23/05/2018, 15:53

Giá trị kinh tế cây khoai môn, khoai sọ

Thành phần dinh dưỡng Phần có giá trị kinh tế chính của , Sọ là củ cái, các củ con và ở một số giống là dọc lá. Loài Colocasia esculenta là loài đa hình, được biết như loại cây dị hợp tử. Bỏi vậy, sự đa dạng về giống dẫn đến đa dạng về thành phần dinh dưỡng của sản phẩm sử dụng. Tùy theo ...

Thành phần dinh dưỡng

Phần có giá trị kinh tế chính của , Sọ là củ cái, các củ con và ở một số giống là dọc lá.

Loài Colocasia esculenta là loài đa hình, được biết như loại cây dị hợp tử. Bỏi vậy, sự đa dạng về giống dẫn đến đa dạng về thành phần dinh dưỡng của sản phẩm sử dụng. Tùy theo giống trồng mà thành phần hóa học của khoai Môn, Sọ thay đổi. Trong bảng dưới trình bày về thành phần hoá học chung của củ khoai Môn, Sọ.

Trong củ tươi, nước chiếm 63 – 85% và hydrat cacbon chiếm 13 – 29% tuỳ thuộc vào giống, trong đó tinh bột chiếm tới 77,9% với 4/5 là amylopectin và 1/5 là amylose, Hạt tinh bột của Môn, Sọ rất nhỏ nên dễ tiêu hoá. Chính yếu tố này đã tạo cho khoai Môn, Sọ ưu thế như là món ăn đặc biệt, phù hợp cho trẻ nhỏ bị dị ứng và những người bị rối loạn dinh dưỡng. Trong củ, tinh bột tập trung nhiều ở phần dưới củ hơn trên chỏm củ.

Củ Môn, Sọ chứa 1,4% – 3,0% protein, cao hơn khoai Mỡ, Sắn và khoai Lang với thành phần rất nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể. Một điểm đáng chú ý là lượng protein nằm ở phía gần vỏ củ hơn là ở trung tâm củ, vì vậy nếu gọt vỏ củ quá dày sẽ làm mất đi lượng protein trong củ. Lá khoai Môn, Sọ rất giàu protein, chứa khoảng 23% protein theo khối lượng khô (trong khi củ chứa 7,0 – 13,2%). Lá củng rất giàu nguồn, canxi, photpho, sắt, vitamin c, thiamin, riboflavin và niacin là những thành phần cần thiết cho chế độ ăn uống của chúng ta. Lá khoai Môn, Sọ tươi có 20% chất khô trong khi dọc lá chỉ có 6% chất khô.

Một điểm lưu ý là có nhiều giống Môn, Sọ khi chúng ta ăn hoặc khi da tiếp xúc vối củ khoai sùng thường cảm thấy bị ngái hoặc ngứa. Độ ngứa này biến động rất lớn giữa các giống. Thường người tiêu dùng và người sản xuất thích sử dụng các giống không gây ngứa hoặc ít ngứa. Hiện tượng ngứa này gây ra bởi sự hiện diện của các bó tinh thể oxalat canxi trong các mô tế bào. Tuy nhiên khi được nấu chín hoặc rán lên độ ngứa này sẽ mất đi.

Thành phần các chất trong củ Môn, Sọ (khối lượng tươi)Thành phần các chất trong củ Môn, Sọ (khối lượng tươi)

Giá trị kinh tế và sử dụng

Cây khoai Môn, Sọ được sử dụng làm lương thực và thực phẩm rộng khắp thế giới, từ châu Á, châu phi, Tây Ấn Độ cho đến Nam Mỹ. Theo nhiều tài liệu công bố, cây Môn, Sọ có vai trò quan trọng như là nguồn lương thực chính của các nước ở quần đảo Thái Bình Dương. Khoai Môn, Sọ còn có giá trị cao về văn hoá xã hội tại các nước có truyền thống trồng loại cây này. Nó đã dần trở thành một hình ảnh trong văn hoá ẩm thực, có mặt trong những lễ hội, ngày lễ tết, là quà tặng bày tỏ mối quan hệ ràng buộc… Hơn nữa, ngày nay cây Môn, Sọ còn là cây làm tăng nguồn thu nhập cho nông dân nhờ bán trên thị trường trong nước và quốc tế.trong cay khoai mon

Châu Á – Thái Bình Dương là nơi trồng và tiêu thụ Môn, Sọ lớn nhất thế giới. Do vậy sử dụng sản phẩm Môn, Sọ ở vùng này cũng rất đa dạng. Các bộ phận của cây là củ cái, củ con, dọc lá và dải bò đều có thể chế biến thành những món ăn ngon miệng cho con người. Ngoài các món ăn truyền thống như luộc, nướng, rán, phơi khô, nấu với cá, dừa…Môn, Sọ còn được chế biến bằng công nghiệp với khoảng 10 món ăn.

Ở Việt Nam trước kia khoai Môn, Sọ là loại cây có củ được trồng nhiều tại hầu hết các vùng sinh thái, và đã là một đặc sản quí của một số địa phương. Trồng khoai Sọ lãi hơn trồng lúa nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, ở Việt Nam, đa dạng nguồn gen và văn hoá sử dụng làm lương thực của khoai Môn, Sọ rất phong phú (Nguyễn Thị Ngọc Huệ, 2001). Khoai Môn, Sọ là cây lương thực phổ biến và có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như đất cao nhờ nước trời, trên nương rẫy và ở những chân mộng trồng lúa. Một số giống khoai Nước đặc biệt thích nghi với chân đất khó khăn như đầm lầy thụt, đất mặn, sản phẩm của cây Môn, Sọ được sử dụng với nhiều mục đích. Củ cái và củ con dùng để nấu, luộc ăn, lá và dọc lá cũng được người dân ở nhiều nơi dùng làm rau cho người hoặc thức ăn cho chăn nuôi lợn. Tuy diện tích trồng nhỏ hơn so với các khác nhưng khoai Môn, Sọ được nông dân Việt Nam trồng phổ biến ở khắp các vùng sinh thái nông nghiệp.

Hiện nay, tại một số tỉnh miền núi như Bắc Cạn, Hoà Bình, Sơn La nhiều giống khoai Môn, Sọ được các hộ gia đình trồng với diện tích lớn, bởi vì các giống này là nguồn đảm bảo an toàn lương thực và đáp ứng yêu cầu chất lượng của thị trường tại các thị trấn và các thành phố lớn. Ngược lại, nhiều giống khác lại chỉ được trồng với diện tích nhỏ, lý do là những giống này chỉ sử dụng riêng phục vụ bữa ăn hàng ngày của hộ gia đình như củ làm thực phẩm nấu canh, luộc, dọc lá làm rau xanh hoặc để chăn nuôi. Một số giống như Bon hỏm của người Tày ở Hoà Bình, khoai Sọ Đỏ của Nho Quan, Ninh Bình lại được sử dụng như nguyên liệu để làm thuốc chữa bệnh đau đầu, bệnh kiết lị. Có nơi đồng bào còn dùng lá khoai Sọ để chữa tê phù. Một số giống khác lại được trồng để nấu những món ăn truyền thống trong những ngày lễ tết. Một số vùng dân tộc khoai Môn, Sọ còn được coi là món quà của mẹ tặng cho con gái khi về nhà chồng. Có thể nói cây Môn, Sọ gắn bó với người dân từ bao đời nay.

Gần đây Môn, Sọ còn là mặt hàng nông sản được xuất khẩu sang Nhật Bản và hiện đang được một số công ty mở ra hướng chế biến tinh bột. Hy vọng trong thời gian không xa cây Môn, Sọ sẽ có chỗ đứng xứng đáng trong sản xuất.

0