, Nguy Tu, Sơn Quốc (Sơn Vương) v.v…, bao gồm hai huyện Yên Kỳ và Uý Lê ngày nay. 

Nước Qui-tư:66 Thủ đô là thành Diên, nước cũ đời Hán. Thành vuông năm, sáu dặm, có ba lớp. Ở giữa có hàng ngàn tháp miếu Phật. Nhân dân lấy việc ruộng nương, chăn nuôi làm nghề nghiệp. Trai gái đều cắt tóc trên đỉnh đầu. Vua nước ấy đầu buộc dải lụa ngũ sắc, ngồi giường sư tử vàng. Hình pháp nước ấy là “giết người đền mạng”, trộm cướp thì xử chặt một cánh tay và một chân. Thuế má lấy đất làm tiêu chuẩn; về thuế ruộng, người không ruộng thì đóng thuế bằng bạc. Phong tục, hôn nhân, ma chay, sản vật đại lược giống Yên Kỳ. Khí hậu có phần ôn hoà. Lại sản xuất các thứ dạ mịn, nhiều thép, sắt, chì, da hươu, thảm đệm dệt bằng lông, muối hạt, phẩm xanh, thư hoàng,67 hồ phấn,68 hương An 

66 Nước Qui Tư 龜玆國: Hiện nay nằm giữa hai huyện Sa Nhã và Khố Xa tỉnh Tân Cương.

67 Thư hoàng 雌黃: E. orpiment, tên khoáng vật, thành phần hoá học là AS2S3, dùng chế thuốc nhuộm màu vàng.

68 Hồ phấn 胡粉: Thời xưa người ta dùng “diên phấn” (phấn nấu từ chì) và “yên chi” (son, phấn sáp) hoà lại, tạo thành một loại phấn trang sức bôi mặt.

 

Tức,69 và có nhiều ngựa, trâu rừng, công. Chư hầu nước ấy có Cô Mặc, Ôn Túc, Uý Đầu và các vùng phía Đông đến Luân Đài, phía Tây đến Bắc Ô Thập (thuộc tỉnh Tân Cương ngày nay).

Nước Sơ-lặc:70 Ở phía tây Cô Mặc, hơn trăm dặm phía Nam núi Bạch Sơn, nước cũ thời Hán. Đô thành nước ấy vuông năm dặm, trong nước có 12 ngôi thành lớn, vài mươi ngôi thành nhỏ, chân tay đều sáu ngón, người sinh con không có sáu ngón thì không nuôi, binh lực hùnh mạnh hai ngàn người. Thổ sản: nhiều lúa nước, lúa tẻ, đay (gai), đồng, sắt, thiếc, thư hoàng. Chư hầu nước Sơ-lặc có Trinh Trung (truyện Ban Siêu trong Hậu Hán thư gọi là thành Tổn Trung, chú thích là Đốn Trung), Sa-xa, Kiệt Thạch (nay là Kāshgar), Cừ Sa (Bắc sử gọi là Cừ Sa, ở thành Sa-xa cũ, phía Tây bắc Tử Hợp), Tây Dạ (nước Tất-cư-bán, một tên là Tử Hợp), Y Nại,71 Mãn Lê (Bồ Lê),72 Ức Nhược (Hậu Hán thư gọi là Đức Nhược),73 Du Linh (Tiền, Hậu Hán thư đều không có tên nước này), Quyên Độc,74 Hưu Tu (Hưu Tuần),75 Cầm Quốc (Tiền, Hậu Hán thư đều không có nước này), bao gồm vùng rộng lớn từ phía Đông đến Ba Sở,76 phía  Tây đến Thông Lĩnh, phía Nam đến Bồ Lê, phía Đông đến Diệp Thành.77 Về phía Tây là nước Đại Uyển,78 An Tức,79 Điều Chi,80 Ô Dặc Sơn Li81 v.v… những nước đó không thêm bớt.

Những nước nêu trên ở Trung đạo (Tây Vực).

69 Hương An Tức 安息香: Cây hương An Tức, Skt. guggula, dịch âm Quật-cụ-la. Cây này sinh trưởng ở Ấn Độ, Ba-tư v.v… Từ cây này người ta có thể chế ra một loại hương liệu. Hương liệu này do thương nhân nước An Tức đem vào Trung Quốc đầu tiên nên gọi hương An Tức.

70 Nước Sơ-lặc: Xem cht. 9, tr. 19.

71 Y Nại: Xem cht. 28, tr. 130. 

72 Bồ Lê: Xem cht. 27, tr. 130.

73 Đức Nhược 德若: Nay vùng huyện Diệp Thành tỉnh Tân Cương.

74 Quyên Độc 捐毒: Phía Tây bắc huyện Ô Kháp, tỉnh Tân Cương ngày nay.

75 Hưu Tuần 休循: Nay thuộc vùng đất A Lại Cốc phía Bắc cao nguyên Pamir, cũng là phía Tây Thông Lĩnh ngày nay.

76 Ba Sở 巴楚: Phía Đông huyện Già Sư tỉnh Tân Cương ngày nay.

 
Xa Sư Hậu Bộ:82 Thời Hậu Ngụy thuộc về Nha Nhiên Bộ. Chư hầu nước ấy có Đông, Tây Thả Di,83 Đan Hoàn,84 Tất Lục (Ty Lục),85 Bồ Lục (Bồ Loại),86 Ô Tham (Ô Tham Tí Li).87 Phía Tây bắc là Ô Tôn,88Khương Cư,89 những nước đó không thêm bớt.

 

77 Diệp Thành: Xem cht. 25, tr. 129.

78 Đại Uyển 大宛: Nay thuộc một phần nước Cộng hòa Uzbekskaja, Trung Á. 

79 An Tức 安息: Tên nước Ba-tư thời xưa, gọi là Parthia, vị trí ở cao nguyên Iran.

80 Điều Chi 條支: Vương quốc cổ đại ở Tây Vực thời Hán, phía Tây nước An Tức, bị La-mã tiêu diệt vào năm 65 trước Tl.. 

81 Ô Dặc Sơn Li 烏弋山離: Hoặc gọi Ô Dặc, một dải Nam bộ Iran và Baluchistan ngày nay.

82 Xa Sư Hậu Bộ: Xem Xa Sư Tiền Bộ, cht. 77, tr. 74.

83 Thả Di 且彌: Thời Hán, Thả Di phân làm hai nước Đông, Tây, sau hợp lại thành một. Nay thuộc vùng đất hai huyện Tuy Lai và Xương Cát tỉnh Tân Cương.

84 Đan Hoàn 單桓: Nay thuộc vùng Ô Lỗ Mộc Tề tỉnh Tân Cương.

85 Ty Lục 卑陸: Nay là vùng đất của hai huyện Phu Viễn và Phụ Khang tỉnh Tân Cương.

86 Bồ Loại 蒲類: Nay là huyện Trấn Tây tỉnh Tân Cương.

87 Ô Tham Tí Li 烏貪訾離: Nay là huyện Tuy Lai tỉnh Tân Cương.

88 Ô Tôn: Tên quốc gia cũng là tên một bộ tộc (xem cht. 12 trước). Vị trí hiện nay từ huyện Ôn Túc về phía Bắc, huyện Y Ninh về hướng Nam tỉnh Tân Cương đều thuộc đất của Ô Tôn.

89 Khương Cư: Xem cht. 31, tr. 56. 

Những nước nêu trên là các nước ở Bắc tân đạo.Trong truyện Tây Nhung sách “Ngụy lược” gọi là: “Các nước Tây Vực, đầu thời Hán lập ra 36 đạo90, sau phân hơn 50. Từ niên hiệu Kiến Võ trở lại, họ thôn tính tiêu diệt lẫn nhau, tới nay còn có 20. Về vị trí trước có hai đạo, nay có ba đạo”. Đó là Nam, Trung, Bắc tân đạo. Nói 20 nước là những nước theo sau nước lớn hùng mạnh. Tại “Thiên sơn nam lộ” còn có nước Cao Xương mới thành lập (xem bài sau sẽ rõ). Trừ các nước nói trên, còn có các nước trong vùng Thông Lĩnh và bên ngoài Thông Lĩnh, tóm lược những nước ấy trong biểu đồ sau:

 

Tên nước Đô thành Đặc sản Tên đất
ngày nay
Bị chú
 
Quyền-ư-ma
     
Ô-tạp-đề của vùng Khảm-cự-đề91
 
Tức nước
Ô Trạ92thời xưa
 
Duyệt Bát
   
Thạch lưu hoàng
 
Đông bắc hồ
Balkhash, Tây bắc
Ô Tôn
 
 
Giả-chí-bạt
 
Giả-chí-bạt
 
Sắt tốt
và sư tử
 
Phía Tây Sơ-lặc
 
 
Mê Mật
 
Mê Mật
Vàng, ngọc, nhiều sắt Phía Tây
Giả-chí-bạt
 
 
Tất-vạn-cân
 
Tất-vạn-cân
 
Sư tử
 
Vùng Samarkand
 

 

90 Đạo : Xem cht. 3, tr 172.

91 Khảm-cự-đề 坎巨提: Ở phía Bắc Kashmir, Tây nam huyện Bồ Lê tỉnh Tân Cương.

92 Ô Trạ: Xem cht. 33, tr. 134.

 

 
Nữu Mật
 
Nữu Mật
   
Bukhara (Bokhara)
 
 
 
Lạc Na
 
 
Quí Sơn
 
Ngựa
Hãn huyết93
 
 
 
Fergana
Nước Đại Uyển tức nước
Phá-lạc-na trong Đổng Uyển thông bắc sử
0