23/05/2018, 15:53

Tìm hiểu về cỏ dại

Khái niệm về cỏ dại Cỏ dại là cây mọc không đúng chỗ hoặc mọc ở những thời điểm mà con người không mong muốn với mật độ khá cao, đa dạng về loài. Cây mọc lên không do gieo trồng, gây thiệt hại nhiều hơn sinh lợi. Toàn bộ cây hoặc bộ phận của cây có tác hại đến những mục tiêu của con người trong ...

Khái niệm về cỏ dại

Cỏ dại là cây mọc không đúng chỗ hoặc mọc ở những thời điểm mà con người không mong muốn với mật độ khá cao, đa dạng về loài.

Cây mọc lên không do gieo trồng, gây thiệt hại nhiều hơn sinh lợi. Toàn bộ cây hoặc bộ phận của cây có tác hại đến những mục tiêu của con người trong sản xuất nông nghiệp.

Tác hại của cỏ dại

– Do cạnh tranh dinh dưỡng, nước và ánh sáng với nên cỏ dại gây ảnh hưởng đến năng suất , làm giảm phẩm chất của nông sản.

– Một số loài cỏ dại là nơi cư trú của sâu hại hoặc chính chúng là ký chủ của vi sinh vật hay các loài sâu đa thực gây hại cho cây trồng.

– Cỏ dại làm tăng thêm giá thành của sản phẩm, do công tác trừ cỏ dại phải tốn thêm công và những phương tiện máy móc, nhiên liệu, hóa chất dẫn đến tăng chi phí dẫn đến tăng giá thành trong sản xuất nông nghiệp. Cỏ dại còn làm tăng chi phí làm đất, tăng chi phí thu hoạch.

– Một số loại cỏ dại có thể lẫn hạt hay bộ phận cây vào nông sản, làm giảm giá trị hàng hóa.

– Hạt cỏ dại lẫn vào hạt giống một số loại cây trồng gây khó khăn cho quá trình canh tác và làm tăng chi phí trong sản xuất nông nghiệp.

– Cỏ dại có thể chứa chất độc gây hại, có những loại cỏ có thể chứa chất độc làm ảnh hưởng đến cây trồng, đến gia súc chăn nuôi và con người. Thường những loại cỏ này có thể chứa những chất độc như  acide cyanhydric, các alkaloid hoặc oxalate có khi lẫn vào thức ăn gia súc, qua đó ảnh hưởng tới sức khỏe gia súc và người sử dụng sản phẩm được chế biến từ những động vật này cũng bị ảnh hưởng. Một số loại cỏ dại chứa chất độc trong các gai hoặc trong các lá có thể gây ngứa và gây nên các dị ứng khác cho người khi tiếp xúc.

Tổng sản phẩm nông nghiệp bị mất hàng năm gây ra từ nhiều loài gây hại, trong đó cỏ dại chiếm khoảng 45%, sâu bọ 30%, bệnh hại 20%, những tác nhân làm hại cây trồng khác 5%. Tuy nhiên, theo FAO thiệt hại do cỏ dại gây ra khoảng 11,5% tổng sản lượng nông sản trên toàn thế giới.

– Đối với vườn , tác hại chính của cỏ dại:

+ Gây khó khăn khi canh tác chuẩn bị đất trồng chuối.

+ Cạnh tranh dinh dưỡng, nguồn nước với cây chuối, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây nhất là giai đoạn cây còn non.

+ Tạo môi trường cư trú cho một số sâu hại chuối.

+ Là ký chủ của một số vi sinh vật, sâu hại gây bệnh qua cây chuối.

Làm tăng chi phí trong sản xuất, giảm năng suất và phẩm chất sản phẩm chuối.

Lợi ích của cỏ dại

– Một số loại cỏ dại thuộc cây họ đậu là nguồn bổ sung dinh dưỡng cải tạo đất cho cây trồng.

– Ở những vườn trồng chuối có độ dốc cao, một số loài cỏ dại có tác dụng chống xói mòn cho đất.

– Một số loài cỏ dại là môi trường sống cho các loài thiên địch đối với sâu hại cây chuối.

Phân nhóm cỏ dại

Theo điều kiện sống

Đó là sự phân loại dựa vào điều kiện sinh sống của cây cỏ như cỏ chịu hạn, chịu mặn, ưa nước, chịu phèn, …

Theo chu kỳ sinh trưởng

Phân loại theo chu kỳ sinh trưởng, cỏ dại được phân thành 2 nhóm chính như sau:

– Cỏ hằng niên (một năm )

Là các loại cỏ hoàn thành vòng đời (từ hạt nảy mầm, sinh trưởng, phát dục hình thành hạt) trong một hoặc hai mùa canh tác trong một năm hoặc ít hơn. Các loại cỏ này thường chết vào mùa khô sau khi hoàn thành vòng đời của chúng. Một số đặc tính chung của cỏ hằng niên là chúng sinh sản mạnh, sản xuất ra hạt giống nhiều, có mật độ dày, dễ phát tán và hạt thường có tính ngủ.

Cỏ hằng niên được xem là dễ kiểm soát, nhưng chúng cũng có rất nhiều đặc tính giúp chúng duy trì và phát triển bền vững qua nhiều mùa vụ.

Ví dụ: Có chác, cỏ lác, cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng…

– Cỏ đa niên (nhiều năm)

Cỏ đa niên là những cỏ sống lâu hơn 1 năm. Hàng năm số lần ra hoa kết trái có thể thay đổi tùy theo điều kiện sinh sống. Cỏ đa niên thường rất khó diệt vì một số đặc điểm hình thái và sinh lý của chúng như độ dài của củ, của nhánh, của thân ngầm và của rễ thân bò trên mặt đất, rễ phát triển sâu nên khó diệt bởi các biện pháp làm đất, khả năng sinh sản vô tính mạnh.

Các cây cỏ đa niên sống hầu như vô hạn định. Chúng mọc bằng hạt và các cơ quan sinh dưỡng dưới mặt đất như thân rễ, thân bò lan, củ, thân củ,… Các cây cỏ hằng niên với khả năng đặc biệt vừa sinh sản sinh dưỡng vừa sinh sản bằng hạt, là những loài cỏ dại cạnh tranh và có tác động công phá mạnh.

Ví dụ như cỏ tranh, cỏ gấu…

Theo đặc điểm hình thái

Cỏ nhóm hòa bảnCỏ nhóm hòa bản

– Nhóm cỏ hòa bản có rễ chùm, ăn nông. Lá hẹp dài, gân lá song song, thân tròn, rỗng, lá mọc đứng và mọc thành 2 hàng dọc theo thân.

Một số loại thuộc nhóm hòa bản như cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ túc, cỏ chỉ, cỏ mần trầu, cỏ gà, cỏ gấu…

 

 

– Nhóm cỏ chác lác có rễ chùm, ăn nông. Lá mọc thành 3 hàng dọc theo thân, thân thường cứng và có 3 cạnh hoặc tròn. Cỏ nhóm chác lácCỏ nhóm chác lác

Một số loại thuộc nhóm chác lác như cỏ cháo, cỏ chác, cỏ lác rận (u du), lác vuông, lác hến, cỏ năn, …

 

 

 

– Nhóm cỏ lá rộng có rễ cọc, ăn sâu vào đất. Lá thường rộng, đa dạng, gân lá sắp xếp theo nhiều cách khác nhau nhưng không song song .

Cỏ nhóm lá rộngCỏ nhóm lá rộng

Một số loại thuộc nhóm lá rộng như cỏ xà bông, rau mương, rau mác bao, rau bợ, cỏ vẩy ốc, cỏ đồng tiền, …

Theo số lá mầm

– Cỏ một lá mầm: Lá hẹp dài, gân lá song song, thân tròn, rỗng, lá mọc đứng và mọc thành 2 hàng dọc theo thân như Cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ túc, hoặc một số khác có lá mọc thành 3 hàng dọc theo thân, thân thường cứng và có 3 cạnh như

cỏ cháo, cỏ chác, cỏ lác rận (u du), lác vuông, lác hến, cỏ năng…

– Cỏ hai lá mầm: Lá thường rộng, đa dạng, gân lá sắp xếp theo nhiều cách khác nhau nhưng không song song như cỏ xà bông, rau mương, rau mác bao, rau bợ, cỏ vẩy ốc, cỏ đồng tiền…

Khả năng sinh tồn và phát tán của cỏ dại

– Cỏ dại là những loài thực vật có tính chống chịu và khả năng sinh tồn cao nhờ các đặc tính sinh học như nhiều hình thức sinh sản (vô tính và hữu tính). Hạt một số loài có tính ngủ. Nhiều loài cỏ dại sống được trên môi trường nghèo dinh dưỡng. Hình thái của hạt một số loài cỏ dại thích nghi với phát tán nhờ các tác nhân như gió, nước, con người, động vật…( hạt cỏ may).

– Tính đa dạng về sự phát tán của cỏ dại gây rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát chúng. Mỗi một loài cỏ dại có cách phát tán phù hợp để tồn tại, vì thế mà cỏ dại có thể phát tán từ vùng này đến vùng khác, từ nước này đến nước khác một cách dễ dàng.

+ Phát tán bằng hạt và quả

Một tỷ lệ nhất định của tổng số hạt và quả rơi gần cây mẹ, một phần được mang đi xa theo sản phẩm thu hoạch và một phần có thể phát tán gần, trung bình hoặc xa cây mẹ. Các yếu tố cần thiết để hạt và quả phát tán thành công là:

Phương tiện phát tán hiệu quả, thông thường cỏ dại phát tán qua hạt giống, nhờ gió, nước, súc vật và con người.

Đặc điểm sinh học của hạt, quả thích nghi với các hình thức phát tán.

Ví dụ: hạt cỏ may dễ dàng bám vào áo quần con người hay lông động vật, nhờ đó chúng được mang đến các nơi khác.

Sự thích nghi của hạt, quả và cây con ở môi trường sống mới.

+ Phát tán bằng các phần thân, rễ

Khi chuẩn bị đất gieo trồng có thể làm phát tán các thân rễ cỏ. Cày bừa đất mang theo các đoạn thân, thân ngầm, củ… có trong đất sang khu đất mới. Cây con ươm trong khay, bầu đất có thể mang theo cây con hoặc các phần sinh dưỡng của cỏ. Các phần thân của cỏ thủy sinh phát tán qua nước, chân vịt của thuyền bè. Đôi khi chúng được mang đi để làm đẹp cho các hồ cá cảnh, các khu sinh thái… nhưng sau đó trở thành cỏ dại nguy hiểm khi chúng phát tán ra đồng ruộng.

0