23/05/2018, 15:53

Kỹ thuật trồng Môn Sọ trên nương đồi, đất dốc

Muốn đưa năng suất , Sọ tăng cao, chất lượng củ ngon cần kết hợp giữa kinh nghiệm trồng Môn, Sọ truyền thống với các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và bón phân cải tiến đã được các nhà khoa học kiểm nghiệm. Sau đây là các bước thực hiện của qui trình trồng Môn, Sọ trên nương đồi, đất dốc. Chọn củ ...

Muốn đưa năng suất , Sọ tăng cao, chất lượng củ ngon cần kết hợp giữa kinh nghiệm trồng Môn, Sọ truyền thống với các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và bón phân cải tiến đã được các nhà khoa học kiểm nghiệm. Sau đây là các bước thực hiện của qui trình trồng Môn, Sọ trên nương đồi, đất dốc.

Chọn củ giống

Hiện nay bà con nông dân vùng cao vẫn chủ yếu để củ giống ngay trên nương hoặc nhặt các củ giống còn sót khi chúng mọc lên thì đào mang đi trồng. Tuy nhiên sẽ rất tốt nếu sau khi thu hoạch chọn ngay những vầng củ đặc trưng của giống, khoẻ, sạch bệnh để trên giàn bảo quản trong bóng tối cho vụ sau.

Chọn đúng loại giống Môn Sọ cần trồng.

Chọn các củ con từ củ cái khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh, thân hình tròn hoặc thuôn đều. Tôt nhất chọn củ giống cấp 1 có kích thước từ 2 – 4cm.

Những giống ít củ con, có thể sử dụng đầu mặt củ cái, mảnh của củ cái có mầm hoặc củ cấp 2, 3 để làm giống nhưng năng suất sẽ không cao bằng sử dụng củ con cấp 1.

Không chọn các củ đã mọc mầm dài trên 10cm.

Nếu củ giống đã được chọn và bảo quản trên giàn:

Trước khi trồng khoảng 12 – 15 ngày, tiến hành kiểm tra lần cuối, nhặt bỏ các củ thối, các củ có hiện tượng nhiễm bệnh.

Phơi củ giống ngoài nắng nhẹ khoảng 1-2 ngày, sau đó lại đưa lên giàn để chờ mang đi trồng (phơi nắng có tác dụng thúc đẩy nhanh sự nẩy mầm của củ giống sau thời gian bảo quản trong nhà tối).

Thời vụ trồng

Khoai Môn, Sọ thường chỉ được trồng một vụ/năm trên nương.

Thời điểm trồng tốt nhất vào khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4 dương lịch. Khi đó nhiệt độ không khí đang ấm dần, trời bắt đầu có mưa xuân, đất có độ ẩm giúp khoai Môn Sọ mọc mầm nhanh, cây sinh trưởng tốt, diện tích lá cao cho nhiều củ và sẽ cho năng suất cao.

Chọn và chuẩn bị đất trồng

– Chọn nơi đất tốt, tơi xốp, đủ ẩm và trước đó ít nhất 1 năm không trồng khoai Môn, Sọ.

Có thể chọn chỗ đất để trồng xen khoai Môn, Sọ với ngô, rau và các loại cây họ bầu bí.

Trước khi trồng cần dọn sạch cây cỏ trên nương trước ngày trồng 10 – 15 ngày, phơi khô cỏ để phủ trên mặt luống sau khi trồng khoai Môn, Sọ.

Trên các nương, ruộng tương đối bằng phẳng nên cày bừa và san phẳng đất, sau đó cày luống. Tuỳ theo loại giống Môn, Sọ mà tiến hành tạo luống theo các đường đồng mức trên đồi, luống rộng 70 – 90m, cao từ 15 – 20cm.trong khoai mon theo luong

Mật độ trồng

Tuỳ thuộc vào loại giống và khả năng sinh trưởng của chúng mà chọn các mật độ phù hợp. Có thể trồng luống đơn hoặc 2 hàng trên một luống. Mật độ thường trồng là 25.000 – 30,000 cây/ha với khoảng cách 70 – 80cm x 50 – 60cm hoặc 12.000 – 15.000 cây/ha với khoảng cách 80 – 100cm x 70 – 75cm nếu trồng xen.

Có 2 cách trồng xen là trồng riêng khoai Môn, Sọ một luống, loại cây khác một luống hoặc trồng xen kẽ khoai Môn, Sọ và cây kia cùng trên một luống.

Bón phân

Lượng phân cho 1 sào Bắc Bộ: 400 – 500kg phân chuồng, 10 -12kg supelân + 5kg ure + 4kg sunphat kali.

Cách bón: Bón lót toàn bộ phân hữu cơ và phân lân xuống đáy hốc.

Phân ure và sunphat kali dùng để bón thúc 2 lần sau trồng.

Cách trồng

Bổ hốc trên mặt luống theo khoảng cách đã chọn. Hốc sâu 15cm, rộng 20 x 20cm.

Rải phân chuồng và phân lân xuống đáy hốc, phủ một lớp đất mỏng để tránh củ tiếp xúc với phân bón lót rồi đặt củ giống ở độ sâu 7 – 8cm, mầm củ hướng lên trên. Trồng xong phủ 1 lớp cỏ khô để giữ ẩm đất và hạn chế cỏ dại.

Chăm sóc

Khi khoai Môn, Sọ mọc được 2 – 3 lá thì tiến hành xới phá váng và diệt cỏ, đồng thời bón thúc thêm phân hoá học (3kg ure/sào) và vun luống nhẹ.

Sau lần bón thúc và vun luống nhẹ lần 1 khoảng 2 tháng tiến hành xới, bón thúc phân và vun luống lần 2. Lượng phân bón thúc là 2kg ure và 4kg sunphat kali/sào Bắc Bộ, vun luống khá cao khoảng 20 – 25cm.

Nếu trồng xen Ngô thì khi Ngô hình thành bắp, bón thêm một lượng phân (1 – 2kg NPK/sào) cho Ngô. Khi Ngô đã chắc hạt tiến hành thu hoạch Ngô trước và bẻ thân Ngô để nằm dọc theo luống Môn, Sọ. Tiếp tục để khoai Môn, Sọ phát triển, khi thấy lá bắt đầu lụi thì mới thu hoạch.

Phòng trừ sâu bệnh

Do thời vụ trồng có ẩm độ cao, nhiệt độ ấm nên sâu bệnh phát triển nhiều. Tuy nhiên cần chú ý phòng trừ bệnh sương mai và sâu khoang là chính.

Thường xuyên luân canh khoai Môn, Sọ với các khác sau 2-3 năm trồng trên nương là tốt nhất.

Chọn củ giống sạch bệnh, không nhiễm rệp từ đồng ruộng vào bảo quản, không bị các vết thương cơ giới trên củ.

Trước khi trồng nên ngâm củ giống vào nước giải đặc hoặc nước lã khoảng 8 – 10 giờ để diệt rệp.

Khi thấy bắt đầu có hiện tượng nhiễm bệnh sương mai cần phun Boocđô 1%; Ridomil MZ 0,2%, Anvil 0,2%.

Khi bị sâu cuốn lá và sâu khoang thì phun Dipterex 0,2 – 0,3%.

Thu hoạch

Thời điểm để thu hoạch là khi củ đã vào già, nghĩa là khi thấy dọc lá và lá cây lụi gần hết (còn 1 – 2 lá).

Chọn thời điểm ít mưa, không khí khô, đất cũng khô, trời nắng nhẹ để thu hoạch là tốt nhất.

Chọn và bảo quản củ giống cho vụ sau

Chọn củ làm giống

Chọn củ con đúng giống mà ta mong muốn trồng vụ sau. Chỉ chọn các củ giống cấp 1 khoẻ mạnh, không bị bệnh với kích cỡ khoảng 2 – 4cm để làm giống.

Tránh để củ giống bị mưa ướt hoặc rửa ướt trước khi đưa vào bảo quản.

Bảo quản củ giống

Sau khi đã chọn được củ giống, rũ sạch đất, mang củ giống về nhà hoặc để trong chòi trên nương.

Củ giống có thể được bảo quản bằng cách vùi củ giống vào một hốc được đào sẵn trên nương, lấp đất lại.

Củ giống cỏ thể được bảo quản trên giàn thoáng mát, có mái che, tránh củ bị phơi dưới ánh sáng trực tiếp của mật trời.

Trong thời gian bảo quản thường xuyên kiểm tra và nhặt các củ bị thối vứt đi.

0